Đáo Dịch: hướng dẫn viên du lịch và văn hóa ẩm thực nhật bản.
1. Sự giao thoa giữa các nền ẩm thực.
Đây là một nét rất riêng tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản, là sự pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với món ăn Trung Quốc và phương Tây. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.
Ramen là minh chứng cho sự giao thoa đó. Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó người Nhật sáng tạo và phát triển kiểu ramen của riêng mình. Khác biệt từ từng sợi mỳ đến nước súp, Ramen của Nhật đặc trưng đến nỗi nhiều người nước ngoài vẫn nhầm tưởng đây thật sự là món ăn thuần túy bắt nguồn từ Nhật. Không chỉ ramen, nhiều món ăn khác của Nhật cũng là sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa đông và tây, tạo nên nét đặc sắc của ẩm thực Nhật Bản.
2. Đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai: “một súp, ba món”, ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromochi đặt ra). Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào. Do đó, ẩm thực Nhật Bản ngoài đáp ứng nhu cầu ăn ngon còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
3. Phong cách ẩm thực riêng của mỗi vùng
Nhật Bản là một nước nhỏ, nhưng mỗi vùng lại có những biến thể và khẩu vị khác nhau về ẩm thực. Gia vị sử dụng cho cùng một món ăn ở mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng biệt, không hề lẫn lộn. Có thể là cùng một món ăn, cụ thể là hương vị của món mì Ramen sẽ rất khác nhau ở các vùng như Kitakata, Hokkaido, Hakata,…
4. Triết lý ẩm thực Nhật Bản
Món ăn Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là “tam ngũ” gồm ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị:
Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.
Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen.
Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
Đặc biệt khác với nhiều nước, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, ẩm thực Nhật Bản chú trọng đến hương vị tinh khiết từ nguyên liệu món ăn như đậu nành, cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế và đầy khéo léo, hài hòa giữa màu, mùi và vị.
5. Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản thể hiện qua ẩm thực
Có nhiều món ăn ở Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới. Một lời chúc từ rượu sake để trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ, đậu phụ với lời chúc mạnh khỏe, chúc cho gia đình luôn đông vui với món trứng cá tuyết nướng. Món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.
6. Nguyên tắc và nghi thức trong ăn uống
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với nhiều quy cách, lễ nghi và ẩm thực cũng không phải ngoại lệ. Họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng cơm. Nó có nghĩa là “xin mời”như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu “gochiso sama deshita” – có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì mới được rót cho chính mình. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi người Nhật cho là lịch sự khi “phát ra tiếng động” khi ăn uống. Theo người Nhật, việc cắm đôi đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm được xem là hành động thô lỗ. Ngoài ra còn rất nhiều quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản.
7. Thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản
– Món ăn tươi sống
Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.
– Món ăn theo mùa
Chúng ta có lẽ thường chỉ nghĩ đén 4 mùa trong năm, nhưng với những đầu bếp Nhật họ sẽ cân nhắc mà nghĩ đến hàng chục mùa khác nhau và cẩn thân lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất có thể là hương vị đại diện cho những khoản thời gian cụ thể. Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu. Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko. Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.
– Món ăn ngày lễ
Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni.
8. Trà là nghệ thuật
Trà đạo được xem là một trong các hình thức nghệ thuật cao nhất của Nhật Bản, cùng với thư pháp, âm nhạc truyền thống thì trà xanh là phổ biến nhất trong các loại trà, và khi người Nhật chỉ nói chung chung về trà, điều đó có nghĩa là trà xanh.
9. Sushi – Ẩm thực nhật bản truyền thống
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản không thể không nhắc đến sushi và cũng giống như tính thiên nhiên trong món ăn Nhật Bản, sushi được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau phù hợp với mỗi mùa. Nếu như là mùa xuân hoa anh đào nở rộ phổ biến với sushi hải sản được làm từ cá biển (sayori), sò trứng Nhật Bản (tỏi – gai),…
Thì đến mùa hè, khi lá phong còn đang xanh tươi người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).
Với mùa thu khi rừng phong chuyển dần sang đỏ người Nhật có món sushi chính là: Kampachi (loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu). Đến mùa đông, tuyết bắt đầu rơi dày đặt món sushi hải sản mà người dân Nhật ưa thích là ika (làm từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc).
Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki (bí cuộn tròn).
10. Rượu Nhật Bản (Sake)
Sake là loại đồ uống được rất nhiều người Nhật lựa chọn trong những bữa ăn. Rượu Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày.
Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.
Chuyến du lịch Nhật bản sẽ là cơ hội để bạn có dịp trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo, riêng biệt của Nhật Bản. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch Nhật Bản hãy Liên hệ với chúng tôi- chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi.
Liên hệ đặt dịch vụ :
Quý khách Liên hệ để được tư vấn và đặt Dịch vụ với chúng tôi qua một trong các phương thức sau:
-Gọi tới số điện thoại hotline: 01682.78.78.68
-Gửi yêu cầu qua emai:phiendichvien.vn@gmail.com
-Gửi SMS qua zalo, viber, webchat…
-Tới văn phòng để được tư vấn và đặt Dịch vụ trực tiếp.
Đ/c: Tầng 2, số 173 Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.