Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cho Khách Nước Ngoài / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Vì Sao Hướng Dẫn Viên Du Lịch Ưa Chuộng Hướng Dẫn Cho Khách Nước Ngoài?

Hướng dẫn viên du lịch thường được chia thành 2 loại: nội địa và quốc tế. Thông thường các hướng dẫn viên bao giờ cũng thích hướng dẫn cho khách nước ngoài hơn vì mức thu nhập hấp dẫn hơn và được trải nghiệm những cảm giác tuyệt vời khi làm việc.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế là gì?

Yêu cầu đầu tiên và cũng cực kì quan trọng của 1 hướng dẫn viên quốc tế là cần giỏi ngoại ngữ. Ngoài ra cần có tài giao tiếp, hướng dẫn đối đáp với người khác.

Dù đó đã được coi là yêu cầu cao rồi nhưng vẫn chưa đủ. 1 hướng dẫn viên quốc tế, khi làm việc với người nước ngoài còn phải nắm được các đặc điểm về đặc điểm phong tục, tập quán địa phương; chăm sóc khách hàng trong suốt chuyến đi; xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra như ốm đau, tai nạn; hâm nóng bầu không khí; trở thành hoạt náo viên khi cần thiết,…

Mặc dù là phải làm việc ngoài trời liên tục, di chuyển, nói nhiều và quán xuyến tất cả mọi thứ nhưng đổi lại hướng dẫn viên du lịch quốc tế sẽ nhận lại được rất nhiều giá trị khác như: vốn ngoại ngữ; công việc không bị gò bó trong nhà; hàng ngày được tiếp xúc với nhiều người, chứng kiến nhiều sự việc thú vị; có thêm nhiều bạn bè quốc tế,…

Điểm quan trọng nữa khiến nhiều người ưa chuộng nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế là mức thu nhập cao. Trung bình 1 hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thu nhập từ 15-30 triệu đồng/ tháng. Vào những mùa cao điểm có thể lên 50 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể nếu làm tốt và được khách yêu quý sẽ nhận được khoản tip (tiền thưởng) rất hậu hĩnh từ chính khách du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai

Trung bình mỗi năm ngành du lịch cần thêm 40.000 lao động, tuy nhiên lượng sinh viên ra trường chỉ đáp ứng được chưa tới 1 nửa. Ngành du lịch vẫn đang khát nhân lực, nhất là những người có kinh nghiệm.

Cô Bé 9 Tuổi Hướng Dẫn Miễn Phí Cho Khách Du Lịch Nước Ngoài

Xuất hiện trong chương trình “Mặt trời bé con” phát sóng tối 16/12, bé Hương Mai, học sinh lớp 4 ở Ninh Bình, gây ngạc nhiên cho khán giả với khả năng làm hướng dẫn viên du lịch bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, Hương Mai tự tin giới thiệu về các điểm tham quan ở khu du lịch chùa Bái Đính, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương mình.

Cô bé 9 tuổi tiết lộ yêu thích môn Toán và tiếng Anh. Em thường xuyên nói chuyện với người nước ngoài, do đó vốn ngoại ngữ được trau dồi. Mùa hè, ngày nào em cũng đến chùa Bái Đính, còn trong năm học thì thỉnh thoảng mới thu xếp được thời gian.

“Lúc chưa có gì để giới thiệu thì mình nói chuyện, giao tiếp bình thường. Họ sẽ hỏi bạn tên là gì, bạn bao nhiêu tuổi, bạn đến từ đâu, bạn biết bao nhiêu ngôn ngữ. Đến lúc có điểm tham quan rồi thì mình giới thiệu cho người ta”, Hương Mai kể về trải nghiệm sớm trong “nghề” hướng dẫn viên du lịch.

Tuy nhiên, điểm khác biệt với hướng dẫn viên thực thụ là em làm việc này miễn phí. Kể cả khi có người khăng khăng trả tiền, Hương Mai không nhận và trả lời chỉ đến điểm du lịch để học tiếng Anh.

Trước đông đảo khán giả trường quay, Hương Mai tái hiện một buổi làm hướng dẫn viên du lịch tại khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính – quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Hương Mai hướng dẫn bằng tiếng Việt. Video: VTV

“Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa du lịch, vì đây là kinh đô của Việt Nam vào thế kỷ 10”, cô bé bắt đầu bài diễn thuyết bằng tiếng Việt với nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Từng điểm tham quan hiện ra trước mắt người xem với lời hướng dẫn đầy cuốn hút, bắt đầu từ cổng Tam Quan.

Giữa chừng, MC yêu cầu Hương Mai sử dụng tiếng Anh để giúp khách nước ngoài hiểu rõ về hành lang La Hán. Em bình tĩnh tiếp tục công việc bằng ngôn ngữ khác với phát âm rõ ràng, âm điệu tự nhiên, lưu loát.

Không chỉ nói về kích thước hành lang, số gian, số bậc đá và 500 bức tượng Phật, Hương Mai còn lồng ghép vào bài hướng dẫn lời khuyên về việc gìn giữ cảnh quan.

“Trước mặt quý vị là 500 bức tượng cháu vừa nói tới, và 500 bức tượng này cũng mang 500 khuôn mặt khác nhau, thể hiện 500 cảm xúc khác nhau của con người trong chốn nhân gian. Nếu đến gần hơn, quý vị sẽ thấy có những điểm đen trên bức tượng. Bởi vì có rất nhiều người sờ tay lên tượng. Họ nghĩ rằng khi chạm vào tượng, may mắn sẽ đến với họ. Nhưng đáng lẽ ra họ không nên làm vậy, vì điều đó làm cho những bức tượng trở nên xấu xí và bị xuống cấp”, Hương Mai trình bày bằng tiếng Anh.

Hương Mai hướng dẫn bằng tiếng Anh. Video: VTV

Cô bé tiếp tục dẫn khách đến gác chuông (đại hồng chung), điện quan âm, tượng Phật bà với những truyền thuyết gắn liền với các điểm tham quan này, khiến cả trường quay như nín thở để tập trung theo dõi.

“Khi đến chùa Bái Đính, đừng quên liên lạc với cháu. Cháu sẽ đến và hướng dẫn miễn phí cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Đối với người Việt, cháu sẽ hướng dẫn bằng tiếng Việt. Đối với người nước ngoài, cháu sẽ hướng dẫn bằng tiếng Anh”, Hương Mai kết thúc phần trình bày trong tiếng vỗ tay không ngớt.

Thùy Linh

Xử Phạt Nhiều Hướng Dẫn Viên Du Lịch Người Nước Ngoài

Qua kiểm tra hoạt động hướng dẫn du lịch tại các điểm di tích, Thanh tra Sở VH,TT&DL đã kết hợp với Phòng an ninh kinh tế, Công an tỉnh TT-Huế đã phát hiện và xử phạt 5 trường hợp người nước ngoài trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch.

Các trường hợp bị xử phạt này chủ yếu là người Hàn Quốc không có đủ điều kiện làm hướng dẫn viên như không có thẻ hướng dẫn viên quốc tế do Bộ VH,TT&DL cấp. Những HDV du lịch “mác” ngoại này do các công ty du lịch có trụ sở tại Hà Nội, TP HCM, chi nhánh tại Đà Nẵng đưa vào hướng dẫn cho các đoàn khách người Hàn Quốc.

Theo thanh tra sở VH,TT&DL tỉnh TT-Huế, chính thực trạng có các HDV du lịch nước ngoài không đủ điều kiện hướng dẫn cho du khách nước ngoài tại các điểm du lịch đã làm rối loạn thị trường kinh doanh du lịch, gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát hoạt động du lịch tại Huế, và dễ gây hiểu nhầm cho du khách về văn hóa, lịch sử, phong tục của địa phương.

Việc hướng dẫn cho khách du lịch nước ngoài tại Huế thời gian qua đã bị các công ty du lịch làm sai khi cho hướng dẫn viên nước ngoài không có đủ điều kiện hành nghề đi hướng dẫn. Điều này dễ dẫn đến nhiều sai lệch khi giới thiệu về lịch sử văn hóa Huế với 2 di sản văn hóa thế giới (ảnh: minh họa)

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh thanh tra Sở VH,Tt&DL tỉnh TT-Huế: “Các công ty du lịch trên hầu hết sử dụng người Hàn Quốc để trực tiếp hướng dẫn cho khách du lịch có chiều hướng gia tăng ở Huế. Đây là một thực trạng không ổn, làm cho rối loạn thị trường kinh doanh du lịch. Một điều đáng quan tâm hơn là không biết họ nói gì với nhau và cái việc họ giới thiệu như vậy có đúng sự thật hay không và không ai giám sát được”.

Đại Dương

Có Nên Cấp Thẻ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cho Người Quốc Tịch Nước Ngoài?

Theo đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cơ bản tán thành với nội dung trong Tờ trình số 315/TTr-CP của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật du lịch. Cụ thể, đối với lĩnh vực lữ hành, dự thảo Luật đã có một số điều chỉnh cơ bản, đảm bảo sự công bằng giữa Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành Quốc tế (đều phải có giấy phép kinh doanh, tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ). Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu một số nội dung sau:

Về các loại hình kinh doanh lữ hành: Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo phân chia kinh doanh lữ hành thành 03 loại: đón khách vào (inbound), đưa khách ra (outbound), du lịch nội địa (domestic) và có những quy định phù hợp với đặc thù của từng loại nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh.

Về địa điểm kinh doanh: Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại quy định về địa điểm kinh doanh trong dự thảo Luật. Nếu địa điểm kinh doanh là trụ sở doanh nghiệp thì quy định này là không cần thiết (vì phải có trụ sở thì mới được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Chương II, Luật doanh nghiệp 2014), còn nếu là địa điểm tiến hành kinh doanh thì quy định này là cứng nhắc, ảnh hưởng đến tính chủ động của doanh nghiệp.

Theo đó, cần xem lại quy định về giấy tờ chứng minh có địa điểm kinh doanh phù hợp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành. Khái niệm “phù hợp” mang tính chất định tính, dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện khi áp dụng vào thực tiễn.

Về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên theo chương trình du lịch : Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng người có quốc tịch nước ngoài được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy quy định như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng hoạt động hướng dẫn du lịch xuyên tạc lịch sử, văn hóa… ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Trên thực tế, hầu hết các nước trên thế giới không cho phép người nước ngoài được hành nghề hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi lãnh thổ.

Về cơ sở lưu trú: Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất của Ban soạn thảo phân quyền mạnh hơn cho địa phương trong việc công nhận hạng cơ sở lưu trú. Theo đó, Tổng cục Du lịch thực hiện thẩm định, công nhận hạng đối với cơ sở lưu trú du lịch từ 4 sao trở lên và giao cho cơ quan chuyên ngành ở địa phương thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú từ hạng 3 sao trở xuống.

Về việc thẩm định lại cơ sở lưu trú , Ủy ban nhận thấy so với Luật du lịch hiện hành, việc dự thảo Luật bỏ quy định thẩm định để công nhận lại hạng cơ sở lưu trú là chưa phù hợp khi mà tính tự giác của các doanh nghiệp trong việc duy trì, đảm bảo các quy định về giá cả, chất lượng dịch vụ còn chưa cao; lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát còn quá mỏng. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định này và điều chỉnh thời hạn thẩm định cho phù hợp.

Về điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú , dự thảo Luật chỉ quy định doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đáp ứng điều kiện về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật là đủ điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch. Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo bổ sung điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực vì đây là hai điều kiện cơ bản, quyết định chất lượng cơ sở lưu trú đồng thời tạo cơ sở pháp lý để quản lý, giám sát chất lượng.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch , Luật du lịch hiện hành (khoản 3 Điều 66) quy định những cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hóa, dịch vụ phù hợp theo hạng của mình (như karaoke, vũ trường, bể bơi…) nhưng phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sao. Tuy nhiên, dự thảo Luật đã bỏ quy định trên. Do vậy, để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, giữ lại quy định như Luật hiện hành.