Huong Dan Xay Nha Chi Voi 1 Lenh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Huong Dan Su Dung Eviews 5.1

Published on

4. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 4 liệu thời gian; số quan sát đối với loại dữ liệu chéo; và tần suất, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, và số quan sát tại mỗi thời điểm đối với loại dữ liệu bảng.

6. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 6 mong muốn (ví dụ biến “employment” đổi thàng X2). Ngoài ra, ta cũng có thể mô tả đặc điểm của biến đó (ví dụ đơn vị tính, …). Cuối cùng ta chọn Finish.

8. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 8 Nội dung cửa sổ tập tin của Eviews Khi mở một tập tin làm việc của Eviews ta sẽ thấy một cửa sổ như sau: Nguồn: Eviews 5 Users Guide, pp.52 Ta có thể trình bày dạng tóm tắt nội dung của tập tin Eviews bằng cách chọn View/Statistics và quay trở về thư mục gốc bằng cách chọn View/Workfile Directory. Sau khi đã tạo một tập tin Eviews, ta nên lưu lại dưới định dạng Eviews bằng cách chọn File/Save As … hay File/Save … Eviews sẽ hiện ra hộp thoại Saveas, ta đặt tên cho tập tin đó, và chọn mức độ chính xác trong hộp thoại Workfile Save. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU Khi đã có sẵn tập tin Eviews, ta có thể sử dụng các công cụ Eviews cơ bản để phân tích dữ liệu của từng chuỗi (sau đây cũng được gọi là biến1) hay một nhóm các biến theo nhiều cách khác nhau. Trình bày dữ liệu của một chuỗi2 Để xem nội dung của một biến nào đó, ví dụ M13 trong tập tin Chapter2.3.wf1, ta nhấp đúp vào biểu tượng biến M1 trong cửa sổ của tập tin này, hay chọn Quick/Show … trong thực đơn chính, nhập M1 và chọn OK. Eviews sẽ mở biến M1 và thể hiện dưới một dạng bảng tính mặc định. 1 Variable Series statistics 3 ??? 2

12. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 12 1600 2000 1200 1500 800 1000 400 0 500 0 55 60 65 70 75 GDP 80 85 90 95 M1 * Thống kê mô tả Ta có thể đồng thời tạo ra một bảng thống kê mô tả nhiều biến khác nhau bằng cách chọn View/Descriptive Stats/Individual Samples hay Quick/Group Statistics/Descriptive Statistics/Individual Samples.

16. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 16 * Xem đối tượng1 Một cách khác để chọn và mở đối tượng là chọn Show ở thanh công cụ2 hay chọn Quick/Show … từ thực đơn và nhập tên đối tượng vào hộp thoại. Nút Show cũng có thể được sử dụng để hiển thị các phương trình của các chuỗi. Cửa sổ đối tượng Cửa sổ đối tượng là cửa sổ được hiển thị khi ta mở một đối tượng hay một chứa đối tượng. Một cửa sổ đối tượng sẽ chứa hoặc một hiển thị của đối tượng hoặc các kết quả của một thủ tục của đối tượng. Eviews cho phép mở cùng lúc nhiều cửa sổ đối tượng. * Các thành phần của một cửa sổ đối tượng Đây là minh họa cửa sổ phương trình từ kết quả hồi qui theo phương pháp OLS. Một số điểm cần lưu ý như sau: Thứ nhất, đây là một cửa sổ chuẩn vì ta có thể đóng, thay đổi kích cở, phóng to, thu nhỏ, và kéo lên xuống hay qua lại. Khi có nhiều cửa sổ khác đang mở, nếu ta muốn cửa sổ nào ở chế độ làm việc thì ta chỉ cần nhấp vào thanh tiêu đề hay bất kỳ đâu trong cửa số đó. Lưu ý, cửa sổ đang ở chế độ làm việc được biểu hiện với thanh tiêu đề có màu đậm. Thứ hai, thanh tiêu đề của cửa sổ đối tượng cho biết loại đối tượng, tên đối tượng, và tập tin chứa. Nếu đối tượng cũng chính là đối tượng chứa thì thông tin chứa được thay bằng thông tin thư mục.Thứ ba, trên đỉnh cửa sổ có một thanh công cụ chứa một số nút giúp ta dễ dàng làm việc. 1 2 Show Toolbar

17. 17 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình * Các thực đơn và thanh công cụ của đối tượng Làm việc với đối tượng * Đặt tên và tên nhãn của đối tượng Các đối tượng có thể được đặt tên hoặc không được đặt tên. Khi ta đặt tên cho đối tượng, thì tên đối tượng sẽ xuất hiện trong thư mục của tập tin Eviews, và đối tượng sẽ được lưu như một phần của tập tin khi tập tin được lưu. Ta phải đặt tên đối tượng nếu muốn lưu lại các kết quả của đối tượng. Nếu ta không đặt tên, đối tượng sẽ được gọi là “UNTITLED”. Các đối tượng không được đặt tên sẽ không được lưu cùng với tập tin, nên chúng sẽ bị xóa khi đóng tập tin. Để đổi tên đối tượng, trước hết phải mở cửa sổ đối tượng, sau đón nhấp vào nút Name trên cửa sổ đối tượng và nhập tên (và tên nhãn) vào. Nếu có đặt tên nhãn thì tên nhãn sẽ xuất hiện trong các bảng biểu đồ thị, nếu không Eviews sẽ dùng tên đối tượng. Lưu ý, đây là nhóm đã mặc định và không được sử dụng cho tên đối tượng: ABS, ACOS, AND, AR, ASIN, C, CON, CNORM, COEF, COS, D, DLOG, DNORM, ELSE, ENDIF, EXP, LOG, LOGIT, LPT1, LPT2, MA, NA, NOT, NRND, OR, PDL, RESID, RND, SAR, SIN, SMA, SQR, và THEN. * Copy và dán đối tượng Có hai phương pháp tạo ra bản sao các thông tin chứa trong đối tượng: Copy và Freeze.

20. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 20 Các hàm chuỗi Hầu hết các hàm trong Eviews đều bắt đầu bằng ký hiệu @, ví dụ @mean(y) nghĩa là lấy giá trị trung bình của chuỗi y cho toàn bộ mẫu hiện hành. Có ba nhóm hàm chuỗi hay sử dụng trong Eviews: hàm toán (mathematical functions), hàm tập tin Eviews (workfile functions), và hàm dãy số (string functions). Để tìm hiểu thêm về các hàm này, ta có thể tham khảo ở Help/Command & Programming Reference, hoặc Help/Quick Help Reference, ở đây chỉ trình bày một số hàm hay sử dụng trong cuốn sách này. Hàm giá trị tuyệt đối: @abs(x), abs(x) Hàm mũ cơ số e hay antilog (ex): @exp(x), exp(x) Hàm nghịch đảo (1/x): @inv(x) Hàm log tự nhiên (ln(x) hay loge(x)): @log(x), log(x) Hàm căn bậc hai: @sqrt(x), sqr(x) Hàm xu thế: @trend(base date), trong đó, base date chỉ thời điểm bắt đầu của chuỗi xu thế T (tại đó T = 0) Biến trễ, tới, sai phân1 và mùa vụ Khi làm việc với dữ liệu chuỗi thời gian, ta thường xử lý dữ liệu bằng cách chuyển hóa sang dạng trễ, tới, sai phân, hoặc tạo thêm các biến giả mùa vụ. * Biến trễ, tới và sai phân Biến trễ một giai đoạn (xt-1): x(-1) Biến trễ k giai đoạn (xt-k): x(-k) Biến tới một giai đoại (xt+1): x(1) Biến tới k giai đoạn (xt+k): x(k) Sai phân bậc một (∆x = xt – xt-1): d(x) Sai phân bậc k (∆kx = xt – xt-k): d(x,k) Sai phân bậc một của biến trễ dạng log tự nhiên: dlog(x) Trung bình trượt k giai đoạn: @movav(x,k) Ngoài ra, ta có thể đồng thời kết hợp nhiều toán tử với nhau, ví dụ dlog(x), dlog(x,4), … * Biến giả mùa vụ Tạo ra một biến giả theo quí có giá trị là 1 đối với quí 2 và giá trị là 0 đối với các quí khác: @seas(2) Tạo ra một biến giả theo tháng có giá trị là 1 đối với tháng 2 và giá trị 0 đối với các tháng khác: @month(2) 1 Lead: tới, Lag: trễ, và Difference: Sai phân

22. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 22 JB lớn hơn giá trị quan sát (giá trị phê phán) dưới giả thiết không (H0). Giá trị xác suất càng nhỏ thì khả năng bác bỏ giả thiết H0 càng cao. * Thống kê theo nhóm Thống kê theo nhóm cho phép ta tính các thống kê mô tả của một chuỗi theo các phân nhóm khác nhau trong mẫu phân tích. Nếu ta chọn View/Descriptive Statistics/Stats by Classification …, thì một hộp thoại sau đây sẽ xuất hiện: Các lựa chọn ở Stattistics bên trái cho phép ta chọn các tiêu chí thống kê muốn tính toán. Trong ô Series/Group for classify ta nhập tên chuỗi hay nhóm để xác định các phân nhóm. Nếu ta chọn nhiều chuỗi thì mỗi chuỗi cách nhau một khoảng trắng. Ở mục Output Layout, nếu ta chọn các Margins thì bảng kết quả có trình bày thống kê của tất các các quan sát trong cùng một nhóm cũng như của toàn bộ mẫu phân tích. Ví dụ, sử dụng file chúng tôi để thống kê mô tả biến LWAGE (log tự nhiên1 của lương tuần) theo hai biến CONSTRUC (= 1 nếu làm việc trong ngành xây dựng và = 0 nếu làm trong các ngành khác) và MARRIED (= 1 nếu đã có gia đình và = 0 nếu chưa có gia đình). Kết quả thống kê biến LWAGE với bốn tiêu chí thống kê là trung bình, trung vị, lệch chuẩn, và số quan sát được trình bày như bảng bên cạnh. Nhìn vào bảng kết quả ta có thể so sánh có sự khác biệt giữa các nhóm hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn sự khác biệt đó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, ta cần dựa vào loại kiểm định thống kê thích hợp. 1 Log tự nhiên được ký hiệu là ln, nhưng toán tử trong Eviews là log

24. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 24 χ2 = ( N − 1)s 2 σ2 (2.4) Với giả thiết H0 và giả định rằng X có phân phối chuẩn, thì thống kê chi bình phương sẽ theo phân phối chi bình phương với N-1 bậc tự do. * Kiểm định ngang bằng theo nhóm Đây là các kiểm định xem các giá trị trung bình, phương sai và trung vị ở các phân nhóm trong cùng một chuỗi có bằng nhau hay không. Khi chọn View/Tests for Descriptive Stats/Equality Tests by Classification … sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại như hình bên. Trước tiên ta phải chọn loại kiểm định: trung bình, phương sai, hay trung vị, sau đó chọn các phân nhóm muốn so sánh. Xác định giả thiết: Đối với kiểm định trung bình H0: Trung bình của các nhóm bằng nhau H1: Trung bình của các nhóm khác nhau Đối với kiểm định phương sai H0: Phương sai của các nhóm bằng nhau H1: Phương sai của các nhóm khác nhau Để quyết định, ta so sánh giá trị thống kê F1 tính toán với giá trị thống kê F quan sát (phê phán). Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F quan sát tại một mức ý nghĩa nhất định, ta bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. Lập bảng tần suất một chiều Để lập bảng tần suất một chiều ta chọn View/One-Way Tabulation … và sẽ xuất hiện một hộp thoại như sau. Biểu đồ tự tương quan Mục đích của biểu đồ tự tương quan là giúp ta kiểm định xem một chuỗi thời gian dừng hay không dừng2. Trong các mô hình dự báo chuỗi thời gian và dự báo bằng phương pháp hồi qui các chuỗi thời gian, thì việc các chuỗi thời gian dừng hay không 1 Sẽ được giải thích ở chương 4 và 5 Đây là một nội dung rất quan trọng khi phân tích chuỗi thời gian và đặc biệt có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn mô hình dự báo thích hợp trong các phương pháp dự báo định lượng với dữ liệu chuỗi thời gian. Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 14. 2

26. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 26 Trong Eviews, ta lập biểu đồ tự tương quan bằng cách chọn View/Correlogram … , xác định biểu đồ tự tương quan của chuỗi gốc hay chuỗi sai phân bậc một và bậc hai, và cuối cùng là xác định độ trễ k. Ví dụ, chuỗi GDP trong chúng tôi có biểu đồ tự tương quan như sau: Dựa vào biểu đồ tự tương quan để xác định một chuỗi thời gian dừng hay không như sau. Có thể tóm tắt ý tưởng chính như sau. Nếu hệ số tự tương quan đầu tiên khác không nhưng các hệ số tự tương quan tiếp theo bằng không một cách có ý nghĩa thống kê, thì đó là một chuỗi dừng. Nếu một số hệ số tự tương quan khác không một cách có ý nghĩa thống kê thì đó là một chuỗi không dừng. Kiểm định nghiệm đơn vị Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Nội dung chi tiết phần kiểm định nghiệm đơn vị sẽ được trình bày ở chương 14 về các mô hình hồi qui chuỗi thời gian. Tuy nhiên, để hiểu qui trình kiểm định nghiệm đơn vị trên Eviews, ta nên xem qua một số ý tưởng cơ bản về mặt lý thuyết. Trước hết, cần lưu ý rằng có nhiều khái niệm chưa được học nên người đọc không nhất thiết phải hiểu ngay nội dung kiểm định nghiệm đơn vị ở chương này. Giả sử ta có phương trình hồi qui tự tương quan như sau: Yt = ρYt-1 + ut (-1 ≤ ρ ≤ 1) (2.7) Ta có các giả thiết: H0: ρ = 1 (Yt là chuỗi không dừng) H1: ρ < 1 (Yt là chuỗi dừng) Phương trình (2.7) tương đương với phương trình (2.8) sau đây: Yt – Yt-1 = ρYt-1 – Yt-1 + ut = (ρ – 1)Yt-1 + ut ∆Yt = δYt-1 + ut Như vậy các giả thiết ở trên có thể được viết lại như sau: H0: δ = 0 (Yt là chuỗi không dừng) (2.8)

27. 27 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình H1: δ < 0 (Yt là chuỗi dừng) Dickey và Fuller cho rằng giá trị t ước lượng của hệ số Yt-1 sẽ theo phân phối xác suất τ (tau statistic, τ = giá trị δ ước lượng/sai số của hệ số δ). Kiểm định thống kê τ còn được gọi là kiểm định Dickey – Fuller (DF). Kiểm định DF được ước lượng với 3 hình thức: * Khi Yt là một bước ngẫu nhiên không có hằng số: ∆Yt = δYt-1 + ut (2.9) * Khi Yt là một bước ngẫu nhiên có hằng số: ∆Yt = β1 + δYt-1 + ut (2.10) * Khi Yt là một bước ngẫu nhiên với hằng số xoay quanh một đường xu thế ngẫu nhiên: ∆Yt = β1 + β2TIME + δYt-1 + ut (2.11) Để kiểm định H0 ta so sánh giá trị thống kê τ tính toán với giá trị thống kê τ tra bảng DF (các phần mềm kinh tế lượng đều cung cấp giá trị thống kê τ). Tuy nhiên, do có thể có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các ut do thiếu biến, nên người ta thường sử dụng kiểm định DF mở rộng là ADF (Augmented Dickey – Fuller Test). Kiểm định này được thực hiện bằng cách đưa thêm vào phương trình (2.11) các biến trễ của sai phân biến phụ thuộc ∆Yt: ∆Yt = β1 + β2TIME + δYt-1 + αi Σ∆Yt-i + εt (2.12) Để tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị trên Eviews ta chọn View/Unit Root Test …, sẽ xuất hiện hộp thoại Unit Root Test. Ở lựa chọn Test for unit root in, chọn level nếu muốn kiểm định chuỗi gốc có phải là một chưỡi dừng hay không, chọn 1st difference nếu muốn kiểm định chuỗi sai phân bậc một có phải là một chuỗi dừng hay không. Ở lựa chọn Include in test equation, chọn intercept nếu dùng phương trình (2.10), chọn trend and intercept nếu dùng phương trình (2.11), chọn None nếu dùng phương trình (2.9), chọn trend and intercept và xác định độ trễ ở lựa chọn Lag length nếu dùng phương trình (2.12).

28. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 28 PHÂN TÍCH NHÓM Khi mở một nhóm, nếu chọn View ta thấy xuất hiện thực đơn dạng drop-down như hình bên cạnh. Block thứ nhất cung cấp các cách khác nhau để mô tả dữ liệu trong nhóm. Block thứ hai trình bày các thống kê cơ bản. Block thứ ba chuyên về các thống kê của chuỗi thời gian. Block thứ tư là tên nhãn nhằm cung cấp các thông tin về nhóm. Trong phần này ta chỉ xem xét một số nội dung quan trọng thường được sử dụng trong kinh tế lượng. Thống kê mô tả Trong thống kê mô tả ta thấy có ba loại như sau: Common Sample, Individual Sample, và Boxplots. Common Sample chỉ tính các thống kê các quan sát có đầy đủ giá trị ở tất cả các chuỗi dữ liệu trong nhóm. Individual Sample tính các thống kê của các quan sát có đầy đủ giá trị ở mỗi chuỗi dữ liệu. Kiểm định đồng liên kết1 Chúng ta sẽ được biết ở chương 14 rằng khi hồi qui các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến “kết quả hồi qui giả mạo”2. Tuy nhiên, Engle và Granger3 (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể được giải hích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Nói cách khác, nếu phần dư trong mô hình hồi qui giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi qui là thực và thể hiên mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Mục đích của kiểm định đồng liên kết là xác định xem một nhóm các chuỗi không dừng có đồng liên kết hay không. Có hai cách kiểm định. * Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư Giả sử GDP và M1 là hai chuỗi thời gian không dừng và ta có mô hình hồi qui như sau: GDPt = β1 + β2M1t + ut (2.13) Nếu phần dư ut là một chuỗi dừng thì kết quả hồi qui giữa GDP và M1 là “thực” và ta vẫn sử dụng một cách bình thường. Nói cách khác, GDP và M1 có quan hệ đồng liên kết và β2 được gọi là hệ số hồi qui đồng liên kết. Các bước thực hiện trên Eviews như sau: 1) Ước lượng mô hình GDPt = β1 + β2M1t + ut 1 Cointegration test Spurious regression 3 Đoạt giải Nobel kinh tế năm 2003 2

29. 29 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình 2) Kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi ut * Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương pháp VAR của Johasen Eviews thực hiện kiểm định đồng liên kết trên cơ sở phương pháp luận VAR của Johasen (1991, 1995a). Lưu ý, kiểm định này chỉ có hiệu lực khi ta đang xét các chuỗi thời gian không dừng. Giả sử ta muốn kiểm định đồng liên kết giữa GDP và M1 trong chúng tôi theo phương pháp luận của Johasen, ta chọn View/Cointegration Test … sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại như sau: Ở lựa chọn Deterministic trend in data có năm giả định về các chuỗi thời gian đang xem xét. Như sẽ được trình bày ở chương 14, một chuỗi thời gian có thể dừng sai phân hoặc dừng xu thế, trong đó có thể có xu thế xác định và xu thế ngẫu nhiên. Tương tự, các phương trình đồng liên kết có thể có hệ số cắt và xu thế xác định. Trên thực tế, trường hợp 1 và 5 ít khi được sử dụng. Nếu ta không chắc chắn về các giả định xi thế, ta nên chọn trường hợp 6. Nếu mô hình có các biến ngoại sinh thì ta đưa vào ô exog variables. Ngoài ra, ta có thể xác định độ trể của biến phụ thuộc trong mô hình ở ô Lag intervals và mức ý nghĩa ở ô MHM. Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa GDP và M1 như bảng bên

31. 31 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình Lưu ý, các độ trễ của X và Y có thể khác nhau và có thể được xác định bằng một số tiêu chí thống kê khác nhau. XÂY DỰNG HÀM KINH TẾ LƯỢNG TRÊN EVIEWS Trong tài liệu này ta chỉ xét phân tích hồi qui đơn phương trình. Phần này trình bày các kỹ thuật phân tích hồi qui cơ bản như xác định và ước lượng một mô hình hồi qui, kiểm định giả thiết, và sử dụng kết quả ước lượng cho các mục đích dự báo. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH Ước lượng hồi qui đơn phương trình trên Eviews được thực hiện bằng cách sử dụng đối tượng phương trình. Để tạo ra một đối tượng phương trình ta chọn Object/New Object … /Equation hay Quick/Estimate Equation … từ thực đơn chính, hay đơn giản chỉ cần đánh equation trong cửa sổ lệnh. Kế tiếp, ta sẽ xác định dạng phương trình trong hộp soạn thảo Specification của hộp thoại Equation Estimation và chọn phương pháp ước lượng ở ô Method. Các kết quả ước lượng được lưu trữ như một phần của đối tượng phương trình. Xác định phương trình hồi qui Khi tạo ra một đối tượng phương trình sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại Equation Estimation và ta cần xác định ba việc sau: dạng phương trình, phương pháp ước lượng, và mẫu được sử dụng để ước lượng. Trong hộp soạn thảo dạng phương trình ta nhập các biến phụ thuộc và giải thích theo thứ tự từ trái qua phải và lưu ý xác định dạng hàm. Có hai cách xác định dạng phương trình ước lượng: liệt kê các biến và công thức. Phương pháp liệt kê dễ hơn nhưng chỉ có thể sử dụng giới hạn ở các dạng mô hình tuyến tính. Phương pháp công thức tổng quát hơn và phải được sử dụng để xác định các dạng mô hình phi tuyến và các mô hình có ràng buộc tham số. Xác định phương trình theo phương pháp liệt kê Cách đơn giản nhất để xác định một phương trình tuyến tính là liệt kê các biến trong phương trình. Trước hết, nhập tên biến phụ thuộc hay công thức của biến phụ thuộc,

32. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 32 sau đó nhập tên các biến giải thích. Ví dụ, sử dụng chúng tôi để xác định phương trình hồi qui GDP theo cung tiền M1, ta nhập vào hộp thoại soạn thảo dạng phương trình như sau: GDP c M1 (2.17) Lưu ý có hiện diện của chuỗi C trong danh sách các biến giải thích. Đây là một chuỗi mặc định sẵn trong Eviews được dùng để xác định hằng số trong phương trình hồi qui. Eviews không tự động đưa hằng số vào phương trình hồi qui vì tùy thuộc vào mô hình có hệ số cắt hay không nên ta phải đưa vào khi xác định phương trình hồi qui. C là một đối tượng đã được xác định trước trong bất kỳ một tập tin Eview nào. Đây là một vectơ hệ số mặc định – khi ta xác định phương trình bằng cách liệt kê tên các biến, Eviews sẽ lưu giữ các hệ số ước lượng trong vectơ này theo thứ tự xuất hiện trong danh sách các biến. Trong ví dụ trên, hằng số sẽ được lưu trong C(1) và hệ số của M1 sẽ được lưu trong C(2). Nếu mô hình có biến trễ một giai đoạn của biến phụ thuộc thì ta liệt kê các biết trong hộp thoại soạn thảo này như sau: GDP GDP(-1) c M1 (2.18) Như vậy hệ số của biến trễ biến GDP là C(1), hệ số của hằng số là C(2), và hệ số của M1 là C(3). Nếu mô hình có nhiền biến trễ liên tục của biến GDP thì thay vì phải nhập từng biến trễ GDP(-1) GDP(-2) GDP(-3) GDP(-4), Eviews cho phép thực hiện như sau: GDP GDP(1 to 4) c M1 (2.19) Tuy nhiên, nếu ta không đưa số 1 và dấu ngoặc đơn thì Eviews sẽ hiểu đó là số 0. Ví dụ: GDP c M1(to 2) M1(-4) (2.20) Thì Eviews sẽ hiểu ta hồi qui GDP theo hằng số C, M1, M1(-1), M1(-2), và M1(-4). Ngoài ra, ta cũng có thể đưa các chuỗi điều chỉnh vào nhóm các biến giải thích. Ví dụ ta hồi qui GDP theo hằng số, biến trễ của GDP, và biến trung bình di động hai giai đoạn của M1 như sau: GDP GDP(-1) c ((M1+M1(-1))/2) (2.21) Xác định phương trình theo phương pháp công thức Một công thức phương trình trong Eviews là một biểu thức toán về các biến và hệ số. Để xác định một phương trình bằng công thức, đơn giản là ta nhập biểu thức vào hộp thoại soạn thảo. Ví dụ, hồi qui mô hình dạng log tự nhiên như sau: log(GDP) c log(GDP(-1)) log(M1) (2.22) Hai lý do chủ yếu ta phải sử dụng phương pháp công thức này là ước lượng các mô hình ràng buộc và phi tuyến.

33. 33 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình Ước lượng một phương hồi qui Phương pháp ước lượng Sau khi đã xác định phương trình, ta cần chọn phương pháp ước lượng bằng cách nhấp vào Method và sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại dạng drop-down liệt kê các phương pháp ước lượng. Phương pháp sử dụng phổ biến nhất đối với hồi qui đơn phương trình là phương pháp bình phương bé nhất1. Trong chương trình kinh tế lượng căn bản của cuốn sách này, ta chỉ sử dụng hai phương pháp là LS – Least Squares2 và BINARY – Binary choice3. Hai phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết vào các chương sau. Mẫu ước lượng Ta nên xác định mẫu sử dụng cho việc ước lượng mô hình. Theo mặc định, Eviews đưa ra mẫu của tập tin Eviews hiện hành, nhưng ta có thể thay đổi mẫu theo mục đích ước lượng bằng cách nhập vào hộp thoại Sample. Thay đổi mẫu ở đây không ảnh hưởng gì đến mẫu của tập tin Eviews hiện hành. Nếu có quan sát không có giá trị4, Eviews tạm thời điều chỉnh mẫu ước lượng để loại bỏ các quan sát đó ra khỏi mẫu phân tích. Ngoài ra, nếu trong mô hình có các biến trễ hay biến điều chỉnh thì Eviews cũng điều chỉnh số mẫu ước lượng. 1 Least squares/Ordinary least squares Kể cả phương pháp WLS (Weighted least squares) và GLS (Generalized least squares) 3 Hai loại mô hình sẽ được trình bày ở chương 15 là Logit và Probit 4 Missing value 2

34. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 34 Các lựa chọn ước lượng Khi chọn Options ta sẽ thấy xuất hiện hộp thoại Equation Estimation. Các nội dung trong phần lựa chọn ước lượng như Heteroskedastiscity consistent coefficient covariance và Weighted LS/TSLS sẽ được trình bày chi tiết ở chương 11 và 12. Kết quả ước lượng Sau khi đã hoàn thành các bước trên ta chọn OK trong hộp thoại Equation Estimation, Eviews sẽ hiển thị cửa số phương trình về hiển thị kết quả ước lượng. Trong kết quả ước lượng của Eviews gồm ba phần chính: Tóm tắt các đặc điểm của mô hình hồi qui (biến phụ thuộc, phương pháp ước lượng, thời điểm thực hiện ước lượng, mẫu ước lượng, và số quan sát được sử dụng cho ước lượng kết quả); Kết quả hệ số (tên các biến giải thích, giá trị ước lượng các hệ số hồi qui, sai số chuẩn, thống kê t, và giá trị xác suất); và Tóm tắt thống kê (hệ số xác định R2, R2 điều chỉnh, sai số chuẩn của hồi qui, tổng bình phương phần dư (RSS), thống kê d Durbin-Watson, AIC, SIC, thống kê F, …). Sau khi học xong chương trình kinh tế lượng căn bản ít nhất ta sẽ hiểu một cách hệ thống tất cả các thông tin trong bảng kết quả ước lượng này.

36. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 36 ta nên lưu phần dư với một tên gọi khác. Khi vừa ước lượng mô hình, nếu ta chọn Resids ở Equation ta sẽ có đồ thị hệ trục kép như sau: 2000 1500 1000 30 500 20 10 0 0 -10 -20 -30 55 60 65 70 Residual 75 80 Actual 85 90 95 Fitted Biến giả trong Eviews Để đưa biến giả vào mô hình hồi qui, thay vì phải tạo ra các biến này, Eviews đưa ra công thức hỗ trợ rất hữu ích như sau: @EXPAND(D1, D2, …) (2.23) Ví dụ sử dụng chúng tôi hồi qui biến wage theo các biến giáo dục, năm kinh nghiệm, giới thích, ngành xây dựng, và ngành dịch vụ như sau:

39. 39 Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1 Phùng Thanh Bình Tổng các hệ số hồi qui của log(K) và log(L) dường như lớn hơn 1, nhưng để có kết luận tin cậy ta cần kiểm định giả thiết H0: β2 + β3 = 1. Để thực hiện kiểm định Wald ta chọn View/Coefficient Tests/Wald – Coefficient Restrictions … và nhập điều kiện ràng buộc vào hộp thoại soạn thảo như sau: Lứu ý, nếu có nhiều ràng buộc khác nhau, thì mỗi ràng buộc cách nhau bằng một dấu phẩy. Eviews sẽ cho kết quả kiểm định như sau: Các giá trị thống kê sẽ được giải thích ở chương mô hình hồi qui bội. Ngoài ra, ta có thể đưa ra các điều kiện ràng buộc khác tùy vào phát biểu giả thiết. Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận H0, nếu là mô hình hồi qui tuyến tính ta so sánh giá trị F tính toán với giá trị F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định. Ngược lại, nếu mô hình hồi qui phi tuyến ta so sánh giá trị chi bình phương tính toán với giá trị chi bình phương phê phán với số bậc tự do bằng số ràng buộc. * Kiểm định bỏ sót biến Đây là một nội dung quan trọng trong kiểm định sai dạng mô hình. Ý tưởng của kiểm định này là khi ta đưa thêm biến vào mô hình và muốn biết các biến này có đóng góp có ý nghĩa vào việc giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc hay không. Giả thiết không của kiểm định này là các biến mới đưa thêm vào mô hình đồng thời không có ý nghĩa. Giả sử, với chúng tôi lúc đầu ta chỉ ước lượng mô hình như sau: log(GDPt) = B1 + B2log(M1t) + B3log(RSt) + ut Hai điểm lưu ý với kiểm định này: (2.27)

40. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 40 – Số quan sát trong hai mô hình phải bằng nhau. – Áp dụng cho mọi phương pháp ước lượng miễn là phương trình hồi qui được xác định bằng cách liệt kê các biến chứ không phải bằng công thức. Để thực hiện kiểm định bỏ sót biết ta chọn View/Coefficient Tests/Omitted Variables – Likelihood Ratio … và nhập tên các biến nghi là bị bỏ sót cần được kiểm định (giả sử đó là TIME và PR) vào hộp thoại soạn thảo và được kết quả sau đây: Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận H0, nếu là mô hình hồi qui tuyến tính ta so sánh giá trị F tính toán với giá trị F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định. Ngược lại, nếu mô hình hồi qui phi tuyến ta so sánh giá trị LR với giá trị chi bình phương phê phán với số bậc tự do bằng số ràng buộc. * Kiểm định thừa biến Đây cũng là một nội dung trong kiểm định sai dạng mô hình. Kiểm định này cho phép ta kiểm định xem một nhóm biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê hay không. Nói cách khác, đây là kiểm định xem các hệ số của một nhóm biến đưa vào mô hình có đồng thời bằng không hay không để quyết định có nên loại chúng ra khỏi mô hình hay không. Các điều kiện áp dụng kiểm định này cũng tương tự như kiểm định bỏ sót biến. Giả sử lúc đầu ta có mô hình như sau: log(GDPt) = B1 + B2log(M1t) + B3log(RSt) + B4PRt + B5TIME + ut (2.28)

42. CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 42 tương quan và thống kê Q để kiểm định “chuỗi” phần dư của mô hình hồi qui có tương quan với nhau không. Biểu đồ tự tương quan đã được trình bày ở phần xử lý dữ liệu chuỗi. Để thực hiện kiểm định phần dư có tự tương quan hay không ta chọn View/Residual Tests/Correlogram – Q Statistics … * Kiểm định nhân tử Lagrange Đây là một cách kiểm định khác với kiểm định Q để kiểm định tương quan chuỗi. Kiểm định này sẽ được trình bày ở chương 13 về lựa chọn dạng mô hình. Trên Eviews ta thực hiệm kiểm định này bằng cách chọn Views/Residual Tests/Serial Correlation LM Test … * Kiểm định White về phương sai thay đổi Tương tự, mô hình hồi qui tuyến tính cổ điển cũng giả định các hạn nhiễu có phương sai đồng nhất. Để xem phương sai của nhiễu có đồng nhất hay không ta có thể sử dụng các kiểm định Park, kiểm định Glejser, kiểm định White, … Nội dung các kiểm định này sẽ được trình bày ở chương 11 về phương sai thay đổi. Trên Eviews ta thực hiện kiểm định White bằng cách chọn hoặc View/Residual Tests/White Heteroskedasticity (no cross terms) hoặc View/Residual Tests/White Heteroskedasticity (cross terms). Kiểm định sự ổn định * Kiểm định Chow Mục đích của kiểm định Chow là xem liệu có sự thay đổi về mặt cấu trúc của mô hình hồi qui (đối với hồi qui chuỗi thời gian) giữa các giai đoạn khác nhau (do thay đổi chính sách hoặc cú sốc kinh tế) hay không. Nội dung của kiểm định này sẽ được trình bày ở chương 8 về phân tích hồi qui bội. Ta xét ví dụ trong chúng tôi Sau khi ta hồi qui tiết kiệm theo thu nhập và thực hiện kiểm định như sau View/Stability Tests/Chow Breakpoint Test … và ta nhập mốc thời gian vào hộp thoại soạn thảo để có kết quả như sau: . * Kiểm định RESET của Ramsay Mục đích của kiểm định này là xem có bỏ sót biến quan trọng trong mô hình hồi qui hay không (nhất là khi không có số liệu về biến bỏ sót đó). Nội dung của kiểm định này sẽ được trình bày ở chương 8 về lựa chọn dạng mô hình. Sau khi ước lượng, để kiểm định xem liệu mô hình có sót biến hay không ta chọn View/Stability Tests/Ramsay RESET Test …

Huong Dan Choi Pokemon Emerald Part 1

( nino24 ) -Litteroot Town – Oldale Town – May Battle #1 – Route 102

Mình không đánh Pokemon hoang dã vì mình rất lười và vì các em ý dễ thương mừ do Team mình hết slot nên ko cho các em ý vào thôi. Với lại không luyện Levelbằng Pokemon hoang dã thì theo ý kiến cá nhân mình đánh Gyms sẽ cân bằng hơn và vui hơn (còn bác nào thích chơi lấy Level đè bẹp tất cả thì mình chịu ).

Xem video tai day: Huong dan choi Pokemon Emerald Part 1

Tên nhân vật: Randon (vì Pokemon là trò chơi mang tính random rất cao nên mình đặt tên nhân vật là Randon )

Có 2 lý do chọn Mudkip

Chọn Mudkip vì trong 5 thuộc tính chủ yếu là : Fire, Water, Electric, Ground, Grass thì Marshtomp (cấp 2 của Mudkip) và Swarmpert ( cấp 3 của Mudkip) đã sở hữu 2 thuộc tính là Water và Ground.

Pokemon Ruby/Sapphire/Emerald là phiên bản theo ý kiến cá nhân mình là có các tuyến đường biển dài và rắc rối nhất. Do đó càng nhiều Pokemon Nước trong Team càng tốt. Boss cuối Wallace cũng là huấn luyện viên hệ Nước mà.

Littleroot Town:

Bước xuống xe tải, bạn lên phòng mở máy tính để lấy 1 bình Potion. Hoàn tất chính đồng hồ thì Mom sẽ lên phòng bạn, cứ bấm nút liên tục cho đến khi bạn được cho phép đi chơi .

Sau khi ra khỏi nhà, bạn ra khỏi Littleroot Town và bạn sẽ bắt gặp giáo sư Prof.Birch đang bị chó dí chạy vòng vòng và cầu cứu.

Bạn tiến tới cái balô và chọn một trong 3 Pokemon. Ở đây mình chọn Mudkip.

Lưu ý: bạn nhớ quick save bằng Shift+F1 của VBA trước khi chọn nếu bạn là người có quan tâm kỹ lưỡng về Stats, Nature và Giới Tính của Pokemon. Vì sau khi chọn thì sẽ ra random về các mặt nói trên. Đặc biệt là về stats, kiểm tra cái này thì cũng dễ thôi. Nếu sau khi tung Mudkip ra đấu mà HP là 19/19 (60%) thì bấm F1 load lại cho tới khi nào ra HP 20/20 thì thôi (35%). Còn bạn nào quan tâm tới Nature thì bấm load liên tục cỡ 2 tiếng, nhọ lắm thì 4 tiếng thì sẽ được như ý. Mình thánh nhọ load liên tục 4 tiếng 5 phút không ra Brave Nature nên thôi trời cho cái nào xài cái đó vậy.

Sau khi đập xong con chó….à nhầm Zigzagoon, bạn sẽ được giáo sư dẫn về phòng Lab của ổng và làm lễ trao tặng Mudkip cho bạn luôn.

Oldale Town:

Ở đây bạn chỉ cần nói chuyện với một nhân vật duy nhất là người đàn ông đeo tạp dề trắng, ông ta là nhân viên của PokeMart và sẽ cho bạn 1 bình Potion (hàng tặng không bán).

Tiếp tục đi lên phía trên tới Route 103 vì Route 102 có một tên 4 mắt dở hơi chặn lại không cho bạn đi

Ở Route 103, bạn sẽ gặp May ( con gái giáo sư Birch và cũng là main Rival của game, Rival này đánh ít và không phê như anh Green hay anh Silver trong suốt game)

Nhỏ sẽ thách đấu bạn trận đầu tiên.

May Battle #1: My Pokemons: Mudkip LV5

Bạn cứ cụng nhỏ thoải mái (Tackle). Đập xong thì trên đường về nhớ ghé Pokemon Center ở Oldale Town để bơm máu). Sau đó tiếp tục trở về phòng Lab của giáo sư ở Littleroot Town và bạn sẽ được tặng PokeDex + 5 quả PokeBalls.

Lúc này, bạn đã có đủ đồ nghề cùa một Pokemon Trainer nên chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình. À quên, còn thiếu một món quan trọng, và mẹ yêu dấu sẽ trao nó cho bạn. Sau khi ra khỏi phòng Lab, dù bạn có tránh né hay núp lùm bằng bất cứ hình thức nào thì Mom cũng sẽ túm cổ được bạn và cho bạn Running Shoes. Bạn đè nút B hoặc nút X trong VBA trong khi di chuyển bình thường thì bạn sẽ chạy. Kể từ lúc này mình tuyên bố mình là vận động viên Ma-ra-tông nhá, ứ thèm đi bộ nữa.

Route 102: My Pokemons: Mudkip LV7

Từ Oldale Town, tên bốn mắt đã nhận ra là mình ngu mà cứ tỏ ra nguy hiểm nên sẽ nhường đường cho bạn đi. Bạn quẹo trái vào Route 102.

Mình thì sẽ né các Trainers hết sức có thể, vì mình mới có mỗi Mudkip, chờ bắt thêm Pokemons mới đánh.

Petalburg City – Route 104 – Petalburg Woods – Rustboro City

Petalburg City: My Pokemons: Mudkip LV7.

Tiến thẳng vào Petalburg Gym và nói chuyện với Dad Norman. Đang nói chuyện thì nhóc Wally chạy vào (nhóc này mà Trap thì hết xảy, con trai mà yếu đuối-nhút nhát-dễ thương y như con gái) và đòi xin một con Pokemon.

Nhưng Dad không cho và bảo nó phải tự đi bắt. Bạn bất đắc dĩ phải đi theo bảo vệ nhóc Wally vì nó chưa có Pokemon bảo vệ.

Khúc này thì bạn không cần bấm bút gì cả vì game sẽ tự chạy như chiếu phim vậy, thật ra để bố bấm nút còn nhanh hơn. Bạn và Wally ra bụi cỏ và bắt gặp một con Ralts đực LV5 (rõ hack, Ralts ở Route 102 cao nhất là LV4, đã vậy mình săn toàn gặp con cái )

Bắt Ralts xong trở về nhà Gym, “thưa bố con đã xong nhiệm vụ”.Nhưng bạn chưa thể đánh Petalburg Gym vì Dad Norman bảo “con giai còn non và xanh lắm” và chỉ chấp nhận thách đấu nếu bạn show hàng cho Dad 4 cái Badges (huy hiệu)

Bạn có thể mua thêm đồ ở Petalburg Shop với số tiền vừa kiếm được ở Route 102. Sau đó bạn đi tiếp ra khỏi thành phố hướng về Route 104, nhưng có một tên đeo kính đen kêu bạn lại, bạn nào lười đọc thì cứ bấm next cho nhanh đại khái hắn bảo là hắn đang truy tìm những Trainers tuổi trẻ tài cao trên khắp thế giới (như bạn chẵng hạn).

Route 104 (South Section):

Mình sẽ tiếp tục né các Trainers và tiến vào Petalburg Woods (nhưng các bạn nhớ lụm đồ).

Petalburg Woods: My Pokemons: Mudkip LV7.

Mới vào rừng, bạn quẹo phải rồi đi hết đường sẽ thấy một lối ra khác trở về Route 104 để lụm một quả Great Ball. Sau đó quay trở lại, theo lối bên tay trái để tiếp tục đi sâu vào rừng. Do bắt buộc phải đấu với vài chú bé sâu bọ nên Mudkip của mình lên LV8.

Đi được một lúc bạn sẽ bắt gặp một người đàn ông đang đi săn Shroomish.

Sau màn chào hỏi, ngay lặp tức ông ta bị tấn công bởi một tên Aqua Grunt, và bạn sẽ phải dập hắn bởi ông kia đã núp sau lưng bạn để bạn đỡ đạn dùm ông ta.

My Pokemons: Mudkip LV8

Tên Aqua Grunt này có 1 Pokemon duy nhất là Poochyena LV9. Mudkip của mình mới LV8 do ém LV nên đấu cũng khá vui. Xui lắm thì tốn 1 bình Potion. Đấu thắng bạn được một quả Great Ball nữa.

Bạn tiếp tục đi cho đến khi hết rừng và ra Route 104 (North Section).

Route 104 (North Section)

Nói chuyện với người đàn ông gặp đầu tiên ngay khi ra khỏi rừng để lấy TM09 Bullet Seed. Skill này dùng cho những con Pokemon hệ Cỏ (Grass) nhưng phế vật ếu có nhiều chiêu cỏ như con thằn lằn Grovyle hay Nuzleaf.

Sau đó bạn đi vào ngôi nhà ngay phía trên, đó là Pretty Petal Flower Shop, nói chuyện với cả 3 chị em. Hai trong số đó sẽ cho bạn một Berry random mỗi ngày và item Wailmer Pail dùng để tưới hoa. Ở bụi cỏ phía sau Flower Shop cũng có một số item ẩn như mình đã đánh dấu trong hình.

Mình sẽ tiếp tục né Trainers để tới Rustboro City, cặp song sinh sẽ cho bạn qua nếu bạn chỉ mang theo một Pokemon duy nhất trong túi. Sau khi qua khỏi hồ nước, các bạn nhớ nói chuyện với bà già phía dưới chổ đất xốp để lấy thêm một Berry nữa.

Rustboro City: My Pokemons : Mudkip LV9

Bạn vào ngôi nhà cao tầng ngay bên trái lối vào thành phố, lên tầng 2, nói chuyện với thằng nhóc ở đó nó sẽ cho bạn Premium Ball (quả này là hàng khuyến mãi, ngoài cái đẹp và lạ ra thì không có công dụng gì đặc biệt).

Tiếp đó, bạn vô Pokemon Center bơm máu. Trở ra bạn vào ngôi nhà ngay cạnh Pokemon Center, nói chuyện với bác tiều phu để lấy HM01 Cut. Tuy nhiên, HM01 Cut chưa thể phá cây cho bạn ở ngoài map được do cần phải có huy hiệu Stone Badge để unlock (nó ở ngay trong Rustboro Gym).

Bên phải Pokemon Center là ngôi nhà có tấm bảng ghi Pokemon School, bạn vào nói chuyện với thầy giáo để lấy Item Quick Claw (item này cực kỳ hữu dụng cho những Pokemon có sức mạnh, ATK cao nhưng tốc độ Speed thì thấp)

Ngôi nhà kế bên Rustboro Gym có một In-game Pokemon Trader. Bạn sẽ nhận được một con Seedot giống đực tên là DOTS nếu bạn đổi cho anh ta một con Ralts bất kỳ (vụ Tradenày mình chẳng kiếm lời được tí nào vì 2 con trên là hiếm như nhau).

Bạn rời khỏi Rustboro City để lên Route 115, chạy hết bãi biển để lụm một bình Super Potion.

Sau đó, mình sang Route 116, ở đây thành viên thứ 2 của Team mình sẽ xuất hiện.

Route 116 – Rustboro Gym – Rusturf Tunnel – May Battle #2

Route 116: My Pokemons: Mudkip LV9

Pokemon mình cần bắt cho vào Team là Skitty, ở đây thì nó có LV7 (75%) hoặc LV8(25%). Tỷ lệ xuất hiện là 2%, tỷ lệ con đực là 25%, do đó để bắt một con đực LV8 thì sẽ là 2% x 25% x 25%. Ngồi mò khoảng từ 2 tới 4 tiếng rưỡi sẽ được như ý nên mình code vậy, thậm chí Skitty LV8 vẫn khó gặp khi bạn xài code. Cho mình miễn vụ Nature nhá.

Mình chọn Skitty là vì Skitty có skill Attract ở LV7, tức là bắt xong có ngay skill này. Theo mình thì skill Attract này chính là skill gây status khống chế mạnh nhất, hơn hẳn các loại khác như gây độc (Poison), tê liệt (Paralysis), cháy (Burn), đóng băng (Freeze), ngủ (Sleep), thôi miên (Confusion)…. vân vân và mây mây…. với hơn 50% đối thủ không thể đánh bạn được. Hơn hết, nó không có thuốc giải đặc hiệu :kiểu: Đây gọi là sức mạnh của tình yêu :biết:

Cứ gặp Pokemon giống cái thì cứ tung Delby sử dụng Skill Attract là đã có lợi thế lớn bất chấp khắc hệ. Trừ một số con Pokemon đặc biệt mặt ngu không biết yêu là gì như Numel, Camerupt, Wailmer, Wailord… hay Genderless (Giới tính không rõ ràng) như Magnemite, Magneton, Baltoy. Claydol, Voltorb, Electrode … Nhưng ở phiên bản này thì chúng nó cũng dễ trị.

Lý do mình tìm kiếm Skitty đực là vì mình thích trai đẹp. Mình đặt tên cho Skitty của mình là Delby. Sau khi có Skitty thì bạn càn quét Route 116 và Route 104 (North Section), nói chung là xung quanh Rustboro City. Càn quét xong bạn trở về để chuẩn bị đánh Gym Battleđầu tiên.

À mà khoan, thôi thì đi bắt luôn thành viên thứ 3 của main Team đã, đó là Slakoth. Lý do mình bắt Slakoth vì cấp tiến hóa của bé này là Virgoroth hoặc Slaking có thể nói là Pokemon loại Thường (Normal) mạnh nhất phiên bản này. Theo ý kiến cá nhân mình thì Pokemon loại Thường có những skill của loại Đấu Sĩ là một sự kết hợp tuyệt vời do:

– Loại Thường (Normal) chỉ sợ một loại duy nhất là Đấu Sĩ (Fighting).

– Loại Đấu Sĩ (Fighting) có 2 điểm yếu chết người là loại Siêu Linh (Psychic) và loại Bay (Flying). Loại Thường (Normal) khắc phụ được 2 nhược điểm đó.

– Skill Đấu Sĩ thì dùng để đánh được khá nhiều loại như Đá (Rock), Sắt (Steel), Băng (Ice), và cả chính loại Thường (Normal)…. các Pokemon loại này xuất hiện khá nhiều trong suốt game. Một trong Tứ Đại Thiên Vương (Elite Fours) cũng sử dụng loại Băng.

Túm cái váy lại thì Pokemon loại Thường có skill Đấu Sĩ là môt chiến binh khá toàn diện. Thích hợp cho vị trí Tanker (chỉ cần không bị đánh bằng Skill Đấu Sĩ thì không bao giờ dính Super Effective) hoặc Damage chính. Tuy nếu đưa đi dự Đại Hội Võ Thuật thì lúc nào cũng bị loại từ vòng gửi xe (lý do thì chắc bạn biết tại sao rồi).

Slakoth xuất hiện có LV5-6, tỷ lệ là 5%. Bé này tỉ lệ đực/cái là 50/50 nhưng sao mình toàn gặp giống cái. Chắc tại mình đã có trai đẹp là Delby nên đành chịu bé gái cơ bắp này vậy. Mình đặt tên nó là Slako.

Có Slako xong thì team mình cơ bản đã hoàn thành. Lưu ý là hoàn thành Team càng sớm thì càng thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho việc luyện Level do lượng Exp thu được trong các sự kiện (event) đặc biệt không thể quay lại là rất lớn. Cá nhân mình sẽ kết thúc việc bắt thêm Pokemon cho main Team trước khi tới Mauville City.

Rustboro Gym: My Pokemons: Mudkip LV13 Delby (Skitty) LV10 Slako (Slakoth) LV6

Rustboro Gym với Mudkip thì chỉ cứ 1 skill Water Gun đổi 1 mạng Geodude. Trận cuối đánh Nosepass thì hơi lâu một chút do một chiêu nó không chết liền và Roxanne sẽ buff cho nó 2 bình Potion + 1 Oran Berry ngậm sẵn trong miệng. Thắng trận Mudkip sẽ lên LV16 và tiến hóa thành Marshtomp

Phần thưởng của Rustboro Gym là Stone Badge và TM39 Rock Tomb.

Sau khi đánh xong Rustboro Gym, trở ra thì bạn thấy tên Aqua Grunt lúc nãy đang chạy vụt đi sau khi ăn cắp món gì đó, và đuổi theo hắn là người đàn ông bạn đã gặp trong rừng.

Chạy về hướng Route 116, gặp lại người đàn ông trong rừng. Lúc này bạn sẽ biết được ông ta là nhân viên của tập đoàn Devon Corporation – Tập đoàn lớn nhất chuyên sản xuất các thiết bị máy móc cho các Pokemons và Trainers. Và ông ta nhờ bạn lấy lại giùm món hàng Devon Goods mà tên Aqua Grunt bạn thấy đã ăn cắp.

Route 116: My Pokemons: Marshtomp LV16 Delby (Skitty) LV11 Slako (Slakoth) LV7

Xong đoạn nói chuyện, bạn chạy tới cuối Route 116, lên núi để lụm item. Sau đó dùng skill Cut để vào phần còn lại của Route 116 bị block bởi mấy cái cây, càn quét, nhặt item , hái Berry xong bạn chạy về phía núi trở lại sẽ thấy một cửa hang với ông già đầu trọc đứng bên cạnh.

Ông già đó là Mr. Briney, một thủy thủ đã về hưu. Nhà của ổng là căn nhà cạnh bờ biển duy nhất ở Route 104 (South Section) có cây cầu cảng bên cạnh.

Ổng sẽ nói cho bạn biết là tên Aqua Grunt kia đã bắt mất con Pokemon chim yêu quý của ổng là Peeko – một con Wingull. Nhưng vì trong hang tối quá mà ổng lại sợ ma nên không dám vô. Như vậy là tên Aqua Grunt có 2 tội, vừa ăn cắp Devon Goods vừa bắt cóc Peeko, cần tràm ngay và luôn.

Rusturf Tunnel:

Cái hang đó là Rusturf Tunnel, nhưng mình cứ tưởng là Pig Tunnel do trong đó toàn là heo… à nhầm Pokemon Whismur (100%). Mình có thể lấy Whismur để thay thế cho vị trí Slako vì cấp 3 của Whismur là Exploud cũng mạnh, nhưng mình chọn Slako có lẽ do Exploud có DEF yếu hơn mà mình lại cần Tanker.

Sau khi lấy quả PokeBall ở phía trên. Bạn đi đến cuối đường hầm và đập tên Aqua Grunt một cách hung bạo nhất có thể, lúc này Poochyena của hắn đã lên LV11, lấy lại Devon Goods. Ông già Mr.Briney sẽ xuất hiện (Chả hiểu sao khi chiến sự đã xong ổng lại hết sợ ma mà bay vô hang như lầy) lấy lại Peeko rồi mời bạn tới chơi nhà ổng ở Route 104.

Ra khỏi Rusturf Tunnel, bạn trở về Rustboro City và gặp lại anh chàng nhân viên. Anh ta sẽ trả công cho bạn bằng một quả Great Ball và mời bạn lên tổng công ty Devon gặp Chủ Tịch – ngài Mr.Stone.

Sau khi nói chuyện, ngài Mr.Stone sẽ đưa cho bạn mấy thứ sau: +Một là PokeNav, cái này là tặng cho bạn luôn +Hai là một lá thư gửi cho một người ở đảo Dewford có tên là Steven. +Ba là món Devon Goods bạn vừa lấy lại, giao nó cho xưởng đóng tàu ở Slateport City.

Rời khỏi Tổng công ty Devon, chúng ta trở lại Petalburg Woods…

À…mà khoan, bạn sẽ thấy nhỏ May đang đứng gần cổng ra của Rustboro City. Nói chuyện với nhỏ, có hai lựa chọn Yes/No. Chọn Yes: bạn sẽ đấu với nhỏ một trận; Chọn No: bạn không phải đấu mà sẽ đi tiếp. Đây là một trận đấu không bắt buộc. Mà thôi, đàn ông con trai ai lại không đấu chứ, Yes thui.

May Battle #2: My Pokemons: Marshtomp LV16 Delby (Skitty) LV12 Slako (Slakoth) LV8

Petalburg Woods:

Từ lối vào phía Rustboro City, đi sang bên phải có một lối đi bị chặn bởi 2 cái cây. Phá cây thì bạn sẽ vào được Eastern Section của Petalburg Woods. Nói chuyện với cô gái duy nhất bạn gặp được để lấy item Miracle Seed.

Bạn để ý hái 2 cây Tinymushroom trong mấy hốc cây và bụi cỏ. Sau đó tiếp tục đi về phía Petalburg City, sẵn tiện càn quét luôn Route 104 (South Section) và Route 102.

Dewford Town – Granite Cave

Dewford Town: My Pokemons: Marshtomp LV16 Delby (Skitty) LV13 Slako (Slakoth) LV10

Ở đây không có nhà Shop nên tạm thời không mua sắm gì được. Thôi thì tiết kiệm tiền vậy. Nói chuyện với người đàn ông câu cá để lấy item Old Rod (cần câu cùi bắp nhất game, nhưng đỡ cái là nó xịn hơn bên FireRed/LeafGreen một chút ở chỗ câu được Tentacool với Goldeen)

Trong căn nhà ngay phía trên cầu cảng, nói chuyện với anh chàng tóc vàng để lấy item Silk Scaft.

Thấy cái Dewford Gym to tướng… nhưng mà mình sợ lúm mình không dám quánh đâu. E…hèm tại Pokemon mới bắt nên né được cứ né để lên LV chút đã.

Granite Cave: My Pokemons: Marshtomp LV17 Delby (Skitty) LV13 Slako (Slakoth) LV10

Cái hang này nằm phía trên Dewford Town. Đây là nơi bạn thực hiện nhiệm vụ đầu tiên mà Mr.Stone giao: đưa item Letter cho gã nào đó tên Steven.

Chui vô trong…. tối thui tên Steven làm chuyện thầm kín gì mà vô cái hang như lầy nhỉ ?

Nói chuyện với người đàn ông đầu tiên bước vô hang bạn gặp để lấy HM05 Flash. HM05 Flash cần có Knuckle Badge của Dewford Gym để unlock. Tức là nếu đúng theo sách giáo khoa của bộ thì mình phải quay lại đánh Dewford Gym trước rồi mới được đi tiếp. Nhưng thôi đi luôn, tối nó mới vui

Thật ra đường đi thì chỉ có một thẳng tới nơi cần tới nên cứ thẳng tiến, các ngóc ngách thì có item thôi. Nhóc nào mới chơi thì mò khoảng 2 tiếng do cái tội sợ ma nên cứ thích quay lại cửa ra cho nó có ánh sáng.

Quên nói, ở đây có một con theo mình là bá đạo cũng ngang ngửa Kingdra, đó là con Sableye, bé này chỉ sợ mỗi hệ Fairy mà trong version này không có chiêu tấn công Fairy nào nên chẳng thể nào đánh nó được Super Effective.

Lên được tầng 2, giao cái thư cho Steven, lấy TM47 Steel Wing rồi thì trở ra khỏi hang vô cùng dễ dàng.

Ra khỏi hang, chạy về phía cảng nói chuyện với Mr. Briney, sẽ có thêm lựa chọn điểm đến là Slateport City để thực hiện nhiệm vụ thứ 2 của Mr. Stone. Nhưng trước tiên chọn Petalburg để quay về Rustboro City cái đã.

Mình trở về Rustboro City là để nói chuyện với Mr.Stone trở nhiệm vụ thứ nhất và lấy Item Exp.Share. Item này cực kỳ quan trọng nên lấy càng sớm càng tốt, mà đảm bảo là mấy bạn quên tuốt cứ thế mà đi Slateport

Lấy Exp.Share rồi thì lại theo đường cũ, nói chuyện với Mr.Briney, trở lại Dewford, sau đó bạn sẽ đến Slateport City.

Slateport City – Route 103 – Trick House Challenge #1 – Route 110 – Dewford Gym – May Battle #3

Slateport City: My Pokemons : Marshtomp LV17 Delby (Skitty) LV13 Slako (Slakoth) LV10

Ở bãi biển lúc tàu mới cập bến thì có 3 item ẩn như sau: 1 cục Revive ở góc Đông Nam.

Nói chuyện với bé gái đứng chung với cậu con trai bên phải để lấy Soft Sand.

1 cái Heart Scale ngay phía trên người đàn ông dẫn theo con Zigzagoon.

Càn quét hết bãi biển cái đã

Căn nhà duy nhất trên bãi là Seashore House, trong đó có bán Soda Pop, Item hồi máu ngon hơn Super Potion. Nhưng khổ cái là ông bán hàng mỗi lượt chỉ bán một lon

bấm nhanh thì mua một lon mất 10 giây, 100 lon cỡ 20 phút bấm nói chuyện liên tục không nghỉ

Còn bạn nào lười thí cứ vô Shop mua Super Potion cho nó nhanh

Nói chuyện với người đàn bà đứng xa nhất trong chợ đi từ dưới lên để lấy Item Powder Jar, cái bà nói chuyện mà cứ hay “Did you know that ?” á

Vào nhiệm vụ chính, có căn nhà lớn trong như nhà máy với mấy chiếc xuồng bên ngoài. Đó chính là Slateport Shipyard. Vào đó nói chuyện với ông đầu hói, cứ tưởng ổng là Capt.Stern, nhưng ổng cho biết ổng là phụ tá Dock, còn Capt.Stern đang ở Viện Bảo tàng Tàu biển.

Vào viện bảo tàng, bạn sẽ gặp lại tên Aqua Grunt đã bị bạn bem 2 lần trước đó. Hắn sẽ hối lộ bạn TM46 Thief để bạn cho hắn chuồn lẹ, lý do là vì hắn đã sợ bạn xanh mặt rồi

Sau đó bạn lên lầu, nói chuyện với nhà khoa học duy nhất ở trên đó, đây mới là Capt.Stern.

Đang nói chuyện thì hai tên Aqua Grunts chạy lên, bạn bem chúng nó xong thì một tên râu xồm xuất hiện. Hắn là Archie, Boss cuối của Team Aqua (mới bem 3 thằng lính mà gặp Boss rồi). Nhưng hắn xuất hiện chỉ để giảng đạo cho bạn về cái mục đích “cao cả” của hắn, nghe dài dòng văn tự nên next thôi, sau này gặp tên Boss của Team Magma nó cũng giảng đạo y chang vậy

Sau khi giảng tán đám đông thì bạn sẽ có thời gian tham quan viện bảo tàng bao lâu tùy thích, để ý thì bạn sẽ thấy mô hình của con tàu chúng tôi trong FireRed/LeafGreen. Nói luôn là nhạc nền ở viện bảo tàng này cũng giống với nhạc nền lúc lên tàu S.S.Anne.

Chán chê rồi thì bạn rời khỏi viện bảo tàng. Bạn sẽ gặp lại tên Scott, register hắn vô PokeNav rồi thì đi lên rời khỏi Slateport City thôi.

À quên, còn cái nhà trông như nhà hơi trẻ con ở phía trên gần lối ra Route 110 là BattleTent. Vô đó thì cũng để đấu Pokemon, nhưng không phải Pokemon của bạn.

Phần thưởng thì một số bác bảo là ngon, nhưng mình thì thấy thưởng vậy là chẳng bỏ công sức. Nên thôi skip không tham dự mấy cái BattleTent đi

Route 110: My Pokemons: Marshtomp LV17 Delby (Skitty) LV15 Slako (Slakoth) LV13

Bạn sẽ gặp lại giáo sư Prof.Birch lại đang chạy rong (lần trước bị chó dí chưa sợ, ở yên như giáo sư Oak phải đỡ hơn không

) và register ổng vô PokeNav.

Tới ngả ba: rẽ trái là Route 103, đường cụt do chưa có HM03 Surf, nhưng cứ vô đó lụm item, hái Berry và càn quét.

Rẽ phải là Route 110 tiếp tục. Nhưng vui nhất là cái nhà nằm ngay ngã ba, đó là Trick House.

Trick House Challenge #1: Require: HM01 Cut. My Pokemons : Marshtomp LV18 Delby (Skitty) LV16 Slako (Slakoth) LV15

Challenge #1 vô cùng đơn giản, trong nhà thì toàn cây, cứ dùng Cut chặt hết và thẳng tiến. Phần thường cho Challenge #1 là một cục Rare Candy (ngon

Trick House Challenge #2 sẽ mở sau khi bạn đánh thắng Mauville Gym.

Đánh Trick House xong thì bạn rẽ phải đi tiếp Route 110, đánh thằng nhóc Trainer trong bụi cỏ, lụm vài item ở mấy ô cỏ trống. Lúc này thì LV Team mình cũng đã ổn nên mình sẽ quay lại trả nợ cái Dewford Gym

Dewford Gym: My Pokemons: Marshtomp LV19 Delby (Skitty) LV18 Slako (Slakoth) LV16

Đánh Brawly thì phải đánh thắng càng nhanh càng tốt. Bởi skill Bulk Up là một skill cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần khoảng 2 lần Bulk Up là con Machop với con Makuhita trở thành khủng long liền

lúc đó thì mệt

Nói chung trận này vui.

Phần thưởng của Dewford Gym là Knuckle Badge và cũng chính là TM08 Bulk Up luôn

Route 110: May Battle #3: My Pokemons: Marshtomp LV20 Delby (Skitty) LV18 Slako (Slakoth) LV16

Quay trở lại Route 110, đi lên một chút nữa, chúng ta sẽ đụng độ nhỏ May lần thứ 3. Lần này thì con Treeko của nhỏ đã tiến hóa lên Grovyle. Trận này cũng vui, mấy bạn ráng đánh

Đánh thắng nhỏ sẽ cho bạn Itemfinder, bạn hãy bật nó lên liền, xung quang mấy bụi cỏ ở đó item ẩn cũng kha khá. Nhặt hết rồi thì chúng ta thẳng tiến tới Mauville City

Tin vui là trên đường đi Slako của mình tiến hóa thành Vigoroth

Mauville City – Seaside Cycling Road – Route 117 – Verdanturf Town – Rusturf Tunnel – Mauville Gym Mauville City: My Pokemons: Marshtomp LV21 Delby (Skitty) LV19 Slako (Vigoroth) LV18 Đây được miêu tả là một thành phố lớn nhộn nhịp, có vị trí trung tâm Hoenn và là điểm giao cắt của 2 trục đường chính Đông – Tây, Bắc – Nam (vị trí đẹp gớm nhễ

)Căn nhà đầu tiên bạn gặp (kế bên PokeMart) là của một người phụ nữ. Cô ta sẽ cho bạn Coin Case, cái này dùng trong Game Corner kế bên nếu bạn có Item Harbor Mail để đổi cho cô ta (chút nữa về Slateport mua).Nhà bên phải PokeMart có ông tiến sĩ là Mr. RockSmash, và đúng như tên gọi, ổng cho mình HM06 Rock Smash.

Tận cùng bên phải kế bên bãi xe đạp là cửa hàng Rydel’s Cycles, bạn vô đó chọn cho mình một chiếc Mach Bike hoặc Acro Bike hoàn toàn miễn phí (Rydel tốt ghê

), lúc này thì bạn nên chọn Mach Bike. Bạn có thể quay lại đổi Acro Bike bất kỳ lúc nào sau này.

Có xe đạp rồi thì bạn có thể tham quan thành phố tiếp, nhưng mình thì sẽ quay lại Route 110 để lên đường xe đạp trên không Seaside Cycling Road về Slateport mua cái Harbor Mail cho cô kia cái đã

Seaside Cycling Road:

Từ cổng vào Mauville, bạn chưa lên đường đua vội mà chạy thẳng qua phải. Bạn sẽ phát hiện một con nhỏ leo rào trái phép (chỗ này cấm người đi bộ) đang núp lùm. Xử tội nó xong thì hãy lên đường

Seaside Cycling Road là đường đua dành cho Mach Bike, nên nãy mua Mach Bike là đúng rồi

Bạn cố gắng chạy thật nhanh và tránh va chạm. Nhưng lần đầu chắc chắn không thể làm được điều này bởi vì thời gian cũng tính khi bạn đang đấu Pokemon. Ở cuối đường sẽ có một người tính giờ cho bạn.

Hết đường về tới Slateport City thì vào PokeMart mua Harbor Mail rồi quay lại Mauville City thôi.

Mauville City:

Nhưng trước hết bạn hãy tới Gym và thấy Wally đang chặn trước cửa đòi đi vô đánh Mauville Gym, kế bên là ông cậu Uncle đang ngăn nó lại.

Thằng này yếu mà thích ra gió, bạn đập

cho nó một trận cho nó biết nó cùi bắp tới cỡ nào và đá đít nó về nhà

tránh ra cho bố đánh Gym

Người đàn ông mập kế bên Mauville Gym là một Move Tutor, sẽ dạy cho bạn skill Rollout, chiêu này thích hợp cho những người mập và những Pokemon mập, và người dạy skill này đương nhiên cũng mập

Bác nào thích đỏ đen thì vào Game Corner chơi. Mình thì đi càn quét 3 phía còn lại đây

Phía đông Mauville là Route 118, bạn chưa có HM03 Surf là hiện tại nó là đường cụt. Có một cái Heart Scale ở hòn đá kê bên ông câu cá.

Phía Bắc là Route 111, đây là đường chính bạn sẽ đi tiếp sau khi xong hết mọi thứ ở Mauville. Nhưng hiện tại nó cũng là đường cụt do HM06 Rock Smash chưa được Unlock. Điểm thu hút khách du lịch ở đây thì có tòa nhà lớn bên phải là Trainers Hill, nhưng chưa mở cửa do chờ bạn đánh xong Elite Fours. Còn bên trái là Winstrate House.

Nhà Winstrate có gồm bố Victor, mẹ Victoria, con gái Vivi, bà Vicky, là một gia đình cực kỳ hổ báo

bạn sẽ phải đánh 4 trận liên tiếp với 4 thành viên trong gia đình (giống đánh Elite Fours nhễ

). Mình ghét đứa nào hổ báo nên mình sẽ đập hết cả họ nhà nó

Đánh bọn nó chạy vào nhà hết rồi thì bạn đạp cửa vào luôn

Nói chuyện với bà mẹ Victoria để lấy Macho Brace

Bạn cứ nói chuyện tiếp hết cả 4 người thì sẽ biết thêm còn thành viên thứ năm là cậu con trai Vito – và cậu ta là người mạnh nhất trong nhà (giống đánh Champion nhễ

). Nhưng hiện tại cậu ta đang ở Victory Road. Thôi thì chừng nào bố đến Victory Road bố đập luôn cho hết cả họ

Phía Tây là Route 117, trên đường đi có Pokemon Day Care, bạn gửi một cặp Đực – Cái thích hợp cho hai ông bà già ở đây nuôi thì lâu lâu sẽ có một quả trứng cho bạn chiên ăn

Có hai điểm mình lưu ý ở Pokemon Day Care. – Thứ nhất, mỗi Step (bước đi của bạn) là một Exp cho Pokemon bạn gửi trong Day Care. – Thứ hai, cứ mỗi lần Pokemon lên Level và có skill mới thì skill đầu tiên trong skill list sẽ bị bỏ đi tự động, tức là khi bạn rút Pokemon bạn gửi ra, skill nó có là 4 skill mới nhất vừa học được. Điều này rất bất lợi bởi có những Pokemon skill cuối thì cùi nhưng skill đầu vô cùng hữu dụng. Cái này vô hiệu đối với HM.

Đi hết Route 117 thì bạn tới Verdanturf Town, đây là một thị trấn yên bình với không khí cực kỳ trong lành, mình cũng muốn sống ở đây

Verdanturf Town: My Pokemons: Marshtomp LV23 Delby (Skitty) LV22 Slako (Vigoroth) LV20

Ở đây có cái BattleTent thứ hai.

Căn nhà lớn nhất thị trấn là nhà gia đình chị họ Wanda, nơi Wally đang sống tạm thời để chữa bệnh.

Không có gì đặc biệt nên mình vô cái hang ngay trên thị trấn. Đó là đầu ra thứ hai của Rusturf Tunnel. Giờ thí mình biết tại sao cái Tunnel này tên là Rusturf rồi: tại nó nối Rustborovà Verdanturf, ghép lại là Rusturf

Rusturf Tunnel:

Bạn cứ khám phá hết cái hang sẽ thấy một cửa ra nữa, dẫn bạn ra một cái sân có một ông đang tìm mắt kính. Bạn bật Itemfinder lên tìm giúp ông ta và ra một cái kính đen. Ông ta nói kính của ông ta không phải kính đen mà là kính cận rồi bỏ đi tìm chỗ khác. Bạn lụm luôn cái kình đen

Không còn việc gì làm thì mình về Mauville chuẩn bị đánh Gym

Mauville Gym: My Pokemons: Marshtomp LV24 Delby (Skitty) LV23 Slako (Vigoroth) LV21

Mauville Gym là một Gym cực kỳ khó chịu. Nếu ban đầu bạn không chọn Mudkip thì bạn sẽ phải săn Geodude ở Granite Cave với tỷ lệ 5%

Ngoài ra không còn Pokemon nào trị được hệ điện (Electric) + sắt (Steel) cho tới giai đoạn này cả. Cái này hơi ép buộc người chơi

đó là lý do mình chọn Mudkip

Phần thưởng Mauville Gym là Dynamo Badge + TM34 Shock Wave.

Đánh xong Mauville Gym, bạn quay lại Rusturf Tunnel phá đá giúp cho Wanda và bạn trai cô ấy được gặp mặt, họ sẽ cảm kích tặng bạn HM04 Strength Route 111 – Route 112 – Fiery Path – Route 113

Route 111:Lên đường tiếp tục phiêu lưu thôi các bạn !

Phá đá đi lên, bạn sẽ gặp cặp phóng viên Interviewers Gabby & Ty lần thứ nhất. Cặp này sẽ còn đấu lại với bạn dài dài. Nếu đấu xong mà bạn trả lời phòng vấn thì bạn sẽ được lên TV

Route 111 sẽ chặn bạn lại ở Sa Mạc, do ở đây đang có bão cát nên bạn sẽ không thấy đường đi tiếp, buộc phải rẽ sang Route 112.

Route 112:

Route 112 sẽ dẫn bạn tới chân núi Mt. Chimney – ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất Hoenn và Pokemon World tới thời điểm hiện tại.

Mt. Chimney nhìn từ Route 109

Đường cáp treo lên đỉnh núi đang bị chặn lại bởi hai tên Magma Grunts.

Bạn sẽ băng qua núi bằng một hang ngầm sôi sục dung nham là Fiery Path

Ra khỏi Fiery Path, đi một đoạn bạn sẽ quay về Route 111 nhưng ở North Section. Bạn thấy có một thằng nhóc đứng bên cạnh một cây thông to kỳ lạ. Nó sẽ cho bạn TM43 Secret Power.

Nói về TM43 Secret Power, skill này dùng để tạo Secret Base ở những chỗ như: + Cây thông to ( bên phải và bên trái là 2 Base khác nhau). + Ô vuông trên vách đá ( 1 Base) + Bụi cây lớn ( 1 Base đối với bụi đơn; bên phải và bên trái là 2 Base khác nhau đối với bụi đôi)

Secret Base là gì ? Nó là cái động… à nhầm, là một căn phòng bí mật. Nó giống như nhà của bạn, bạn có thể dùng thú bông Pokemon Dolls và Decorations để trang trí ở đó. Cái này dành cho những bạn gái thích thú bông nè (trừ cha Ruby trong Pokemon Adventures ra

).

Tiếp theo bạn sẽ gặp một ngôi nhà. Bạn đã đi một đoạn đường khá dài mà vẫn chưa tới Pokemon Center tiếp theo và Pokemon của bạn cũng đã thấm mệt rồi phải không?

Lão bà bà ở đây sẽ bơm máu tiếp sức cho bạn

Hồi sức cấp cứu xong, hết Route 111, bạn rẽ trái theo hẻm núi vào Route 113.

Route 113: My Pokemons: Marshtomp LV26 Delby (Skitty) LV24 Slako (Vigoroth) LV24

Cái gì trắng trắng đang rơi thế ??? Tuyết ư ? No no, tro núi lửa đấy các bạn

Bây giờ thì mình đã hiểu tại sao Verdanturf Town có không khí trong lành như thế. Là do ngược hướng gió, tro núi lửa đổ hết xuống Route 113, nên ở Verdanturf không bị ô nhiễm

Căn nhà duy nhất ở Route này là của người thợ thủy tinh. Ông ta chế tác những vật dụng thủy tinh từ tro núi lửa. Do sống trong tro núi lửa nên ổng và con trai ổng bị bệnh đường hô hấp nặng, ho liên miên, nói chuyện mà cứ ho huff-puff. Ổng sẽ cho bạn Item Soot Sack, là cái túi đựng tro. Bạn thu thập đủ số tro cần thiết tính theo số bước chân chạy trong mấy bụi cỏ bên ngoài ổng sẽ làm cho bạn một món đồ thủy tinh.

Mấy con Spinda ở đây, bạn để ý kỹ vân mặt của chúng nó là hoàn toàn khác nhau. Bạn thích vân nào thì cứ bắt vân đó làm đặc trưng cho riêng bạn Fallarbor Town – Route 114 Fallarbor Town: My Pokemons: Marshtomp LV26 Delby (Skitty) LV26 Slako (Vigoroth) LV24Thị trấn đất đỏ này cũng đẹp không kém Verdanturf Town

Căn nhà phía dưới thị trấn là của Prof.Cozmo, chuyên gia nghiên cứu thiên thạch và sao băng. Cô giúp việc của ông ta đang rất lo lắng và cho biết Prof.Cozmo đã bị mấy tên Magma Grunts áp giải đến Meteor Falls (Mình đi cứu ông ấy thui

)

Ở cái hố sao băng bên cạnh nhà tiến sĩ có một cục vàng Nugget.

Nhà bên trái là của Move Reminder. Ông mập này sẽ giúp Pokemon của bạn lấy lại những skill bạn đã bỏ nếu bạn muốn với cái giá 1 lần 1 Heart Scale, giờ thì biết mấy cái Heart Scale dùng để làm gì rồi

Route 114:

Mình bắt đầu lên đường cứu Prof.Cozmo

Căn nhà sát vách núi là Fossil Maniac’s House, 2 anh em sống ở đó, người anh là Fossil Maniac, anh ta rất thích đào bới và đã đào một cái lỗ to tướng ngay trong nhà mình

Nói chuyện với đứa em trai để lấy TM28 Dig. Nói chuyện với người anh, anh ta sẽ cho bạn biết có hóa thạch Fossil ở Sa Mạc Route 111.

Trở ra bên ngoài nói chuyện với người đàn ông đứng chung với con Poochyena, ông ta cho bạn TM05 Roar.

Qua khỏi cây cầu thì tới nhà của Lanette. Vào trong bạn sẽ thấy mọi thứ rất ư là bừa bộn

vì Lanette tuy rất giỏi nhưng có tính rất hậu đậu. Lanette rất xấu hổ khi để bạn thấy cảnh này

nên sẽ hối lộ bạn một con Lotad Doll và nhờ bạn giữ bí mật giùm

Qua khỏi nhà của Lanette, bạn tiếp tục hướng về phía ngọn núi màu trắng để lên Meteor Falls.

Cach Xay Nha Cap 8 A Clash Of Clans

Tuy vậy, điều làm cho Clash of Clans vượt qua các anh em khác và tỏa sáng trên làng game hiện nay chính là phương án tiếp cận thông minh của các nhà làm game. Đầu tiên họ đã tạo nên một tựa game có tính xã hội cao. Sau đó các kỹ sư sẽ giành hết sức lực và sáng tạo để tạo nên những giá trị gameplay cốt lõi hấp dẫn. Tất cả các công đoạn khác đều được tiến hành với trọng tâm là những yếu tố thiết yếu này. Tiếp đó là việc thêm thắt, cải tiến một số thứ và khoác lên game một đồ họa bắt mắt. Bước cuối cùng chính là hoàn chỉnh game, rồi tung ra thị trường đầu tiên là Canada.

Được chăm chút rất cẩn thận, thai nghén hàng năm trời, Clash of Clans đã rất thành công trong việc cung cấp cho người chơi một trải nghiệm game tuyệt vời, công bằng. Tuy vậy bất cứ tựa game nào cũng đều chứa những khoảng trống, nơi chúng ta thỏa sức sáng tạo ra vô số cách chơi và cách kiếm tiền.

CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH.

Nhìn chung game thủ Clash of Clans sẽ phải giành hầu hết thời gian cho 3 việc: THU THẬP TÀI NGUYÊN (Collect resources) , XÂY DỰNG VÀ HUẤN LUYỆN (Build & Train), CUỐI CÙNG LÀ THAM GIA CHIẾN TRANH(Battle). Mỗi phần đều đóng một vài trò quan trọng tới chiến thắng cuối cùng. Tuy vậy, mọi con đường dẫn đến thành Rome, và người chơi có thể thoải mái chọn phong cách gameplay cho mình.

THU THẬP TÀI NGUYÊN.

Coin và Elixir là 2 loại tiền tệ chính trong . Và để kiếm được chúng game thủ cần phải sở hữu 2 công trình là Elixir Collectors và . Quá trình đào tài nguyên này sẽ được diễn ra tự động, nghĩa là bạn tha hồ làm việc khác mà không phải bận tâm đến việc điều khiển công nhân như nhiều tựa game khác. Một lưu ý khác nữa là sức chứa tài nguyên của bạn sẽ có hạn. Việc đào tài nguyên sẽ dừng lại ngay khi kho chứa bị lấp đầy. Bạn sẽ phải làm 1 trong 2 việc sau: tiêu bớt đi hoặc là nâng cấp sức chứa.

Không quá lời khi bảo rằng việc sản xuất tài nguyên trongClash of Clans đã được thực hiện một các rất tuyệt vời. Đầu tiên là người chơi có thể thu hoạc h chúng ngay tại lúc khởi đầu của các thời kỳ. Thứ hai là với việc kho chứa của bạn rất dễ dàng bị lấp dầy trong các level đầu, điều này khiến người chơi phải dành nhiều thời gian “viếng thăm” làng mình nếu muốn nó đạt tốc độ tăng trưởng cao.

.

XÂY DỰNG VÀ HUẤN LUYỆN-2 mà là 1.

Việc xây dựng sẽ tiêu tốn Coin của bạn, trong khi “sinh quân” lại hao tổn Elixir. Xây dựng hay sinh quân đều sẽ yêu cầu thời gian chờ đợi để hoàn thanh. Dài hay ngắn của quãng “đợi chờ là hạnh phúc này” tùy thuộc và cấp bậc của kiến trúc, càng cao thì càng lâu. Và quy luật này cũng đúng với giá thành.

Việc nâng cấp các kiến trúc là thiết yếu bất kể bạn theo phong cách hay chiến thuật nào. Chúng giúp người chơi nâng cao năng suất khai khoáng, cải thiện sức mạnh đội quân. Không dừng lại ở đó, thay vì chỉ tập trung nâng cấp từng kiến trúc đơn lẻ một, game thủ phải san sẻ điều này cho tất cả hạng mực bởi chúng được “gắn chặt” với nhau.

Cản trờ lớn nhất cho người chơi chính là việc game chỉ cho phép có 2 công trình nâng cấp/xây dựng cùng một lúc. Nếu muốn có slot thứ 3 thì bạn phải xòe 5$. Trong trường hợp là công trình thứ 4, mức giá tăng gấp đôi, 10$! Việc sản xuất quân được thanh toán bằng Elixir, và tất nhiên vẫn phải chờ. Quân càng xịn thì giá Elixir sẽ càng cao, và đợi càng lâu. Tuy vậy hầu bao cùng với việc mòn mông ngồi chờ chưa phải là ác mộng duy nhất. Quân lính cũng cần nhà cửa chỗ ăn chỗ ngủ chứ! Vậy nên lại phải chi tiền xây Army Camps. Quân đông thì phải xây cái to hơn, lại phải cậy đến HQ, rồi… và bạn lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn củaClash of Clans

Phần đau đớn nhất trong game nằm ở chỗ: một khi đã cho quân xông vào trận chiến, dù thắng hay thua thì các đơn vị quân tham gia sẽ đều biến mất.

Xét trên quan điểm kinh tế và nhân văn, điều này bắt bạn phải kiếm nhiều Elixir hơn cũng như hạn chế tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới. Nhưng từ góc nhìn cá nhân, tôi thấy cơ chế này cần được chỉnh sửa. Các nhà làm game nên cho phép quân đội được rút quân để bảo toàn lực lượng. Kế đó, có thể bổ sung các đơn vị “siêu nhân” để kiếm lời. Chắc chắn chúng sẽ bán rất chạy dù giá có chát đến bao nhiều.

Phần khởi đầu của Clash of Clans cũng rất thú vị. Sau khi vào game, người chơi sẽ bắt đầu tiến vào ngồi làng của mình. Nhưng không may, lũ yêu tinh đang tràn vào quấy phá, và nhiệm vụ của game thủ là phòng thủ ngôi làng bằng 1 khẩu pháo (học cách điều khiển luôn) cũng như dẫn đầu 1 cuộc phản công (học các bước tấn công). Khi cuộc chiến kết thúc, bạn sẽ quay về trở lại ngôi làng và bắt đầu làm quen với các công việc chính: khai thác tài nguyên, xây trại lính, luyện quân,… Sau một thời gian ngắn, hãy mở cuộc đánh thứ 2 chống lại quân yêu tinh. Và từ lúc đó, nhịp độ game sẽ chậm lợi và một vài phần thưởng từ nhiệm vụ sẽ được mở.

Nhưng hãy nhớ việc phát triển không chỉ đơn thuần là chỉ tập trung khai thác thật nhiều tài nguyên rồi xây nhà và lính. Phát triển cũng đồng nghĩa với khung cảnh ngôi làng của bạn thay đổi theo. Ngôi làng nhỏ bé ban đầu dần dần sẽ giống như một căn cứ hùng mạnh tưởng chừng chỉ thấy trong các bộ phim như Lord of the Rings hay Warcraft

Các nhiệm vụ single player cũng là điểm thu hút của Clash of Clans Dẫu các nhiệm vụ này không có quá nhiều nổi trội, nhưng cách chúng được đem thẳng lên một bản đồ khiến việc hoàn thành nhiệm vụ trở nên đầy cạnh tranh khi bạn sẽ được chứng kiến cuộc đối đầu giữa người chơi- người chơi,…

TÍNH KẾT NỐI

Mục tiêu cuối cũng, tất nhiên, vẫn là đánh bại người chơi khác và thống trị thế giới. Những ngày đầu tiên bạn sẽ được bảo vệ khỏi cảnh bị ăn hiếp, nhưng rất nhanh thôi tấm bảo vệ này sẽ được dỡ bỏ (sau khi bạn có đủ thời gian làm quen với game), và cả ngôi làng sẽ phơi bày trần trụi trên bản đồ. Hay nói cách khác, hãy mong đợi tầm 1-3 cuộc “thăm viếng” của hàng xóm quanh bạn mỗi ngày. Sau mỗi lần bị cướp phá, tấm bảo vệ sẽ lại được kích hoạt vài tiếng, rồi lại biến mất một lần nữa.

Và tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trốn thoát những kẻ đầu gấu này. Đầu tiên, không ai có thể cứu bạn trừ chính mình. Hãy nâng cấp hàng thủ, xây dựng những cái bẫy, pháo, tháp canh,… tất cả những gì có thể để cản bước quân thù. Thứ hai, nhanh chóng xin gia nhập một liên mình nào đó. Một cách để gây chú ý khi gia nhập liên mình là phục hòi lại lâu đài cạnh làng.

Một khi đã vào được một liên minh nào đó, bạn có thể chat chit với các thành viên khác cũng như tấn công kẻ thù nhân danh anh em trong hội. Thế nhưng game lại không cho phép các thành viên trong hội phối hợp tổ chức tấn công chúng, đơn giản bởi lẽ trongClash of Clans bạn không có quyền được chọn sẽ đánh đấm ai. Game chỉ cho phép người chơi trả thù những kẻ đã tấn công mình hoặc tấn công ngẫu nhiên một người chơi khác có cùng mức điểm thưởng kinh nghiệm.

Vậy việc gia nhập liên minh có lợi ích gì ngoại trừ nhận được 1 lượng quân hỗ trợ ít ỏi khi bị tấn công? Nếu như là thành viên của một hội hùng mạnh, các thành viên sẽ được thưởng công. Các tour đấu diễn ra hàng tuần và người đứng đầu có cơ hội nhận được phần quà hấp dẫn.

Thứ hai sẽ là bạn bè. Người chơi có thể đồng bộ với Facebook, qua đó cho phép biết ai trong list bạn bè đang cùng chơi. Bạn cũng có thể thăm họ và ngó nghía liên mình của người bạn( hoặc gia nhập luôn). Tuy thế, một điểm khó chịu là game thủ không có quyền tấn công, gửi thư, tặng quà hay thạm chí mượn “tiền” từ bạn mình. Đến ngay cả quyền mời bạn vào chơi cùng cũng bị cấm tiệt.

Vấn đề thứ 3 là sự thiếu thốn trong World Map. Các khu vực được thể hiện không rõ ràng, và đây là một điểm nhà phát triển cần lưu ý.

VẤN ĐỀ TIỀN BẠC.

Tiền là tiên là phật. Quy luật này đúng trong cuộc sống, và không cần cãi trong Clash of Clans. Đặc biệt khi giá cả luôn tăng chóng mặt theo cấp độ của người chơi. Các game thủ lão thành sẽ phải chịu giá cắt cổ hơn rất nhiều so với người chơi mới.

Không ai mong muốn phải đợi chờ. Đó cũng chính là lý do để cung tiền trong game ra. Tiền giúp rút ngắn thời gian chờ đợi khi xây nhà, nâng cấp quân,…

Tiền-hay chính xác là Gem trong game vừa lợi ích vừa khó chịu. Đầu game thì bạn chưa cần quan tâm nhiều lắm, bởi lúc đó thời gian chờ rất ngắn. Nhưng dần dần, bạn sẽ chờ lâu hơn, ức chế nhiều hơn, cũng như nguy cơ bị trĩ cũng cao theo. Đó chính là khảnh khắc gem xuất hiên quyến rũ bạn. Bỏ quách tiền ra để khỏi chờ, hay là ngồi chờ tiết kiệm tiền túi- điều đó quyết định bởi bạn.

Gem cũng có thể chuyển đổi thành Coin hoặc Elixir. Đối với game thủ đã nghèo bố mẹ còn keo, đây chắc chắn không phải là một con đường khôn ngoan. Bạn có thể kiếm Coin và Elixir thông qua việc khai khoáng mà không mất một xu nào, dại gì mà bỏ tiền ra dẫu cho nó có nhanh hơn một tí! Còn với người chơi đại gia, việc này sẽ giúp họ chơi game dễ dàng hơn rất nhiểu. Đỡ mất thời gian chờ đợi mỏi mòn, lại có thể nhanh chóng xây quân đi tẩn người khác, tội gì không làm!

Việc thiếu sót các power up trong game đúng là một sai lầm lớn. Chúng có thể giúp tăng cường sức tấn công, tỉ lệ chiến thắng trong các trận chiến. Một số người có thể cho rằng sẽ ít người chịu bỏ tiền ra mua chúng, nhưng thực tế đã chứng minh rằng khi đang điên máu vì bị tấn công cướp phá, họ có thể làm bất cứ điều gì để trả thù.

MỘT TỰA GAME XUẤT SẮC…

Clash of Clans là một tựa game tuyệt vời. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng nó đã đánh bật toàn bộ những người đàn anh đi trước để chiếm lĩnh ngai vàng, càng ấn tượng hơn khi đây là tựa game chiến thuật đầu tiên của hãng Supercell.

Sở hữu các yếu tố gameplay cân bằng, đồ họa xuất sắc,… không khó đểClash of Clans chiếm hữu con tim game thủ. Nhưng chính sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố phát triển kinh tế và các giá trị cốt lõi lại là điều lôi kéo game thủ ở lại game cho tới tận một thời gian rất dài.

Nhưng trên đợi không có gì hoàn hảo. cũng không tránh khỏi điều này. Các trận đánh, tính kết nối,… tất cả đều đòi hỏi những sự cải tiến, phát triển. Và nếu Supercell thực hiện được điều này trong những phiên bản update tiếp đây, sẽ không lạ gì khi tiếp tục thống trị làng game.