Khái niệm về BIOS, Menu Boot rất thông dụng đối với dân IT (kỹ thuật), những người thường xuyên vọc vạch máy vi tính. Khi sử dụng máy tính bàn, laptop gặp lỗi, các kỹ thuật viên thường vào BIOS để chỉnh sửa lỗi, vào Menu Boot để cài lại win, hoặc đơn giản là để kiểm tra thông tin phần cứng (CPU, RAM, ổ cứng, card màn hình,…) của thiết bị .
Trước khi tham khảo cách vào BIOS, Menu Boot, chúng ta cùng tham khảo BIOS là gì? Menu Boot là gì?
BIOS là gì? BIOS là chữ viết tắt của cụm từ Basic Input/Output System, tạm dịch là hệ thống đầu vào/ ra cơ bản. Đây là một nhóm lệnh lưu trữ trên chip firmware nằm trên Mainboard (bo mạch chủ). Chức năng của nó là kiểm soát những tính năng cơ bản của máy tính như: hiển thị tín hiệu màn hình, kết nối và chạy driver (trình điều khiển) các thiết bị ngoại vi (phím, chuột, usb, ổ đĩa…), khởi động hệ điều hành (ở đây thường sẽ là Windows).
Menu Boot là gì? Menu Boot (có thể tạm gọi là menu khởi động) là một tính năng quan trọng của máy tính, có tác dụng kiếm soát quá trình khởi động của máy, cái nào trước, cái nào sau. Theo mặc định thì khi bật laptop, máy tính bàn lên, nó sẽ ưu tiên khởi động ổ cứng chứa hệ điều hành trước nhất. Trong một số trường hợp lỗi WIN, không thể vào windows như bình thường, ta phải vào Menu Boot, chuyển tính năng Boot sang các thiết bị ngoại vi như USB, ổ cứng rời, hoặc đĩa CD/DVD, để tiến hành cài win, hoặc cứu dữ liệu.
Cách vào BIOS Asus, Acer, Dell, HP, Lenovo,… và các dòng laptop khác
Để vào BIOS hay Menu Boot của các dòng laptop Asus, Acer, Dell, HP, Lenovo, Toshiba,… và các dòng máy tính khác, bạn làm như sau:
Ngay khi vừa bật máy lên, bạn hãy nhấn một trong các phím tắt (hot key) thông dụng: F1, F2, F10, F12, DEL (Delete)…
Mỗi một dòng laptop, PC sẽ có một phím tắt khác nhau, bạn hãy tham khảo danh sách phím tắt vào Menu Boot, BIOS bên dưới.
Lưu ý, có một số dòng laptop có phím Fn (Function), khi bạn nhấn F1, F2, F10 không nhận lệnh,… thì bạn phải nhấn đồng thời cả phím Fn và phím tắt thì mới có tác dụng.
Còn trường hợp laptop (cũng có phím Fn) khác, thì bạn chỉ cần nhấn phím tắt vào BIOS, Boot là xong.
Phím tắt vào BIOS laptop Asus Vào BIOS laptop Asus: nhấn phím F2 hoặc DEL
Vào Menu Boot laptop Asus: nhấn phím ESC hoặc F8
Phím tắt vào BIOS laptop Acer
Vào BIOS laptop Acer: nhấn phím F2 hoặc DEL
Vào Menu Boot laptop Acer: nhấn phím ESC, F9 hoặc F12
Phím tắt vào BIOS laptop Dell Vào BIOS laptop Dell: nhấn phím F2
Vào Menu Boot laptop Dell: nhấn phím F12
Phím tắt vào BIOS laptop HP Vào BIOS laptop HP: nhấn phím ESC, F1 hoặc F10
Vào Menu Boot laptop HP: nhấn phím ESC hoặc F9
Phím tắt vào BIOS laptop Lenovo Vào BIOS laptop Lenovo: nhấn phím F1 hoặc F2
Vào Menu Boot laptop Lenovo: nhấn phím F8, F10, F1 hoặc F12
Phím tắt vào BIOS laptop Toshiba
Vào BIOS laptop Toshiba: nhấn phím ESC, F1 hoặc F2
Vào Menu Boot laptop Toshiba: nhấn phím F12
Phím tắt vào BIOS laptop Sony
Vào BIOS laptop Sony: nhấn phím Assist, F1, F2, hoặc F3
Vào Menu Boot laptop Sony: nhấn phím Assist, ESC, F10, F11
Phím tắt vào BIOS laptop Fujitsu
Vào BIOS laptop Fujitsu: nhấn phím F2
Vào Menu Boot laptop Fujitsu: nhấn phím F12
Phím tắt vào BIOS laptop Samsung
Vào BIOS laptop Samsung: nhấn phím F10
Vào Menu Boot laptop Samsung: nhấn phím ESC, F2
—————————–
Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy like và share Fanpage Tin học PNN, để tiếp tục theo dõi những bài viết khác trong tương lai.