Hướng Dẫn Vẽ Màu Nước Cơ Bản / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Uta.edu.vn

Hướng Dẫn Vẽ Ký Họa Màu Nước Cơ Bản

( 24-08-2023 – 09:29 PM ) – Lượt xem: 14449

( Mẫu tĩnh vật: hoa Đồng Tiền kết hợp với Khăn và hoa Cúc ).

Bài vẽ học viên Do Art: Trần Nhật Tân

BƯỚC 1: Đi qua giai đoạn xây dựng bố cục trên giấy dựa trên tỉ lệ hiện thực giữa các vật mẫu. Hoa Đồng tiền là vật chính trong nhóm tĩnh vật được xác định dựa trên vị trí và tỉ lệ mà hoa được bố cục trên giấy. Phát hình bằng bút chì với nhiều chi tiết, từ các cánh hoa đến các họa tiết được dệt trên khăn. Sau khi phát hình ta giữ lại các nét ký họa với độ nhạt vủa phải, chuẩn bị cho giai đoạn lên màu tiếp theo.

Xác định mảng đậm, nhạt lớn để lên từng lớp màu, phân biệt được phần nền màu đậm với hoa sáng đặt lên trên. Vì ký họa màu nước ta không sử dụng màu trắng nên các độ màu được đi từ sáng nhẹ đến tối dần, màu nhạt đến màu đậm.

BƯỚC 3:

Chúng ta tiếp tục xác định gam màu chính của bức vẽ. Gam màu chủ đạo của nhóm tĩnh vật là tím và đỏ nên các màu được sử dụng hòa sắc các màu xanh lam, tím nhạt, nâu đỏ,cam, xanh lá… và màu sáng nhất vàng kem. Kỹ thuật vẽ màu nước “ướt trên ướt” được sử dụng xuyên xuốt trong quá trình vẽ cùng với các cách chặn màu, lấy và làm loang màu bằng nước. Các chi tiết của cánh hoa, họa tiết trên vải bắt đầu được vẽ nhiều hơn.

( 4 bước thực hiện 1 bài vẽ ký họa màu nước của học viên Nhật Tân ).

( Bài vẽ màu nước hoàn thiện của học viên Nhật Tân trong quá trình theo học khóa: “” tại DO ART ).

Một số bài vẽ ký họa màu nước khác của học viên DO ART / Khóa Mỹ Thuật Căn Bản:

( Bài vẽ màu nước của học viên Thục Anh / học sinh lớp 7 ).

( Bài vẽ màu nước của học viên Hà Vân ).

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Học và ứng dụng những kĩ thuật cơ bản là cách bắt đầu tuyệt vời nhất trên hành trình vẽ màu nước của bạn. Trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm là cách tốt nhất để khám phá được tất cả những kĩ thuật này. Hôm nay chúng ta bắt đầu với 2 kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản vô cùng dễ và cực kì thú vị.

Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài học lần này:

Giấy vẽ màu nước Daler Rowney Aquarelle kích thước 9″x12″

Băng dính rộng 5cm

Bút chì để phác thảo

2 khay đựng nước

Bình phun nước (nếu dung màu nước loại bánh hoặc thỏi)

Giấy đã sử dụng hoặc còn thừa hoặc khăn giấy

Màu nước Winsor & Newton’s Cotman

Màu xanh chàm (Indigo)

Màu xám (Payne’s Gray)

Màu hồng (Permanent Rose)

Cọ vẽ

Cọ tròn Loew Cornell Series 7430 Flora số 14

Cọ tròn Winsor & Newton Cotman Series 111: Round brush số 4

Cọ tròn Winsor & Newton University Series 235: Round brush số 2

Cọ tròn Daler Rowney Aquafine Sable: Round brush số 5

Dụng cụ các bạn sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bức tranh. Với mục đích của bài học này, các bạn có thể dùng giấy vẽ phác thảo bình thường, tuy nhiên chúng tớ khuyên các bạn nên dùng giấy dành riêng cho vẽ màu nước. Loại giấy này dày và nặng hơn, giúp bạn kiểm soát bức vẽ tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn tạo ra các lớp màu đa dạng và sự hòa hợp giữa các màu khi sử dụng màu nước.

Cọ cũng là dụng cụ vô cùng quan trọng trong vẽ màu nước. Các loại cọ khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng và hình dạng khác nhau. Trong kĩ thuật lần này, chúng mình sẽ sử dụng cọ tròn.

Bạn cũng cần đến 2 khay đựng nước sạch. 1 khay dùng để làm ướt cọ sạch, khay còn lại để rửa cọ bẩn khi bạn muốn thay màu. Bạn nên tập thói quen chuẩn bị 2 khay nước ngay từ ban đầu bởi chắc chắn bạn sẽ không muốn cọ bẩn dinh vào và làm thay đổi màu sắc các màu khác phải không nào?

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị giấy thừa hoặc khăn giấy để bạn có thể lau sạch mọi vết sơn thừa hoặc hỗn hợp màu pha thử trước khi vẽ chính thức vào giấy.

Cuối cùng, đừng quên dán các cạnh của tờ giấy xuống một tấm bảng để làm phẳng tờ giấy.

Bước 2: Kỹ thuật vẽ “wet-in-wet”

Có 2 kỹ thuật cơ bản trong vẽ màu nước là ” wet-in-wet” và ” wet-on-dry “. Hiểu cách ứng dụng 2 kỹ thuật cơ bản này là kiến thức nền trong vẽ màu nước.

Kỹ thuật “Wet-in-wet” nghĩa là: Quết một lớp nước mỏng lên trên mặt giấy rồi dùng màu nước tô lên. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng cọ tròn số 14 để quết một lớp nước lên mặt giấy. Trong khi giấy đang ướt, nhỏ màu nước lên. Bạn có thể thấy kết quả là một lớp màu nhẹ nhàng khi màu loang ra phần nước trên giấy.

Bạn cũng có thể pha trộn tô thêm màu trong khi nó vẫn còn ướt. Trong hướng dẫn này, họa sĩ nhỏ giọt màu xanh chàm và màu hồng để chúng hòa quyện với nhau một cách tự nhiên trên giấy. Bạn có thể thử tương tự với bất kỳ 2 màu nào bạn chọn!Kỹ thuật này cho phép các bạn tạo hiệu ứng mềm mỏng trong bức tranh. Bạn có thể thử các mức độ ẩm khác nhau của giấy để thử các hiệu ứng khác nhau.

Bước 3: Kỹ thuật vẽ khô Wet-on-Dry

Kỹ thuật vẽ ” wet-on-dry” nghĩa là: tô màu ướt thẳng lên giấy, tạo thành những nét sắc và mảnh. Không giống như kỹ thuật wet-in-wet, kỹ thuật này không tạo hiệu ứng loang nên bạn có thể sử dụng trong trường hợp muốn vẽ các đường kẻ, các họa tiết bé hoặc tô chi tiết.

Bước 4: Kết hợp 2 kỹ thuật vẽ wet-in-wet và wet-on-dry

Khi bạn đã bắt đầu quen với cả 2 kỹ thuật, bạn có thể kết hợp chúng trong bức vẽ của mình. Bằng cách này, bạn có thể học cách sử dụng các kỹ thuật vẽ màu nước và phát huy những thế mạnh của chúng để khiến bức vẽ của bạn trông thú vị hơn.

Trong việc kết hợp 2 kỹ thuật này, bạn hãy bắt đầu bằng kỹ thuật wet-in-wet trước, sau đó dùng kỹ thuật wet-on-dry để tô chi tiết. Bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn trong phần chi tiết để tạo các hiệu ứng đa dạng hơn.

Để bắt đầu, bạn hãy phác thảo chân dung sơ qua bằng bút chì, tẩy sạch các nét vẽ thừa. Sau đó, sử dụng cọ tròn số 4, màu xám và áp dụng cả 2 kỹ thuật wet-in-wet và wet-on-dry để tô màu tóc. Lớp đầu là lớp nền loang nhẹ, sau đó tô chi tiết các sợi tóc khi lớp đầu đã khô.

Khi tô màu quần áo, bạn có thể kết hợp cả 2 kỹ thuật, tạo một lớp màu nhẹ nhàng và dùng kĩ thuật wet-on-dry tô viền để định hình phần này.

Nguồn: watercolorpainting.com

Vẽ càng nhiều càng xấu nhưng tiếp tục vẽ thì sẽ thành vẽ đẹp!

Hướng Dẫn Một Số Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Học Vẽ Màu Nước

Học vẽ màu nước, đây là một chất liệu hội họa khá phổ biến và được sử dụng để vẽ rất nhiều thể loại tranh như tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, chân dung,… Màu nước có những đặc điểm riêng và nếu như chúng ta hiểu được những đặc tính của nó thì sẽ rất dễ dàng trong quá trình học vẽ màu nước. Chúng tôi xin cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thêm kinh nghiệm vẽ tranh khi sử dụng chất liệu màu nước.

Màu nước là gì?

Màu nước là chất liệu hội họa rất phổ biến ngày nay, do các chất màu trong nước hòa tan tạo ra một loại dung dịch có màu sắc, được sử dụng để vẽ trên giấy hoặc lụa.

Học vẽ màu nước đòi hỏi chúng ta cần có sự kiên trì và bền bỉ. Bởi vì điều khó nhất khi sử dụng màu nước để vẽ là người vẽ phải kiểm soát được lượng nước trên cọ và màu như thế nào cho vừa phải, hợp lý.

Tuy vậy, bạn cũng không nên lo lắng khi bắt đầu học vẽ màu nước. Kể cả bạn chưa từng cầm cọ vẽ màu nước, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên với một bức tranh màu nước được hoàn thành không hề khó khăn chút nào.

Để có một bức tranh màu nước bạn cần nắm được những điều cơ bản về chất liệu, bảng màu, bố cục và sắc độ.

Vật liệu và các dụng cụ cần thiết khi học vẽ màu nước

Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn cọ vẽ, sắp xếp khay vẽ cho đến các nguyên tắc chính về màu sắc và bố cục, cách trình bày sao cho hiệu quả nhất, nguyên tắc vẽ màu nước cơ bản,… để bạn có thể tự tin hoàn thành những tác phẩm màu nước đẹp mắt.

Màu nước có 4 thuộc tính cơ bản là trong suốt, nhẹ nhàng, tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Có các thuộc tính như vậy là khi vẽ màu nước, người ta xếp chồng các lớp màu mỏng lên giấy, cho nên các lớp màu đó sẽ trong suốt đối với các tia sáng xuyên qua. Sự khác nhau là do một lớp màu nào đó có độ màu bão hòa nhiều hay ít mà thôi.

Với những đặc tính kỹ thuật màu nước mang những đặc trưng riêng có. Trong quá trình học vẽ bạn sẽ được thấy được lớp màu tô đậm khi còn ướt sẽ có màu sáng đậm, mạnh, nhưng khi khô thì sẽ có màu mờ đục, nhìn hơi bạc, héo úa và cảm giác hơi dơ.

Nên chọn màu nước dạng tuýp hay dạng bánh khi học vẽ? Đối với màu nước dạng tuýp (tube)

Thích hợp với mọi loại cọ, từ cọ loại nhỏ nhất đến lớn nhất. Màu ở trên palette mà khô thì chỉ cần làm ướt lại bằng bút lông hoặc bình xịt là lại có thể sử dụng bình thường.

Màu nước dạng tuýp (tube) dễ gây lãng phí tuy rằng cho ra nhiều sơn.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

Đối với màu nước dạng bánh

Màu dước dạng bánh rất dễ sử dụng và dễ mang theo bên người, thích hợp khi sử dụng vẽ ngoài trời. Bạn sẽ dễ dàng làm ướt bằng cách dùng cọ ướt quẹt vào bánh màu. Loại màu này còn được bán lẻ từng bánh nữa. Tiện lợi hơn khi bạn muốn mua các màu mà bạn thích.

Tuy vậy, màu nước dạng bánh chỉ có thể cung cấp cho bạn một lượng sơn cần thiết. Nên sẽ khó có được một lượng màu dư dả. Cọ vẽ thường dễ bị khô khi quệt vào bánh màu. Nếu bánh màu quá nhỏ thì bạn cũng không sử dụng cọ vẽ lớn được. Màu sẽ dễ bị nứt khi để lâu hoặc dễ bị bẩn khi sử dụng cọ không sạch để lấy màu vẽ.

Cọ vẽ được dùng để vẽ màu nước gồm có cọ vuông tròn góc, cọ nhọn và cọ vuông. Tùy thuộc vào cách vẽ của từng người để lựa chọn cọ vẽ sao cho phù hợp. Các loại cọ vẽ khác nhau sẽ cho ra các hiệu ứng khác nhau.

Chất liệu làm cọ vẽ tranh màu nước được làm từ lông tự nhiên hay bằng sợi nhân tạo đặc biệt. Rất bền và không bị biến dạng do hóa chất hay tác động vật lý khi vẽ. Trường hợp cọ bị biến dạng, chỉ cần nhúng đầu cọ vào hồ nếp rồi vuốt lại cho đúng form. Để khô vài tiếng rồi sau đó ngâm nước là lại trở về form ban đầu. Chất lượng cọ phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lông cọ. Kích thước và hình dạng của đầu cọ sẽ phù hợp với nhiều chức năng khác nhau.

Chất lượng giấy vẽ rất quan trọng đối với chất lượng bức tranh màu nước. Kết cấu của bề mặt, kích thước, trọng lượng, chất liệu làm ra giấy là những yếu tố quyết định tới chất lượng bức tranh.

Cấu tạo của giấy vẽ màu nước

Giấy vẽ tranh màu nước có chất lượng tốt nhất được làm từ sợi lanh và sợi bông. Nhưng giấy từ sợi bông vẫn là tốt nhất bởi độ dai và độ thấm hút nước tốt hơn. Giấy vẽ tranh màu nước không được chứa axit. Đảm bảo tranh có chất lượng tốt và không bị ố theo thời gian.

Giấy học vẽ màu nước khá đa dạng về bề mặt và trọng lượng. Giấy vẽ màu nước được tráng một lớp vật liệu (thường là gelatine). Giúp cho màu không bị thấm vào trong mà sẽ ở lại trên bề mặt giấy. Vậy nên màu sắc trên giấy sẽ rực rỡ hơn.

Có 3 loại giấy để học vẽ màu nước, đó là:

Smooth: giấy có bề mặt mịn. Thích hợp để vẽ chi tiết kết hợp với màu nước và bút mực. Hoặc dùng màu nước làm màu nền kết hợp vẽ chì màu,…

Cold-press: loại giấy có bề mặt sần. Không thích hợp với tranh quá chi tiết. Nhưng lại phù hợp với nhiều kỹ thuật vẽ màu nước. Đây là loại giấy thường được dùng nhiều nhất, người mới bắt đầu nên sử dụng loại giấy này.

Mặt nhám: rất phù hợp cho cọ đầu to và những bức tranh cỡ lớn. Đối với người không chuyên thì không nên sử dụng chúng.

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND

Học Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Màu nước (watercolor) là chất liệu yêu thích của nhiều lứa tuổi. Tại Nhật bản, các học sinh cấp 1, cấp 2 đã được tiếp xúc với màu nước và các kỹ thuật cơ bản của màu nước. Đến những nghệ sĩ lớn cũng sử dụng màu nước làm chất liệu để sáng tác nên những tác phẩm tuyệt đẹp. Đặc điểm cơ bản của màu nước là độ trong trẻo, sự loang và pha trộn màu sắc mềm mại. Chất liệu màu nước giúp cho người vẽ tạo nên nhiều tác phẩm sống động, êm ái. Chúng ta cùng điểm qua một số kỹ thuật để cùng học vẽ màu nước cơ bản cho người mới bắt đầu.

Có thể chọn ra 7 kỹ thuật màu nước cơ bản dành cho người mới bắt đầu nên biết.

Một bộ màu nước cơ bản.(12 màu cơ bản)

Giấy dành cho vẽ màu nước (định lượng 200gsm) (bạn dễ dàng mua ở các trung tâm họa cụ).

Cọ mềm.

Dụng cụ để pha màu (pallette, hoặc bất cứ vật đựng gì)

CỌ ƯỚT trên GIẤY ƯỚT (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật đầu tiên là kỹ thuật ƯỚT trên ƯỚT (wet on wet). Kỹ thuật này sẽ cho ta một hiệu ứng tự nhiên và khá thú vị.

Đây là một kỹ thuật được sử dụng nhiều để vẽ trên một vùng giấy rộng : dùng cho vẽ bầu trời, mây; hay mặt nước; sóng biển. Hoặc là dùng cho lớp lót màu đầu tiên trên giấy.

CỌ ƯỚT trên GIẤY KHÔ (Học vẽ màu nước cơ bản)

Sử dụng pha trộn các màu Cadmium Red Light, Magenta, and Opera với một ít nước. Tô các màu đó trên giấy khô với các góc khác nhau. Cách này giúp ta kiểm soát được vùng cần tô màu; và ở các đoạn giao nhau giữa các màu, bạn sẽ thấy có sự loang màu và pha trộn tự nhiên.

Điều đó làm cho bức tranh trở nên mềm mại, có sự chuyển từ màu này sang màu kia. Có thể nhận thấy, kỹ thuật ướt trên khô giúp cho màu không bị phai lợt hay loang nhiều như ở kỹ thuật ướt trên ướt

CỌ KHÔ trên GIẤY KHÔ (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật này còn gọi tắt là kỹ thuật cọ khô. Như tên gọi của nó, dùng một lượng rất ít nước để pha màu với cọ tròn; sau đó làm khô một ít trên giấy thấm trước khi đưa lên giấy vẽ. Kỹ thuật này rất tiện ích khi ta muốn thể hiện bề mặt chất liệu thô ráp như gạch, nền đất, hay là một mặt hồ phản chiếu.

Kỹ thuật này cho phép ta kiểm soát vùng vẽ. Màu chỉ phai hay loang một ít khi gặp các vùng màu khác. Màu không bị phai hay loang rộng.

CỌ KHÔ trên GIẤY ƯỚT (Học vẽ màu nước cơ bản)

Một kỹ thuật tiếp theo, đó là kỹ thuật cọ khô trên ướt. Bạn hãy dùng màu Blue tô đều lên nền với nước ( dùng cọ dẹp). Sau đó, sử dụng các màu như Cadmium Yellow Medium, Sepia, Cadmium Red Light, lấy cọ tròn lấy màu cùng một ít nước. Lấy bớt màu bằng cách chấm cọ màu lên giấy khô sau đó mới dử dụng lên giấy vẽ có nền blue. Vì cọ không hoàn toàn ướt, ta có thể nhận thấy các bờ ranh giới của vệt màu không bị loang mạnh. Ta vẫn kiểm soát được vùng vẽ. Nếu bạn muốn giảm thiểu sự loang của màu, hãy chờ giấy khô một ít trước khi tô lớp tiếp theo.

TRẢI MÀU ĐỀU (Học vẽ màu nước cơ bản)

Thay một tờ giấy mới, chúng ta cùng chuyển sang kỹ thuật trải màu đều (Flat wash). Trải màu là kỹ thuật làm một lớp màu mỏng nhẹ, đều. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, nhưng màu được tô đều đặn, nhẹ nhàng. Làm ước giấy bằng nước sạch, sau đó dùng cọ dẹp bản lớp, lấy ít màu nước quét nhẹ đều lên bề mặt. Bạn có thể nghiêng giấy để màu loang đều trên mặt giấy. Lưu ý, lấy ít màu trên cọ.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

TRẢI MÀU NHẠT DẦN (Học vẽ màu nước cơ bản)

Cũng là trải màu đều, nhưng kỹ thuật này làm nên hiệu ứng Ombré, nhạt dần. Đầu tiên, ta làm ướt giấy bằng nước sạch; sau đó lấy màu vừa đủ, không nhiều quá. Ta bắt đầu tô màu theo đường ngang từ trên xuống dưới, rồi dựng bảng vẽ dốc lên; trọng lực sẽ giúp cho màu loang từ trên xuống dưới. Nếu màu còn nhiều trên cọ, hãy dùng khen giấy lấy bớt màu. Đây là một trong những kỹ thuật đặc trưng của màu nước. Màu sẽ được trải đều từ trên xuống dưới, nhưng loang nhẹ nhạt dần.

TRẢI NHIỀU MÀU LOANG (Học vẽ màu nước cơ bản)

Kỹ thuật này thường được dùng nhiều để vẽ lớp màu đầu tiên của tranh, hoặc để miêu tả lớp nước nhiều màu sắc. Cũng giống như kỹ thuật ướt trên ướt, giấy vẽ được làm ướt trước và sau đó mới tô màu. Hãy thử với nhiều màu khác nhau, đừng giới hạn bản thân. Kết quá sẽ khiến ta cẩm thấy thú vị.

Học vẽ màu nước cơ bản tại Art Land TP HCM

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND

Bài Viết Liên Quan:

PINTEREST: 86 BÀI VẼ MÀU NƯỚC TĨNH VẬT ĐẸP

Tag: lớp dạy vẽ màu nước tp hcm, học vẽ màu nước căn bản, trung tâm dạy vẽ màu nước, học vẽ phong cảnh màu nước, chân dung màu nước, kỹ thuật vẽ màu nước, dụng cụ vẽ màu nước, cách tô màu nước đều, cách tô màu nước đậm nhạt, cách vẽ màu nước loang, cách sử dụng màu nước đơn giản, vẽ màu nước trên giấy gì,

Kỹ Thuật Vẽ Bút Chì Màu Cơ Bản

Bài này sẽ hướng giới thiệu về một số kỹ thuật vẽ bút chì màu cơ bản. Các bạn nên luyện tập các kỹ thuật cơ bản trên một tờ giấy nhỏ để làm quen với bút chì màu trước khi bắt tay vẽ một bức tranh. Ngoài ra, một số kỹ thuật trong này còn có thể áp dụng cho bút chì ( graphite pencil).

HATCHING (nôm na là vẽ gạch)

Đây là kỹ thuật vẽ những đường thẳng song song, giữa các đường thẳng thường sẽ chừa những khoảng trắng. Khoảng trắng này có thể nhiều hay ít tùy vào mục đích, độ đậm nhạt. Sau khi vẽ xong một đường thì nhấc bút khỏi mặt giấy trước khi bắt đầu một đường mới. Khi dùng kỹ thuật này hãy cố gắng vẽ càng thẳng càng tốt. Kỹ thuật này là cách nhanh và dễ nhất để tô hết bức vẽ. Đa số các họa sĩ thích vẽ đường chéo. Nhưng chẳng có luật nào bảo phải vậy cả, bạn thích vẽ theo chiều nào cũng được, miễn là phù hợp.

CROSS-HATCHING (gạch chéo)

Kỹ thuật này cũng tương tự như Hatching, chỉ có điều là vẽ thêm một hay nhiều lớp nữa chồng lên và các lớp phải có hướng khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể chồng nhiều lớp màu khác nhau lên để tạo thêm texture (hiểu nôm na là hoa văn) cho bức vẽ. Đa số các họa sĩ khi dùng kỹ thuật này thích vẽ theo hình chữ X, nhưng cũng như đã nói thêm, bạn có thể thử nhiều cách để xem cái nào thích hợp nhất.

Sau khi chồng rất nhiều lớp Hatching, bạn sẽ được một lớp màu gọi là Tonal Layering. Khi dùng kỹ thuật này, phải chú ý giữ bút chì nhọn và vẽ những nét nhẹ. Đây là cách để lấp bức vẽ bằng một lớp màu mịn, thống nhất, mà không cần phải vẽ quá nhiều nét.

STIPPLING (chấm)

Stippling là kỹ thuật chấm, chấm rất nhiều chấm, có thể có cả chấm lớn và chấm nhỏ. Khoảng cách giữa các chấm tùy thuộc và độ sáng tối, đậm nhạt của bức vẽ. Chấm càng gần nhau thì màu sẽ càng đậm. Chấm có kích cỡ khác nhau sẽ làm bức tranh đặc sắc hơn. Ngoài ra, các bạn nên để ý khác biệt khi chấm bằng bút chì nhọn và tè.

SCUMBLING (vẽ vòng tròn)

Scumbling là kỹ thuật vẽ nhiều đường tròn liên tục, chồng lên nhau. Công dụng của nó cũng gần giống Tonal Layering, nhưng nó có texture khác và độc đáo hơn. Ngoài vẽ theo vòng tròn, bạn cũng có thể thử nhiều hoa văn mới và kết hợp nhiều màu khác nhau. Ví dụ như thế này:

BURNISHING

Burnish là kỹ thuật chồng nhiều lớp màu khác nhau với lực nén để tạo nên một lớp màu mịn. Hình dưới đây là so sánh giữa màu được Burnish với chỉ đơn thuần chồng màu lên nhau. Đặc biệt với những màu waxy (như Prismacolor), có thể tạo ra hiệu ứng màu đục (translucent), khá giống đá quý bằng cách burnish cẩn thận.

Có nhiều cách burnish:

Bằng bút chì Colorless Blender (như colorless blender của Prismacolor ): làm cho màu đậm hơn. (trái)

Bằng bút chì trắng: màu sau khi Burnish sẽ nhạt hơn (giữa)

Dùng màu khác tô lên thật đậm.

Ngoài ra còn nhiều cách khác, ví dụ như dùng paint thinner (dung môi pha sơn), cồn (alcohol), bút marker colorless blender…

WIDE STROKE (vẽ nét dày)

Tạo ra một nét dày bằng mặt bên của bút chì. Đây là cách thích hợp để phác thảo. Bút chì màu loại lớn hoặc bút chì không có vỏ gỗ (woodless pencil) sẽ cho kết quả tốt hơn.

DIRECTIONAL MARKS (những nét theo hướng)

Những nét ngắn có hướng đi theo một đường viền, hoặc theo chiều của tóc hay cỏ hay những bề mặt khác. Chúng có thể chồng lên nhau để tạo nên một hiệu ứng texture.

INCISED MARKS (những nét khắc)

Chồng hai lớp màu dày lên nhau, sau đó nhẹ nhàng cào lớp trên ra để để lộ lớp dưới.

Tổng hợp từ: http://www.art-is-fun.com/colored-pencil-instruction/ http://makingartfun.com/htm/f-maf-art-library/colored-pencil-strokes.htm http://drawsketch.about.com/library/weekly/aa051303a.htm