Dự án đường Vành đai 4 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và hạ tầng khu vực. Bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội thể hiện rõ lộ trình kết nối giữa thủ đô với các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, tạo nên một hành lang kinh tế chiến lược.
1. Giới thiệu tổng quan về dự án quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội
Đường Vành đai 4 Hà Nội (còn được gọi là CT.38) là một công trình giao thông trọng điểm, được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ cho vùng thủ đô và các tỉnh lân cận.
Tổng chiều dài của đường Vành đai 4 Hà Nội là 112,8 km, đi qua địa phận các quận, huyện, thị xã và thành phố bao gồm:
- Các huyện Đan Phượng, Hà Đông, Sóc Sơn, Thanh Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thường Tín thuộc TP. Hà Nội.
- Các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên.
- Các huyện Từ Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Huyện Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tuyến đường được chia thành 6 làn xe cao tốc và đường nối các khu đô thị với bề ngang mặt đường dao động từ 90 - 135m, tốc độ cho phép đạt 100km/h. Kinh phí dự kiến cho dự án này rơi vào khoảng 65 nghìn tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT. Công trình đã chính thức đi vào xây dựng từ ngày 25/06/2023 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
2. Vai trò của tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội
Ngày 16/06/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết và thông qua Nghị quyết 56/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội (gọi tắt là Vành đai 4 Hà Nội).
Việc đầu tư xây dựng dự án này được kỳ vọng sẽ mang đến sự đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế của vùng thủ đô. Bên cạnh đó còn hướng đến tạo liên kết vùng mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Hà Nội và các địa phương lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Mục tiêu của dự án quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội còn bao gồm việc hình thành những không gian phát triển mới, giải quyết các vấn đề còn tồn tại của thủ đô và khai thác tối đa tiềm năng sử dụng đất. Tất cả đều hướng đến xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, bền vững, có nhiều đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của quốc gia.
3. Bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội chi tiết nhất
Bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội là tài liệu quan trọng, cung cấp cái nhìn toàn diện về lộ trình và các khu vực mà tuyến đường này đi qua. Điểm khởi đầu của dự án nằm trên địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (thuộc cao tốc Nội Bài - Lào Cai) và kết thúc ở địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (thuộc cao tốc Nội Bài - Hạ Long).
3.1 Đoạn thuộc thành phố Hà Nội
Với vai trò kết nối giao thương giữa thủ đô và các tỉnh lân cận, đường Vành đai 4 đoạn thuộc TP. Hà Nội chiếm tới khoảng một nửa chiều dài của tổng cung đường (dài 56,5 km). Điểm khởi đầu của đoạn này nằm ở km3+695 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) và kết thúc tại nút giao với QL2 (thuộc địa phận xã Văn Khê, huyện Mê Linh).
Với chiều dài khoảng 56,5 km, đoạn đường này đi qua nhiều huyện của Hà Nội như: Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Mê Linh và Thường Tín. Tuyến cao tốc đoạn qua Hà Nội cũng đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu thông qua các cầu vượt có độ dài từ 1,5 - 3km. Đặc biệt, tuyến đường này còn giao cắt với nhiều tuyến đường trọng điểm khác như: cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cao tốc Thăng Long - Nội Bài, QL1A, QL32, QL6,…
3.2 Đoạn thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên
Đoạn Vành đai 4 Hà Nội qua Hưng Yên có chiều dài khoảng 20,3 km, đi qua địa phận các huyện Văn Giang, Yên Mỹ và Văn Lâm. Điểm đầu của tuyến đường này là điểm giao nhau với QL5 và kết thúc tại nút giao với QL39A (thuộc huyện Văn Lâm). Ngoài ra, đoạn thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên còn giao cắt với tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.
Ngoài mục tiêu giải quyết các vấn đề về giao thông, tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội còn giúp Hưng Yên kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, khu đô thị mới với các tỉnh lân cận. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.
3.3 Đoạn thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh
Nhìn trên bản đồ chi tiết đường Vành đai 4 Hà Nội, có thể thấy đoạn đường thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh đi qua các huyện Từ Sơn, Yên Phong, Thuận Thành và Tiên Du. Chiều dài tuyến đường là khoảng 21,2 km, khởi đầu từ xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành cho đến điểm kết thúc là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.
3.4 Đoạn thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang
Với tổng chiều dài 20,8 km, đoạn đường Vành đai 4 đi qua tỉnh Bắc Giang được chia thành 1 tuyến chính và 3 tuyến phụ. Trong đó, tuyến chính khởi đầu từ điểm QL1A km129+200 (thuộc thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên) và kết thúc tại cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú (thuộc xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn).
Dựa theo bản đồ quy hoạch Vành đai 4 Hà Nội, tuyến đường đi qua Bắc Giang sẽ bao gồm 2 công trình cầu quan trọng. Bao gồm cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú (huyện Sóc Sơn) và cầu vượt đường sắt tại Km1+110,925 (huyện Việt Yên).
3.5 Đoạn thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc
Nhìn trên bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội, đoạn đường đi qua tỉnh Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 14,5 km. Trong đó, điểm bắt đầu là xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn (giáp ranh tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại xã Thanh Xuân, thành phố Phúc Yên (gần giáp ranh Hà Nội).
4. Tác động của đường Vành đai 4 Hà Nội đối với giao thông và phát triển đô thị
Không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm, tuyến đường Vành đai 4 còn là dự án kinh tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Một vài ảnh hưởng tích cực của dự án đối với sự phát triển khu vực như sau:
- Cải thiện hạ tầng giao thông: Đường Vành đai 4 Hà Nội giúp phân luồng giao thông hiệu quả, giảm bớt áp lực lên các tuyến đường nội đô. Từ đó hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, tiết kiệm thời gian di chuyển cho người dân.
- Thúc đẩy phát triển đô thị: Tuyến đường mở ra cơ hội phát triển cho các khu vực ven đô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp và dịch vụ. Điều này cũng đồng thời kéo giãn dân cư khỏi khu vực nội thành đông đúc.
- Tăng cường thu hút đầu tư: Đường Vành đai 4 với hạ tầng giao thông hiện đại làm tăng tính hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Điều này thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và cải thiện đời sống kinh tế của người dân.
- Thúc đẩy hoạt động giao thương: Theo dự kiến của Bộ Giao thông vận tải, việc đưa tuyến đường Vành đai 4 vào vận hành sẽ giúp tiết kiệm hơn 1.200 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động giao thương phát triển.
- Tăng giá trị bất động sản: Việc xây dựng tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội cũng góp phần làm tăng giá trị bất động sản trong khu vực từ 10 - 20%. Điều này mang lại cho các nhà đầu tư BĐS lợi nhuận lớn, đồng thời tạo ra nhiều dự án đáp ứng nhu cầu của người dân.
5. Tiến độ mới nhất dự án quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội
Sáng ngày 25/06/2023, dự án đường Vành đai 4 Hà Nội đã chính thức được khởi công hàng loạt tại cả 3 tỉnh, thành Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Đây được kỳ vọng là dự án giao thông trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và xã hội cho các địa phương nơi tuyến đường đi qua.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến cuối tháng 4/2024, dự án đường Vành đai 4 đã có tổng vốn đầu tư vào khoảng 12.600 tỷ đồng. Tiến độ dự án vẫn đang được đảm bảo diễn ra theo kế hoạch, trong đó tiến độ thi công xây lắp đạt 8,9%. Các địa phương đều đang hoạt động tích cực, bàn giao mặt bằng đến đâu thì thi công đến đó.
Tại cuộc họp tiến độ diễn ra vào 27/08/2024, Ban Quản lý dự án cho biết, dự án đoạn qua Sóc Sơn, Mê Linh đã hoàn thành được hơn 35% khối lượng xây lắp, vượt tiến độ đề ra. Đây cũng là đoạn tuyến đầu tiên được trải nhựa trên toàn bộ chiều dài tuyến đường, mở ra dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công dự án.
Dự kiến:
- Cuối năm 2024, hoàn thành đoạn 13km phía Bắc sông Hồng.
- Giữa năm 2025, hoàn thành đoạn 19km ngang qua huyện Hoài Đức (Hà Nội).
- Ngoài tuyến chính Vành đai 4, các nhà thầu cũng đang tiến hành song song việc thi công tuyến song hành vành đai 4. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
6. Hướng dẫn cách tra bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội
Bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội không chỉ là một bản đồ giao thông mà còn là công cụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Để tra cứu bản đồ quy hoạch Vành đai 4 Hà Nội, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Truy cập trang web Quy hoạch Hà Nội tại địa chỉ: quyhoach.hanoi.vn/.
- Bước 2: Tại đây, chọn biểu tượng ở góc phải bên trên màn hình. Tại mục “Dữ liệu quy hoạch” chọn “Quy hoạch vùng”.
- Bước 3: Dùng chuột để thu nhỏ/phóng to bản đồ hoặc di chuyển bản đồ để xem chi tiết.
- Bước 4: Nhập vị trí cần tra cứu vào ô tìm kiếm để hiển thị các thông tin quy hoạch chi tiết.
Bản đồ đường Vành đai 4 Hà Nội không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về quy hoạch giao thông mà còn thể hiện vai trò chiến lược của tuyến đường này trong sự phát triển kinh tế, hạ tầng. Hứa hẹn ngay khi đi vào vận hành, công trình này sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của cả thủ đô Hà Nội và khu vực phía Bắc.
Tham khảo:
- Bản đồ đường cao tốc Bắc Nam
- Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 TPHCM