Bạn đang xem bài viết Trồng Rau Bằng Chai Nhựa Vừa Độc Đáo Vừa Bảo Vệ Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuẩn bị chai nhựa trồng rau
Bạn đừng vứt bỏ những chai nhựa cũ đã qua sử dụng. Nó sẽ thay thế cho chậu nhựa hay thùng xốp bạn thường dùng để làm vật dụng trồng cây.
Trồng rau bằng chai nhựa hay bằng gì thì tất nhiên bạn cũng phải chuẩn bị đất trồng và phân bón để trộn vào đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh hơn và tốt tươi hơn.
Ngoài ra bạn còn chuẩn bị dao kéo, dây buộc,… tùy theo thiết kế.
Tùy theo thiết kế bạn mong muốn mà bạn có thể cắt chai nhựa. Lưu ý việc đục lỗ thoát nước cho cây.
Chuẩn bị chai nhựaTiến hành trồng rau bằng chai nhựa
Gieo hạt hoặc trồng cây con xong, bạn đừng quên tưới nước để tạo độ ẩm cho đất.
Chăm sóc rau trồng bằng chai nhựa
Cách chăm sóc rau cũng rất đơn giản. Hằng ngày bạn tưới nước cho rau 1 hoặc 2 lần tùy theo giống rau bạn chọn. Lưu ý dùng nước sạch để tưới, tưới nước vừa đủ chống việc ngập úng gây chết cây.
Đối với mô hình trồng rau bằng chai nhựa, nấm và sâu bệnh thường ít xuất hiện nhưng bạn cần theo dõi đẻ xử lý kịp thời khi rau bị xâm hại.
Thu hoạch
Tùy vào giống cây rau mà bạn có thời gian thu hoạch khác nhau. Bạn nhớ theo dõi và thu hoạch kịp thời để rau tiếp tục phát triển. Trồng rau bằng chai nhựa là một mô hình rất khả thi với những ngôi nhà phố. Ngoài giá trị đã nói ở trên, đây con là một hình thức tạo một môi trường trong lành bằng không gian xanh nó mang lại. Ngôi nhà bạn sẽ trở nên sinh động và đáng yêu hơn nhiều đấy!
Những ý tưởng trồng rau bằng chai nhựa độc đáo
Dùng chai to trồng được rất nhiều rau Mỗi chai nhỏ là một cây, trang trí đẹp mắt Dùng dây thừng mắc nối tiếp các chậu rau với nhau Cố định chai trên tường tạo một không giang xanh mát Trồng rau muống đơn giản Biến tấu để trồng rau thơm Lồng các xô nhựa với nhau để trồng khoai tây thu hoạch lần lượt những củ to dùng trước Cải tiến việc trồng khoai tây Những chai nhựa bé bé xinh xinh trồng rau trang trí gian bếp Trồng rau bằng chai nhựa đơn giản vô cùng Thiết kế những chai nhựa trồng rau như chiếc rèm trước ánh nắng Không gian ấn tượng với cách trồng rau bằng chai nhựa
Những Cách Xử Lý Rác Thải Nhựa Bảo Vệ Môi Trường
Rác thải nhựa là những loại rác thải khó phân hủy, có thể tồn tại nhiều năm trong bất kỳ môi trường nào. Bao gồm các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như: nắp nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, túi nhựa,… Nếu không thực hiện xử lý mà trực tiếp thải bỏ nó vào môi trường thì nó sẽ tích tụ dần, không thể phân hủy. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái. Thậm chí đe dọa đến sức khỏe con người.
Hậu quả của rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy, hoặc cần thời gian rất lâu để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh chất thải nhựa chính vì tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ. Đặc biệt là thói quen của con người vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, đô thị hóa và gia tăng dân số làm chất thải nhựa ngày càng gia tăng.
Rác thải nhựa đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
Đồ nhựa luôn hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vẫn những vật dụng bé nhỏ hằng ngày như giấy gói kẹo, hũ sữa chua, ống hút, túi nilon, hộp đựng thức ăn,… Tuy đây đều là những phát minh phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Đồng thời hỗ trợ gia tăng buôn bán và sản xuất. Thế nhưng, sau tất cả các hoạt động này để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các loại chất thải xả ra môi trường đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường.
Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất. Gây , xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất. Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Đặc biệt, chất thải nhựa khi thải ra môi trường mà không xử lý đúng cách cũng sản xuất ra rất nhiều khí độc hại. Ví dụ như khi đốt nhựa không đúng quy chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tạo ra . Làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đời sống của con người và sinh vật sống trên trái đất.
Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất đối với sức khoẻ con người chính là nhựa. Nhựa có lẫn vào nước tạo thành các hạt vi nhựa làm ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Khi con người sử dụng để sinh hoạt cũng như ăn uống. Cụ thể hơn, bởi vì chúng có kích thức nhỏ nên có thể đi qua hàng rào nhau thai cũng như máu não. Đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt nhựa có khả năng hấp phụ các hay chất ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết.
Ngoài ra, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất. Khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc. Ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Theo đó, để loại bỏ các hạt vi nhựa có trong nước bạn có thể sử dụng các hệ thống , nước ngầm. Bởi nó giúp nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày được an toàn. Thêm vào đó, các bộ xử lý nước như máy lọc nước cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi nó có thể đảm bảo sức khoẻ cho bạn cũng như những người thân xung quanh.
Xử lý rác thải nhựa như thế nào?
Nâng cao nhận thức người dân
Trước khi xử lý thì chủ nguồn thải cần biết cách hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa. Đồng thời nghiêm túc thực hiện thu gom, phân loại chất thải nhựa, tuyệt đối không thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường.
Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa. Cần có sự chung tay, góp sức của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa. Nêu lên những biện pháp tiết kiệm, xử lý rác thải nhựa nên được đẩy mạnh.
Phân loại rác tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân nhân tạo.
Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường. Nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Theo đó, để phân loại rác thải tại nguồn hiệu quả cần phải phân biệt các loại rác cho đúng:
Rác hữu cơ: Thường là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối. Như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây…
Rác vô cơ: được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại. Như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…). Hay các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng),… Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp. Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm. Như acquy, pin hỏng, đèn huỳnh quang,…
Tái chế rác thải nhựa
Đây là phương pháp phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất. Bằng cách này chúng ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích.
Tái chế rác thải nhựa có nhiều ưu điểm, làm sạch môi trường, tái sử dụng tài nguyên. Đồng thời tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay việc tái chế rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở việc sơ chế đơn giản. Đặc biệt, ở Việt Nam, công tác tái chế thường rất khó khăn. Phần lớn là do rác thải Việt Nam hiện chưa được phân loại từ nguồn.
Thiêu đốt
Đây là quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao. Chỉ phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển.
Đốt chất thải nhực cũng có thể tạo ra năng lượng phục vụ các ngành công nghiệp khác. Như đốt rác để phát điện, biến rác thành những nhiên liệu có ích,… Tuy nhiên, quá trình sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nó không phát sinh những vấn đề gây hại đến môi trường.
Hiện nay, một số tỉnh thành ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Đồng thời, tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong xử lý, tái chế rác thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế.
Bí Quyết Độc Trồng Cây Từ Vỏ Chai Nhựa
Phương pháp trồng rau bằng chai nhựa sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm, vừa làm đẹp cho ngôi nhà và nhất là có một vườn rau sạch tự trồng.
Đừng vội vứt những chai nhựa nước khoáng, nước ngọt, chai dầu ăn… đã dùng hết mà hãy tái sử dụng chúng làm những chậu cây. Trồng rau bằng chai nhựa thường được thiết kế theo kiểu vườn treo giúp tiết kiệm diện tích, chi phí, ngoài ra còn có tác dụng tạo điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà. Tùy theo loại hạt giống rau mà bạn trồng mà có cách thiết kế khoảng cách treo khác nhau.
Và đương nhiên ngoài vỏ chai nhựa ra thì bạn cần chuẩn bị: đất dinh dưỡng, hạt giống rau, nước tưới cây, dụng cụ xới đất.
Bước 1: Vệ sinh sạch các chai cần sử dụng và tháo nắp.
Bước 2: Sử dụng kéo cắt một phần dưới đáy chai (như hình).
Đồng thời dùng kéo hoặc dao nhọn dùi 3 đến 4 lỗ thủng với đường kính khoảng 5mm. Việc làm này nhằm thoát nước trong chai.
Bước 3: Đổ đầy đất dinh dưỡng đã chuẩn bị sẵn vào chai, lưu ý nhớ đậy nắp ở chai dưới cùng.
Bước 4: Cố định chai vào hàng rào hoặc trang trí theo ý muốn như sử dụng dây treo,… và cho hạt giống hoặc cây con vào trồng và tiến hành trồng và chăm sóc cây như thường
Đến đây bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo bằng cách trang trí trồng cây theo sở thích của mình.
Bước 5: Tiếp tục bước 4, các bạn đặt chai dưới cùng vào vị trí . Sau đó thao tác lặp lại cho các chai khác như hướng dẫn trên. Lưu ý không đục lỗ thoát nước cạnh chai và không sử dụng nắp chai.
Bước 6: Đặt từng chai nối tiếp nhau cùng vật liệu trồng cây theo chiều cao mong muốn và buộc cố định vào một hàng rào, hoặc một que tre dọc phía sau.
Bước 7: Sử dụng một chai không, và khoan một lỗ thủng ở nắp để làm nơi tưới nước cho hệ thống vườn dọc, đồng thời cũng buộc chai này vào hệ thống giá đỡ.
Sau khi làm xong, ta tiến hành thử nghiệm bằng cách tưới nước cho hệ thống để đánh giá chất lượng xem nước chảy xuống có đều không, nước thừa có được loại thải ra ngoài không.
Bước 8: Sử dụng dao để cắt một phần chai như trong hình nhằm tạo các ô trồng cây trên thân các chai nhựa và đưa cây vào trồng.
Lưu ý trong khi tiến hành trồng các bạn có thể thay đất hoặc trộn thêm phân bón cho toàn bộ hệ thống khi thấy cây phát triển chậm, không đạt được năng suất như lúc đầu.
Bạn sẽ sở hữu một vườn rau sạch như ý với chi phí thấp chưa từng có bằng cách trồng rau sạch bằng vỏ chai nhựa. Ngoài ra, cách trồng này còn có ưu điểm tiết kiệm thời gian, không gian lại đem đến hiệu quả kinh tế cao và chính bạn đã góp phần chăm sóc an toàn sức khỏe gia đình mình bằng những món ăn dinh dưỡng.
Theo Khám phá
Cách Trồng Rau Muống Trong Thùng Xốp Tại Nhà Vừa Sạch Vừa Tiết Kiệm
Chuẩn bị
Bài viết hướng dẫn cách trồng rau muống trong thùng xốp, tuy nhiên các bạn cũng có thể thực hiện trồng trên xô, chậu, sân vườn,… Lưu ý là chúng cần được đục lỗ bên dưới để cây thoát nước tốt hơn. Thùng trồng rau nên được kê cao hơn mặt đất ít nhất 4cm.
Đất thích hợp nhất để trồng rau muống là đất có nhiều bùn, đất thịt và đất hơi ngập nước. Trước khi trồng rau muống 7-10 ngày, bạn nên bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, dọn sạch cỏ để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho cây.
Gieo trồng
Bạn nên ngâm hạt rau muống ở nhiệt độ 30-40 độ C trong khoảng 3-6h. Hết thời gian ngâm, bạn đem hạt để vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25-30 độ C trong khoảng 6-10h. Đến khi thấy hạt nứt nanh và nảy mầm thì để hạt khô ráo rồi đem đi gieo.
Bạn cho 1 lượng đất vào trong thùng hoặc xô chậu, làm đất sạch rồi bón thêm ít phân. Kế tiếp là bạn san phẳng đất, rạch một đường thẳng hàng rồi gieo hạt. Sau khi gieo xong, bạn lấp một lớp đất mỏng lên trên. Rải 1 lớp rơm, rạ mỏng rồi tưới nước đều đặn tuần 2 lần.
Khi cây ra được 4-5 lá, bạn tỉa bớt các cây con để ăn giống như rau mầm. Với cách trồng rau muống bằng phương pháp giâm cành, bạn cần chuẩn bị thân rau muống dài chừng 20cm. Lên luống cho đất rồi cắm phần thân cây thẳng hàng, lấp đất sâu 3 – 4 đốt, khoảng cách giữa các cây cách nhau tầm 10-15 cm, đôn cho chặt gốc.
Chăm sóc
Rau muống khá dễ mọc, nên bạn không cần tốn quá nhiều công chăm sóc. Chỉ cần tưới nước, bón phân đầy đủ là cây đã có thể mọc rất tốt.
Ở giai đoạn cây được 3-4 lá, rau muống sẽ có thể bị nhạt màu, vàng lá, đây là biểu hiện cây bị thiếu đạm và rễ chưa phát triển. Vì thế, bạn cần bón phân cho rau bằng cách pha 1 lượng phân lân và ure tưới lên rau muống.
Cách trồng rau muống chỉ cần thường xuyên tưới nước cho rau, đặc biệt là vào mùa khô nắng, rau muống ưa mọc ở đất ẩm ướt nên không cần sợ tưới nhiều nước khiến rau bị ngập úng như những loại rau khác.
Thu hoạch
Cách trồng rau muống này rất nhanh cho thu hoạch. Khoảng 4-6 tuần là bạn đã có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.
Lưu ý là cắt ngang gốc cách gốc chừng 3cm. Sau khoảng 1 tuần, cây tiếp tục nhú cây non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mọc cây mới.
Như vậy là chúng tôi đã vừa gửi tới các bạn những hướng dẫn khi trồng rau muống tại nhà. Hy vọng các bạn sẽ sớm thu hoạch được mùa rau ngon, sạch để chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.
Kỹ thuật trồng rau muống không cần đúng vụ vẫn thu hoạch năng suất cao
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Rau Bằng Chai Nhựa Vừa Độc Đáo Vừa Bảo Vệ Môi Trường trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!