Hướng Dẫn Viên Du Lịch Chui / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Uta.edu.vn

Lộn Xộn Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

Khách Trung Quốc tham quan tại Khánh Hòa.

Lý giải vì sao tình trạng HDV du lịch hoạt động “chui” khá phổ biến tại Nha Trang (Khánh Hòa), ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa cho rằng, một trong những lý do các đoàn khách Trung Quốc không có HDV Việt Nam là do tỉnh Khánh Hòa chỉ có 11 HDV tiếng Trung. Để chấn chỉnh, từ tháng 5, Sở Du lịch Khánh Hòa đã tiến hành thanh tra và phạt hành chính gần 50 triệu đồng đối với 5 doanh nghiệp lữ hành sử dụng HDV không có thẻ hành nghề, kinh doanh đại lý lữ hành không có hợp đồng hợp lệ.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Lữ hành, cũng cho biết: Hiện nay, với tour du lịch tới Quảng Ninh, phía doanh nghiệp Trung Quốc bán chỉ 450 nhân dân tệ (NDT), trong khi giá tour du lịch Việt Nam qua cửa khẩu biên giới Lạng Sơn và Móng Cái cách đây 10 năm đã là 600 NDT. Giá tour chào bán du lịch Quảng Ninh hiện chỉ đủ chi phí xe, ăn một số bữa chính, khách sạn. Do đó, họ thường tìm cách thu hồi vốn bằng khoản dịch vụ thông qua các chiêu trò mà HDV bày ra suốt chuyến đi. Việc sử dụng HDV suốt tuyến này không chỉ đưa ra thông tin sai lệch về điểm du lịch, mà nếu du khách biết bị “chặt chém” khi mua sắm, mua hàng giả, hàng kém chất lượng thì mọi tiếng xấu sẽ đổ hết cho điểm đến.

Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, từ tháng 5 đến nay, đơn vị đã phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa tiến hành kiểm tra những hoạt động sai phạm kinh doanh lữ hành. Theo quy định của Luật Du lịch, khi đi du lịch tại Việt Nam, các đoàn tour phải sử dụng HDV quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên qua kiểm tra, có nhiều đoàn khách không có HDV Việt Nam mà chỉ có người nước ngoài nhận là leader tour, đại diện cho doanh nghiệp du lịch quản lý khách. Và khi đoàn kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh là người của doanh nghiệp thì không chứng minh được.

“Thực tế, đây là hình thức tự tổ chức tour chui, kiêm luôn cả HDV chui. Qua khảo sát thực tế của Vụ Lữ hành tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, hiện tượng này khá phổ biến”, ông Nguyễn Quý Phương chia sẻ.

Tăng cường thanh, kiểm tra

Đối với hiện tượng HDV Việt Nam đi theo đoàn chỉ là “bù nhìn” hay được gọi là “siting guide”, ông Nguyễn Quý Phương cho rằng đây là hình thức lách luật của doanh nghiệp du lịch đối tác nước ngoài. Muốn xử lý phải có quá trình theo dõi, kiểm tra hợp đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp để xác định mức độ vi phạm. “Tuy nhiên, để không bị phía đối tác nước ngoài thao túng thì tự doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với nhau, cùng hợp tác để mang lại lợi ích chung”.

Ông Phạm Tiến Dũng, Tổng Thư ký CLB du lịch Unesco Hà Nội cho biết: “Việc sử dụng HDV chui chỉ là phần nổi của tảng băng. Chiêu thức này xảy ra với nhiều tour khách đoàn Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo Luật Du lịch, muốn hoạt động lữ hành tại Việt Nam phải liên kết với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp Việt Nam để đối tác doanh nghiệp du lịch nước ngoài lợi dụng, “núp bóng” để hoạt động chui. Do đó, cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra, xử phạt với doanh nghiệp vi phạm và công bố công khai minh bạch doanh nghiệp sai phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”.

“Thực tế kiểm tra tại Công ty du lịch Silent Bay (Khánh Hòa) mới đây cho thấy, đơn vị này có 64 người Trung Quốc, tuy nhiên họ cho biết không làm HDV mà chỉ là nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng… Do đó, để xác định những đối tượng này có làm việc theo đúng quy định của Việt Nam hay không cần có sự vào cuộc của bên công an, ngành lao động địa phương. Từ thực tế kiểm tra hoạt động du lịch tại Khánh Hòa, Quảng Ninh, Tổng cục Du lịch đã có công văn yêu cầu các địa phương trong điểm phát triển du lịch tăng cường thanh kiểm tra hoạt động của HDV”, ông Nguyễn Quý Phương cho biết.

Theo ông Vũ Thế Bình, những bất cập trong hoạt động du lịch tồn tại từ lâu do lỗ hổng ngay trong tổ chức bộ máy ngành du lịch. Tổng cục Du lịch ra văn bản hướng dẫn hoạt động du lịch nhưng thực tế khi doanh nghiệp có sai phạm thì không có thanh tra xử lý và thường giao cho địa phương. Địa phương không làm kiên quyết thì Tổng cục Du lịch khó xử lý. Do đó, một trong những kiến nghị của Hiệp hội sửa Luật Du lịch lần này là: Ngành du lịch phải có thanh tra chuyên ngành du lịch do Tổng cục quản lý.

Từ thực tế trên cho thấy, nếu cơ quan chức năng, nhất là các địa phương không kiên quyết “vào cuộc” thì tình trạng HDV du lịch chui đang diễn ra tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng sẽ nhanh chóng lan sang các điểm du lịch khác… Đằng sau tình trạng hoạt động du lịch chui là việc thất thu thuế và quan trọng hơn hình là ảnh du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Trịnh Minh Tú, Phó giám đốc công ty du lịch Toseco:

“Xử phạt nặng đối với doanh nghiệp cho đối tác “núp bóng” Kinh nghiệm từ phía Thái Lan, Singapore cho thấy, cơ quan quản lý sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí thu hồi giấy phép đối với đơn vị cho “núp bóng” nếu điều tra ra. Do đó, khi đi du lịch tại các nước này, các đoàn khách Trung Quốc đều phải thuê HDV địa phương và đồng nghĩa chấp hành theo quy định của địa phương.

Bà Nguyễn Hồng Nguyên, Trưởng phòng marketing Hanoitourist: “Tăng cường HDV từ các địa phương khác”

Nguồn HDV tiếng Trung không thiếu để đáp ứng sự tăng trưởng gần đây. Để đáp ứng nhu cầu khách tăng điểm đến Nha Trang, đơn vị tăng cường HDV từ Hà Nội vào. Chúng tôi rất mong muốn cơ quan chức năng tăng cường xử lý sai phạm trong việc sử dụng HDV. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đàm phán với phía doanh nghiệp đối tác Trung Quốc yêu cầu chấp hành đúng luật pháp Việt Nam.

Ông Nguyễn Tuấn Quyền, chuyên gia du lịch: “Xử lý nghiêm vi phạm, tăng nội lực cho doanh nghiệp nội địa” Hiện nay, HDV du lịch tiếng Trung trên toàn quốc không thiếu và chủ yếu hoạt động tự do. Do đó, nếu trả công tương xướng vẫn hút lực lượng này dẫn khách tại các điểm du lịch đông khách Trung Quốc. Để chấn chỉnh tình trạng bán tour dưới giá thành để thu hút khách và sử dụng HDV chui, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương phải xử lý nghiêm để tạo sự răn đe, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp nội địa tăng cường nội lực khi hợp tác với phía doanh nghiệp du lịch Trung Quốc. Qua đó, sẽ hợp tác bình đẳng, tăng nguồn thu và kiểm soát phần nộp thuế từ việc shoping của khách.

Huế: Bát Nháo Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

Tình trạng hướng dẫn viên (HDV) du lịch “chui”, không đeo thẻ HDV cũng như khách du lịch quốc tế tự đứng ra làm HDV đang diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát tại nhiều địa phương, trong đó có Huế.

“HDV” của Công ty du lịch Việt Nam TravelMart (cầm cờ) dẫn đầu đoàn khách Thái Lan đến tham quan chùa Thiên Mụ, Huế

Ghi nhận của nhóm PV vào sáng 5/7 tại chùa Thiên Mụ (TP Huế) thì tình trạng này đã diễn ra một cách công khai và “trắng trợn” đối với 2 đoàn du lịch đến từ Thái Lan và Hàn Quốc.

Cụ thể vào lúc 8h15, một chiếc xe 45 chỗ ngồi mang biển kiểm soát (BKS) 43B – 024.81 của Công ty du lịch Việt Nam TravelMart chở đoàn Thái Lan đến tham quan chùa. Bước xuống xe là một người đàn ông cầm cờ dẫn đoàn và không đeo thẻ HDV hướng dẫn du khách tiến đến chùa.

Nên đọc

Du khách có khoảng 30 phút vào thăm điện chính. Sau đó, “HDV” này tập hợp mọi người trước chính điện để di chuyển sang địa điểm trưng bày chiếc xe ô tô – di vật của Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và bắt đầu thuyết trình.

Khi được hỏi tại sao là HDV du lịch mà không đeo thẻ thì người này lại ấp úng, lảng tránh và trả lời “Có chuyện gì không em?” rồi nhanh chóng kêu gọi đoàn khách Thái Lan này ra về.

Vào khoảng 9h40, một chiếc xe 30 chỗ ngồi mang BKS 43B – 024.73 (không rõ của Công ty du lịch nào, chỉ thấy có dòng chữ Hàn Quốc ở đầu xe) đưa đoàn khách Hàn Quốc đến tham quan.

Tiến đến chính điện, một cô gái người Hàn Quốc đứng “thao thao bất tuyệt” về chùa trước những vị khách trong đoàn. Khoảng 15 phút sau, đoàn khách này cũng di chuyển đến khu trưng bày chiếc xe ô tô của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Nhưng lần này lại là một người đàn ông Hàn Quốc đứng thuyết trình rất sành sỏi.

Nhận biết có người đang chụp ảnh, người đàn ông này liền nói nhanh và rời khỏi vị trí để tiến hành quay về. Hơn nữa, “HDV du lịch chui” này còn có thái độ và những cử chỉ khiêu khích, hăm dọa PV.

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Huế không có phí tham quan nên các HDV du lịch “chui” có nhiều cơ hội để “lộng hành” mà không có sự kiểm soát nào từ các cơ quan chức năng. Và cũng chẳng ai biết họ – những “HDV du lịch chui “nói gì, làm gì và xuyên tạc như thế nào ngay trên chính đất nước Việt Nam.

Những hình ảnh ghi nhận tại chùa Thiên Mụ:

Dù không đeo thẻ HDV nhưng người đàn ông (cầm cờ) đoàn Công ty du lịch Việt Nam TravelMart vẫn ngang nhiên giới thiệu về địa điểm du lịch này

Người này trở nên lúng túng và di chuyển thật nhanh sau khi nghe câu hỏi của PV

Chiếc xe mang BKS 43B – 024.73 (không rõ của Công ty du lịch nào, chỉ thấy có dòng chữ Hàn Quốc ở đầu xe) có “vị HDV” Hàn Quốc trên

Nên đọc

Theo (Dân trí)

Ngăn Chặn Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

Sau khi dư luận xã hội lên tiếng bức xúc về việc HDV hoạt động “chui” người Trung Quốc xuyên tạc sự thật về lịch sử, thuyết minh biển Đà Nẵng là biển Trung Quốc, từ đầu tháng 6, Tổng cục Du lịch đã có công văn yêu cầu Sở Du lịch Đà Nẵng, Khánh Hòa khẩn trương lập đoàn liên ngành gồm du lịch, công an, lao động thương binh và xã hội để tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp lữ hành sử dụng lao động nước ngoài trái phép. Tổng cục cũng đề xuất với ngành công an trục xuất cá nhân người nước ngoài đã hành nghề hướng dẫn du lịch trái phép tại Việt Nam và hạn chế nhập cảnh trong những lần tiếp theo.

Hướng dẫn viên Trung Quốc hoạt động chui đón khách. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp

Mới đây nhất, ngày 6/7, Bộ VHTTDL tiếp tục có công văn gửi UBND các tỉnh đề nghị chấn chỉnh tình trạng này và thành lập các đoàn thanh tra “thị sát” tại các “điểm nóng”.

Tại Đà Nẵng, lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng đã làm việc với các HDV tiếng Trung để tiếp nhận thông tin, phân tích các chứng cứ. Sau đó, thanh tra Sở đã vào cuộc và xử lý 6 HDV du lịch chui với mức xử phạt 20 triệu đồng. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố “thừa nhận”, qua phân tích tài liệu HDV tiếng Trung người Việt cung cấp và kiểm tra thực tế cho thấy đúng là có tình trạng HDV người Trung Quốc hoạt động không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Tại Quảng Nam, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VHTTDL đã yêu cầu siết chặt công tác thanh kiểm tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực du lịch tại khu đô thị cổ. Sở đã bố trí ít nhất 2 thanh tra viên có mặt tại Hội An nhằm phối hợp giám sát, thanh tra chặt chẽ các đối tượng vi phạm Luật Du lịch nhưng hiện vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Từ đầu năm đến nay, thanh tra Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam và cơ quan chức năng thành phố Hội An chỉ phát hiện vẻn vẹn được 1 trường hợp vi phạm và xử phạt 17,5 triệu đồng.

Đại diện tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau khi nhận được công văn Tổng cục Du lịch, tỉnh Khánh Hòa đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra hoạt động lữ hành, quản lý khách lưu trú tại các khách sạn, nhà cho thuê. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa tại các cơ sở chuyên phục vụ người nước ngoài…

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Lữ hành, các hoạt động thanh kiểm tra gần đây mới chỉ mang tính chất “chữa cháy”, giải pháp tình thế. Vấn đề này cần làm thường xuyên, xử phạt vi phạm thật nặng mới đủ sức răn đe.

Lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh trong 10 năm trở lại đây đã kéo theo tình trạng HDV chui phát triển; Phổ biến nhất là với thị trường khách Hàn Quốc, Nga và gần đây là Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấc Thành, Phó Chánh thanh tra Sở VHTTDL Quảng Nam cho biết: Lực lượng thanh tra mảng du lịch địa phương rất mỏng. Thanh tra Sở chỉ có 7 thành viên nhưng lại phải làm rất nhiều việc từ văn hóa, thể thao, gia đình, du lịch nên hầu hết hoạt động thanh tra đều làm theo kế hoạch định kỳ, chỉ khi nào có vấn đề nóng xảy ra mới tiến hành thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc Sở.

Đáng nói là tình trạng này cũng xảy ra với Thanh tra cấp Bộ. Vậy nên mới xảy ra việc chỉ đến khi dư luận xã hội và báo chí lên tiếng về tình trạng HDV chui người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam thì các ngành chức năng mới vào cuộc “chữa cháy”. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ VHTTDL và thanh tra một số địa phương xử lý chưa tới 20 trường hợp HDV vi phạm.

Theo ông Vũ Thế Bình, Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn đã có đẩy đủ quy định cụ thể về xử phạt HDV “chui”, nhưng vấn đề là thiếu người triển khai. Chức năng thanh tra xử lý vi phạm hiện giao cho Thanh tra Bộ nhưng cả năm chỉ xử lý được chục vụ HDV vi phạm thì không đủ sức răn đe. Trong khi để xử phạt HDV chui, người làm công tác thanh tra du lịch phải kỳ công theo dõi, trinh sát để có đủ bằng chứng xử phạt. Do đó, Bộ VHTTDL cần sớm đề xuất với Chính phủ thành lập đơn vị thanh tra du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch.

Ông Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công ty du lịch Việt:

Tại một số nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc đã thành lập cảnh sát du lịch vừa hỗ trợ du khách, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm luật pháp. Đơn cử như Thái Lan, khi phát hiện sai phạm thì HDV chui sẽ bị trục xuất, phạt tiền, thậm chí phạt tù.

Luật sư Nguyễn Minh Anh:

Theo Luật Du lịch, người làm nghề hướng dẫn phải là người mang quốc tịch Việt Nam. Nếu sai phạm thì xử lý theo Nghị định số 158/2013/NĐ – CP với mức phạt từ 15 – 20 triệu đồng. Đối với công ty kinh doanh lữ hành sử dụng người nước ngoài làm HDV thì mức xử phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng. Tuy nhiên để việc xử phạt thực sự có tính răn đe hơn thì trong Luật Du lịch sửa đổi sắp tới cần tăng mức phạt này”.

Ông Nguyễn Tấc Thành, Phó Chánh thanh tra Sở VHTTDL Quảng Nam.

Nan Giải Xử Lý Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

Riêng địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi hàng ngày có hàng trăm lượt khách nước ngoài đến tham quan. Nhưng gần đây, không khó để bắt gặp những đoàn khách du lịch nước ngoài với những HDV nước ngoài. Dù cơ quan chức năng đã nhiều lần phát hiện và xử phạt nhưng có vẻ thực trạng này vẫn tái diễn…

Thực trạng bức xúc

Sáng ngày 23-3-2023, tại khu vực Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh – nơi có rất nhiều đoàn tham quan du lịch đến đây, một HDV người Bulgaria bị phát hiện đang đứng thuyết minh cho một đoàn khách tham quan.

HDV ngoại quốc này đã bị Thanh tra Sở mời ra làm việc vì theo quy định HDV người nước ngoài không được phép thuyết minh tại các điểm tham quan ở Việt Nam. Đáng nói là ngay lúc đó, HDV người Việt Nam đi cùng đoàn này đã lẳng lặng bỏ trốn.

Sau đó, dù đoàn kiểm tra đã cố gắng liên lạc với người dẫn đoàn bằng số điện thoại HDV người Bulgaria cung cấp, nhưng HDV Việt Nam đang dẫn đoàn vẫn không quay lại theo yêu cầu của Thanh tra Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh. Một lúc sau mới có một HDV du lịch khác được cử đến nhưng người này không tiết lộ tên công ty tổ chức tour. Dù thực tế, theo thông tin tìm hiểu, công ty tổ chức tour này tên Asianwaytravel có trụ sở tại Hà Nội.

Ngoài trường hợp này, trong một buổi sáng cùng ngày, đã có ít nhất bốn trường hợp HDV bị Thanh tra Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh lập biên bản để xử lý vì không có thẻ hành nghề hoặc không đeo thẻ hành nghề tại các điểm tham quan địa bàn thành phố.

Trước đó hai ngày, theo ghi nhận tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP Hồ Chí Minh, nhiều đoàn khách quốc tế cũng có tình trạng sử dụng HDV người nước ngoài không phép…

Một HDV người nước ngoài (áo sẫm màu) tại khu vực Bưu điện TP Hồ Chí Minh.

Theo đại diện Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, trong năm 2023, TP Hồ Chí Minh đã đón hơn 36 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 19%. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của du khách, số HDV du lịch được cấp phép hoạt động chỉ có hơn 3.000 người.

Từ thực tế này, TP Hồ Chí Minh đã và đang xuất hiện tình trạng nhiều HDV du lịch “chui” – đó là những người chưa được cấp phép hành nghề, không đeo biển hiệu, phù hiệu theo quy định, đặc biệt trong đó, có nhiều HDV là người nước ngoài cũng vi phạm.

Theo đó, các HDV người nước ngoài thoải mái cầm cờ, đeo micro, không đeo thẻ thuyết minh, hướng dẫn giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như Nga, Pháp, Hàn Quốc, Campuchia… tại các điểm tham quan của thành phố. Và mỗi khi thấy lực lượng chức năng hay người lạ, không phải du khách trong đoàn, đến hỏi những HDV này thì họ nhanh chóng tìm cách lảng tránh, cuốn cờ, quay đi. Tình trạng này khá phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều điểm tham quan nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh như kể trên.

Chỉ trong năm 2023, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 18 trường hợp HDV du lịch “chui”; tuy nhiên, việc xử lý gặp nhiều khó khăn do nguồn lực cơ quan quản lý có hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lữ hành vẫn đang lờ quy định, cố tình sử dụng hoặc tiếp tay cho hoạt động của các HDV du lịch “chui”.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, thời gian tới sẽ tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động hành nghề của các HDV cũng như các doanh nghiệp lữ hành hướng dẫn tại điểm để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm và cương quyết không để tình trạng HDV du lịch hoạt động trái phép.

Thực tế, việc HDV người nước ngoài núp bóng dưới dạng khách du lịch, trà trộn hành nghề HDV trái phép ở Việt Nam không phải là mới. Tại nhiều địa phương tập trung đông khách du lịch như: Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh… tình trạng này diễn ra khá phổ biến và gây bức xúc dư luận.

Riêng địa bàn TP Đà Nẵng, trong năm 2023, Sở Du lịch cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 53 trường hợp vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch với tổng số tiền phạt gần 400 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu như HDV thuyết minh về du lịch trái pháp luật, dùng thẻ hướng dẫn du lịch giả và không mang thẻ HDV trong khi hành nghề…

Tương tự, các tỉnh, thành khác cũng từng xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm tương tự, chủ yếu là HDV người Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm

Trên phạm vi cả nước, thời gian qua, Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã phối hợp với thanh tra chuyên ngành ở các địa phương kiểm tra trên 120 công ty và chi nhánh công ty kinh doanh lữ hành quốc tế tại một số địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang; đã xử lý và thu hồi 7 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tước 30 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, dừng hoạt động 143 thẻ HDV du lịch quốc tế; phát hiện và lập biên bản, lập hồ sơ chuyển vụ việc có yếu tố nước ngoài cho cơ quan Công an xử lý vi phạm, buộc xuất cảnh đối với 50 người nước ngoài hành nghề trái phép trong lĩnh vực du lịch…

Theo một số liệu hiện nay, cả nước có hơn 14.800 HDV quốc tế và hơn 8.600 HDV trong nước, tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch lớn và đa phần là HDV tiếng Anh. Nếu chia đều cho lượng khách nước ngoài vào Việt Nam (khoảng 15 triệu lượt khách quốc tế năm 2023) thì mỗi HDV quốc tế phải phục vụ khoảng 1.000 du khách mỗi năm. Con số này cao gấp nhiều lần mức bình quân của các nước trên thế giới.

Không chỉ thiếu hụt về số lượng, đội ngũ HDV Việt Nam hiện nay còn mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu, nhiều thị trường như: Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nga… thường xuyên không đủ số lượng HDV để đáp ứng.

Và chính sự thiếu hụt và mất cân đối như vậy đã khiến nhiều đơn vị lữ hành buộc phải sử dụng các HDV bản địa dù biết là không được pháp luật Việt Nam cho phép. Thực trạng này, ngoài việc gây ảnh hưởng đến nguồn thu của cộng đồng HDV người Việt, thì còn có thể dẫn đến hậu quả hết sức nguy hại, khi các HDV người nước ngoài có thể xuyên tạc lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Ai cũng biết rằng du lịch là hành trình khám phá những miền văn hóa thông qua cầu nối chính là các HDV. Và HDV được xem là “đại sứ” du lịch của một quốc gia. Bởi vậy, nếu việc quản lý hoạt động hướng dẫn du lịch còn lỏng lẻo, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh.

Theo Hội HDV du lịch Việt Nam (VTGA), tất cả các HDV nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đều không được phép. Theo quy định của Luật Du lịch 2023, điều kiện cấp thẻ HDV du lịch phải đáp ứng một số điều kiện, trong đó HDV phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, theo luật thì người nước ngoài không được làm HDV du lịch tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế trong một vài năm qua nhiều địa phương tình trạng HDV nước ngoài hoạt động “chui”, không phép vẫn diễn ra. Nguyên nhân là vì có sự “bảo kê”, câu kết của các công ty lữ hành.

Vì thế, để giải quyết hiệu quả vấn đề này, lực lượng chức năng cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt phải xử lý nghiêm đối với các trường hợp HDV vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, phải trục xuất, thậm chí là cấm nhập cảnh trong thời hạn nhất định để đủ sức răn đe, tránh tái diễn.

Theo định hướng đến năm 2023, Việt Nam muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách thì việc nâng cao chất lượng HDV cũng như quản lý, chấn chỉnh các hoạt động du lịch trái phép, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch cũng cần phải được thực hiện nghiêm minh và quyết liệt.

Riêng tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023, Trung tâm Điều hành HDV Việt Nam đã được ra mắt, với mong muốn bảo vệ quyền lợi HDV du lịch và phát hiện ra các sai phạm, đưa hoạt động hướng dẫn đi vào khuôn khổ.

Từng bước chuẩn hóa trong công tác quản trị đội ngũ HDV. Các tổ nghiệp vụ HDV được tái cơ cấu nhằm tạo điều kiện cho HDV phát triển theo hướng chuyên sâu, củng cố khả năng thích nghi nhiều thị trường làm việc, nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.

Phú Lữ

Quảng Nam: Xử Lý Nghiêm Hướng Dẫn Viên Du Lịch “Chui”

(DĐDN) – Trước tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui” của các đoàn khách Trung Quốc đến Hội An, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam – ông Đinh Hài, – yêu cầu siết chặt công tác thanh kiểm tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực du lịch tại khu đô thị cổ.

Sở VHTTDL Quảng Nam bàn cách xử lý hướng dẫn viên du lịch chui tại Hội An sáng nay (6/7).

Tại buổi làm việc vừa diễn ra vào sáng ngày 6/7, Phòng Thương mại và du lịch Hội An cho biết trong khoảng 3 năm trở lại đây lượng khách Trung Quốc đến Hội An có chiều hướng gia tăng đột biến. Nếu như năm 2023, tổng lượng khách Trung Quốc đến Hội An gần 50 nghìn lượt, thì 6 tháng đầu năm 2023 con số này đã đạt khoảng 40 nghìn lượt.

Không chỉ khu vực phố cổ Hội An mà khu vực đảo Cù Lao Chàm, lượng khách du lịch Trung Quốc cũng tăng đột biến. Chỉ tính trong năm 2023 là 29.378 lượt và 6 tháng đầu năm 2023 đã lên đến con số 22.987 lượt. Điều đáng quan tâm là phần lớn số khách du lịch người Trung Quốc đến tham quan Hội An xong họ quay ra Đà Nẵng lưu trú.’

Đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin TP Hội An cho biết: “Lượng khách du lịch Trung Quốc ào ạt đổ về Hội An, Quảng Nam trong những tháng gần đây tăng đột biến. Với lượng khách gia tăng đột biến đã xuất hiện tình trạng hướng dẫn viên là người Trung Quốc hoạt động “chui” tại Hội An”.

Đáng chú ý là dù tình trạng này diễn ra không thường xuyên và lộ liễu như Đà Nẵng hoặc Nha Trang, nhưng sự xuất hiện của các hướng dẫn viên du lịch “chui” này đã vi phạm luật du lịch (cấm người nước ngoài hành nghề hướng dẫn du lịch tại Việt Nam). Thậm chí có một số trường hợp hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử gây hiểu lầm cho khách.

Toàn tỉnh Quảng Nam chỉ có 5 hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung. Do thiếu nên đã xảy ra tình trạng hướng dẫn viên du lịch chui người Trung Quốc.

Theo ông Võ Phùng – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao TP Hội An, tình trạng hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động “chui” tại Hội An là có nhưng không nhiều do điểm tham quan phố cổ khép kín, lại là phố đi bộ nên đơn vị dễ dàng phát hiện xử lý kịp thời.

“Hiện tượng hướng dẫn viên du lịch chui người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử gây hiểu lầm cho du khách được cơ quan chức năng Hội An phối hợp với thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm tra từ nhiều năm nay. Qua kiểm tra chỉ mới phát hiện 1 trường hợp vi phạm và xử phạt 17,5 triệu đồng” – Ông Võ Phùng cho biết thêm.

Ông Phùng cũng chỉ ra việc hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài hoạt động “chui” và nhiều hướng dẫn viên cố tình thông tin sai về lịch sử Việt Nam là do được một số công ty lữ hành Việt Nam tiếp tay bởi “Hiện nay, một số công ty lữ hành Việt Nam khoán trắng cho đoàn Trung Quốc tự dẫn khách, tự hướng dẫn, thuyết minh…”, ông Phùng cho biết thêm.

Để giải quyết và xử lý nghiêm tình trạng hướng dẫn viên chui người nước ngoài, ông Võ Phùng đề xuất, các công ty lữ hành phải kết nối với văn phòng hướng dẫn tham quan để bố trí người thuyết minh.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay tại Hội An đang thiếu hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung. Theo báo cáo Sở VH-TT&DL, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 hướng dẫn viên tiếng Trung được cấp thẻ. Do thiếu hụt đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Trung nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu từ các đoàn khách Trung Quốc đến Hội An ngày càng gia tăng như hiện nay.

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam – Đinh Hài – khẳng định trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại đô thị cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm. “Sở đã tính toán việc thành lập đoàn thanh tra thường trực tại khu vực này để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng hướng dẫn viên người nước ngoài hoạt động chui. Trong đó chú ý các hướng dẫn viên người Trung Quốc” ông Đinh Hài nhấn mạnh.

Nguyễn Phước