Hướng Dẫn Viên Du Lịch Huế / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Học Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Huế

Học hướng dẫn viên du lịch tại Huế

Học hướng dẫn viên du lịch tại Huế, Chứng chỉ khóa học hướng dẫn viên du lịch tại Huế, Khóa Đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Huế.Chứng chỉ khóa học HDV du lịch tại Huế.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Huế

chuyên đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở Huế, đào tạo Khóa học HDV du lịch tại Huế. học hướng dẫn viên du lịch tại Huế. đào tạo chứng chỉ HDV du lịch tại huế. Địa chỉ đào tạo hướng dẫn viên du lịch tốt nhất ở Huế. – Hướng dẫn viên du lịch là người giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử… của đất nước nơi mà du khách đến tham quan. – Điều kiện cần để hành nghề hướng dẫn viên là phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch. Chính vì vậy chúng tôi mở khóa học đào tạo hướng dẫn viên du lịch để đáp ứng nhu cầu cho các bạn.

Chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch tại Huế

– Khóa học được diễn ra từ 1 – 3 tháng theo đúng chương trình khung của Tổng cục du lịch quy định. Chứng chỉ cuối khóa do bộ giáo dục và đào tạo cấp. Khi có chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch bạn sẽ có thể đổi thẻ du lịch nội địa và quốc tế tại sở VHTTDL. – Là trường duy nhất hỗ trợ học viên đổi thẻ hướng dẫn viên, hỗ trợ và giúp đỡ học viên ngay cả sau khi kết thúc khóa học. Là một lợi thế cho những bạn mới bước vào nghề còn bỡ ngỡ. – Tự hào là 1 trong những trường được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch đầu tiên của Việt Nam.

Chương trình Học HDV

Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa: Dành cho tất cả những bạn tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên nhưng không phải chuyên ngành hướng dẫn du lich.

Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Dành cho tất cả những bạn tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, trừ ngành hướng dẫn viên.

Thời gian đào tạo – Học phí:

+ Học phí: 2.500.000đ/khóa + Thời gian đào tạo: Học 2 tháng + Lịch học: Linh hoạt – phù hợp với mọi đối tượng. Có lịch học tối 2, 4, 6 hoặc thứ 7, chủ nhật

Chứng chỉ

– Học viên tham gia học tập đạt yêu cầu các môn thi được cấp CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH , điều kiện bắt buộc để xin đổi thẻ Hướng dẫn viên du lịch tại Tổng cục Du lịch hoặc Sở Văn hóa các tỉnh. – Sau khi có chứng chỉ các học viên sẽ được Trường hướng dẫn thủ tục xin đổi thẻ Hướng dẫn viên Du lịch tại các Sở văn hóa trên cả nước.

Hồ sơ đăng ký

Phiếu đăng ký học (theo mẫu) gửi kèm theo Thông báo. 01 chứng minh thư photo 3 ảnh 3 x 4cm (1 ảnh dán vào phiếu đăng ký học, 2 ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh). Mọi chi tiết liên hệ : 0978 86 86 53 Ms.Lành( P Đào Tạo) Email: halanh.danaco@gmail.com

Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Với không ít bạn trẻ, nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch hội tụ nhiều điểm đáng mơ ước: Thu nhập cao, giao tiếp rộng, được đi du lịch không mất tiền… Tuy vậy đằng sau những lợi thế đó, các HDV phải đối mặt với vô số hiểm nguy cạm bẫy…

Có một thực tế đáng buồn là không ít HDV nữ khi tác nghiệp đã bị choáng ngợp trước sự hào phóng của khách và dần dần trở thành… gái bao. Vốn có vẻ ngoài ưa nhìn với nước da trắng hồng và vóc dáng cân đối, ngay sau khi tốt nghiệp ĐH, Lê Thanh H đã được khá nhiều công ty du lịch mời gọi về làm HDV.

Với nhiều nữ sinh viên, những chuyến đi tour từ 5 – 7 ngày có giá hàng nghìn USD đã làm họ lóa mắt. Do số tiền kiếm được quá lớn và dễ dàng nên tâm lý chung của các HDV nữ này là “đằng nào thì tay đã nhúng chàm nên không thể dừng lại”. Tuy nhiên, để moi được tiền của khách cũng không đơn giản. Không ít cô gái sau khi “phục vụ tận tình” các vị khách sộp một đi không trở lại, thậm chí còn rước bệnh vào người. Còn đối với các HDV nam, khi tham gia các tour ở nước ngoài, không ít người do hám lợi đã buôn lậu. Không chỉ có vậy, tại một số địa phương thời gian qua đã xảy ra thực trạng HDV… ăn bớt cơm của khách. Thay vì đặt mỗi người một suất ăn, các HDV đã tự ý giảm số lượng các suất ăn xuống để thu lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng mà còn làm giảm uy tín của các công ty lữ hành.

Về tình trạng trên, ông Lê Thế Cường – Giám đốc một công ty du lịch ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Khi quyết định làm HDV, các bạn trẻ đã chấp nhận làm việc trong một môi trường vô cùng phức tạp với vô số cạm bẫy. Ngay cả những cô gái trong sáng, kiên định nhất cũng khó nói lời từ chối trước những số tiền hay món quà đắt giá. Tuy vậy, vẫn còn nhiều HDV có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, kiếm tiền bằng sức lao động chân chính. Sự tận tâm với nghề của họ không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam mà còn khiến cho bạn bè thế giới phải thán phục và ngưỡng mộ”…

… đến người nước ngoài làm HDV “chui”

Hiện nay, một số ngoại ngữ hiếm như Nhật, Thái, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc… rất thiếu HDV du lịch. Theo Luật Du lịch, HDV phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch mới được cấp thẻ HDV. Quy định này nhằm giúp cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ chất lượng nhân lực du lịch nhưng cũng dẫn đến việc nhiều HDV hoạt động “chui”. Có thể nói, hiện tại, HDV tiếng Hàn Quốc thiếu nghiêm trọng nhất do lượng khách du lịch người Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh. Do đó, một số doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng HDV người Hàn Quốc (dù họ rất yếu về kiến thức văn hóa, lịch sử Việt Nam) hoặc tuyển những CTV biết tiếng Hàn Quốc để làm HDV. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tại một số điểm du lịch, chúng ta có thể bắt gặp HDV Hàn Quốc đưa đoàn khách ngoại tham quan, thản nhiên hướng dẫn cho khách.

Không chỉ có HDV người Hàn Quốc, một số HDV người Trung Quốc và một số nước khác tới Việt Nam để… hướng dẫn du lịch. Về tình trạng này, một đại diện của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Hiện có hai kiểu HDV nước ngoài tồn tại ở Việt Nam: HDV được các công ty du lịch nước ngoài thuê để dẫn đoàn, có HDV người Việt đi kèm hoặc các HDV ngoại trước đây sang làm thuê, sau một thời gian quen đường đi nước bước đã ở lại Việt Nam tự tổ chức tour. Đối tượng thứ hai này thường tổ chức tour khép kín không thông qua công ty trong nước nên giá tour thường rẻ hơn, thu hút được khách du lịch nhưng lại không chịu đóng thuế. Điều này gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Nhà nước, khiến môi trường kinh doanh du lịch ngày càng lộn xộn. Bên cạnh đó, điều đặc biệt nguy hại là khi HDV nước ngoài hướng dẫn cho khách với lượng thông tin không đầy đủ về đất nước và con người Việt Nam, họ có thể gây hiểu lầm, làm méo mó hình ảnh của đất nước trong mắt du khách”.

Do các quy định về HDV quốc tế hiện nay khá chặt chẽ nên thời gian qua, một số doanh nghiệp đã sử dụng HDV biết các loại ngoại ngữ hiếm chưa tốt nghiệp đại học, chỉ được bồi dưỡng qua ở các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ, thậm chí có HDV chỉ là công nhân, kỹ thuật viên đã từng lao động, học tập ở nước ngoài. Để đội ngũ HDV du lịch quốc tế Việt Nam nhanh chóng được bổ sung về số lượng, cải thiện về chất lượng, nhất là với các ngôn ngữ ít thông dụng, trong thời gian tới, cơ quan chức năng nên mở rộng điều kiện cấp thẻ hướng dẫn du lịch quốc tế, tăng chế độ đãi ngộ đối với các HDV Việt Nam. Có như vậy, tình trạng HDV du lịch vi phạm pháp luật, người nước ngoài làm HDV “chui” tại Việt Nam mới được giải quyết triệt để.

Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch

– Đào tạo những người làm việc trong ngành Du lịch có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt. Có kỹ năng làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành đồng thời có khả năng tiếp tục học tập, để nâng cao trình độ hoặc phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức đánh giá, nhận biết, điều khiển và điều chỉnh hành vi của con người trong hoạt động du lịch; tìm ra quy luật hoạt động con người chi phối du lịch nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong du lịch.

Môn học giới thiệu các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, giao tiếp có hiệu quả, kỹ thuật quan tâm đến khách hàng, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Môn học còn cung cấp các kiến thức về sử dụng điện thoại và giải quyết những phàn nàn của khách.

Môn học cung cấp hệ thống kiến thức về đối tượng nghiên cứu, các nguồn lực phát triển du lịch, những đánh giá về tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ các ngành du lịch. Ngoài ra, môn học còn giúp cho học viên hiểu biết những đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, các tổ chức liên kết kinh tế, du lịch trên thế giới.

Trang bị các kiến thức về giá trị văn hóa truyền thống, nắm bắt các giai đoạn văn hóa Việt Nam qua từng thời kỳ, bổ sung kiến thức văn hóa Việt nhằm phục vụ cho ngành nghề du lịch. Giúp sinh viên so sánh văn hóa Việt khác văn hóa các nước.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt từ cổ đại đến hiện đại. Thông qua các bài học lịch sử, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về tiến trình phát triển dân tộc, các triều đại phong kiến ở Việt Nam, những thành tựu văn hóa – khoa học kỹ thuật Việt Nam, những trang sử hào hùng về công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Cung cấp những kiến thức cơ bản về các nguyên lý kế toán chung và việc vận dụng nó vào doanh nghiệp du lịch, các khái niệm và phạm vi của kế toán trong các doanh nghiệp du lịch, các kỹ thuật ghi chép và lập báo cáo tài chính, các phương pháp tác nghiệp của kế toán.

Cung cấp những kiến thức căn bản về các nguyên lý marketing và việc vận dụng vào thực tiễn kinh doanh bao gồm: Định nghĩa marketing hiện đại; Đại cương hoạt động marketing của doanh nghiệp như môi trường marketing và thị trường của doanh nghiệp…

Cung cấp những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong quản trị kinh doanh: những ứng dụng của các phần mềm Foxpro, Windows, Excel trong các bài toán kinh doanh và các kỹ thuật quản trị; xử lý, gửi nhận tin trên mạng cục bộ cũng như internet.

Trang bị kiến thức qua những bài học về văn hóa, về phong tục, lễ hội Việt Nam bằng tiếng Anh… các kỹ năng xử lý tình huống khi giao tiếp với một người ngoại quốc, cách trả lời, đối thoại, phục vụ người nước ngoài khác nền văn hóa với Việt .

Cung cấp cho người học những tuyến điểm chủ yếu nhất trên các cung đường du lịch Việt Nam bao gồm: các tuyến điểm miền Nam (các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ cùng văn hóa của các cộng đồng người tại miền Tây Nam Bộ), các tuyến điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, đặc biệt là “Con đường Di sản tại miền Trung”), các tuyến điểm miền Bắc (Hà Nội, Vịnh Hạ Long…)

Môn học cung cấp những kỹ năng cơ bản của người hướng dẫn du lịch trong việc chuẩn bị, sắp xếp, tổ chức tour, chăm sóc khách hàng tham gia một tour du lịch. Môn học cũng giới thiệu cho người học những kỹ năng nói chuyện, quản trò, thuyết trình,… tại một điểm hoặc đang thực hiện trên tour.

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương thức thiết kế chương trình du lịch bao gồm: tính chi phí các dịch vụ trên tour, đàm phán liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ, thương lượng với khách hàng về phương thức sắp xếp, chọn lựa các điểm tham quan trên tour… Môn học cùng trang bị cho học viên các kỹ năng điều hành tour như: quản lý dịch vụ vận chuyển, phân công nhân sự thực hiện chương trình du lịch , khảo sát tuyến điểm.

Phong tục, lễ hội Việt Nam

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phong tục tiêu biểu của các tộc người ở Việt Nam, những lễ hội dân gian đậm sắc màu dân tộc trải dài khắp ba miền, những tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người Việt Nam…

Môn học hướng dẫn người học một số những trò chơi và bài hát trong sinh hoạt tập thể, các kỹ năng hoạt náo, các trò chơi trên xe, trên biển, sinh hoạt lửa trại, những kỹ năng cần thiết trong khi hướng dẫn tour mạo hiểm (khám phá rừng, núi, biển…). Ngoài ra, môn học còn trang bị những kiến thức cần thiết cho việc đi lại vào ban đêm, dấu hiệu nhận biết bạn hay thù, sự phối hợp trong trò chơi tập thể như: quản trò, quản lửa, quản ca và những điều cơ bản khác nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách trong các chuyến du lịch.

Học kỳ III và IV, học sinh sẽ chọn đơn vị, công ty du lịch lữ hành để thực tập và hòan thành báo cáo thực tập.

Học sinh đủ điều kiện sẽ được xét làm chuyên đề tốt nghiệp có giáo viên hướng dẫn,

Học sinh không được chọn làm chuyên đề tốt nghiệp sẽ thi tốt nghiệp.

+ Môn 1: Chính trị

+ Môn 2: Lý thuyết tổng hợp (L): L1: Tổng quan du lịch; L2: Marketing du lịch

+ Môn 3: Thực hành tổng hợp (T): T1: Tuyến điểm du lịch; T2: Tổ chức đại lý và điều hành tour

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Học Trường Nào? Trường Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, trường đào tạo ngành Hướng dẫn viên du lịch là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm và thắc mắc. Thực tế, hướng dẫn viên du lịch là một ngành nghề. Sau khi học hoàn thành chương trình học ngành Du lịch, Việt Nam học… các bạn sinh viên có thể tham gia công tác hướng dẫn viên du lịch nếu như có thẻ hành nghề hướng dẫn viên. Đây là ngành nghề mới nhưng được đánh giá cao về tiềm năng việc làm, đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và hội nhập sâu rộng vào quốc tế của Việt Nam.

Để giúp bạn tìm hiểu trường đào tạo cũng như chọn trường hiệu quả, bài viết xin chia sẻ những trường có ngành nghề Hướng dẫn viên du lịch. Cụ thể như sau:

Danh sách trường có ngành Việt Nam học

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Thủ Đô Hà Nội

Đại học Cần Thơ

Đại học Sư pham TPHCM

Hiện nay, trường đào tạo ngành Hướng dẫn viên du lịch ngày càng được mở rộng

Danh sách trường có ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

2. Ngành Hướng dẫn viên du lịch học những gì?

Trong xu thế đẩy mạnh chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang thu hút số lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Đây chính là cơ hội để những hướng dẫn viên tham gia vào tiến trình quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch, vì thế, trở thành ngành nghề có triển vọng lớn.

Qua danh sách thống kê trên, có thể thấy ngành Hướng dẫn viên du lịch đang được mở rộng đào tạo với số lượng trường xét tuyển lớn. Vậy ngành Hướng dẫn viên du lịch học những gì?

Chương trình học ngành Hướng dẫn viên sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cho người học

Sinh viên của ngành sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống thiết thực về khoa học xã hội và nhân văn, có thể thành thạo những phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.. Đồng thời, sinh viên cũng có kiến thức tổng quan về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, văn hóa, am hiểu về thể chế chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, những kiến thức về đặc điểm địa lý, du lịch Việt Nam.

Sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện, kỹ năng thu thập thông tin, xử lý dữ liệu, kỹ năng phản biện, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức sự kiện và tư duy sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp…

Với những kiến thức được cung cấp, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau như:

Làm hướng dẫn viên du lịch hay chuyên viên viện bảo tàng, thực hiện công tác nghiên cứu, quảng bá tại các cơ quan văn hóa thông tin của nhà nước

Làm việc tại các viện nghiên cứu văn hóa; quản lý văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài,các công ty lữ hành, du lịch; cơ quan văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch; cơ quan hành chính, sự nghiệp; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức quốc tế và phi chính phủ trong – ngoài nước.

Công tác tại những cơ quan báo chí, truyền truyền hoặc truyền thông, nhà quantr trị lữ hành tại những công ty du lịch trong và ngoài nước…