Hướng Dẫn Viên Du Lịch Người Nước Ngoài / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Uta.edu.vn

Dẹp “Loạn” Hướng Dẫn Viên Du Lịch Người Nước Ngoài

Moitruong24h – Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt hơn 1,2 triệu lượt, tăng gần 1,5 lần so cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng phải đối mặt với nhiều phức tạp nảy sinh từ sức tăng quá “nóng” này, nhất là tình trạng loạn hướng dẫn viên (HDV) du lịch trái phép ở một số thị trường đông khách Trung Quốc như Đà Nẵng, Nha Trang…

Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam kiểm soát hướng dẫn viên hoạt động ở TP Hội An.

Loạn hướng dẫn viên du lịch “chui”

Tại cuộc đối thoại giữa lãnh đạo TP Đà Nẵng và các HDV du lịch tiếng Trung Quốc diễn ra gần đây, HDV của ta liên tiếp phản ánh hiện tượng HDV người Trung Quốc hoạt động “chui” trên các địa bàn du lịch Việt Nam. Với mức giá siêu rẻ, thậm chí không thu phí, các công ty Trung Quốc đã tự tổ chức những tua du lịch trọn gói theo hệ thống khép kín tại Việt Nam. Họ sử dụng những HDV nước mình dẫn khách theo hành trình trọn gói, từ đặt khách sạn, nhà hàng tới lựa chọn các điểm mua sắm, vui chơi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Họ hạ thấp giá tua nhưng lại đẩy giá các dịch vụ khác ở Việt Nam tăng cao nhiều lần để bù chi phí. Vô hình trung, điều này không chỉ khiến người dân địa phương nước ta không được hưởng lợi từ du lịch, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng dịch vụ và hình ảnh điểm đến Việt Nam, khiến những doanh nghiệp lữ hành chân chính trong nước “lao đao” ngay trên sân nhà.

Để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẵn sàng thuê người Việt Nam có thẻ HDV làm “sitting guide” (HDV ngồi không) đi cùng đoàn. Nhiệm vụ của sitting guide là ngồi một chỗ, không cần làm gì, chỉ cần xuất trình thẻ để đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra, còn mọi việc từ thuyết minh tới mua bán đã có HDV người Trung Quốc đảm nhiệm. Điều đáng nói là dù biết phạm luật nhưng vẫn không ít HDV của ta sẵn sàng làm sitting guide. Phần lớn đều là những HDV trẻ mới ra trường, chấp nhận làm để có thu nhập. Có một số trường hợp sau khi đồng ý làm mới biết mình chỉ là “bình phong”, song vì tâm lý lo sợ cho nên cũng không dám phản kháng.

Gọi là “chui” nhưng những HDV Trung Quốc lại ngang nhiên hoạt động. Thủ đoạn thông thường là giả dạng làm du khách, có những người khi phát hiện bị trục xuất về nước, một thời gian sau lại quay trở lại hành nghề. Không ít công ty sử dụng người Trung Quốc hướng dẫn nhưng khi được kiểm tra thì báo cáo là phiên dịch. Tình trạng này không chỉ khiến những người Việt Nam làm HDV tiếng Trung Quốc bị mất công ăn việc làm ngay trên đất nước mình, mà nghiêm trọng hơn, họ bị mạo nhận là những HDV bản địa để thuyết minh về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Lâu nay, việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, lịch sử, văn hóa Việt Nam cho du khách quốc tế vốn là trách nhiệm được giao cho đội ngũ HDV trong nước thì nay ở một số nơi việc này đã gần như thuộc về HDV người Trung Quốc. Thế nên mới có những thuyết minh xuyên tạc kiểu như biển Mỹ Khê thuộc về Trung Quốc như thời gian qua, gây bức xúc dư luận.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện HDV du lịch người nước ngoài hoạt động chui. Vài năm trước, báo giới và công luận đã nhiều lần phản ánh tình trạng các công ty du lịch Hàn Quốc tổ chức tua khép kín, sử dụng HDV là người Hàn Quốc và cuối cùng, phần lớn lợi nhuận lại quay về Hàn Quốc khiến chúng ta bị thất thu. Bên cạnh đó là tình trạng tiếp tay của một số công ty du lịch và một số HDV người Việt Nam cho hoạt động trái phép này. Thực tế này cho thấy, công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Trung bình mỗi ngày, Nha Trang (Khánh Hòa) đón khoảng một nghìn khách Trung Quốc, nhưng số lượng HDV biết tiếng Trung Quốc chỉ có khoảng mươi người. Có ý kiến cho rằng, sự thiếu hụt HDV khiến hoạt động hướng dẫn du lịch “chui” trở nên thuận lợi. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng đón lượng khách tương đương, có số lượng HDV tiếng Trung Quốc được cấp thẻ lên tới 360 người, đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của các tua, nhưng vẫn tồn tại những HDV “chui”. Điều này chứng tỏ, vấn đề không chỉ ở sự thiếu hụt đội ngũ HDV, mà là sự xuất hiện một xu hướng làm du lịch bất hợp pháp ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây những hậu quả đáng tiếc cả về kinh tế và chính trị.

Trục xuất, cấm nhập cảnh

HDV hoạt động trái phép Để xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trước tiên, phải xử lý nghiêm bằng cách tước giấy phép hoạt động của những công ty du lịch Việt Nam đang tiếp tay cho công ty và HDV du lịch người Trung Quốc hoạt động trái phép. Đối với những HDV đi theo tua nhưng để người Trung Quốc hướng dẫn thì phải bị xử phạt, rút thẻ hành nghề. Các địa phương có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, do đó cần tăng cường thanh, kiểm tra, tái thành lập thanh tra du lịch để ngành du lịch có công cụ xử lý từng trường hợp cụ thể.

Đây phải là lực lượng chuyên ngành, có tư cách để xử lý tại chỗ những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, ông Bình cho rằng, khi lượng khách đến từ một thị trường có nguồn tăng trưởng ồ ạt sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị lũng đoạn. Do đó, không nên đón khách từ những thị trường này bằng mọi giá. Sở Du lịch TP Đà Nẵng cũng kiến nghị thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, một chức danh còn mới ở Việt Nam nhưng đã phổ biến ở một số nước láng giềng như Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po… Họ không chỉ hỗ trợ du khách về luật pháp, văn hóa địa phương mà còn bảo đảm an ninh và có thẩm quyền xử lý ngay những vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

Chia sẻ với nhà báo, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Lưu Đức Kế cho biết, tình trạng HDV người Trung Quốc hoạt động “chui” từng xảy ra trước đây ở tỉnh Lạng Sơn vào năm 2004, khi cửa khẩu Hữu Nghị mở đón khách Trung Quốc sử dụng giấy thông hành đến Việt Nam bằng đường bộ. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, mô hình đón khách Trung Quốc theo Quy chế 849 (về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan, du lịch) đã ra đời và được thực hiện thí điểm từ năm 2009. Theo đó, các công ty du lịch Trung Quốc phải chấp nhận mức giá sàn cho các tua du lịch. Các công ty đón khách ở Việt Nam cũng phải cam kết những dịch vụ đi kèm, nếu không sẽ bị xử phạt. Các điểm mua sắm có trong lịch trình phải cam kết về mức giá, nếu bán phá giá sẽ bị phạt… Do đó, đã từng bước hạn chế được tình trạng người Trung Quốc thao túng du lịch ở Lạng Sơn. Đây là giải pháp có thể tham khảo để giải quyết hoạt động du lịch trái phép của người nước ngoài tại nước ta.

Từ góc độ quản lý nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cũng cho rằng, phải xử lý thật nghiêm những công ty Việt Nam tiếp tay, dung túng cho hoạt động du lịch bất hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền địa phương các tỉnh có tình trạng này để phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm. Những người nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam phải bị trục xuất về nước và không cho quay trở lại Việt Nam làm việc. Các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ và quyết liệt mới có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trang Anh/Nhân Dân

Xử Phạt Nhiều Hướng Dẫn Viên Du Lịch Người Nước Ngoài

Qua kiểm tra hoạt động hướng dẫn du lịch tại các điểm di tích, Thanh tra Sở VH,TT&DL đã kết hợp với Phòng an ninh kinh tế, Công an tỉnh TT-Huế đã phát hiện và xử phạt 5 trường hợp người nước ngoài trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch.

Các trường hợp bị xử phạt này chủ yếu là người Hàn Quốc không có đủ điều kiện làm hướng dẫn viên như không có thẻ hướng dẫn viên quốc tế do Bộ VH,TT&DL cấp. Những HDV du lịch “mác” ngoại này do các công ty du lịch có trụ sở tại Hà Nội, TP HCM, chi nhánh tại Đà Nẵng đưa vào hướng dẫn cho các đoàn khách người Hàn Quốc.

Theo thanh tra sở VH,TT&DL tỉnh TT-Huế, chính thực trạng có các HDV du lịch nước ngoài không đủ điều kiện hướng dẫn cho du khách nước ngoài tại các điểm du lịch đã làm rối loạn thị trường kinh doanh du lịch, gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát hoạt động du lịch tại Huế, và dễ gây hiểu nhầm cho du khách về văn hóa, lịch sử, phong tục của địa phương.

Việc hướng dẫn cho khách du lịch nước ngoài tại Huế thời gian qua đã bị các công ty du lịch làm sai khi cho hướng dẫn viên nước ngoài không có đủ điều kiện hành nghề đi hướng dẫn. Điều này dễ dẫn đến nhiều sai lệch khi giới thiệu về lịch sử văn hóa Huế với 2 di sản văn hóa thế giới (ảnh: minh họa)

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh thanh tra Sở VH,Tt&DL tỉnh TT-Huế: “Các công ty du lịch trên hầu hết sử dụng người Hàn Quốc để trực tiếp hướng dẫn cho khách du lịch có chiều hướng gia tăng ở Huế. Đây là một thực trạng không ổn, làm cho rối loạn thị trường kinh doanh du lịch. Một điều đáng quan tâm hơn là không biết họ nói gì với nhau và cái việc họ giới thiệu như vậy có đúng sự thật hay không và không ai giám sát được”.

Đại Dương

Có Nên Cấm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Người Nước Ngoài?

(Minh họa: Ngọc Diệp)

“Dự thảo luật Du lịch sửa đổi cần bổ sung quy định về cấm hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hoặc điều kiện để cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên là người có quốc tịch Việt Nam và có quy định hoặc viện dẫn quy định chế tài để xử lý”. Đây là ý kiến rất đáng quan tâm bởi đã hơn một lần, vấn đề này gây bức xúc dư luận.

Việc hướng dẫn viên du lịch nước ngoài “hoành hành” tại Việt Nam, theo ĐB Triệu Thanh Dung, ngoài nguyên nhân buông lỏng quản lý, còn có một nguyên nhân khá quan trọng, đó là thiếu hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có đủ năng lực và phẩm chất.

Hiện, cả nước chỉ có 9.500 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phục vụ cho 8 triệu khách du lịch nước ngoài du lịch tại Việt Nam và 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch trong một năm. Trong khi, cả nước chỉ có 7.150 hướng dẫn viên du lịch nội địa, nhưng phục vụ hơn 45 triệu lượt khách du lịch một năm. Đại biểu Dung ước tính, để phục vụ lượng khách trên cần 25.000 hướng dẫn viên quốc tế, 50.000 hướng dẫn viên nội địa.

Bài toán phát triển du lịch đã được Chính phủ Việt Nam đặt ra từ nhiều năm nay. Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định đây phải là ngành mũi nhọn. Hiện ngành đang mang lại 17% GDP. Dù tỷ lệ tăng trưởng khách khá lớn, 25% nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, du lịch vẫn chưa phải là một ngành kinh tế mũi nhọn.

Trên thực tế, cái mục tiêu ngang bằng với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… vẫn là ước mơ xa vời vợi. “Thông điệp” về diện mạo du lịch Việt vẫn hạn chế, nghèo nàn, mãi chỉ loanh quanh với chiếc nón lá, với bát phở… đã từng được đưa ra trong phiên chất vấn với nguyên Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh tại Quốc hội nhiệm kỳ trước và giờ đây “chuyển tới người kế nhiệm – lời nguyên Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh”.

Trở lại với đề xuất của ĐB Triệu Thanh Dung về vấn đề từng gây bức xúc dư luận, còn nhớ cuối tháng 6 vừa qua, tại buổi đối thoại với Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ, ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết có hướng dẫn viên tiếng Trung của Việt Nam phát hiện hướng dẫn viên của Trung Quốc giới thiệu “trước đây Việt Nam thuộc Trung Quốc, toàn bộ biển Đà Nẵng là của Trung Quốc”.

Thông tin trên đã gây sốc trong dư luận bởi nếu xác thực, đây là hành động láo xược, xuyên tạc sự thật lịch sử, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây phương hại đến tình hữu nghị hai dân tộc và làm hoen ố hình ảnh của chính đất nước họ, ảnh hưởng đến nhiều người Trung Quốc khác.

Trên báo Vietnam Net ngày 1/7, bài “Hướng dẫn viên người Hoa nói cố đô Huế thuộc TQ” còn cho biết một người Trung Quốc dẫn đoàn đi thăm quan Huế, nói Đại nội có kiến trúc giống Trung Quốc bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc, một hướng dẫn viên du lịch cho biết bị HDV Trung Quốc cướp mic, xuyên tạc Biển Đông là biển Nam Trung Quốc.

Vì thế, việc siết chặt quản lý, thậm chí cấm hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài của ĐB Triệu Thanh Dung không phải không có lý, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Người Nước Ngoài Có Được Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Ở Việt Nam?

Điều 72 Luật Du lịch 2005 quy định về hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch nêu rõ:

“1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa.

Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.

2. Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên nội địa, thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên có thời hạn ba năm và có giá trị trong phạm vi toàn quốc”.

Bên cạnh đó, Điều 73 Luật này quy định về điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên như sau:

“1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.

2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;

c) Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;

c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;

d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ”.

Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Để được cấp thẻ hướng dẫn viên, một trong những điều kiện bắt buộc đó là phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Như vậy, người nước ngoài thì không đủ điều kiện để được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch và hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam; do đó, công ty bạn không thể thuê người nước ngoài về làm hướng dẫn viên du lịch được.

Quy Định Tuyển Người Nước Ngoài Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Việt Nam

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Du lịch thì nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ nước ngoài vào Việt Nam trái phép.

– Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 LuậtLuật Du lịch thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 37 Luật Luật Du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật này thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Quy định về hướng dẫn viên du lịch, bao gồm cả hướng dẫn viên là người nước ngoài

– Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

– Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

+ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

+ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

+ Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

– Theo quy định tại Điều 59 Luật Du lịch thì điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch là phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, đối chiếu với tất cả các quy định nêu trên thì rút ra 02 vấn đề quan trọng như sau:

– Công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật như Luật Du lịch, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…

– Người nước ngoài không được hoạt động trong lĩnh vực hướng dẫn viên du lịch.

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)