Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cho Người Nước Ngoài / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Dẹp “Loạn” Hướng Dẫn Viên Du Lịch Người Nước Ngoài

Moitruong24h – Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt hơn 1,2 triệu lượt, tăng gần 1,5 lần so cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng phải đối mặt với nhiều phức tạp nảy sinh từ sức tăng quá “nóng” này, nhất là tình trạng loạn hướng dẫn viên (HDV) du lịch trái phép ở một số thị trường đông khách Trung Quốc như Đà Nẵng, Nha Trang…

Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam kiểm soát hướng dẫn viên hoạt động ở TP Hội An.

Loạn hướng dẫn viên du lịch “chui”

Tại cuộc đối thoại giữa lãnh đạo TP Đà Nẵng và các HDV du lịch tiếng Trung Quốc diễn ra gần đây, HDV của ta liên tiếp phản ánh hiện tượng HDV người Trung Quốc hoạt động “chui” trên các địa bàn du lịch Việt Nam. Với mức giá siêu rẻ, thậm chí không thu phí, các công ty Trung Quốc đã tự tổ chức những tua du lịch trọn gói theo hệ thống khép kín tại Việt Nam. Họ sử dụng những HDV nước mình dẫn khách theo hành trình trọn gói, từ đặt khách sạn, nhà hàng tới lựa chọn các điểm mua sắm, vui chơi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Họ hạ thấp giá tua nhưng lại đẩy giá các dịch vụ khác ở Việt Nam tăng cao nhiều lần để bù chi phí. Vô hình trung, điều này không chỉ khiến người dân địa phương nước ta không được hưởng lợi từ du lịch, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng dịch vụ và hình ảnh điểm đến Việt Nam, khiến những doanh nghiệp lữ hành chân chính trong nước “lao đao” ngay trên sân nhà.

Để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẵn sàng thuê người Việt Nam có thẻ HDV làm “sitting guide” (HDV ngồi không) đi cùng đoàn. Nhiệm vụ của sitting guide là ngồi một chỗ, không cần làm gì, chỉ cần xuất trình thẻ để đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra, còn mọi việc từ thuyết minh tới mua bán đã có HDV người Trung Quốc đảm nhiệm. Điều đáng nói là dù biết phạm luật nhưng vẫn không ít HDV của ta sẵn sàng làm sitting guide. Phần lớn đều là những HDV trẻ mới ra trường, chấp nhận làm để có thu nhập. Có một số trường hợp sau khi đồng ý làm mới biết mình chỉ là “bình phong”, song vì tâm lý lo sợ cho nên cũng không dám phản kháng.

Gọi là “chui” nhưng những HDV Trung Quốc lại ngang nhiên hoạt động. Thủ đoạn thông thường là giả dạng làm du khách, có những người khi phát hiện bị trục xuất về nước, một thời gian sau lại quay trở lại hành nghề. Không ít công ty sử dụng người Trung Quốc hướng dẫn nhưng khi được kiểm tra thì báo cáo là phiên dịch. Tình trạng này không chỉ khiến những người Việt Nam làm HDV tiếng Trung Quốc bị mất công ăn việc làm ngay trên đất nước mình, mà nghiêm trọng hơn, họ bị mạo nhận là những HDV bản địa để thuyết minh về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Lâu nay, việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, lịch sử, văn hóa Việt Nam cho du khách quốc tế vốn là trách nhiệm được giao cho đội ngũ HDV trong nước thì nay ở một số nơi việc này đã gần như thuộc về HDV người Trung Quốc. Thế nên mới có những thuyết minh xuyên tạc kiểu như biển Mỹ Khê thuộc về Trung Quốc như thời gian qua, gây bức xúc dư luận.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện HDV du lịch người nước ngoài hoạt động chui. Vài năm trước, báo giới và công luận đã nhiều lần phản ánh tình trạng các công ty du lịch Hàn Quốc tổ chức tua khép kín, sử dụng HDV là người Hàn Quốc và cuối cùng, phần lớn lợi nhuận lại quay về Hàn Quốc khiến chúng ta bị thất thu. Bên cạnh đó là tình trạng tiếp tay của một số công ty du lịch và một số HDV người Việt Nam cho hoạt động trái phép này. Thực tế này cho thấy, công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Trung bình mỗi ngày, Nha Trang (Khánh Hòa) đón khoảng một nghìn khách Trung Quốc, nhưng số lượng HDV biết tiếng Trung Quốc chỉ có khoảng mươi người. Có ý kiến cho rằng, sự thiếu hụt HDV khiến hoạt động hướng dẫn du lịch “chui” trở nên thuận lợi. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng đón lượng khách tương đương, có số lượng HDV tiếng Trung Quốc được cấp thẻ lên tới 360 người, đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của các tua, nhưng vẫn tồn tại những HDV “chui”. Điều này chứng tỏ, vấn đề không chỉ ở sự thiếu hụt đội ngũ HDV, mà là sự xuất hiện một xu hướng làm du lịch bất hợp pháp ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây những hậu quả đáng tiếc cả về kinh tế và chính trị.

Trục xuất, cấm nhập cảnh

HDV hoạt động trái phép Để xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trước tiên, phải xử lý nghiêm bằng cách tước giấy phép hoạt động của những công ty du lịch Việt Nam đang tiếp tay cho công ty và HDV du lịch người Trung Quốc hoạt động trái phép. Đối với những HDV đi theo tua nhưng để người Trung Quốc hướng dẫn thì phải bị xử phạt, rút thẻ hành nghề. Các địa phương có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, do đó cần tăng cường thanh, kiểm tra, tái thành lập thanh tra du lịch để ngành du lịch có công cụ xử lý từng trường hợp cụ thể.

Đây phải là lực lượng chuyên ngành, có tư cách để xử lý tại chỗ những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, ông Bình cho rằng, khi lượng khách đến từ một thị trường có nguồn tăng trưởng ồ ạt sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị lũng đoạn. Do đó, không nên đón khách từ những thị trường này bằng mọi giá. Sở Du lịch TP Đà Nẵng cũng kiến nghị thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, một chức danh còn mới ở Việt Nam nhưng đã phổ biến ở một số nước láng giềng như Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po… Họ không chỉ hỗ trợ du khách về luật pháp, văn hóa địa phương mà còn bảo đảm an ninh và có thẩm quyền xử lý ngay những vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

Chia sẻ với nhà báo, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Lưu Đức Kế cho biết, tình trạng HDV người Trung Quốc hoạt động “chui” từng xảy ra trước đây ở tỉnh Lạng Sơn vào năm 2004, khi cửa khẩu Hữu Nghị mở đón khách Trung Quốc sử dụng giấy thông hành đến Việt Nam bằng đường bộ. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, mô hình đón khách Trung Quốc theo Quy chế 849 (về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan, du lịch) đã ra đời và được thực hiện thí điểm từ năm 2009. Theo đó, các công ty du lịch Trung Quốc phải chấp nhận mức giá sàn cho các tua du lịch. Các công ty đón khách ở Việt Nam cũng phải cam kết những dịch vụ đi kèm, nếu không sẽ bị xử phạt. Các điểm mua sắm có trong lịch trình phải cam kết về mức giá, nếu bán phá giá sẽ bị phạt… Do đó, đã từng bước hạn chế được tình trạng người Trung Quốc thao túng du lịch ở Lạng Sơn. Đây là giải pháp có thể tham khảo để giải quyết hoạt động du lịch trái phép của người nước ngoài tại nước ta.

Từ góc độ quản lý nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cũng cho rằng, phải xử lý thật nghiêm những công ty Việt Nam tiếp tay, dung túng cho hoạt động du lịch bất hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền địa phương các tỉnh có tình trạng này để phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm. Những người nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam phải bị trục xuất về nước và không cho quay trở lại Việt Nam làm việc. Các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ và quyết liệt mới có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trang Anh/Nhân Dân

Có Nên Cấp Thẻ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cho Người Quốc Tịch Nước Ngoài?

Theo đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cơ bản tán thành với nội dung trong Tờ trình số 315/TTr-CP của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật du lịch. Cụ thể, đối với lĩnh vực lữ hành, dự thảo Luật đã có một số điều chỉnh cơ bản, đảm bảo sự công bằng giữa Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành Quốc tế (đều phải có giấy phép kinh doanh, tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ). Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu một số nội dung sau:

Về các loại hình kinh doanh lữ hành: Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo phân chia kinh doanh lữ hành thành 03 loại: đón khách vào (inbound), đưa khách ra (outbound), du lịch nội địa (domestic) và có những quy định phù hợp với đặc thù của từng loại nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh.

Về địa điểm kinh doanh: Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại quy định về địa điểm kinh doanh trong dự thảo Luật. Nếu địa điểm kinh doanh là trụ sở doanh nghiệp thì quy định này là không cần thiết (vì phải có trụ sở thì mới được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Chương II, Luật doanh nghiệp 2014), còn nếu là địa điểm tiến hành kinh doanh thì quy định này là cứng nhắc, ảnh hưởng đến tính chủ động của doanh nghiệp.

Theo đó, cần xem lại quy định về giấy tờ chứng minh có địa điểm kinh doanh phù hợp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành. Khái niệm “phù hợp” mang tính chất định tính, dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện khi áp dụng vào thực tiễn.

Về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch : Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng người có quốc tịch nước ngoài được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy quy định như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng hoạt động hướng dẫn du lịch xuyên tạc lịch sử, văn hóa… ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Trên thực tế, hầu hết các nước trên thế giới không cho phép người nước ngoài được hành nghề hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi lãnh thổ.

Về cơ sở lưu trú: Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất của Ban soạn thảo phân quyền mạnh hơn cho địa phương trong việc công nhận hạng cơ sở lưu trú. Theo đó, Tổng cục Du lịch thực hiện thẩm định, công nhận hạng đối với cơ sở lưu trú du lịch từ 4 sao trở lên và giao cho cơ quan chuyên ngành ở địa phương thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú từ hạng 3 sao trở xuống.

Về việc thẩm định lại cơ sở lưu trú , Ủy ban nhận thấy so với Luật du lịch hiện hành, việc dự thảo Luật bỏ quy định thẩm định để công nhận lại hạng cơ sở lưu trú là chưa phù hợp khi mà tính tự giác của các doanh nghiệp trong việc duy trì, đảm bảo các quy định về giá cả, chất lượng dịch vụ còn chưa cao; lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát còn quá mỏng. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định này và điều chỉnh thời hạn thẩm định cho phù hợp.

Về điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú , dự thảo Luật chỉ quy định doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đáp ứng điều kiện về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật là đủ điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch. Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo bổ sung điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực vì đây là hai điều kiện cơ bản, quyết định chất lượng cơ sở lưu trú đồng thời tạo cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát chất lượng.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch , Luật du lịch hiện hành (khoản 3 Điều 66) quy định những cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hóa, dịch vụ phù hợp theo hạng của mình (như karaoke, vũ trường, bể bơi…) nhưng phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sao. Tuy nhiên, dự thảo Luật đã bỏ quy định trên. Do vậy, để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, giữ lại quy định như Luật hiện hành.

Vì Sao Hướng Dẫn Viên Du Lịch Ưa Chuộng Hướng Dẫn Cho Khách Nước Ngoài?

Hướng dẫn viên du lịch thường được chia thành 2 loại: nội địa và quốc tế. Thông thường các hướng dẫn viên bao giờ cũng thích hướng dẫn cho khách nước ngoài hơn vì mức thu nhập hấp dẫn hơn và được trải nghiệm những cảm giác tuyệt vời khi làm việc.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế là gì?

Yêu cầu đầu tiên và cũng cực kì quan trọng của 1 hướng dẫn viên quốc tế là cần giỏi ngoại ngữ. Ngoài ra cần có tài giao tiếp, hướng dẫn đối đáp với người khác.

Dù đó đã được coi là yêu cầu cao rồi nhưng vẫn chưa đủ. 1 hướng dẫn viên quốc tế, khi làm việc với người nước ngoài còn phải nắm được các đặc điểm về đặc điểm phong tục, tập quán địa phương; chăm sóc khách hàng trong suốt chuyến đi; xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra như ốm đau, tai nạn; hâm nóng bầu không khí; trở thành hoạt náo viên khi cần thiết,…

Mặc dù là phải làm việc ngoài trời liên tục, di chuyển, nói nhiều và quán xuyến tất cả mọi thứ nhưng đổi lại hướng dẫn viên du lịch quốc tế sẽ nhận lại được rất nhiều giá trị khác như: vốn ngoại ngữ; công việc không bị gò bó trong nhà; hàng ngày được tiếp xúc với nhiều người, chứng kiến nhiều sự việc thú vị; có thêm nhiều bạn bè quốc tế,…

Điểm quan trọng nữa khiến nhiều người ưa chuộng nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế là mức thu nhập cao. Trung bình 1 hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thu nhập từ 15-30 triệu đồng/ tháng. Vào những mùa cao điểm có thể lên 50 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể nếu làm tốt và được khách yêu quý sẽ nhận được khoản tip (tiền thưởng) rất hậu hĩnh từ chính khách du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai

Trung bình mỗi năm ngành du lịch cần thêm 40.000 lao động, tuy nhiên lượng sinh viên ra trường chỉ đáp ứng được chưa tới 1 nửa. Ngành du lịch vẫn đang khát nhân lực, nhất là những người có kinh nghiệm.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Singapore Cho Đoàn 11 Người

Đáo Dịch: hướng dẫn viên du lịch singapore cho đoàn 11 người.

Đảo quốc sư tử tuy không phải là một đất nước có diện tích lớn nhưng Dịch vụ du lịch lại cực kỳ phát triển và nở rộ. Nơi đây có những địa điểm “thiên đường vui chơi” dành cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Ngày 22-23/6/2019 vừa qua, Hướng dẫn viên du lịch đã hoàn thành nhiệm vụ “2 ngày hạnh phúc” cho đoàn du khách Việt Nam 11 người.

Chuyến du lịch Singapore không dài nhưng cũng đủ để Hướng dẫn viên tạo nên những điều tuyệt vời nhất:

Các tư vấn viên sẵn sàng túc trực để tư vấn free từ A-Z, thiết kế lịch trình chi tiết.

Đảm bảo sự tiện lợi, an toàn và thoải mái của chuyến đi với Hướng dẫn viên trẻ tuổi nhiệt huyết.

Giá cả hợp lý – trải nghiệm đắt giá.

Lịch trình linh hoạt và tiết kiệm thời gian.

Hỗ trợ, đặt khách sạn, đặt xe, đặt vé tham quan, đặt chỗ tại các nhà hàng ẩm thực ngon, bổ, rẻ mà vẫn mang hương vị bản xứ.

Kết thúc chuyến đi Hướng dẫn viên đã nhận được những lời khen lời động viên của đại gia đình đáng mến. Được nghe lời cảm ơn, chúc từ những vị khách đáng yêu như thế là 1 trong những món quà quý giá nhất, ý nghĩa nhất mà Hướng dẫn viên chúng mình được nhận. Đó là những lời chúc chân thành nhất mà những quý Khách hàng mang lại cho mình sau những cố gắng mà mình đã hết mình bỏ công sức giúp đỡ cũng như tạo tất cả mọi điều kiện mà mình có thể để cho du khách chuyến tham quan du lịch nơi đất khách quê người thật trọn vẹn và ý nghĩa. Chỉ vài câu ngắn gọn thôi cũng đủ làm cho Hướng dẫn viên ấm lòng và có thêm động lực để mình cố gắng và vươn lên sau quãng đường còn lại và cho những quý khách kế tiếp !!!

ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ DỊCH VỤ, HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI! Hotline: 0382.78.78.68

Email: Phiendichvien.vn@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 2, số 173 Đường Đình Thôn, P. Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.