Học Viết Code Cơ Bản: Học Viết Code Cho Người Mới Bắt Đầu

Coding đã bùng nổ trong những năm gần đây, thay đổi từ một thứ được sử dụng trong các trò chơi máy tính và thiết bị điện tử không thường xuyên, sang một thứ định hình cách chúng ta sống trong thế giới hiện đại. Khá nhiều thiết bị, đồ điện tử và máy móc hiện đại chứa ít nhất một ít mã. Khi số lượng các trường hợp sử dụng coding tăng lên, số lượng công việc coding sẵn có cũng sẽ tăng. Điều này có nghĩa là bây giờ là thời điểm tuyệt vời để học viết code cho người mới bắt đầu.

Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách định nghĩa coding là gì và tại sao bạn nên học nó. Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang hướng dẫn học viết code cơ bản cho người mới bắt đầu. Chúng ta sẽ xem xét một số ngôn ngữ code lập trình phổ biến nhất, cùng với một vài khóa học coding trực tuyến giúp bạn học các ngôn ngữ này.

Coding là gì?

Để bắt đầu, chúng ta cần định nghĩa coding là gì. Hầu hết các lập trình viên đều đồng ý coding là:

‘Hành động viết code lập trình được biên soạn để tạo thành các chương trình, được thực thi bởi máy tính hoặc trình đọc mã và có một chức năng hoặc bộ chức năng cụ thể’

Định nghĩa này khá rộng. Trong thực tế, chính xác những gì chúng ta muốn nói về coding sẽ phụ thuộc vào loại coding mà chúng ta đang đề cập đến. Ví dụ: một nhà phát triển web viết code được sử dụng để xây dựng các trang web hoạt động tốt. Theo nghĩa này, coding có nghĩa là tạo ra website tốt nhất có thể.

Tuy nhiên, một người làm việc trong ngành kỹ thuật điều hướng và hàng không vũ trụ có thể được yêu cầu viết mã cho phép một chiếc máy bay chạy tự động trên hành trình dài. Mặc dù điều này hoàn toàn khác với việc xây dựng một trang web, nhưng nó vẫn được gọi là coding.

Trước khi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời cho ”Học viết code cho người mới bắt đầu”, bạn cần suy nghĩ cẩn thận về loại coding lập trình bạn muốn làm. Điều này sẽ giúp hướng tới ngôn ngữ mà bạn chọn học và cách bạn học chúng – mà chúng ta sẽ đề cập phía sau. Ngay bây giờ, hãy tiếp tục nhìn nhanh đến lý do tại sao bạn nên bắt đầu học viết code.

Kết quả tìm kiếm được yêu thích nhất Tại sao tôi nên học viết code?

Như đã nói ở trên, coding là một lĩnh vực mới thú vị mang đến nhiều cơ hội cho những người sẵn sàng học hỏi. Bất chấp những gì bạn có thể đã nghe, học viết code không hề khó – đặc biệt là khi bạn so sánh nó với các kỹ năng cần thiết để có được công việc lành nghề nhất.

Một người bình thường có thể học viết code cơ bản cho người mới bắt đầu khá nhanh để có thể bắt đầu viết các chương trình đơn giản trong một vài tuần. Một vài tháng học tập chăm chỉ sẽ giúp bạn thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Một người mới bắt đầu học viết code chăm chỉ trong hơn một vài tháng sẽ có được tất cả các kỹ năng cần thiết để trở thành một coder.

Một vài lý do bạn nên học viết code bao gồm:

Coding rất thú vị! Hãy tưởng tượng bạn có các kỹ năng để xây dựng trang web của mình từ đầu, tạo các trò chơi di động tương tác và có thể lập trình các gói phân tích dữ liệu. Nếu bạn học viết code, bạn có thể làm tất cả những điều này theo cách thú vị, hấp dẫn!

Coding cung cấp cho bạn kỹ năng đáng giá. Học viết code cho người mới bắt đầu sẽ cung cấp cho bạn đủ kỹ năng và kinh nghiệm để theo đuổi sự nghiệp của một coder hoặc một programmer.

Học viết code sẽ cho bạn công việc ổn định. Tương tự, theo đuổi sự nghiệp của một coder sẽ đem đến cho bạn cơ hội nghề nghiệp ổn định. Coders và programmers đang được săn đón ở thế giới hiện đại với nhiều cơ hội việc làm.

Như bạn thấy, có rất nhiều lý do tại sao bạn nên bắt đầu học viết code ngay bây giờ. Vì điều này, chúng tôi đã tổng hợp hướng dẫn từng bước sau đây. Hãy đọc và tìm hiểu!

Hướng dẫn từng bước khi học viết code cho người mới bắt đầu

Mặc dù coding tương đối dễ học so với rất nhiều kỹ năng kỹ thuật khác, nhưng nó vẫn là thứ khiến mọi người sợ. Thoạt nhìn, coding có vẻ phức tạp, khó hiểu và rất, rất khó để làm chủ. Ý tôi là, làm thế nào để bạn học viết code cơ bản nếu bạn chưa có kinh nghiệm về lập trình?

Câu trả lời rất đơn giản – hãy theo dõi hướng dẫn từng bước cách code lập trình cho người mới bắt đầu này! Đến cuối hướng dẫn, bạn sẽ có một cách hiểu rõ ràng từng bước được yêu cầu nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên, cùng với các thứ mà bạn có thể làm để theo dõi nhanh con đường của mình.

Bước 1: Tìm ra lý do tại sao bạn muốn học viết code

Điều đầu tiên bạn cần làm – trước khi bạn nghĩ đến việc đăng ký các khóa học hoặc bắt đầu xem video trên YouTube về coding – là tự hỏi tại sao bạn muốn học viết code. Hãy ngồi xuống và suy nghĩ cẩn thận về những gì bạn hy vọng có được, tại sao coding là một kỹ năng mà bạn muốn học và bạn cam kết bao nhiêu thời gian và tiền bạc với nó. Xem xét:

Loại kỹ năng nào bạn muốn có. Bạn muốn trở thành một nhà phát triển web? Hoặc có lẽ bạn muốn xây dựng các ứng dụng di động hoặc làm việc trong công nghệ phần mềm? Bạn sẽ cần phải suy nghĩ cẩn thận về điều này bởi vì nó sẽ quyết định phần lớn các ngôn ngữ mà bạn sẽ học.

Tại sao bạn muốn học viết code? Có phải học viết code đơn giản là thứ gì đó khiến bạn hứng thú mà bạn sẽ làm trong thời gian rảnh? Hay việc lập trình một cái gì đó là cái bạn muốn theo đuổi sự nghiệp ở tương lai xa hơn?

Bạn cam kết bao nhiêu thời gian và tiền bạc cho nó. Nếu bạn chỉ có một vài giờ mỗi tuần để học viết code, có lẽ đó chưa phải là điểm chính yếu cho phép bạn ghi danh vào một khóa học chuyên sâu. Theo cách tương tự, nếu bạn muốn tham gia một khóa học chuyên sâu với sự hỗ trợ, bạn sẽ phải sẵn sàng trả tiền cho nó.

Xác định và viết ra các mục tiêu coding và lưu trữ chúng ở nơi an toàn. Những điều này sẽ nhanh chóng trở thành nền tảng cho hành trình từ người mới đến người viết code chuyên nghiệp

Bước 2: Chọn ngôn ngữ thích hợp Java

Java được cho là vua của các ngôn ngữ lập trình trong thế giới hiện đại. Nó phổ biến, đa năng và được sử dụng trong tạo ứng dụng Android và phát triển web back-end. Java là một ngôn ngữ chức năng để học viết code cho người mới bắt đầu. Nó tương đối dễ học, cấu trúc như tiếng Anh và có rất nhiều công việc dành cho các lập trình viên Java mới vào nghề.

Nếu bạn muốn chọn Java là ngôn ngữ lập trình đầu tiên, tôi muốn giới thiệu khóa học Học Java 101: Cách tiếp cận thân thiện với lập trình Java và hiểu Java cơ bản. Khóa học này sẽ dạy cú pháp cơ bản và các tính năng của ngôn ngữ. Nó cho thấy tiềm năng mà bạn có thể đạt được khi sử dụng Java và khám phá việc tạo ra các ứng dụng web back-end.

Python

Nếu Java là vua của các ngôn ngữ lập trình, thì Python là nữ hoàng. Python cũng siêu linh hoạt, và có rất nhiều công dụng khác nhau. Rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu sử dụng Python để tạo ra các chương trình phân tích dữ liệu cho công việc nghiên cứu. Nó đứng sau sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và học máy. Python dễ học, và là ngôn ngữ phổ biến nhất được dạy trong trường học. Đó là lý do tại sao nó lại hoàn hảo cho những ai đang tìm cách viết mã cho người mới bắt đầu.

Học Python khá dễ dàng nếu bạn tập trung. Hãy bắt đầu với khóa học như Học Python từ đầu: Hoàn thành khóa học Python cơ bản dành cho người mới bắt đầu hoặc Interactive Python Tutorial. Cả hai khóa học này sẽ cung cấp cách tiếp cận tuyệt vời về ngôn ngữ và chức năng của nó, cho phép bạn tiếp tục nghiên cứu nâng cao hơn sau này.

Ruby

Ruby là một ngôn ngữ đang ngày càng trở nên phổ biến cho phát triển web full stack. Nó cho phép sự tích hợp trơn tru cả hai thành phần front-end và back-end của một trang web mới thông qua khung Ruby on Rails.

Nếu bạn có kế hoạch trở thành nhà phát triển web, tôi khuyên bạn nên họcRuby cơ bản. Bằng cách này, bạn sẽ quen với ngôn ngữ, ngay cả khi bạn không phải làm việc trực tiếp với ngôn ngữ đó. Bắt đầu với khóa học Learn Ruby on Rails, tập trung vào Ruby on Rails là gì và nó được sử dụng như thế nào trong phát triển web.

Solidity

Nếu bạn quan tâm đến tiền điện tử và phát triển blockchain, thì Solidity là một trong những ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học. Mặc dù không được biết đến hoặc phổ biến rộng rãi, Solidity là ngôn ngữ chính để phát triển hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum. Nếu bạn muốn tham gia vào thế giới mới đầy thú vị của các chuỗi khối và hợp đồng thông minh, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với khóa học Space Doggos – Interactive Learning Solidity Course for Beginner hoặc khóa học Ultimate Learn Solidity.

HTML

Nếu bạn muốn tham gia phát triển web front-end, thì bạn phải học HTML. Được sử dụng để đánh dấu văn bản sao cho máy tính có thể hiểu, HTML (Hypertext Markup Language) là một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất để học và là nơi nhiều người bắt đầu khi học viết code.

HTML rất đơn giản và cách tốt nhất để học là trước tiên hãy tự làm quen với các thành phần chính của ngôn ngữ thông qua khóa học như Comprehensive HTML5 Tutorial: Become Advanced HTML5 Specialist hoặc HTML là gì: Học HTML cơ bản trong 1 giờ sau đó thực hành cách viết code.

CSS

CSS được sử dụng gần như độc quyền cùng với HTML để tạo kiểu và định dạng nội dung trên các trang web. Nó cho phép bạn làm những việc như thay đổi màu sắc và kích thước của các yếu tố, thay đổi vị trí của các thành phần trên trang web và thay đổi toàn bộ bố cục của trang web.

Giống như HTML, CSS rất cần thiết nếu bạn có kế hoạch trở thành nhà phát triển web front-end. Theo tôi, HTML và CSS cùng với nhau là một ý tưởng hay từ khóa học Interactive Coding for Beginners course. Khóa học này sẽ dạy bạn những điều cơ bản về CSS, HTML, phát triển web, và cách chúng đi với nhau.

JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ khác khá linh hoạt và cực kỳ phổ biến – giống như Java và Python. Mặc dù về mặt lịch sử, nó là ngôn ngữ phát triển web front-end cho phép tạo ra các yếu tố tương tác, JavaScript đang ngày càng được sử dụng cho những thứ khác – bao gồm cả phát triển web back-end.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà phát triển front-end hoặc back-end giỏi, chúng tôi đề xuất học JavaScript. Hãy khám phá những điều căn bản về ngôn ngữ này thông qua Khóa học JavaScript: Học JavaScript qua video trong 1 giờ đồng hồ hoặc Interactive JavaScript Tutorial, và sau đó tiếp tục các khóa học thách thức hơn khi bạn đã thành thạo cơ bản về ngôn ngữ này.

Bước 3: Chọn nguồn học chuẩn xác

Chúng ta đã xem qua các ngôn ngữ phổ biến giúp bạn học viết code ngay khi bạn là người mới bắt đầu. Đã đến lúc tìm hiểu xem các cách học viết code nào tốt nhất. Có một số cách như sau:

Các khóa học coding trực tuyến: Các khóa học coding trực tuyến như những khóa học được đề xuất phía trên, là những khóa học dạy viết code tốt nhất khi bạn tiếp xúc với một ngôn ngữ mới. Khi hoàn thành, chúng sẽ giúp bạn hiểu một vài cú pháp cần thiết của một ngôn ngữ và cách nó được sử dụng như thế nào. Những khóa học được giảng dạy theo cách thú vị, cách tiếp cận tương tác cao và nhiều khóa trong đó cho phép bạn viết code trực tiếp trên trình duyệt trong quá trình học.

Thêm: Có một vài khóa học miễn phí hoặc giá thành thấp, đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng mã giảm giá trên trang BitDegree. Tiện thể, bạn cũng sẽ được chứng chỉ miễn phí từ một số khóa học.

Sách học: Sách tham khảo về code là một tài nguyên tuyệt vời mà người mới bắt đầu nên sử dụng. Chúng chỉ dẫn tất cả các cú pháp và quy ước của một ngôn ngữ, cho phép bạn tìm kiếm mọi thứ khiến bạn bối rối, hoặc không chắc chắn về cách viết code của mình.

Video trên YouTube: Các video online và các video hướng dẫn là nguồn tài liệu rất tuyệt vời giúp bạn hiểu các khái niệm phức tạp hơn. Bạn nên sử dụng song song với khóa học trực tuyến hoặc một phương pháp học viết code khác dành cho người mới bắt đầu.

Bước 4: Tải trình chỉnh sửa code

Mặc dù rất nhiều khóa học trực tuyến cho phép bạn viết code trên một trình chỉnh sửa code trực tiếp của trình duyệt, bạn cần nhận ra đây không phải là cách thức nó hoạt động trong thế giới thực. Khi bạn hoàn thành khóa học trực tuyến của mình, bạn cần viết code trực tiếp vào trình chỉnh sửa code. Do vậy, tốt hơn hết là thực hành ngay từ bây giờ.

Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có trình soạn thảo code mà bạn có thể tải xuống. Chúng thường được hoàn thiện với các môi trường phát triển tương tác (IDE), giúp bạn tạo code rõ ràng và không có lỗi. Các ngôn ngữ đơn giản như HTML và CSS có thể được viết thẳng vào một tài liệu văn bản đơn giản nếu bạn thấy việc đó dễ dàng hơn.

Bước 5: Thực hành viết chương trình của chính bạn

Khi có kiến thức làm việc cơ bản về ngôn ngữ bạn đã chọn, bạn sẽ cần bắt đầu tạo các chương trình và dự án của mình. Mặc dù bạn có thể tưởng tượng đó là một hành trình dài hơi, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình đã tiến bộ thế nào trong suốt quá trình đó.

Loại chương trình hoặc dự án bạn bắt đầu xây dựng sẽ phụ thuộc vào ngôn ngữ bạn học. Ví dụ: nếu bạn đang học viết code cho web bằng HTML / CSS, bạn có thể tự xây dựng website của chính mình. Bạn thậm chí có thể bắt đầu với các công cụ xây dựng trang web kéo và thả để làm cho quá trình học tập dễ dàng hơn. Trong khi kiến thức về Java sẽ cho phép bạn bắt đầu lập trình ứng dụng hoặc trò chơi Android của mình.

Hãy nhớ rằng, thực hành là cách tốt nhất và thực hành là chìa khóa thành công của bất kỳ một lập trình viên nào. Thực hành, thực hành, và thực hành nhiều hơn nữa!

Bước 6: Tham gia cộng đồng trực tuyến

Học viết code có thể khá khó khăn nếu bạn tự học. Đôi lúc bạn cần sự hỗ trợ. Ví dụ, chúng ta đang học một ngôn ngữ, và bạn đến phần cú pháp mà mãi không hiểu được. Tham gia một nơi trò chuyện hoặc diễn đàn coding sẽ giúp bạn gặp những người có thể trả lời thắc mắc hay câu hỏi của bạn. Bất kỳ vấn đề bạn gặp phải, ở đó luôn có người sẵn sàng giúp đỡ.

Bước 7: Hack code của người khác

Một khi bạn có một ý tưởng khá hay về cách viết code với một ngôn ngữ cụ thể, thì đó là thời điểm để nghiên cứu sâu hơn. Một trong những cách tốt nhất để tiếp tục học hỏi và củng cố kiến thức về ngôn ngữ lập trình là giải mã người khác.

Bước 8: Không ngừng học tập

Theo một cách nào đó, ngôn ngữ lập trình cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Bạn cần thực hành thường xuyên nếu như bạn muốn thành thạo nó. Bạn sẽ quên cách sử dụng nếu bạn không thực hành. Do đó, điều cần thiết là hãy đảm bảo bạn tiếp tục học những điều mới mỗi ngày.

Đừng rơi vào thói quen sử dụng mẫu code hoặc cú pháp tương tự cho mọi thứ. Thay vào đó, hãy liên tục học những cách mới và cải thiện phương pháp. Tôi luôn cố gắng tạo thói quen học một điều mới mỗi ngày. Đó có thể là một đoạn cú pháp mới, một cách mới để viết một dòng code hoặc đơn giản là một cách tốt hơn để gỡ lỗi chương trình.

Kết quả tìm kiếm xu hướng nhất Kết luận

Học viết code đối với người mới bắt đầu có thể rất thú vị, hấp dẫn, thỏa mãn tính tò mò. Khi được học đúng cách, coding cung cấp cho bạn kỹ năng quý giá trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, học viết code cũng là một thách thức.

Với suy nghĩ này, chúng tôi đã phát triển hướng dẫn học viết code từng bước ở trên cho người mới bắt đầu. Nó chứa đựng mọi thông tin bạn cần biết để bắt đầu cuộc hành trình coding của mình. Tóm lại, nếu bạn muốn bắt đầu học viết code, bạn nên:

Tìm ra lý do tại sao bạn muốn học viết code và mong muốn đạt được điều gì.

Chọn đúng ngôn ngữ để giúp bạn đạt được điều đó.

Chọn một khóa học trực tuyến và bắt đầu học những ngôn ngữ này.

Tải trình chỉnh sửa code chuẩn.

Thực hành, thực hành và thực hành hơn nữa!

Tham gia một cộng đồng trực tuyến.

Hack code của người khác.

Không bao giờ ngừng học tập!

Vậy là bạn đã hoàn thành – hướng dẫn 8 bước đơn giản để học viết code dành cho người mới bắt đầu. Bây giờ không có lý do gì bạn lại chần chừ, trì hoãn nữa đúng không? Hãy học viết code ngay hôm nay

Hướng Dẫn Debug Code Trong Eclipse

Bug (lỗi) có thể là từ chương trình của bạn viết ra hoặc là từ chương trình mà bạn kế thừa từ người khác. Khi chương trình chạy và kết quả không phải là những gì mà bạn mong đợi, tức là đã có lỗi. Lỗi có thể do dự đoán của bạn đã bị sai hoặc là có gì đó phát sinh khi chương trình được thực thi mà bạn không lường trước được. Đôi khi chỉ cần nhìn vào source code là bạn tìm ra ngay nguyên nhân, nhưng khi cách đó không mang lại kết quả thì lúc này bạn cần phải Debug.

Debug (gỡ lỗi) là một kỹ năng nền tảng của lập trình viên. Mục đích chính của debug là để dò tìm lỗi (error) của chương trình, ngoài ra nó còn giúp lập trình viên hiểu rõ hơn cách chương trình hoạt động.

Các phương pháp Debug

Có nhiều phương pháp để debug, thông thường chúng ta sử dụng các phương pháp sau:

Print Console: là cách thêm vào source code của bạn những dòng lệnh để in ra những thông tin mà bạn cần theo dõi trong quá trình thực thi. Ví dụ: System.out.println(), hay System.error.println(), … Cách này hơi phiền phức vì bạn phải thay đổi code của chương trình, những dòng code này vô nghĩa và sau khi debug bạn phải xóa khỏi source code của chương trình.

Logging: tạo ra một tập tin để ghi (log) lại những thông tin sau khi chương trình thực thi. Chúng ta sẽ dựa vào thông tin này để phân tích nguyên nhân lỗi. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong môi trường thực, khi mà ứng dụng của bạn đang được mọi người sử dụng, bạn không thể thay đổi code hay sử dụng công cụ để dò tìm lỗi.

Debugging Tool (dùng công cụ để Debug) là phương pháp debug đi sâu vào source code nhất. Các công cụ này thông thường được tích hợp vào các IDE, ví dụ công cụ debugger của eclipse, Microsoft Visual Studio Debugger, … Cách này thường được sử dụng nhất khi bạn đang phát triển chương trình, bạn dễ dàng theo dõi, kiểm tra các giá trị, thay đổi các giá trị để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.

Debug code Java trong Eclipse

Debug code Java trong Eclipse cũng giống như việc chạy một ứng dụng Java. Khi debug chúng ta có thể tạm ngưng (pause) chương trình để xem giá trị của các biến, từ đó biết được luồng chạy của chương trình, thậm chí là thay đổi giá trị của các biến. Đặc biệt debug được sử dụng để tìm kiếm bug, đây là một việc quan trọng trong phát triển phần mềm.

BreakPoint (điểm ngắt): một BreakPoint trong mã nguồn xác định nơi thực thi của chương trình nên dừng lại trong quá trình gỡ lỗi. Một khi chương trình đã dừng, bạn có thể kiểm tra giá trị các biến, thay đổi nội dung, …

Các bước debug code Java trong Eclipse

Các bước thực hiện debug code trong Java:

Tạo BreakPoint.

Start chương trình ở chế độ Debug.

Sử dụng các phím tắt để theo dõi giá trị các biến, theo dõi flow thực thi của chương trình.

Code minh họa

Trước khi đi vào chi tiết, hãy xem đoạn code bên dưới sẽ được sử dụng để minh họa các thao tác debug:

package com.gpcoder; public class MainApp { public static void main(String[] args) { Student student = new Student(1, "GP Coder"); String hello = sayHello(student); System.out.println(hello); } public static String sayHello(Student student) { return "Hello " + student.getName(); } public static void checkStudent(Integer id) { if (id != null) { System.out.printf("Valid"); } else { System.out.printf("Invalid"); } } } Tạo BreakPoint

Để xác định điểm ngắt trong mã nguồn, bạn nhấp chuột phải vào lề trái trong trình soạn thảo Java và chọn Toggle Breakpoint. Hoặc bạn có thể nhấp đúp vào vị trí cần đánh dấu BreakPoint.

Có thể thực hiện một trong các cách bên dưới để Start ở project ở chế độ debug trong Eclipse:

Nhấn phím F11.

Cửa sổ 1 (Debug): hiển thị thông tin Class của dòng lệnh đang thực thi.

Cửa sổ 2 (Variables/ BreakPoints, Expressions): hiển thị giá trị các biến, hiển thị tất cả các BreakPoint đánh dấu của project, thiết lập các biểu thức (expression), điều kiện để đánh dấu BreakPoint.

Cửa sổ 3 (Java Class): cho phép thực hiện điều khiển thực hiện debug.

Cửa sổ 5 (Console): hiển thị thông tin kết quả của câu lệnh chúng tôi System.error, … ra cửa sổ Console.

Các phím tắt để Debug Java project trong Eclipse

F5 (Step Into): nhảy vào phương thức đang debug.

F6 (Step Over): thực thi câu lệnh hiện tại và nhảy đến câu lệnh tiếp tiếp.

F7 (Step Return): thực thi câu lệnh hiện tại và quay lại lệnh đã gọi phương thức này.

F8 (Resume): thực thi câu lệnh hiện tại và nhảy đến breakpoint tiếp theo.

Ctrl + F2 (Terminate): kết thúc chế độ debug.

Ctrl + Shift + B: đánh dấu/ hủy BreakPoint

Ctrl + Shift + I: mở popup hiển thị thông tin giá trị biến được chọn.

Xem giá trị các biến trong khung debugger

Sau khi start chương trình ở chế độ debug, chương trình sẽ thực thi bình thường. Nếu gặp BreakPoint, chương trình sẽ dừng lại để cho phép bạn điều khiển và theo dõi. Như bạn thấy, chương trình sẽ dừng lại ở BreakPoint tại dòng code số 6:

Hover chột vào biến tương ứng.

Bôi đen biến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I.

Mở cửa sổ Variable.

Như bạn thấy hình trên, chương trình dừng tại dòng code số 7, khi bạn hover chuột lên biến student, bạn có thể thấy được giá trị của biến student.

Tại dòng code số 7, bạn có thể nhấn phím F5 để vào xem nội dụng của phương thức sayHello.

Để quay lại dòng code số 7 mà không cần thực thi từng dòng lệnh (không nhấn phím F6), chúng ta sẽ nhấn phím F7, khi đó chương trình sẽ thực thi tất cả các câu lệnh còn lại phương thức sayHello() và quay lại lệnh đã gọi phương thức này (tức là dòng code số 7).

Thay đổi/ gán giá trị biến trong lúc debug

Ví dụ thực hiện debug chương trình trên đến dòng code số 8, khi đó giá trị hello tại cửa sổ Variables của khung nhìn Debug như sau:

Khung nhìn Breakpoints cho phép bạn xóa và hủy kích hoạt các BreakPoint. Để hủy kích hoạt một điểm ngắt, loại bỏ hộp kiểm tương ứng trong khung nhìn Breakpoints. Để xóa nó, bạn có thể sử dụng các nút tương ứng trong thanh công cụ.

Remote Debug – Debug từ xa Thế nào là Remote debug?

Thông thường, chúng ta debug ứng dụng trực tiếp trên IDE ở máy local, cụ thể chúng ta sẽ dùng Eclipse, IntelliJ, … để debug, chúng ta đặt BreakPoint và tiến hành debug. Nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không thể deploy project trên máy local bằng IDE mà phải deploy ứng dụng ở một máy khác hoặc trên server (remote). Sau đó, chúng ta cũng vẫn sẽ debug ứng dụng đó bằng source code trên IDE của máy local. Đó chính là remote debug.

Remote debug (Debug từ xa) rất hữu dụng khi có những bug chỉ xảy ra trên một môi trường mà máy local không thể tái hiện được. Chẳng hạng như xảy ra trên môi trường staging, testing và thỉnh thoảng trên cả production.

Thực hiện Remote debug như thế nào?

Java cung cấp sẵn tính năng remote debug, chúng ta chỉ cần truyền vào thông số -Xdebug cho J VM lúc start chương trình. Sau đó, đặt BreakPoint và thực hiện debug như hướng dẫn ở phần trên. Chỉ khác biệt là khi chạy ứng dụng thì quá trình thì các dữ liệu của quá trình debug sẽ được JVM trên môi trường đang chạy đẩy về máy local thông qua qua socket trên một port đã định nghĩa lúc start JVM.

Ví dụ: chúng ta deploy ứng dụng của mình như sau:

java -Xdebug -Xrunjdwp:transport=dt_socket,suspend=n,server=y,address=8090 -jar gpcoder-app.jar

Trong đó:

-Xdebug là lệnh dùng để enable tính năng remote debug.

chúng tôi là ứng dụng được start.

-Xrunjdwp:transport=dt_socket : ứng dụng publish message thông qua transport là socket và giao thức JDWP (Java Debug Wire Protocol). Từ Java 5 trở đi, chúng ta có thể sử dụng -agentlib:jdwp thay cho -Xdebug và Xrunjdwp.

server=y,address=8090: ứng dụng sẽ được debug ở server được deploy với port là 8090.

suspend=n : JVM sẽ start ở chế độ suppend cho đến khi được debug.

Lưu ý: ứng dụng chạy ở chế độ remote debug sẽ bị ảnh hưởng đến performance, do đó chỉ sử dụng chế độ này khi thực sự cần thiết.

Debug như thế nào mới hiệu quả?

Đọc cẩn thận các dòng thông báo lỗi khi chạy đoạn mã, đôi khi những dòng báo lỗi đã chỉ ra cho ta biết nguyên nhân lỗi là gì.

Phân vùng lỗi thông qua các BreakPoint. Nếu ta chạy từng dòng lệnh một cách chi tiết sẽ tốn nhiều thời gian. Thường thì tôi đoán lỗi khả năng xảy ra ở đâu, sau đó đặt các BreakPoint ở đó. Chạy debug để loại bỏ các dự đoán khả năng lỗi. Rồi phân vùng khả năng lỗi để tiến hành debug sâu dưới dạng Step into để gỡ lỗi. Theo kinh nghiệm của tôi thì làm cách này tôi thấy phát hiện lỗi được nhanh hơn. Nhưng nhanh hay chậm cũng phụ thuộc kinh nghiệm, nếu kinh nghiệm tốt sẽ đoán được phân vùng lỗi nhanh và đỡ tốn thời gian hơn.

Hướng Dẫn Cách Tạo Form Trong Microsoft Access

MS Access được dùng để sắp xếp, lưu trữ thông tin cũng như chuẩn bị các báo cáo được thiết kế đặc biệt. Việc tạo lập form từ cơ sở dữ liệu giúp việc nhập liệu của bạn trở nên thuận tiện hơn. Trong quá trình tạo form, bạn có thể định dạng nó sao cho phù hợp với tính chất của cơ sở dữ liệu cũng như trình bày dễ hiểu hơn. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lập cũng như kiểm soát và tùy chỉnh form để đảm bảo form của bạn hoạt động hiệu quả nhất.

Form là gì?

Form (Biểu mẫu) là 1 đối tượng được dùng cho 3 mục đích sau đây:

Nhập dữ liệu: ví dụ như bạn muốn nhập các tham số trong báo cáo trước khi khởi chạy báo cáo đó.

Tùy chỉnh dữ liệu: sử dụng form để chèn, cập nhật hoặc xóa dữ liệu.

Điều hướng trên hệ thống: ví dụ bạn tạo form trên Access thì bạn hoặc người dùng khác có thể tải form đó xuống hay chạy báo cáo,…

Ngăn Dẫn hướng sẽ hiển thị tất cả đối tượng cũng như các form mà bạn tạo trong cơ sở dữ liệu.

Cách tạo Form (Biểu mẫu) trong Access

Lúc này, Form của bạn sẽ được tạo và mở trong chế độ xem Design View:

Các thuộc tính của Form trong Access (Form Properties)

Khi cửa sổ Property Sheet xuất hiện, Access thường sẽ mặc định là “Detail” nên nếu bạn muốn tạo Form, chọn ” Form”.

Sau khi nhấn Form, bạn sẽ thấy ngay các thuộc tính nào được dùng trong Form.

Lưu ý: Hãy luôn chú ý trong quá trình chỉnh sửa nội dung form và các trường. Tất cả các thay đổi dù là nhỏ nhất đều có thể thực hiện ở cửa sổ Property Sheet. Do có quá nhiều tùy chọn nên rất khó để bạn có thể nhớ được là mình đã thay đổi phần nào của form

Thuộc tính Record Source (Record Source Property)

Thuộc tính Record Source (Nguồn ghi) sẽ thiết lập các nguồn dữ liệu cho form của bạn.

Thuộc tính Record Source có thể được đặt thành tên bảng, tên truy vấn hay câu lệnh SQL bằng cách bạn nhấn dấu (…) ngay bên phải thuộc tính Record Source.

Thuộc tính chú thích (Caption Property)

Phần trên cùng của form sẽ hiển thị ở chế độ xem Datasheet View của các record

Phần dưới cùng sẽ hiển thị 1 record tại 1 thời điểm (như Single Form).

Thuộc tính Caption dùng để đặt nhãn cho form của bạn.

Ví dụ, mình muốn đặt Caption là “Thêm/Chỉnh sửa sản phẩm”, nghĩa là “Thêm/Chỉnh sửa sản phẩm” chính là thanh tiêu đề form của bạn:

Thanh tiêu đề form thể hiện giá trị mà ta đã đặt trong thuộc tính chú thích.

Thuộc tính Default View

Thuộc tính tiếp theo mà mình giới thiệu đến các bạn trong Access đó là Default View (Thiết lập dạng hiển thị của form). Trong mục này, bạn sẽ thấy một danh sách thả xuống gồm 6 dạng của form:

Single Form: hiển thị 1 record tại 1 thời điểm Continuous Forms: hiển thị các record liên tiếp nhau

Thanh cuộn ngay bên phải giúp bạn lướt qua các record. Ở cuối phía cuối form, bạn vẫn có thể thấy được thanh chọn record (gồm 77 record).

Datasheet: hiển thị dữ liệu dạng bảng

Trong dạng xem này, bạn có thể thay đổi kích thước hoặc thậm chí sắp xếp lại vị trí các cột bằng cách highlight hoặc di chuyển các cột sang vị trí khác.

Bạn vẫn có thể dùng thanh cuộn để lướt qua và xem được toàn bộ bản ghi.

Split Form: phân chia các record

Dạng này sẽ cho bạn 2 cái nhìn tổng quan về dữ liệu như sau:

Hai điểm trên đã được đồng bộ hóa nên khi bạn chọn một trường nào đó trong form của bạn thì Access sẽ cho ra trường tương ứng. Dạng này cung cấp cho bạn tất cả các chức năng của Datasheet cũng như Single Form.

Hướng Dẫn Tạo Lập Form Trong Access 2023

Tạo lập form từ cơ sở dữ liệu giúp việc nhập liệu của bạn trở nên thuận tiện hơn. Trong quá trình tạo form, bạn có thể định dạng nó sao cho phù hợp với tính chất của cơ sở dữ liệu cũng như trình bày dễ hiểu hơn.

Trong bài viết này, Blog Học Excel Online sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lập và chỉnh sửa form. Bạn cũng sẽ được biết cách kiểm soát các trình bày cũng như chỉnh sửa các tùy chọn form để đảm bảo form hoạt động hiệu quả nhất.

Cách tạo lập form

Access hỗ trợ người dùng có thể tạo form từ bất cứ bảng dữ liệu nào trong cơ sở dữ liệu gốc. Bất cứ form nào được tạo thành sẽ đều hiển thị dữ liệu giống với bảng, đồng thời còn có thể thêm bớt dữ liệu mới. Sau khi tạo lập xong, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa nó bằng cách thêm các trường mới hoặc các các tùy chọn định dạng như hộp hỗn hợp chẳng hạn.

Bước 1: Trong mục Navigation, lựa chọn bảng dữ liệu mà bạn cần tạo lập form. Bạn không nhất thiết phải mở bảng đó lên

Bước 1: Chọn tab Design, sau đó tìm đến mục Tools ở phía bên phải của thanh Ribbon

Hộp hỗn hợp

Hộp hỗn hợp là một dạng danh sách xổ xuống được dùng để thay thế một trường trong nội dung form. Hộp hỗn hợp sẽ hạn chế khả năng nhập liệu của người dùng khi chỉ cho phép người dùng lựa chọn các tùy chọn có sẵn trong hộp mà thôi.

Hộp hỗn hợp rất có ích đối với các trường có ít lựa chọn trả lời. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng hộp hỗn hợp để chỉ cho phép người dùng nhập đúng tên các bang của Mỹ khi điền vào trường địa chỉ liên hệ, hoặc là người dùng khi đặt hàng chỉ được phép lựa chọn các sản phẩm được liệt kê trong cơ sở dữ liệu mà thôi.

Bước 1: Trong cửa sổ Form Layout, lựa chọn tab Design, sau đó tìm đến phần Controls

Bước 2: Lựa chọn lệnh Combo box, khi đó nó sẽ có dạng giống như hộp thoại xổ xuống

Tùy chỉnh thiết lập form bằng cách sử dụng Property Sheet

Property sheet là một cửa sổ tổng hợp chứa các thông tin chi tiết của form cũng như từng nội dung trong form. Từ của sổ Property Sheet mà ta có thể sửa đổi từng phần bố cục của form, bao gồm cả chức năng hoạt động cũng như cách thức trình bày.

Lưu ý: Hãy luôn chú ý trong quá trình chỉnh sửa nội dung form và các trường. Tất cả các thay đổi dù là nhỏ nhất đều có thể thực hiện ở cửa sổ Property Sheet. Do có quá nhiều tùy chọn nên rất khó để bạn có thể nhớ được là mình đã thay đổi phần nào của form

Thay đổi thiết lập của form

Có rất nhiều lựa chọn được xuất hiện trong cửa sổ Property Sheet nên ta không thể đi sâu giải thích hết được. Ta chỉ có thể kiểm nghiệm 2 lựa chọn thường được sử dụng nhất: ẩn các trường không cần thiết và thiết lập trường chứa thời gian ngày tháng năm có chức năng tự động lên lịch theo đúng thời gian thực tế.

Để có thể ẩn đi các trường không cần thiết

Bước 5: Cuối cùng ta chỉ cần chuyển sang cửa sổ Form để kiểm tra xem các trường đã được ẩn đi hay chưa.

Để thiết lập trường chứa thời gian ngày tháng năm có chức năng tự động lên lịch theo đúng thời gian thực tế

Bước 7: Chuyển sang chế độ Form View để kiểm tra kết quả. Khi bạn tạo 1 bản ghi mới với form, trường dữ liệu mà bạn vừa chỉnh sửa sẽ tự động cập nhật lịch thực tế vào nội dung của trường đó.

Đừng bội bỏ qua: Lớp học Excel ở Hà Nội

Hướng Dẫn Tạo Các Loại Biểu Mẫu Trong Access

Biểu mẫu là đối tượng mà qua đó bạn hoặc những người dùng khác có thể thêm, sửa hoặc hiển thị dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Access, nên thiết kế của biểu mẫu là một khía cạnh quan trọng. Nếu cơ sở dữ liệu của bạn được sử dụng bởi nhiều người dùng thì biểu mẫu được thiết kế tốt là điều cần thiết cho việc nhập liệu hiệu quả và chính xác.

Có vài cách tạo biểu mẫu trong cơ sở dữ liệu màn hình máy tính Access và bài viết này trình bày cho bạn một số cách phổ biến.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này không áp dụng với cơ sở dữ liệu Access trên web hoặc các ứng dụng Access trên web.

Để tạo một biểu mẫu từ bảng hoặc truy vấn trong cơ sở dữ liệu, trong khung điều hướng, hãy bấm vào bảng hoặc truy vấn có chứa dữ liệu cho biểu mẫu của bạn và trên tab Create, bấm Form.

Để tạo một biểu mẫu trong đó không có các điều khiển hoặc thành phần định dạng trước, trên tab Create, hãy bấm Blank Form. Access mở biểu mẫu trống ở dạng xem Layout và hiển thị ngăn Field List.

Trong ngăn Field List, hãy bấm vào dấu cộng (+) cạnh bảng hoặc các bảng có chứa các trường bạn muốn thấy trên biểu mẫu.

Để thêm một trường vào biểu mẫu, hãy bấm đúp vào trường hoặc kéo trường vào trong biểu mẫu. Để thêm một số trường cùng một lúc, hãy nhấn và giữ phím CTRL và bấm vào một số trường, sau đó kéo các trường này vào biểu mẫu cùng một lúc.

Lưu ý: Thứ tự của các bảng trong ngăn Field List có thể thay đổi, tùy theo phần nào của biểu mẫu hiện đang được chọn. Nếu bạn không thể thêm một trường vào biểu mẫu, hãy thử chọn một phần khác của biểu mẫu và sau đó thử thêm trường một lần nữa.

Dùng các công cụ trong nhóm Controls trên tab Form Layout Tools để thêm logo, tiêu đề, số trang hoặc ngày và thời gian vào biểu mẫu.

Nếu bạn muốn thêm nhiều loại điều khiển khác vào biểu mẫu, hãy bấm Design và dùng các công cụ trong nhóm Controls.

Biểu mẫu phân tách cho bạn hai dạng xem dữ liệu cùng lúc – một dạng xem Form và một dạng xem Datasheet. Làm việc với biểu mẫu tách mang đến cho bạn lợi ích của cả hai kiểu biểu mẫu trong một biểu mẫu duy nhất. Ví dụ, bạn có thể dùng phần biểu dữ liệu của biểu mẫu để định vị nhanh một bản ghi, rồi dùng phần biểu mẫu này để xem hoặc sửa bản ghi đó. Hai dạng xem này được kết nối tới cùng một nguồn dữ liệu và luôn được đồng bộ hóa với nhau.

Để tạo biểu mẫu phân tách bằng cách dùng công cụ Split Form, trong khung điều hướng, bấm vào bảng hoặc truy vấn có chứa dữ liệu và sau đó trên tab Create, bấm More Forms và sau đó bấm Split Form.

Access tạo ra biểu mẫu và bạn có thể thay đổi thiết kế cho biểu mẫu. Ví dụ, bạn có thể điều chỉnh kích cỡ của hộp văn bản cho vừa với dữ liệu, nếu cần.

Một biểu mẫu nhiều mục, còn được gọi là biểu mẫu liên tục, và có ích nếu bạn muốn một biểu mẫu hiển thị nhiều bản ghi nhưng có tính tùy chỉnh cao hơn biểu dữ liệu, bạn có thể dùng công cụ Multiple Items.

Trong khung điều hướng, bấm vào bảng hoặc truy vấn có chứa dữ liệu bạn muốn thấy trên biểu mẫu.

Biểu mẫu dẫn hướng đơn giản là biểu mẫu có chứa Điều khiển Dẫn hướng. Biểu mẫu dẫn hướng là sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ cơ sở dữ liệu nào, nhưng việc tạo ra một biểu mẫu dẫn hướng đặc biệt quan trọng nếu bạn dự định xuất bản một cơ sở dữ liệu lên Web bởi vì Ngăn Dẫn hướng Access không hiển thị trong một trình duyệt.

Mở cơ sở dữ liệu bạn muốn thêm biểu mẫu dẫn hướng vào đó.

Trên tab Create, trong nhóm Forms, bấm Navigation và sau đó chọn kiểu biểu mẫu dẫn hướng bạn muốn.

Access tạo ra biểu mẫu, thêm Điều khiển Dẫn hướng vào biểu mẫu và hiển thị biểu mẫu ở dạng xem Layout.