Hướng Dẫn Vẽ Màu Nước / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Hướng Dẫn Vẽ Tranh Bằng Màu Nước

Màu vẽ nước là chất liệu từ lâu được các nhà diễn hoạ kiến trúc ưa thích. Cảm giác tự nhiên, rõ ràng của màu và sự trong suốt làm cho màu nước trở thành một chất liệu hoàn hảo để diễn tả những vật thể dưới ánh nắng trong cảnh quan.

Màu vẽ nước thường có dạng miếng hay tuýp, đặc hơn thì có màu lỏng đựng trong lọ. Loại trong lọ này thường có ống chuyển từng giọt ra đĩa pha để trộn màu. Một số màu như đỏ thẫm hay làm ố và để vết trên giấy nền. Số khác như xanh da trời thẫm thường mờ đục.

Nhờ tính trong của hầu hết các màu nên trong kiến trúc và nội thất, không chỉ với người chuyên nghiệp mà ngay cả với những người mới học vẽ màu nước, bạn có thể pha từ màu nhạt đến đậm. Khi vẽ phác bằng chì, cần nhớ rằng đường chì sau khi đi màu lên vẫn thấy được nhưng không thể tẩy sửa.Điểm bất lợi chính của màu nước là do tính trong và nhạt của chất màu khi pha trong nước, hình sẽ không được đẹp khi sao chụp. Độ chuyển màu tinh tế có thể không còn khi chụp. Điểm bất lợi thứ hai là dù không một chất liệu nào thực hiện nhanh bằng, nhưng lại phải chờ lớp màu trước khô mới làm tiếp được.

Khi diễn họa kiến trúc, không cần chú tâm lắm khi đi màu sơ phác cho phác thảo, nhưng nếu phải đi nhiều lớp màu sẽ mất nhiều thời gian. Có thể cùng lúc đi màu cho hai hay ba hình diễn họa, nhờ đó có thể vẽ sang bức tiếp khi chờ chúng khô. Không nên dùng máy sấy, trừ khi những lớp màu sắp khô hẳn. Nguyên tắc màu vẽ nước là đi từng lớp màu. Nhưng đi quá nhiều lớp màu sẽ làm mất độ trong và độ sâu vốn có, làm đục màu, không đạt yêu cầu.

Nếu giấy đủ dày có thể ghim xuống, nhưng để an toàn hơn cũng nên căng tất cả các nền vẽ màu nước. Khi đó dù nước nhiều đến đâu đi nữa thì mặt giấy vẫn luôn phẳng. Hầu hết giấy nền đều trắng nhưng cũng có thể dùng loại giấy màu nhạt. Chúng sẽ tác động đến ánh màu, nhưng sẽ giúp tạo một đặc trưng về quan hệ tông màu.

Có nhiều cách đi màu. Đi màu lên nền khô cho phép kiểm soát được độ lan của chất liệu và nên đi nét thật dứt khoát. Đi màu lên nền ẩm dễ hơn, tạo được nét loang nhẹ. Trong cách đi màu lên nền ướt, màu sẽ thấm loang vào giấy hay lớp màu cũ, tạo nét tự nhiên. Nên đi màu như trên cho lớp lót trước khi đi các lần màu sau hay trước khi vẽ chi tiết. Tính loang màu dễ thành công, vì thế nên đi cọ mạnh dạn, thật linh hoạt, nên dùng cả cánh tay và cổ tay hơn là chỉ dựa vào sự uyển chuyển của các ngón tay.

Màu nước có thể diễn tả được hiệu quả chất liệu. Bạn có thể làm bề mặt nhám với kỹ thuật cọ khô. Rảy, điểm chấm màu đều có thể được dùng, và nếu các kỹ thuật này làm trên mặt ẩm, các nét bút làm cho những hiệu quả như đá cẩm thạch. Kết quả đạt được ngẫu nhiên hơn khi trộn nước màu với dung môi không tan trong nước, tạo mảng màu lạ mắt hơn. Màu sẽ không ăn ở những chỗ có sáp, khi đó sẽ tạo mảng không đều màu, thích hợp để thể hiện cây, tán lá và bóng đổ lốm đốm trên nền đất. Những dạng mây được thể hiện bằng cách làm xốp khô hay ướt, và tạo vệt sáng bằng cách cạo nhẹ bằng lưỡi dao hoặc cọ loại lông cứng hoặc dùng giấy giáp.

Kỹ thuật màu vẽ nước khi đi màu từ nhạt đến đậm nên dùng màng lỏng với cọ mảnh tốt hơn với bút để phủ các hình tinh xảo có thể bị quét đè lên. Những mảng nhẹ cũng có thể diễn tả bằng những chấm màu phát sáng – ví dụ như những hoa trong cảnh quan. Nếu đang sử dụng nền trơn hoặc sẫm nhẹ, loại mà màng che có thể dùng một cạnh cứng, bạn có thể lấy màu ra bằng một miếng xốp ở những chỗ nhất định một cách chính xác với mục đích phản xạ ở những mặt bóng, làm nổi bật các cột tròn hoặc những hình chóp với với ánh sáng không tự nhiên. Sau khi tách màng ra các cạnh nên cẩn thận làm cho mềm đi bằng cọ ướt. Có thể dùng bọt biển và giấy thấm để sửa, nhưng cần bảo quản kỹ bản vẽ trong quá trình chỉnh sửa.

Đường nét không chỉ dùng làm đường bao của màu mà còn thể hiện được các sắc độ tinh tế, hình khối và các chất liệu bề mặt bằng các cỡ nét to nhỏ khác nhau. Nếu vẽ trên một mảng nét mực sẽ loang nhẹ, nên thường dùng trong vẽ phối cảnh chim bay. Khi cấu trúc bản vẽ dùng nhiều đường nét, bạn nên tập trung điền vào những mảng màu phẳng và loãng để biểu thị màu mặt và màu bóng. Khi đó yêu cầu chính là thể hiện cho được sự hài hoà giữa đường nét và độ trong của màu nước.

Hướng Dẫn Vẽ Tranh Phong Cảnh Bằng Màu Nước

Các bậc phụ huynh thân mến, các bậc phụ huynh đã bao giờ giúp con hoàn thành bài tập vẽ về nhà chưa ạ? Amia chắc chắn rằng, dù có bận rộn là việc cỡ nào, thì mọi phụ huynh đều luôn luôn muốn mình là người trực tiếp dậy dỗ con cái. Tuy nhiên, hiện nay trình độ dậy cũng như học của các con ngày càng trở nên khó hơn. Thì việc dậy càng ngày trở nên khó khăn hơn.

Và đặc biệt hơn tại Amia có hàng trăm sẽ giúp là hình mẫu cho các con tham khảo.

Hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh bằng màu nước sẽ giúp quý phụ huynh và các bé có mộ bức tranh ưng ý

Bước 1: Sau bước chuẩn bị dụng cụ, các bé sẽ bắt đầu phác họa và vẽ khung hình đầu tiên

Bước 2: Hoàn thành bước phác họa, phác họa rõ nét các hình ảnh mà bạn muốn có trong bức tranh.

Bước 3: Bạn nên chuẩn bị một bộ màu nước cho các con

Bước 4: Chuẩn bị cây bút lông và màu bạn muốn tô để tô cho bức tranh. Amia xin lưu ý, bạn nên hướng dẫn chọn màu và tô cùng các con để bức tranh trở nên hoàn chỉnh hơn. Lại vừa gắn kết được tình cảm đúng không nào.

Bước 5: Bắt đầu tô những khung cảnh là trọng tâm chính của bức tranh như mặt trời

Bước 6: Tô màu nền cho nước để lấy bố cục của bức tranh được rõ nét hơn. Vừa để tránh màu của hình giống với màu nền nước

Bước 8: Vậy là chúng ta đã hoàn thành bức tranh rồi. Đúng là một tác phẩm tuyệt vời và không hề khó đối với con bạn đúng không nào.

Amia xin cảm ơn quý bạn đã quan tâm đến cách vẽ tranh phong cảnh bằng màu nước mà Amia chia sẻ. Hy vọng bạn và con đã có những trải nghiệm tuyệt vời về bức tranh. Ngoài ra quý khách cũng có thể tham khảo nhiều tranh tại cửa hàng chúng tôi. Cảm ơn quý khách!!!

Địa chỉ bán tranh- Siêu thị tranh Amia Hà Nội

Mở cửa bán hàng từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần. Có dịch vụ giao hàng và lắp đặt tận nơi cho khách ở Hà Nội. Chuyển hàng đi tất cả các tỉnh trong cả nước.

Địa chỉ : 211 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội

(Ngay gần Ngã tư Sở, cách chỉ khoảng 600m, rất tiện đi lại – mời xem bản đồ bên dưới)

Điện thoại liên hệ với khách hàng cá nhân : 0916.225.866 – 0921.248.772

Điện thoại liên hệ với khách hàng công ty : 0963.733.733

Email : sieuthitranhAmiA@gmail.com

Website: chúng tôi – Sieuthitranhamia.com

Cảm ơn quý khách đã quan tâm!

Vẽ Màu Nước Chất Liệu Thủy Tinh

Vẽ màu nước hiện nay đang trở thành một trào lưu và được đông đảo nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng không phải ai cũng biết, vẽ màu nước lên giấy vốn là một chất liệu khó nếu không nắm vững các kĩ thuật căn bản. Từ cách chọn giấy vẽ, màu vẽ màu nước, cho tới kĩ thuật vẽ, và cách dạy vẽ màu nước của giáo viên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách vẽ sau này của bạn. Và kết quả của việc học vẽ màu nước là gì? Là sự diễn đạt tự do suy nghĩ của các bạn lên mặt giấy thoải mái khi làm chủ kỹ thuật màu nước, sự trầm trồ của người thân khi thấy các bạn múa cọ trên giấy…

Nhưng trước hết, để khởi đầu với việc làm quen với chất liệu này dễ hơn, chúng ta nên trải nghiệm qua ít nhất một lần vẽ về đề tài tĩnh vật. Vì thế, hôm nay PICS sẽ chỉ cho các bạn cách vẽ màu nước đề tài tĩnh vật: một chai bia bằng chất liệu thủy tinh.

Giấy canson A3 để học vẽ màu nước có rất nhiều loại bề mặt, các bạn lưu ý mua cho PICS loại giấy có bề mặt Cold-Press.

Ở đây PICS sử dụng giấy 300gsm hiệu canson Montval các bạn ạ.

Giấy vẽ màu nước phải có độ nặng tối thiếu là 300gsm mới có thể áp dụng được hầu hết các kỹ thuật vẽ màu nước, cả vẽ khô lẫn vẽ ướt, nhưng nếu giấy mỏng quá thì chỉ có thể vẽ khô thôi, vì PICS cảm giác giấy hút màu rất nhanh, khó mà làm cho loang màu được.

Trong bài viết này PICS không review về chất lượng giấy, PICS chỉ đưa ra gợi ý loại giấy vẽ màu nước phổ biến có chất lượng tạm ổn cho các bạn dễ hình dung, vì giấy nào cũng có nhược điểm. Sử dụng giấy loại nào? Bề mặt ra sao? Kích thước bao nhiêu? Giấy trắng hay hơi ngà?… đều hoàn toàn dựa vào mục đích vẽ của các bạn.

Cọ lông động vật sẽ giữ nước tốt hơn cọ làm từ nhựa nylon (nhựa vốn không giữ nước được cho nên chỉ dùng vào một số trường hợp nhất định). Còn về thương hiệu cọ, nên dùng thương hiệu nào thì các bạn mới học chỉ cần mua cọ có số tiền khoảng từ 200.000VNĐ trở lại là được.

Có một số hãng có chất lượng cọ khá tốt, ví dụ như Holbein, Phoenix, Pentel …

Đây là cọ Holbein lông chồn nè mọi người.

Cẩn thận một chút khi dùng cọ lông động vật để vẽ màu nước nha các bạn, đơn giản là vì cọ khá dễ bị rụng lông =))

Khi vẽ màu nước mấy bạn nên để ý kĩ xíu, vẽ xong không nên dùng tay bóp đầu cọ mà nên phơi gió cho cọ khô tự nhiên. Hoặc nếu các bạn có giá treo cọ thì nên móc cọ lên giá đỡ sẽ giúp lông cọ được thẳng và sử dụng được lâu bền hơn nè.

Chuẩn bị xong giấy canson A3 và cọ vẽ màu nước xong, việc tiếp theo là mình chuẩn bị màu vẽ thôi. Lời khuyên của PICS dành cho các bạn mới học vẽ màu nước là các bạn chưa cần phải mua màu xịn lắm đâu. Chỉ cần dùng màu hạng phổ thông dành cho học sinh – sinh viên là đủ rồi.

Chọn mẫu vẽ là bước đầu tiên

Tuy đơn giản nhưng quan trọng! Các bạn mới học vẽ màu nước không nên chọn mẫu có hình dạng quá phức tạp làm gì cả đâu. Ở đây PICS chọn chai bia Beck’s để làm mẫu vẽ (không phải PICS thích uống bia nên chọn chai bia đâu, chỉ là PICS vô tình chọn nó thôi =)))

Lúc vẽ chai bia, các bạn nên để ý cái nhãn hiệu của cái chai mà các bạn chọn, nhãn hiệu càng cầu kỳ vẽ màu nước sẽ càng mệt thôi cái này là PICS nói thật.

Chọn mẫu vẽ màu nước xong thì các bạn đặt nó vào vị trí thích hợp có ánh sáng rọi vào đầy đủ. Yêu cầu nguồn sáng có hướng sáng cụ thể một chút, mình mới học thì nên tự tập cách setup mẫu vẽ màu nước cho chỉn chu, sau này khi đã vẽ quen rồi các bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại là rất rất lớn. Ở dưới là hình chụp mẫu PICS muốn ví dụ cho các bạn tham khảo.

Hình chụp mẫu vẽ của PICS.

Dựng hình thế nào để vẽ màu nước cho đúng và nhanh?

Tùy vào mục đích vẽ màu nước của các bạn là gì (ví dụ như vẽ kí họa hay vẽ minh họa hay vẽ nghiên cứu), tuy nhiên để xây dựng nên một bức vẽ đẹp không thế bỏ qua yếu tố dựng hình và xây dựng khối.

Dựng hình tốt dựa trên hai kỹ năng Kiểm Soát Tỷ Lệ Chiều Dọc – Chiều Ngang – Độ Nghiêng và Diễn Khối Dựa Vào Đường Contour. Nói chung, hai kỹ năng cơ bản này các bạn cần phải nắm trước khi vẽ màu nước.

Ở đây chúng ta phải phân tích cấu trúc của mẫu vẽ ra làm nhiều phần, ví dụ như miệng chai – cổ chai – thân chai – đáy chai.

Phân tích khối 3D của mẫu dựa vào các đường contour chạy ngang – dọc khắp mẫu.

Để đạt hiệu quả cao hơn trong việc dựng hình của bức vẽ chính, các bạn nên vẽ một cái hình nho nhỏ ngoài giấy nháp trước, sẽ tốt hơn nữa nếu các bạn vẽ màu nước luôn cho nó, mục đích là để cho bộ não làm quen và tính toán trước mình sẽ vẽ cái vật này như thế nào? Chọn gam màu nào? Vẽ màu nào trước? Màu nào sau?… Nên nhớ là mình vẽ ngoài nháp trước nha các bạn, và giấy nháp cũng nên là loại giấy mà bạn dùng để vẽ màu nước, có thể cắt nhỏ ra từ cái giấy mà các bạn đang dùng.

Khi dựng hình xong các bạn có thể tẩy nhẹ đi nét dựng hình mà mình vừa dựng sao cho nét chì chỉ còn đủ thấy là được.

Hình chụp nét chì hơi mờ do PICS gôm mờ để chuẩn bị cho bước vẽ màu nước đó.

Có phải vẽ màu nước theo thứ tự sẽ kiểm soát được bức vẽ tốt hơn?

Chính xác là như vậy đó các bạn. Như PICS đã nói ở trên, tùy theo mục đích vẽ của các bạn là gì sẽ có những kiểu vẽ khác nhau, nhưng thường thì để giữ được sự trong trẻo của màu nước và vẽ cho ra “cảm giác” vẽ-màu-nước thì ta nên sử dụng nhiều nước một chút cho những lớp đầu.

Đầu tiên, chúng ta sẽ lấy ra những màu mà chúng ta nhìn thấy được trên mẫu pha sẵn ra palette. Chắc chắn lúc này sẽ có nhiều người tự hỏi, ” Làm thế nào có thể nhìn ra được trên mẫu có màu gì mà lấy ra palette được chứ?” =))

Các màu mà PICS gợi ý trong hình đều xuất hiện trong bộ màu Leningrad 24 màu luôn đó.

Tiếp theo, các bạn vẽ lót các màu mà các bạn đã nhìn thấy được ở những chỗ sáng nhất trên mẫu giúp PICS.

Lót màu xong là chúng ta đã đi được hơn sáu-mươi-phần-trăm con đường rồi đó. Nói gì thì nói, bước lót màu để vẽ màu nước rất quan trọng vì nó là tiền đề để chúng ta thêm thắt các lớp màu đậm vào sau này.

Các bước sau khi tăng đậm phần thủy tinh cũng dễ (chủ yếu là vẽ chuyển độ để phần sáng và phần tối của thủy tinh có gắt thì cũng gắt vừa phải thôi, đừng gắt quá; và việc đưa các màu nóng – lạnh thêm vào mẫu) nên PICS sẽ không đề cập đến vấn đề này nữa, các bạn cứ thực hiện đúng nguyên tắc vẽ cộng với việc thực hành liên tục là sẽ quen ngay.

Mục đích của PICS qua bài viết này là hướng dẫn các bạn vẽ nên PICS chỉ vẽ ký họa chứ không vẽ kỹ cho lắm, các bạn thông cảm 😀

Nóng / Lạnh trong một bức vẽ màu nước được phân bố như thế nào?

Dĩ nhiên là các bạn phải biết trước về nó thì mới vẽ màu nước được, cứ áp dụng đúng nguyên tắc: “Ngoài SÁNG dùng MÀU NÓNG, trong TỐI dùng MÀU LẠNH” là ok nhất.

Ánh sáng vào buổi nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn tới hòa sắc của bức vẽ, theo kinh nghiệm của PICS thì ánh sáng vào ban ngày sẽ có màu vàng, buổi chiều thì sẽ hơi ngả xanh lục và buổi tối sẽ có màu tím…

Và đây là thành quả nè!

Cuối cùng cũng xong rồi đó các bạn =))

Như các bạn thấy đấy, để hoàn thiện một bức vẽ màu nước không đơn giản chỉ là cầm cây bút cầm cây cọ lên và vẽ là xong phải không? Để vẽ nên một bức vẽ nhìn có-vẻ-ổn là cả một quá trình luyện tập và kiên trì lắm lắm à nghen.

Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ:HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí.Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

Hướng Dẫn Một Số Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Học Vẽ Màu Nước

Học vẽ màu nước, đây là một chất liệu hội họa khá phổ biến và được sử dụng để vẽ rất nhiều thể loại tranh như tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, chân dung,… Màu nước có những đặc điểm riêng và nếu như chúng ta hiểu được những đặc tính của nó thì sẽ rất dễ dàng trong quá trình học vẽ màu nước. Chúng tôi xin cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thêm kinh nghiệm vẽ tranh khi sử dụng chất liệu màu nước.

Màu nước là gì?

Màu nước là chất liệu hội họa rất phổ biến ngày nay, do các chất màu trong nước hòa tan tạo ra một loại dung dịch có màu sắc, được sử dụng để vẽ trên giấy hoặc lụa.

Học vẽ màu nước đòi hỏi chúng ta cần có sự kiên trì và bền bỉ. Bởi vì điều khó nhất khi sử dụng màu nước để vẽ là người vẽ phải kiểm soát được lượng nước trên cọ và màu như thế nào cho vừa phải, hợp lý.

Tuy vậy, bạn cũng không nên lo lắng khi bắt đầu học vẽ màu nước. Kể cả bạn chưa từng cầm cọ vẽ màu nước, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên với một bức tranh màu nước được hoàn thành không hề khó khăn chút nào.

Để có một bức tranh màu nước bạn cần nắm được những điều cơ bản về chất liệu, bảng màu, bố cục và sắc độ.

Vật liệu và các dụng cụ cần thiết khi học vẽ màu nước

Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn cọ vẽ, sắp xếp khay vẽ cho đến các nguyên tắc chính về màu sắc và bố cục, cách trình bày sao cho hiệu quả nhất, nguyên tắc vẽ màu nước cơ bản,… để bạn có thể tự tin hoàn thành những tác phẩm màu nước đẹp mắt.

Màu nước có 4 thuộc tính cơ bản là trong suốt, nhẹ nhàng, tính thuần khiết và tính cường độ của các chất màu. Có các thuộc tính như vậy là khi vẽ màu nước, người ta xếp chồng các lớp màu mỏng lên giấy, cho nên các lớp màu đó sẽ trong suốt đối với các tia sáng xuyên qua. Sự khác nhau là do một lớp màu nào đó có độ màu bão hòa nhiều hay ít mà thôi.

Với những đặc tính kỹ thuật màu nước mang những đặc trưng riêng có. Trong quá trình học vẽ bạn sẽ được thấy được lớp màu tô đậm khi còn ướt sẽ có màu sáng đậm, mạnh, nhưng khi khô thì sẽ có màu mờ đục, nhìn hơi bạc, héo úa và cảm giác hơi dơ.

Nên chọn màu nước dạng tuýp hay dạng bánh khi học vẽ?

Đối với màu nước dạng tuýp (tube)

Thích hợp với mọi loại cọ, từ cọ loại nhỏ nhất đến lớn nhất. Màu ở trên palette mà khô thì chỉ cần làm ướt lại bằng bút lông hoặc bình xịt là lại có thể sử dụng bình thường.

Màu nước dạng tuýp (tube) dễ gây lãng phí tuy rằng cho ra nhiều sơn.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

Đối với màu nước dạng bánh

Màu dước dạng bánh rất dễ sử dụng và dễ mang theo bên người, thích hợp khi sử dụng vẽ ngoài trời. Bạn sẽ dễ dàng làm ướt bằng cách dùng cọ ướt quẹt vào bánh màu. Loại màu này còn được bán lẻ từng bánh nữa. Tiện lợi hơn khi bạn muốn mua các màu mà bạn thích.

Tuy vậy, màu nước dạng bánh chỉ có thể cung cấp cho bạn một lượng sơn cần thiết. Nên sẽ khó có được một lượng màu dư dả. Cọ vẽ thường dễ bị khô khi quệt vào bánh màu. Nếu bánh màu quá nhỏ thì bạn cũng không sử dụng cọ vẽ lớn được. Màu sẽ dễ bị nứt khi để lâu hoặc dễ bị bẩn khi sử dụng cọ không sạch để lấy màu vẽ.

Cọ vẽ được dùng để vẽ màu nước gồm có cọ vuông tròn góc, cọ nhọn và cọ vuông. Tùy thuộc vào cách vẽ của từng người để lựa chọn cọ vẽ sao cho phù hợp. Các loại cọ vẽ khác nhau sẽ cho ra các hiệu ứng khác nhau.

Chất liệu làm cọ vẽ tranh màu nước được làm từ lông tự nhiên hay bằng sợi nhân tạo đặc biệt. Rất bền và không bị biến dạng do hóa chất hay tác động vật lý khi vẽ. Trường hợp cọ bị biến dạng, chỉ cần nhúng đầu cọ vào hồ nếp rồi vuốt lại cho đúng form. Để khô vài tiếng rồi sau đó ngâm nước là lại trở về form ban đầu. Chất lượng cọ phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lông cọ. Kích thước và hình dạng của đầu cọ sẽ phù hợp với nhiều chức năng khác nhau.

Chất lượng giấy vẽ rất quan trọng đối với chất lượng bức tranh màu nước. Kết cấu của bề mặt, kích thước, trọng lượng, chất liệu làm ra giấy là những yếu tố quyết định tới chất lượng bức tranh.

Cấu tạo của giấy vẽ màu nước

Giấy vẽ tranh màu nước có chất lượng tốt nhất được làm từ sợi lanh và sợi bông. Nhưng giấy từ sợi bông vẫn là tốt nhất bởi độ dai và độ thấm hút nước tốt hơn. Giấy vẽ tranh màu nước không được chứa axit. Đảm bảo tranh có chất lượng tốt và không bị ố theo thời gian.

Giấy học vẽ màu nước khá đa dạng về bề mặt và trọng lượng. Giấy vẽ màu nước được tráng một lớp vật liệu (thường là gelatine). Giúp cho màu không bị thấm vào trong mà sẽ ở lại trên bề mặt giấy. Vậy nên màu sắc trên giấy sẽ rực rỡ hơn.

Có 3 loại giấy để học vẽ màu nước, đó là:

Smooth: giấy có bề mặt mịn. Thích hợp để vẽ chi tiết kết hợp với màu nước và bút mực. Hoặc dùng màu nước làm màu nền kết hợp vẽ chì màu,…

Cold-press: loại giấy có bề mặt sần. Không thích hợp với tranh quá chi tiết. Nhưng lại phù hợp với nhiều kỹ thuật vẽ màu nước. Đây là loại giấy thường được dùng nhiều nhất, người mới bắt đầu nên sử dụng loại giấy này.

Mặt nhám: rất phù hợp cho cọ đầu to và những bức tranh cỡ lớn. Đối với người không chuyên thì không nên sử dụng chúng.

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND