Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Những Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Hướng Dẫn Viên Du Lịch

I. Hướng dẫn viên du lịch là gì?

1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một vị trí, một công việc thuộc ngành dịch vụ du lịch. Người làm hướng dẫn viên du lịch sử dụng ngôn ngữ phù hợp để giới thiệu, giải thích, trình bày cho du khách về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh tham quan. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành trình họ sẽ giao lưu và giải đáp toàn bộ những thắc mắc của du khách. Hướng dẫn viên du lịch luôn nằm trong Top các nghề được quan tâm nhất hiện nay, theo dự đoán nghề vẫn sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.

2. Phân loại hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hai nhóm phổ biến nhất là hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế. Thông thường, chúng ta còn nghe thêm một khái niệm nữa là hướng dẫn viên tại điểm, thực chất đây chỉ là thuật ngữ để chỉ một đối tượng hướng dẫn viên không hề tách biệt khỏi hai nhóm hướng dẫn viên du lịch nói trên.

2.1. Hướng dẫn viên nội địa

Hướng dẫn viên nội địa là người chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt trong suốt chuyến hành trình. Họ sẽ giải thích, thuyết trình cho đoàn khách Việt Nam đi du lịch trong nước nên công việc sẽ phần nào khó khăn hơn. Hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có một bài trình bày thật ấn tượng, chi tiết và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối mới có thể chinh phục được các du khách Việt. Muốn làm công việc này bạn phải có thẻ nội địa của hướng dẫn viên du lịch.

2.2. Hướng dẫn viên quốc tế

Đây là hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam nhưng sẽ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với du khách. Bạn sẽ đón tiếp các đoàn khách từ nhiều quốc gia khác nhau đến du lịch tại Việt Nam. Cũng như công việc của một hướng dẫn viên nội địa, việc làm này yêu cầu bạn phải có thẻ của hướng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên, thẻ này sẽ không có giá trị khi bạn sang nước ngoài.

II. Những yêu cầu cần thiết đối với một hướng dẫn viên du lịch

1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Trên thực tế, nếu muốn hành nghề là một hướng dẫn viên du lịch hợp pháp bạn phải được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch các cấp tỉnh, thành phố. Tùy vào từng loại thẻ của hướng dẫn viên nội địa hay quốc tế sẽ có những điều kiện khác nhau:

Như đối với hướng dẫn viên nội địa, bạn buộc phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch trở lên. Nếu bạn không tốt nghiệp chuyên ngành du lịch thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Với các hướng dẫn viên quốc tế đòi hỏi về chuyên môn sẽ cao hơn, ít nhất bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch. Những người muốn làm hướng dẫn viên quốc tế nhưng học khác chuyên ngành du lịch cần phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ sở đào tạo có thẩm quyền. Hơn nữa, bạn buộc phải sử dụng thành thạo một ngôn ngữ khác Tiếng Việt.

Ngoài ra, công việc cũng có những yêu cầu chung như: Bạn phải là công dân có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; không sử dụng các chất gây nghiện, không mắc bệnh truyền nhiễm và có đủ năng lực hành vi quân sự.

2. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi bạn cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn, có cho mình những kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện bản thân ngay từ bây giờ để trở nên chuyên nghiệp hơn, cụ thể như:

Những thông tin bạn đưa ra luôn phải đảm bảo 100% tính chính xác tuyệt đối. Không được đưa tin sai lệch làm xấu hình ảnh đất nước, vi phạm chính trị – những vấn đề rất nhạy cảm của ngành du lịch. Nếu vi phạm bạn sẽ bị quy vào các tội bạo động chính trị, gây mất ổn định xã hội, …

Am hiểu và sử dụng tốt các Điều luật của quốc gia, quy định, tiêu chuẩn tại điểm tham quan để khách du lịch không vi phạm trong toàn bộ chuyến hành trình.

Không bao giờ được say xe, đây là yêu cầu cơ bản nhất của một người hướng dẫn viên du lịch. Dù phải di chuyển trên con đường dài, khúc khuỷu bạn vẫn luôn phải giữ vững tinh thần, nhiệt huyết với công việc.

Trong ngành, việc sai hẹn, trễ giờ luôn là điều cấm kỵ với các hướng dẫn viên du lịch. Nếu mắc phải sai lầm này, tuyệt nhiên bạn sẽ không gây ấn tượng tốt với du khách, bị đánh giá thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc trong công việc. “Khách hàng là thượng đế” luôn là câu cửa miệng của người làm hướng dẫn viên du lịch, vì vậy, bạn luôn phải đặt sự hài lòng, thoải mái của khách du lịch lên hàng đầu.

III. Hướng dẫn viên du lịch – Một nghề vất vả nhưng đầy hấp dẫn

1. Niềm vui khi làm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch luôn được coi là nghề đáng để mơ ước. Bởi bạn luôn được xách vali đi đến nhiều nơi, gặp gỡ với rất nhiều người, thưởng thức vô số các đặc sản ngon và còn được ở trong các khách sạn cao cấp. Vì tính chất công việc là được đưa du khách đi đến đúng địa điểm tham quan nên chi phí đi lại của các hướng dẫn viên du lịch hoàn toàn miễn phí. Cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người giúp các hướng dẫn viên du lịch có thêm các mối quan hệ và cả những người bạn mới. Ngoài nguồn thu nhập chính, các hướng dẫn viên du lịch còn nhận được khoản tiền Tip đến từ du khách. Bạn cố gắng hết sức, nhiệt huyết với công việc thì số tiền Tip dù là không lớn nhưng cũng khiến hướng dẫn viên du lịch cảm thấy thêm yêu nghề hơn.

2. Sự vất vả của nghề hướng dẫn viên du lịch

Thời gian làm việc chắc chắn là vấn đề e ngại nhất của hướng dẫn viên du lịch, nhất là các bạn nữ đã lập gia đình. Do công việc thường xuyên phải thức dậy sớm từ 1 giờ – 2 giờ sáng mới kịp thời điểm đón khách, các chuyến hành trình lại luôn kéo dài trong nhiều ngày liền nên cơ hội được ở bên gia đình của các hướng dẫn viên du lịch là không nhiều. Luôn phải tiếp xúc trực tiếp với du khách, vì vậy, bạn luôn phải cố gắng giữ một khuôn mặt biết cười trong mọi hoàn cảnh.

Công việc hướng dẫn viên du lịch có rất nhiều áp lực như: Giải quyết các nhiều mối quan hệ cùng một lúc, phục vụ khách tham quan từng bữa ăn, giấc ngủ thậm chí là luôn cần phải theo dõi sức khỏe của họ. Hơn nữa, nghề hướng dẫn viên du lịch tiềm ẩn vô số các cám dỗ, nếu bạn không giữ vững lập trường, kiên định thì chắc chắn sẽ lấn chân vào những sai lầm đáng tiếc. Trong cuộc sống, dù là bất kỳ nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách mà bạn phải vượt qua, hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề như vậy nhưng nếu có đam mê, sự yêu thích và quyết tâm nhất định thành công sẽ sớm gõ cửa bạn.

IV. Những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một nghề HOT, được nhiều bạn trẻ lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình. Dưới dây, 123job sẽ chia sẻ với bạn những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch để chuẩn bị một hành trang tốt nhất cho bạn trước khi bước chân vào nghề.

Hướng dẫn viên du lịch phải có trọng trách sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, trình bày, thuyết minh và giải đáp các thắc mắc của khách tham quan. Nội dung thuyết trình bao quanh các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của điểm du lịch.

Các hướng dẫn viên du lịch sẽ là người dẫn đầu đoàn du khách trong suốt chuyến đi để đến đúng địa điểm du lịch. Có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho cả đoàn, tập hợp và điểm danh đủ số lượng du khách để tránh khách tham quan bị lạc khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo.

Quản lý nhiệm vụ đưa, đón khách; sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống đúng với yêu cầu du khách đặt ra. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch.

Cung cấp đầy đủ những thông tin về thủ tục xuất, nhập cảnh; các quy định, quy chế của điểm tham quan, tại địa phương đón tiếp khách du lịch.

Kiểm tra, giám sát, theo dõi để đảm bảo phục vụ đúng, đủ những nhu cầu của du khách đặt ra tương đồng với những điều khoản trong hợp đồng được ký kết.

Xử lý các tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra trong suốt tour du lịch một cách linh hoạt, kịp thời.

V. Những khoản thu nhập cơ bản của nghề hướng dẫn viên du lịch

Xứng đáng với những giờ làm việc không biết mệt mỏi, thu nhập của hướng dẫn viên du lịch nhận được là khá cao. Phụ thuộc vào từng tour cũng như từng hoàn cảnh khác nhau bạn sẽ nhận được khoản tiền tương ứng, thông thường, bạn dẫn các đoàn khách trong nước số tiền sẽ được tính là 1$ – 2$ * số khách * số ngày, đoàn quốc tế sẽ nhận được mức tiền cao hơn từ 3$ – 5$ (có thể nhiều hơn) * số khách * số ngày. Nếu bạn có một đoàn khách 15 người đi trong 5 ngày thì số tiền của hướng dẫn viên nội địa sẽ là 2$*15*5, tức là bạn sẽ nhận được 150$ sau chuyến đi này, chưa kể tiền boa và các dịch vụ đi kèm khác. Đây thực sự là con số rất hấp dẫn, mức lương của nghề hướng dẫn viên du lịch luôn ổn định và lâu dài.

VI. Mách nhỏ bí quyết trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi

1. Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống

Giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng với người làm hướng dẫn viên du lịch, bởi đặc thù của công việc là phải giao lưu trực tiếp với du khách nên cần bạn phải nói liên tục, nói nhiều và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Trong suốt chiều dài chuyến đi, bạn hãy trò chuyện thường xuyên với khách du lịch để tạo được ánh nhìn thân thiện, cởi mở, đem lại cho họ cảm giác thoải mái nhất. Khách tham quan có thể thắc mắc về mọi thứ mà không có trước trong sự chuẩn bị của bạn, vậy nên, bạn cần linh hoạt, nhạy bén đáp ứng được những thông tin du khách cần. Trong kỹ năng giao tiếp, bạn biết xử lý thông minh, khéo léo các tình huống, nói thành thạo nhiều ngôn ngữ, biết tạo dấu ấn riêng cho cá nhân và luôn lịch thiệp trong cách ứng xử, nhất định đó sẽ là điểm cộng lớn cho bạn trong mắt các vị khách du lịch.

2. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Để tạo những hiệu ứng hứng khởi, vui vẻ, thoải mái cho du khách trải dài xuyên suốt chặng đường đi; bạn nên có cho mình một tập “từ điển” các hành động trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Hay nói cụ thể giao tiếp phi ngôn ngữ là những điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, … của người làm hướng dẫn viên du lịch. Nhưng nếu làm chưa đúng các hành động hay có những cử chỉ mơ hồ sẽ dẫn đến nhiều lỗi lầm không thể cứu chữa, bạn vừa chẳng thể truyền đạt hết các thông tin, tạo không khí hào hứng mà còn nhận phải tác động hoàn toàn ngược lại, đôi khi khiến khách du lịch hiểu lầm, hiểu sai ý, … của bạn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ từng cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của mình để sử dụng đúng chỗ, đúng lúc và đúng mục đích. Chẳng hạn như, bạn nhận một tour du khách chạc tuổi trung niên, bạn không nên có những lời nói nhí nhố, hành động không nghiêm túc gây khó chịu cho du khách và họ sẽ cảm thấy bản thân chưa được tôn trọng. Vì vậy, chẳng những không nhận lại được sự hài lòng của du khách mà bạn sẽ bị đánh giá là không lịch sự, kém chuyên nghiệp trong công việc.

3. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục phải thật sự tốt

Trước mỗi chuyến hành trình được lăn bánh, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ những bài thuyết trình sẽ được sử dụng. Việc bố trí nội dung, sắp xếp trình tự thuyết trình là vô cùng cần thiết, bạn cần biết mình nên mở đầu điều gì trước, vấn đề nào sẽ được nói tiếp theo, sau khi kết thúc một chặng đường bạn nên đề cập điều gì để gây ấn tượng tốt. Tập thuyết trình từ trước, bạn không những sẽ cảm thấy tự tin hơn mà khi nói cũng sẽ trôi chảy, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, truyền đi đúng thông tin quan trọng và hơn hết là tăng tính thuyết phục người nghe. Câu từ trong văn thuyết trình của bạn đi đúng trọng tâm, không lan man, dài dòng sẽ tạo sự lôi cuốn, thu hút được sự chú ý từ du khách. Họ cũng từ đó mà dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ hơn những thông tin mà bạn cung cấp. Với kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục vàtạo ấn tượng giỏi, việc thành công trong nghề hướng dẫn viên du lịch chỉ còn là điều sớm muộn sẽ đến với bạn.

Ngành dịch vụ du lịch là vậy, luôn đòi hỏi khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của các hướng dẫn viên du lịch. Bạn không chỉ đảm nhận dẫn những tour trong nước mà còn cả các đoàn du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bởi vậy, kỹ năng ngoại ngữ chính là vấn đề cốt lõi. Nếu bạn sử dụng tốt càng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cán cân của sự thành công sẽ càng nghiêng về phía bạn. Đây thực sự là một lợi thế rất lớn, để chứng minh tính xác thực của vấn đề, 123job sẽ đưa ra một ví dụ nho nhỏ cho bạn.

Trong thị trường du lịch bùng nổ như hiện nay, theo thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, chỉ trong năm 2019 số lượng du khách Trung Quốc đến nước ta lên tới 5,8 triệu lượt, chiếm tới 32,24% tổng lượng khách du lịch nước ngoài. Quả là một con số không hề nhỏ. Các tour du lịch đến từ Trung Quốc thường kéo dài trong nhiều ngày và tiền thuê dịch vụ là rất cao. Thử tưởng tượng, bạn không thể sử dụng thông thạo Tiếng Trung, thì đây thực sự là điều đáng tiếc, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong nghề hướng dẫn viên du lịch rồi.

Ngoài các kỹ năng 123job đề cập đến ở trên, các kỹ năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý tour, sử dụng các phương tiện truyền thông, … cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tiến gần hơn với thành công trên con đường theo đuổi nghề hướng dẫn viên du lịch.

VII. Kết luận

Ngoài Kiến Thức Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Học Những Gì

Bạn có biết rằng ngành nghề nào cũng yêu cầu phải có những kỹ năng đặc thù ngoài kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt là những nghề dịch vụ như ngành hướng dẫn viên du lịch. Vậy ngoài kiến thức chuyên ngành để làm tốt vai trò của mình hướng dẫn viên du lịch cần học những gì.

Nếu bạn đang thắc mắc vì sao bạn cần biết về kiến thức kinh tế thì lý do là mỗi vùng miền, địa phương hay quốc gia đều có hoạt động kinh doanh, quản lý kinh tế,… mang tính đặc thù. Biết những kiến thức này là điều kiện giúp HDV thực hiện các hoạt đông ký kết, hướng dẫn, thanh toán chi phí,.. dễ dàng hơn.

Ngoài những kiến thức trên thì kiến thức lịch sử – địa lý – văn hóa là vô cũng cần thiết. Đó là kiến thức về lịch sử hình thành phát triển, những đặc trưng văn hóa, những yếu tố địa lý đặc biệt,… Có lượng kiến thức này HDV sẽ dễ dàng vượt qua những thắc mắc của khách du lịch. Bên cạnh đó thì kiến thức này cũng là cơ sở cho bài thuyết minh du lịch mà bạn cần chuẩn bị.

Phong tục tập quán hay luật pháp là những kiến thức vô cũng nhiều và khó học. Tuy nhiên, hãy cố gắng học dần tích lũy dần. Ít nhất những điều đó sẽ cứu bạn khi làm các thủ tục như xuất nhập cảnh, hay cư trú,…

Lý do mà bạn cần có kiến thức y tế chính là vì sức khỏe của du khách. Trong dẫn tour du lịch, bạn sẽ đóng vai trò chăm sóc cả đoàn khách. Thật khó để dám chắc rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với du khách hay bản thân bạn. Do đó mà HDV phải là người chủ động trong mọi tình huống. Bạn có thể không cần biết kỹ thuật cao những kiến thức sơ cứu khi đuối nước, điện giật, rắn cắn,… hãy biết những kỹ thuật sơ cứu cần thiết. Càng am hiểu nhiều bạn sẽ càng không rối trước tình huống bất ngờ về sức khỏe.

Như ban đầu đã nói, khách đi du lịch đối tượng sẽ đa dạng từ người trong nước đến ngoài nước. Đây là lý do chính mà ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để một HDV. Với vị trí HDV quốc tế thì ngoại ngữ là bắt buộc. Liệu có phải vì thế mà HDV nội địa không cần ngoại ngữ. Bạn đừng nên có những suy nghĩ sai lầm đó. Giả sử bạn dẫn tour nội địa và gặp phải trường hợp một du khách quốc tế muốn hỏi đường lẽ nào ở vai trò HDV bạn không thể giao tiếp giúp đỡ du khách kia. Dù ở vị trí nào làm HDV là phải biết ít nhất một loại ngoại ngữ.

Hướng dẫn viên du lịch là một nghề đặc thù nên để trở thành HDV bạn phải học nhiều kiến thức khác nữa. Qua những chia sẻ trên hi vọng bạn đã nắm được định hướng một hướng dẫn viên du lịch cần học những gì. Thêm một bổ sung nữa mà có thể bạn chưa biết, theo luật du lịch mới, không học đúng chuyên ngành hướng dẫn du lịch bạn vẫn có cơ hội làm HDV. Muốn nắm bắt cơ hội này, bạn cần tốt nghiệp trung cấp trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cùng với những yếu tố về hợp đồng. Nếu đã nhiều cơ hội như vậy lại có định hướng rõ ràng nữa tại sao bạn không học ngành nay ngay hôm nay.

Mọi thông tin về hồ sơ đăng ký học liên hệ địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96

Để Trở Thành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, Sinh Viên Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Thế mới nói, ngoại ngữ rất quan trọng và đặc biệt quan trọng hơn nữa đối với nghề hướng dẫn viên du lịch. Bản thân là một hướng dẫn viên bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với người ngoại quốc chính vì thế việc có 1 ngôn ngữ thứ 2 là vô cùng quan trọng. Hướng dẫn viên không đơn giản là người chỉ đường, là người kết nối mọi người trong cùng một đoàn chính vì thế điều bạn cần là hiểu ngôn ngữ của họ và truyền đạt lại cho một cách tốt nhất, và để làm được điều đó thì chắc chắc bạn phải biết ngôn ngữ của họ. Bởi thế, muốn làm một hướng dẫn viên giỏi điều bạn cần làm là học ngữ, ít nhất là 1 ngôn ngữ bất kỳ khác tiếng mẹ đẻ.

2. Kỹ năng xử lý tình huống

Đừng nhầm lẫn hướng dẫn viên dụ lịch với 1 cái máy nói, nếu chỉ cần nghe nói, đến đâu cũng nói như 1 cái máy thì người ta đã không cần đến hướng dẫn viên du lịch mà có thể thuê bất cứ một cái máy nói ở đâu rồi. Là người hướng dẫn viên bạn phải có khả năng xử lý những tình huống bấn ngờ, trấn an tinh thần đoàn khi có bất cứ một sự việc gì không hay xảy ra. Điều quan trọng hơn nữa của một hướng dẫn du lịch chính là khả năng kết nối, hoạt náo, tạo động lực, niềm vui cho du khách. Mỗi câu chuyện của hướng dẫn viên không chỉ giúp du khách hiểu thêm về miền đất mà còn giúp người ta có thể thư giãn, kết nối với nhau, đừng bao giờ để kiến thức trở nên nặng nề khiến người nghe khó có thể tiếp thu được.

Nếu không có kiến thức, thì dù cho bạn có am hiểu ngoại ngữ đến đâu, khả năng hoạt náo của bạn đặc biết thế nào thì cũng sẽ trở nên vô dụng. Để trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch giỏi trước tiên, điều bạn cần làm là trang bị cho mình kho tàng kiến thức về văn học, nghệ thuật, lịch sử và địa lý để mỗi câu chuyện của bạn đều có thể cung cấp cho người nghe những điều bổ ích nhất.

4. Muốn làm hướng dẫn viên lịch thì học gì?

Muốn trở thành một Hướng dẫn viên Du lịch, trước tiên bạn phải thi vào một trường du lịch với khối thi là khối D gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, vì vậy bạn phải học tốt những môn học này. Vào đầu mùa du lịch, các Công ty Du lịch, Lữ hành thường tìm đến các khoa, trường đào tạo chuyên ngành để tuyển sinh viên giỏi, có thể đáp ứng yêu cầu của họ để tham gia hướng dẫn du lịch. Nhu cầu này ngày càng gia tăng và bước đầu đã hình thành các đầu mối cung cấp dưới hình thức Công ty chuyên cung cấp Cộng tác viên.

5. Cơ hội cho ngành hướng dẫn viên

Để Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Cần Học Tiếng Gì? Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Ngoại ngữ không chỉ là kỹ năng quan trọng mà một người làm Hướng dẫn du lịch cần phải có, mà đó còn là cầu nối khiến cuộc sống của bạn luôn giàu có. Với việc hiểu ngôn ngữ giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng hiểu và yêu con người và mảnh đất bạn đặt chân tới. Từ đó, bạn không chỉ giàu có về kiến thức, vốn sống bạn tích cóp từng ngày mà còn giàu tình yêu thương với mọi người

1, Tiếng Anh Tiếng Anh chuyên ngành Hướng dẫn viên

Không cần phải bàn cãi gì nữa, ngôn ngữ đầu tiên mà bạn nên học chính xác là tiếng Anh – thứ ngôn ngữ phổ biến hàng đầu thế giới. Giỏi tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp

Với công việc hướng dẫn du lịch, tiếng Anh càng quan trọng hơn khi rất nhiều du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ để giao tiếp quốc tế, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ của họ

2, Tiếng Tây Ban Nha

Theo thống kê của Nationalencuklopedi, hiện nay tiếng Tây Ban Nha được 405 triệu người sử dụng trên toàn thế giới và đây là ngôn ngữ phổ biến hàng đầu ở châu Âu, trong khi châu Âu lại được đánh giá là châu lục chịu khó đi du lịch nhất thế giới

Do đó, nếu bạn học tiếng Tây Ban Nha, thì khi làm hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các vị khách châu Âu bằng ngôn ngữ của chính họ

Hơn nữa, hiện nhu cầu du lịch châu Âu của người Việt ngày một tăng. Việc nói ngôn ngữ địa phương với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch sẽ giúp bạn xóa bỏ mọi ranh giới, từ đó giúp đoàn khách của bạn thưởng thức văn hóa bản địa một cách chân thật nhất

3, Tiếng Trung

Hàng năm, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất và Trung Quốc cũng là địa điểm đến hấp dẫn mà nhiều người Việt lựa chọn. Khoảng cách địa lý, danh lam thắng cảnh cũng như văn hóa, ẩm thực tương đồng giữa hai nước khiến khách du lịch đều hài lòng và mong muốn trở lại

Ngoài ra, với dân số lớn, rải rác khắp các châu lực, tiếng Trung được coi là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Với lợi thế nhiều nét văn hóa tương đồng cũng như hiểu biết nhất định về lịch sử Trung Quốc, việc học tiếng Trung sẽ không quá khó khăn với hướng dẫn viên du lịch người Việt

4, Tiếng Nhật

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có nền móng từ lâu, đất nước mặt trời mọc là một trong những đối tác đầu tư lớn vào Việt Nam

Vì thế, số lượng người Nhật sang làm việc và du lịch ở Việt Nam ngày càng đông

Không thể phủ nhận rằng, đất nước Hàn Quốc đã “PR” rất khéo trên các phương diện truyền thông, phim ảnh nên quốc gia này đã trở thành một nơi mà rất nhiều người mong muốn được đặt chân đến. Do đó, các hướng dẫn viên du lịch rất nên chọn học tiếng Hàn Quốc để phục vụ cho công việc

Bạn thích cuộc sống “xê dịch”, thích được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và bạn chọn học ngành du lịch để hiện thực hóa giấc mơ của mình? Bạn phân vân không biết nên lựa chọn học tại đâu để được rèn luyện ngoại ngữ thành thạo? Là một trong ba kỹ năng quan trọng được tập trung đào tạo

Bên cạnh đó, có một lý do tế nhị rằng người Nhật nói tiếng Anh không tốt. Nếu sang một đất nước khác, bạn chỉ cần biết tiếng Anh là đủ nhưng đó không phải là lựa chọn tốt khi bạn ở Nhật. Người Nhật rất yêu tiếng mẹ đẻ và không thích sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Do vậy, tiếng Nhật quả là một gợi ý hay cho những ai đang theo đuổi nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch

Có thể nói hiện nay, văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng rất sâu sắc đến giới trẻ Việt Nam. Ngoài ra, hợp tác làm ăn của người Hàn và người Việt tăng cả về chất lượng và số lượng. Mặt khác, người Việt cũng có xu hướng đi du lịch đến xứ sở kim chi vì chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế

Không thể phủ nhận rằng, đất nước Hàn Quốc đã “PR” rất khéo trên các phương diện truyền thông, phim ảnh nên quốc gia này đã trở thành một nơi mà rất nhiều người mong muốn được đặt chân đến. Do đó, các hướng dẫn viên du lịch rất nên chọn học tiếng Hàn Quốc để phục vụ cho công việc

Bạn thích cuộc sống “xê dịch”, thích được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và bạn chọn học ngành du lịch để hiện thực hóa giấc mơ của mình? Là một trong ba kỹ năng quan trọng được tập trung đào tạo