Tính Toán Diện Tích Cốt Thép Cho Sàn Btct Dựa Vào Nội Lực Từ Etabs

Tính toán diện tích cốt thép cho Sàn BTCT dựa vào nội lực từ Etabs

Quy tắc thông thường để tính toán diện tích cốt thép cho sàn BTCT là xác định nội lực (mô men uốn) và giải bài toán tính toán diện tích cốt thép cho cấu kiện chịu uốn. Một phương pháp đã từng được áp dụng một cách rộng rãi để xác định nội lực trong sàn là phương pháp tra bảng. Các bảng tra cung cấp nội lực tại các điểm đặc trưng của ô bản khi biết loại liên kết của ô bản và tỉ lệ giữa các cạnh của ô bản. Việc áp dụng phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên trong thực tế thiết kế, sàn được kê lên các dầm có độ cứng hữu hạn và xuất hiện chuyển vị dưới tác dụng của tải trọng, điều đó nảy sinh hai vấn đề vượt quá phạm vi của phương pháp tra bảng: (a) liên kết của các ô bản không phải là liên kết lý tưởng được giả thiết khi lập bảng tra, (b) chuyển vị của dầm dẫn đến sự phân phối lại nội lực của hệ kết cấu bao gồm nội lực trong sàn. Những vấn đề trên được giải quyết một cách gọn gàng khi sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, và một phần mềm dựa vào phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tế thiết kế chính là phần mềm Etabs. Bài viết này sẽ đề cập đến việc tính toán cốt thép cho sàn sử dụng nội lực từ phần mềm Etabs

1. Bài toán thực tế

Thực tế thường bắt gặp bài toán ô sàn kê lên các dầm chính và được chia nhỏ bởi các dầm phụ (hình 1). Như đã đề cập trong lời mở đầu, trong quá trình chịu tải, dầm chính và dầm phụ đều xuất hiện chuyển vị, trong đó dầm phụ chuyển vị nhiều hơn dầm chính. Các ô sàn như thế không có điều kiện biên lý tưởng và không thể sử dụng bảng tra để tính toán nội lực. Bởi vì cho dù sử dụng phương pháp tra bảng cho ô nhỏ AEFG hay ô lớn ABCD thì đều không đưa được kết quả có thể chấp nhận được. Nếu sử dụng ô nhỏ AEFG, kết quả nội lực là quá bé so với thực tế, nếu sử dụng ô lớn ABCD, kết quả nội lực lớn hơn nhiều so với thực tế.

Hình 1: Sơ đồ sàn thường gặp trong thực tế

Thông thường, chiều dày sàn sẽ được xác định sơ bộ dựa vào nhịp ngắn hơn của ô sàn. Ví dụ nếu tính toán theo sơ đồ ô nhỏ thì chiều dày sơ bộ của ô sàn xác định dựa vào khoảng cách AE, nếu tính toán theo sơ đồ ô lớn thì chiều dày sơ bộ được xác định dựa vào khoảng cách AB. Tuy nhiên trong bài toán này, chiều dày sơ bộ của ô sàn cần xác định dựa vào khoảng cách AH là khoảng cách trung gian giữa chiều AB và AE, có thể lấy AH là trung bình giữa AB và AE.

2. Hệ tọa độ địa phương và biểu diễn mô men uốn đối với phần tử shell trong Etabs

Ký hiệu về các trục của hệ tọa độ địa phương và mô men uốn trong phần tử shell được quy định trong Etabs như thể hiện trong hình 2.

Hình 2: Quy định về trục tọa độ địa phương và mô men uốn.

Về màu sắc, trục 1 thể hiện bằng màu đỏ, trục 2 thể hiện bằng màu trắng, và trục 3 thể hiện bằng màu xanh. Đối với phần tử nằm ngang, theo mặc định trục 1 hướng theo trục X và trục 2 hướng theo trục Y. M11 là mô men uốn tác dụng lên bề mặt vuông góc với trục 1, và quay quanh trục 2. M22 là mô men uốn tác dụng lên bề mặt vuông góc với trục 2, và quay quanh trục 1. M11 và M22 là 2 giá trị được sử dụng để tính toán cốt thép cho ô sàn.

3. Áp dụng trong tính toán và thiết kế cốt thép sàn

Hình 3 biểu diễn các sơ đồ nội lực M11 và M22 cho ô sàn.

Hình 3: Sơ đồ nội lực theo kết quả phân tích của Etabs.

Các vùng đậm hơn thể hiện các vị trí có nội lực lớn. Ví dụ trong sơ đồ M11, các vùng có nội lực lớn được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Ta cũng thấy dầm phụ có vai trò trong việc chia nhỏ ô sàn, thể hiện ở phần nội lực khác biệt giữa vùng 5-7 và vùng 6-8. Tuy nhiên nội lực tại vùng này bé hơn nhiều so với nội lực tại các vùng biên 1-2 và 3-4, cho thấy rằng dầm phụ không đảm bảo được điều kiện biên là liên kết gối tựa cố định. Khi tính toán diện tích cốt thép sẽ đặt theo phương trục X, chúng ta sử dụng biểu đồ M11. Để tính toán cho cốt thép đặt tại gối (lớp trên), ta so sánh để lấy ra giá trị lớn nhất trong các giá trị đọc tại các điểm 1, 2, 3, 4. Để tính toán cho cốt thép tại nhịp (lớp dưới), ta so sánh để lấy ra giá trị lớn nhất trong các giá trị đọc tại các điểm 5, 6, 7, 8. Tương tự khi tính toán diện tích cốt thép sẽ đặt theo trục Y (sử dụng M22). Lưu ý rằng các điểm nói trên là minh họa cho ví dụ cụ thể, bài toán thực tế có thể phức tạp hơn và các điểm chọn có thể khác đi. Để phù hợp với biểu đồ mô men như trên. Cốt thép lớp trên thường được bố trí dưới dạng xen kẹp. Thanh cốt thép được kéo dài suốt sàn với khoảng rải lớn để chịu mô men tại dầm phụ, thanh thép bổ sung sẽ được đặt xen kẽ giữa các thanh thép kéo dài và kết hợp với thanh thép kéo dài để chịu mô men lớn hơn tại gối.

Hình 4: Bố trí cốt thép lớp trên phù hợp với sơ đồ nội lực.

Download file Excel tính toán diện tích cốt thép sàn dựa vào nội lực từ Etabs: Link download (update: 25.03.2013)

Quy Trình Tổ Hợp Nội Lực Trong Kết Cấu Khung Btct

Hey, xin chào bạn. Tôi Lương Trainer đây ạ

Nào chúng ta bắt đầu thôi.

1. Tổ hợp nội lực là gì?

Khi tính toán nội lực khung cần tính riêng nội lực do tải trọng thường xuyên ( tĩnh tải ) và nội lực do các trường hợp khác nhau của tải trọng tạm thời ( hoạt tải ). Cuối cùng cần tổ hợp để tìm ra các giá trị nội lực bất lợi

Với các khung phẳng thuộc kết cấu nhà dân dụng, trong tổ hợp cơ bản cần xét 6 trường hợp tải trọng sau:​

Tải trọng tạm thời cách tầng cách nhịp trường hợp 1

Tải trọng tạm thời cách tầng cách nhịp trường hợp 2

Tính toán khung với tổ hợp đặc biệt còn cần xét thêm nội lực do các tải trọng đặc biệt ( động đất, cháy nổ,….)

Tổ hợp nội lực là một phép cộng có lựa chọn nhằm tìm ra những giá trị nội lực bất lợi để tính toán cốt thép hoặc để kiểm tra khả năng chịu lực. Việc tổ hợp nội lực ( hoặc tổ hợp tải trọng ) được tiến hành theo tiêu chuẩn thiết kế 2737-1995.

Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động quy định hai tổ hợp cơ bản.​

2. Tổ hợp nội lực khung phẳng theo TCVN

Tổ hợp nội lực cần được lập riêng cho dầm và cột.

Mmax và N tương ứng

Mmin ( giá tị max theo chiều ngược lại ) và N tương ứng

Nmax và M tương ứng

Bên dưới là ví dụ về tổ hợp nội lực cột khung nhà dân dụng

Khi tổ hợp nội lực cột thường người ta chỉ chú trọng đến các cặp nội lực gồm M và N tác dụng đồng thời mà bỏ qua lực cắt với nhận xét là lực cắt trong cột là khá bé, riêng bê tông đủ khả năng chịu mà không cần tính toán cốt thép ngang ( để chịu cắt )

Với tiết diện chân cột còn phải tổ hợp thêm lực cắt để có số liệu khi tính móng.

Với những tiết diện khác, nếu thấy rằng lực cắt là đáng kể cần phải tính toán cốt thép ngang thì cũng cần tổ hợp thêm lực cắt

Với dầm khung, nội lực chủ yếu là momen uốn M và lực cắt Q, ngoài ra còn có lực dọc N ( nén hoặc kéo )

Thông thường đối với dầm có thể bỏ qua ảnh hưởng của lực nén nếu Nn<=0,1Rb.h.ho và bỏ qua ảnh hưởng của lực kéo Nk nếu Nk<=0,1Rbt.b.ho ( Rb và Rbt là cường độ tính toán của bê tông về nén và kéo ) và chỉ tổ hợp nội lực M và Q

Cần tổ hợp riêng M và Q để vẽ biểu đồ bao của M và của Q.

Với dầm không tổ hợp M và Q tương ứng vì M va Q được dùng riêng để tính toán cốt thép dọc và cốt thép ngang ( không dùng đồng thời như M và N ở cột )

Bên dưới là ví dụ về tổ hợp momen và lực cắt của dầm khung

2. Tổ hợp nội lực khung không gian

So với việc tổ hợp nội lực khung phẳng thì tổ hợp nội lực khung không gian là phức tạp hơn rất nhiều vì phải xét đồng thời đến 6 thành phần nội lực.

Gắn các trục Oxyz vào dầm như hình dưới

Lấy ví dụ với mặt bằng kết cấu với 2 sàn thuộc hai tầng liên tiếp như hình dưới

Ta xét 4 dạng chất tải: Cách tầng cách nhịp theo phương ngang và cách tầng cách nhịp theo phương dọc

Ở các ô gạch chéo hai phương được chất 100% hoạt tải còn các ô gạch chéo một phương được chất 50% hoạt tải.

Tuy vậy cách chất tải như thế mới tạo ra sự bất lợi cho cột còn với dầm thì chưa được hoàn toàn. Để có được giá trị bất lợi nhất của momen dương ở giữa mỗi nhịp dầm thì cần chất 100% hoạt tải lên các ô có gạch chéo.

Chú ý rằng nếu chất hoạt tải như vừa nói, khi tổ hợp nội lực để tính cột sẽ có những ô được chất hoạt tải gấp đôi, làm tăng quá mức lực nén trong cột.

Ngoài 4 trường hợp chất tải cách tầng cách nhịp còn xét thêm trường hợp chất hoạt tải lên toàn bộ sàn

Tổ hợp nội lực cột khung khong gian cần xét các trường hợp sau:

Mxmax, My và N tương ứng

Mymax, Mx và N tương ứng

Nmax, Mx và My tương ứng

Ok. Như vậy là tôi đã trình bày chi tiết cho bạn toàn bộ kiến thức về tổ hợp nội lực cho kết cấu khung bê tông cốt thép. Hi vọng nó hữu ích cho công việc của bạn

Hướng Dẫn Tính Toán Móng Băng Trong Etab

Mơ hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 1

ĐỀ BÀI Móng băng của một chung cư 4 tầng hành lang giữa có chiều dài L= 19,6m, còn tiết diện, kích thước móng băng và tải trọng cụ thể như hình sau:

Móng băng này được tính toán với quan niệm dầm trên nền đàn hồi Winkler và giả sử có trước hệ số nền K = 540 T/m3 Bước 1: Chọn số lượng lò xo, và tính độ cứng của các lò xo: Bài toán mô phỏng nền đàn hồi với 65 lò xo và móng được chia thành 64 phần tử (đoạn) như hình vẽ trên: (Hình vẽ chỉ vẽ một nửa móng, vì đây là móng đối xứng)

Mơ hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 2

Từ đó ta quan niệm rằng: + Lò xo số 1 đại diện cho vùng đất có diện tích A1 = 1.5 x 0.1625 + Lò xo số 2 đại diện cho vùng đất A2 = 1.5 x 0.325 + Tương tự cho các lò xo số 3 và số 4 …v v… Như vậy độ cứng của các lò xo sẽ là: K1= K65 = K0 x A1= 540 x (1.5 x 0.1625) ≅ 132 T/m K2 = K3 = K4 = K30 = K31 = K32 = K33 = 540 x(1.5 x 0.325) ≅ 264 T/m K5= K29= K0 x A5 = 540 x[1.5 x (0.325/2+0.3/2)] ≅ 253 T/m K6 = K7 = K8=…=K28= 540 x (1.5 x 0.3) = 243 T/m Do tính đối xứng nên độ cứng các lò xo của một nửa móng băng còn lại tính tương tự. Bước 2: Quy đổi moment quán tính tiết diện móng băng về tiết diện chữ nhật: Đầu tiên tìm trọng tâm theo nguyên tắc cân bằng moment tónh:

Moment tónh của các tiết diện nhỏ lấy đối với trục nằm ở đáy móng băng : S1= 300 x 700 x 700/2 = 735×105 mm3 S2 = [(600 x 300)/2]x (200 + 300/3) = 270×105 mm3 S3 = 600 x 200 x 200/2 = 120×105 mm3 Như vậy moment tónh của tiết diện móng băng này là: S = S1 + 2S2 + 2S3 = 1515×105 mm3 Diện tích của tiết diện móng băng: A= 300×700 + 2x600x200 + 2x(600×300/2) = 6.3×105 mm2 Vậy chiều cao trọng tâm tính từ đáy của móng băng là: y = S/A = 1545/6.3 ≅ 240.5 mm ≅ 24 cm Từ đây moment quán tính của tiết diện móng băng sẽ là: Moment quán tính của tiết diện số 1 đối với trục đi qua trọng tâm móng: J1 = J01 + (yc1)2. F1 = 30x 703/12 + (70/2 – 24.5)2x30x70 = 1089025 cm4. Tương tự: J2 = J02 + (yc2)2. F2 = 60×303/36 + (30 – 24.5)2x60x30/2 = 72225 cm4. J3 = J03 + (yc3)2. F3 = 60×203/12 + (10 – 24.5)2x60x20 = 292300 cm4. ⇒ J = J1 +2J2 + 2.J3 =1089025 + 2×72225 + 2×292300 = 1818075 cm4. Quy đổi về tiết diện hình chữ nhật có cùng moment quán tính:

Mơ hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 3

Hình chữ nhật lấy chiều cao H = 0.7 m (cùng chiều cao móng) ⇒ b = 12×1818075/(70)3 =63.6 cm ≅ 64 cm MÔ HÌNH BẰNG ETAB 1. Tạo lưới: Khởi động ETAB, hiệu chỉnh đơn vò

Choose.edb: Tạo một mơ hình mới, sử dụng các định nghĩa có sẵn trong 1 file Etabs trước đây, chứa trong một thư mục nào đó. Default.edb: Tạo một mơ hình mới, sử dụng các định nghĩa có sẵn trong 1 file Etabs trước đây, chứa trong thư mục chứa chúng tôi của Etabs No: Khởi tạo một mơ hình mới, sử dụng các định nghĩa của Etabs (ta sẽ tự định nghĩa lại)

Mụ hỡnh múng bng trờn nn n hi bng ETAB

GVHD: Nguyn Thanh Tỳ 4

Hiu chnh ủng li coự th voõ Edit Edit Gird Data Edit gird Modify/Show System Hiu chnh chiu cao tng coự th voõ: EditEdit Story Data Edit Story. 2. c trng vt liu Chn Define Material Properties hoc nhp chut vaứo biu tng

Mô hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 5 Chia nhỏ caùc phần tử dầm:  Chọn 2 dầm bieân (dầm coù chiều daøi 1.3m) Edit→ Divide Line

 Thực hiện tương tự: chia 2 dầm coù chiều daøi 7.2m thaønh 24 phần tử bằng nhau, dầm daøi 2.6m thaønh 8 phần tử bằng nhau.

5. Khai baùo tải trọng Define →Static Load Cases hoặc nhấp chuột vaøo

6. Khai baùo tổ hợp tải trọng: Define → Load Combinations hoặc nhấp chuột vaøo Mơ hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 6 7. Gán tải trọng tác dụng: Tải trọng tác dụng Tĩnh tải: Giả sử ta chọn độ sâu chôn móng là 1.5m. Chọn γtb =22 kN/m3. Như vậy áp lực phân bố do trọng lượng bản thân móng và lớp đất nằm trên móng là: p = 22 x 1.5 = 33 kN/m2

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 7 8. Khai báo số mặt cắt đưa ra kết quả nội lực Hiển thị tất cả các phần tử. chọn all để chọn tất cả các đối tượng đường Assign → Frame/Line →Frame Output Station

9. Đánh lại nhãn (label) của các đối tượng Chọn all, Edit →Auto Relabel all →OK 10. Khai báo liên kết với đất: Gán lò xo cho các nút: Cho hiện tất cả các nút

Mơ hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 8 Chọn nút 1, 65 Chọn Assign→ Joint/Point→ Point Springs

Tương tự cho các nút còn lại Những nút có cùng độ cứng lò xo ta có thể chọn theo kiểu Window cho nhanh K2 = K3 = K4 = K30 = K31 = K32 = K33 = K34 = K35 = K36 = K62 = K63 = K64 ≅ 2640 kN/m K5 = K29 = K37 = K61 ≅ 2530 kN/m K6 = K7 = K8=…=K28 = K38 = K39=…=K60 = 2430 kN/m Gán liên kết với đất Chọn tất cả các nút Chọn Assign→ Joint/Point→ Restrains (Support) Mô hình móng băng trên nền đàn hồi bằng ETAB

GVHD: Nguyễn Thanh Tú 9

12. Giải bài toán Anylyze → Run analysis hoặc nhấn F5

Hướng Dẫn Xuất Bản Vẽ Trong Inventor

Sử dụng đề án tutorial_files.

Mở chúng tôi , nằm trong Tutorial FilesCylinder Clamp.

Nội dung file này khá đơn giản, nó bao gồm 2 bản vẽ giấy mang giá trị tham khảo cho hướng dẫn này. Sheet:1gồm có 4 hình chiếu của chi tiết đầu tiên của hướng dẫn này. Sheet:2 cho ta thấy bản vẽ sẽ như nào sau khi thêm hình chiếu mặt cắt, kích thước, và chú thích.

Bạn có thể để tập tin này ở trạng thái mở khi tiếp tục với hướng dẫn.

Trong các phần tiếp theo, bạn sẽ lựa chọn một mẫu để bắt đầu một bản vẽ mới, thêm hình chiếu đứng, cạnh, bằng và hình chiếu đẳng cự vào bản vẽ giấy.

Chọn New trên menu Application.

Chọn tab Metric, sau đó chọn chúng tôi .

Ấn OK.

Autodesk Inventor mở một bản vẽ giấy A3 với đường viền và khung tên. Tiếp theo, bạn sẽ đặt 4 hình chiếu giống với Sheet:1 của tập tin bản vẽ được mở ban đầu.

Trên dải băng công cụ (ribbon), chọn tab Place ViewsCreate panel Base .

Để chọn một mô hình, trong hộp thoại Drawing View, chọn Open an existing file.

Xác định vị trí sẽ đặt frontview – mặt phía trước. Chú ý để lại khoảng không gian giữa hình chiếu và đường viền dùng để thêm các kích thước và vẽ các hình chiếu khác.

Lưu ý: Trước khi đặt những hình chiếu cơ sở, bạn có thể sử dụng các tùy chọn trong hộp thoại Drawing View để định rõ các thuộc tính của hình chiếu cơ bản. Trong bài thực hành này, chúng ta sẽ sử dụng các tùy chọn mặc định.

Sau khi bạn đặt mặt cơ sở (baseview), tab Place Viewsbảng Createlệnh Projected tự động được kích hoạt.

Để hiểu hơn về các hình chiếu, di chuyển con trỏ theo một cung tròn quanh đường biên của hình chiếu đứng. Chú ý rằng Autodesk Inventor sẽ hiển thị trước 8 hình chiếu khác nhau.

Nhấn vào khu vực dưới mặt cơ sở để đặt hình chiếu bằng. Lưu ý rằng 1 mẫu hình chữ nhật sẽ được đặt vào nơi bạn chọn, cho thấy vị trí dự định của hình chiếu mới.

Nhấn vào khu vực bên phải của mặt cơ sở để đặt hình chiếu cạnh. Một hình vuông khác được đặt vào vị trí đó.

Nhấn vào khu vực số 6 trong hình bên trên. Một hình vuông được đặt vào vị trí của hình chiếu đằng cự.

Nhấn chuột phải, và chọn Create. 3 hình chiếu mà bạn bố trí đã được tạo ra.

Bố trí gần đúng các hình chiếu như trên hình. Di chuyển các hình chiếu rất đơn giản. Bạn chỉ cần di con trỏ vào hình chiếu, chờ khi có khung chấm đỏ hiện lên, ấn và kéo hình chiếu tới vị trí mà bạn muốn. Những hình chiếu phụ thuộc vào hình chiếu ban đầu sẽ di chuyển khi hình chiếu ban đầu thay đổi vị trí.

Trong thời điểm này, bạn có thể thêm kích thước vào ngay, tuy nhiên chúng ta sẽ thêm hình chiếu mặt cắt trước.

Trên dải băng công cụ, chọn tab Place Viewsbảng CreateSection.Status Bar ở góc dưới bên trái cửa sổ đồ họa sẽ nhắc bạn: Select a view or view sketch (Chọn 1 hình chiếu hoặc một phác thảo hình chiếu).

Nhấn vào hình chiếu mặt bên trái nằm ở vị trí bên phải trang giấy hoặc mặt cơ bản (hình chiếu cạnh). Bạn tiếp tục được nhắc:”Enter the endpoints of the section line” (Chọn điểm cuối cùng của đường cắt). Để vẽ một mặt cắt đơn giản, bạn sẽ vẽ 1 đường thẳng bắt đầu từ bên trên của hình chiếu, nó sẽ kéo dài xuống phía dưới của hình chiếu và đi qua phần giữa của chi tiết.

Để tìm phần giữa của chi tiết, di chuyển con trỏ từ từ lên đường thẳng trên cùng của hình và ở khoảng giữa. Khi bạn tìm được trung điểm của đoạn thẳng này, con trỏ sẽ hiện thị hình một hình tròn màu xanh. Đừng ấn vội!

Bây giờ, từ từ di chuyển con trỏ lên phía trên, vượt qua đường viền.

Khi bạn di chuyển lên trên, lưu ý rằng đường chấm chấm (dotted line) sẽ kéo dài từ vị trí con trỏ cho tới trung điểm đoạn thẳng. Đường này cho bạn biết rằng con trỏ đang nằm ở vị trí thẳng hàng với trung điểm của đoạn thẳng được định vị bởi hình tròn màu xanh. Nếu như di chuyển quá xa sang bên phải hoặc bên trái, bạn sẽ không còn thẳng hàng với điểm đó nữa, và dotted line sẽ biến mất.

Khi dotted line xuất hiện, nhấn chuột để xác định điểm trên cùng của đường cắt.

Bây giờ, di chuyển con trỏ xuống phía dưới hình. Con trỏ sẽ chỉ ra rằng bạn đã di chuyển vuông góc so với điểm đầu tiên bằng một biểu tượng vuông góc bên cạnh.

Khi biểu tượng vuông góc xuất hiện bên cạnh con trỏ, nhấn để chọn một điểm kết thúc cho đường cắt này.

Kích chuột phải, chọn Continue. Hộp thoại The Section View xuất hiện cung cấp các tùy chọn cho bản vẽ mặt cắt. Chúng ta sẽ sử dụng các tùy chọn mặc định trong bài này.

Trong việc tạo ra một hình chiếu mặt cắt, bạn có thể sử dụng khả năng của Inventor để suy ra mối quan hệ hình học khi đang xây dựng một hình chiếu mặt cắt. Ở ví dụ này, bạn đã sử dụng một đường thẳng duy nhất. Nhưng trong các trường hợp khác phức tạp hơn, bạn sẽ sử dụng những đường phân đoạn đi qua các điểm trung tâm của những feature.

Một hình chiếu mặt cắt đã được tạo ra, và một nhãn dùng để đưa ra các thông tin của hình chiếu mặt cắt này, ví dụ như tỉ lệ 1:1. Nhãn này như một tùy chọn và nó có thể được di chuyển vị trí hoặc chỉnh sửa tùy theo các yêu cầu khác nhau.

Di chuyển con trỏ lên vị trí nhãn. Khi dòng văn bản đổi sang màu đỏ, nhấn và kéo nó lên trên để nhường vị trí cho việc ghi kích thước.

Giờ bạn đã có thể đặt kích thước và các chú giải khác cho bản vẽ.

Trên băng công cụ, chọn tab Annotatebảng SymbolsCenterline.

Di chuyển con trỏ vào lỗ phía bên trái của hình chiếu mặt cắt. Khi hình tròn màu xanh xuất hiện, điều đó nghĩa là bạn đang ở trêb điểm trung tâm, nhấn chọn điểm đầu tiên của đường nối tâm – centerline.

Mẹo: Bạn cũng có thể ấn vào đường tròn thay vì chỉ chuột vào tâm của hình.

Di chuyển chuột sang bên phải cho đến khi nó nằm trên tâm của lỗ bên phải. Khi hình tròn màu xanh xuất hiện, ấn vào đó để chọn điểm cuối cho centerline.

Chọn Create để hoàn thành việc đặt centerline.

Một việc tương tự như trên với baseview.

Chọn tab Annotatebảng SymbolsCenter Mark.

Di chuyển con trỏ vào vị trí tâm của feature hình trụ ở phía dưới bên phải hình chiếu mặt cắt. Ấn khi hình tròn màu xanh xuất hiện.

Tương tự như vậy, đặt một mốc trung tâm tại phần cong bên trên và trên baseview.

Khi đường nối tâm và mốc trung tâm đã được đặt, chúng ta sẽ bắt đầu đặt kích thước.

Bảng Excel Tổ Hợp Nội Lực Khung Btct

Mình xin gửi các bạn Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT, phục vụ cho đồ án Bê tông của các bạn sinh viên.

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT:

Trong khuôn khổ bài viết này, mình áp dụng đúng theo các thông số đầu vào (kích thước cấu kiện, tải trọng, …) của sách hướng dẫn đồ án “Khung bê tông cốt thép toàn khối” của thầy Lê Bá Huế và thầy Phan Minh Tuấn. Như vậy để các bạn dễ kiểm tra và so sánh.

1. Dựng mô hình khung 2D bằng phần mềm SAP2000 V20

Mình đã trình bày chi tiết tại bài viết “Dựng mô hình tính toán Đồ án khung BTCT toàn khối bằng SAP2000“.

2. Xuất nội lực của các phần tử dầm, cột a. Cài đặt số tiết diện cần xuất nội lực của phần tử dầm, cột

+ Với một phần tử dầm:

Ta tiến hành tổ hợp nội lực cho 3 tiết diện (2 tiết diện đầu dầm và 1 tiết diện giữa dầm).

Nhấn chọn Select Load Patterns… để chọn tất cả các loại tải trọng

Phần tử cột cũng làm các bước tương tự như phần tử dầm.

3. Nguyên tắc tổ hợp nội lực Khung BTCT

+ Có hai trường hợp tổ hợp nội lực là:

Tổ hợp cơ bản 1: gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và nội lực do một hoạt tải gây ra (hệ số tổ hợp nc = 1)

Tổ hợp cơ bản 2: gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và nội lực do tất cả các loại hoạt tải (hệ số tổ hợp nc = 0,9)

+ Khi tổ hợp nội lực cần tuân theo nguyên tắc sau:

Nội lực do tải trọng thường xuyên (TT) luôn được kể đến trong mọi trường hợp

Có thể lấy đồng thời nội lực do tải trọng hoạt tải sử dụng HT1 và HT2

Không được lấy đồng thời nội lực do tải trọng gió trái (GT) và gió phải (GP). Nghĩa là đã có gió trái thì thôi gió phải và ngược lại.

+ Đối với cấu kiện cột, tại mỗi tiết diện cần tìm 3 cặp nội lực của:

+ Đối với cấu kiện dầm, cần tìm:

4. Sử dụng bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT:

Các bạn không cần làm gì nhiều cả. Chỉ cần copy tất cả các dữ liệu nội lực của phần tử dầm, cột vừa được xuất ra ở bảng Excel trên vào Sheet ” Etabs” của bảng tổ hợp. Sau đó nhấn ” Run ” để lọc phần tử.

+ Đối với cấu kiện dầm: ví dụ phần tử dầm số 4, theo chiều từ trái sang phải

+ Đối với cấu kiện cột: ví dụ phần tử cột số 1, theo chiều từ dưới lên trên

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT: