--- Bài mới hơn ---
Sự Khác Biệt Giữa Các Bộ Effortless English
Những Cách Học Tiếng Anh Giao Tiếp Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
Hướng Dẫn Cách Học Trên Tiếng Anh Mỗi Ngày
Top 5 Cách Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả Không Bao Giờ Quên
Học Tiếng Anh Cơ Bản: 5 Kỹ Thuật Hỗ Trợ Bạn Học Nhanh Và Nhớ Lâu
Có vô vàn phương pháp học tiếng Anh khác nhau, nhưng tìm cho bản thân một phương pháp phù hợp không phải một việc dễ dàng. Effortless English là một trong những phương pháp học tiếng Anh đã được người học từ hơn 54 quốc gia trên thế giới thử nghiệm và công nhận có hiệu quả tích cực. Vậy Effortless English là gì? học Effortless English như nào cho hiệu quả? con đường thoát khỏi mất gốc tiếng Anh nhờ Effortless English?
- Từng là một con gà mờ trong việc học tiếng Anh, tôi cũng đã lạc bước và lãng phí gần như toàn bộ thời gian ngồi ghế giảng đường mình để tìm cho câu hỏi :”Tại sao phải học tiếng Anh?” và “Đâu là phương pháp giúp tôi học nó hiệu quả nhất?”.
- Và khi sự cấp bách của xã hội, của sự toàn cầu hóa đã giúp tôi trả lời câu hỏi thứ nhất thì việc tìm kiếm phương pháp giúp tôi đột phá khỏi vòng tròn luẩn quẩn những câu từ tiếng Anh đơn giản lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
- Tuy nhiên, sự thôi thúc càng lớn bao nhiêu thì sự trì hoãn việc học tiếng Anh lại mạnh mẽ lên ngày một trong tâm trí tôi. Cho tới khi, “nước đã tới tới chân, không thể không nhảy”. Nhảy mãi, nhảy mãi qua các phương pháp, qua bao nhiêu cuốn sách. Cuối cùng, bến đậu của tôi chính là phương pháp Effortless English.
- Cái thời mà các trung tâm vẫn miệt mài dạy học viên với những phong cách truyền thống, thì tôi đã với tới cái trình độ mà hàng triệu người phải ước mơ bằng phương pháp chưa quá phổ biến tại Việt Nam, nhưng ở những nước phát triển, nó đã giúp hàng triệu người khác thuần thục tiếng Anh giao tiếp như tôi.
Trẻ em đã luôn luôn là những người học ngôn ngữ một cách tự nhiên giỏi nhất. Chúng không bao giờ “Học” từ vựng, không bao giờ “Học” ngữ pháp, và cũng không bao giờ “Học” qua sách giáo khoa, cũng chẳng ngồi nghiêm chỉnh học hành trong một lớp học ngôn ngữ hoặc một khóa học tiếng anh giao tiếp nào cả. Thế nhưng, trẻ em lại có thể làm chủ ngôn ngữ rất nhanh và giỏi. Vậy tại sao bạn không bắt chước các học của trẻ em nhỉ?
Đây chính là nguyên lý cơ bản của Effortless English, một lộ trình học tiếng Anh được thiết kế theo đúng cách học của trẻ em.
Effortless English là hệ thống học tiếng Anh do tiến sĩ AJ Hoge sáng lập sau nhiều năm giảng dạy tiếng Anh cho các sinh viên trên các trường Đại học trên toàn thế giới. Phương pháp hướng tới việc giúp khơi gợi đam mê, động lực, truyền cảm hứng học tiếng Anh cho các học viên, khiến học viên không cảm thấy mệt mỏi hay bị ép buộc. Hiện nay, Effortless English đã được ứng dụng trên 54 quốc gia và giúp hàng triệu người trên thế giới có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Tại Việt Nam, Pasal là đơn vị duy nhất ĐỘC QUYỀN với AJ Hoge để áp dụng phương pháp này để giảng dạy tiếng Anh.
Pasal là đối tác độc quyền hệ thống Effortless English tại Việt Nam
Cách học Effortless English được chia làm lộ trình thông qua 4 bước, và khi chạm ngưỡng cuối cùng của bước thứ 4, thì chúc mừng, bạn đã nắm được phương pháp giúp mình tiến tới thành công tiếng Anh hàng đầu thế giới.
1. Tăng cường phản xạ kỹ năng nghe với Effortless English
Cần chọn tài liệu dễ hiểu để nghe, tốc độ nói phù hợp với khả năng nghe của bạn. Con số thích hợp dành cho bạn là 70%. Khi nghe tài liệu đó, bạn phải thấy rằng mình hiểu được trên 70% tài liệu đó. Nếu thấp hơn, nếu chọn lại tài liệu ngay lập tức.
Tại sao ư? Vì nếu bạn nghe tài liệu mà có quá nhiều từ vựng mới, sẽ khiến bạn cảm thấy quá khó để hiểu nội dung. Hoặc tốc độ nói quá nhanh trong khi khả năng nghe của bạn chưa tốt, đôi tai còn chưa quen, vậy thì việc nghe này đang quá căng thẳng so với bạn. Hãy dừng lại ngay và chọn tài liệu khác, vì nếu không, bạn cũng sẽ sớm bỏ cuộc thôi.
Rất đơn giản, để thành công với tiếng Anh, bạn cần nghe mỗi tiếng từ 1-3 tiếng. Bạn phải nghe và luyện tập tiếng Anh hằng ngày để hình thành thói quen. Nhưng nếu bạn không chọn tài liệu thú vị cho riêng bạn, thì bạn cũng sẽ nhanh chóng bỏ cuộc với việc nghe, vì tài liệu đó vốn đã nhàm chán, nghe đi nghe lại càng nhàm chán hơn khi bạn phải nghe mỗi ngày.
How: Nghe như thế nào?
Nếu bạn còn đang gặp phải tình trạng cảm thấy mệt mỏi vì nghe mỗi ngày, mất tập trung khi nghe, nghe được vài phút thì rơi vào tình trạng buồn ngủ… thì có nghĩa là cách bạn luyện nghe mỗi ngày không mang lại hiệu quả cho bạn.
Muốn thực sự thay đổi khả năng nghe hiểu, từ vựng, phát âm, ngữ điệu cùng như phản xạ của mình, thì bạn phải thay đổi ngay tư duy về việc nghe. Đó chính là phải nghe thật sâu. Nghe thật kỹ mỗi tài liệu mà mình luyện.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy nghe một bài học trong ít nhất 3-5 ngày, thậm trí 7-10 ngày. Số lần nghe lặp đi lại khoảng 30-70 lần. Việc này sẽ giúp bạn tăng dần khả năng nghe hiểu, từ vựng và phát âm cũng như phản xã.
Mỗi ngày hãy đặt ra mục tiêu riêng của mình cho một bài học nào đó.
Đích đến cuối cùng của bạn cho mỗi bài học là Nghe mà có thể bắt chước theo ngay người bản ngữ mà không cần suy nghĩ về bất kỳ điều gì. Hãy thực sự kiên trì, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì của việc nghe sâu sau mỗi bài học.
#2 Every day, Every time, Every where: Nghe mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi.
Đây là nguyên tắc bắt buộc, nhưng rất nhiều người thất bại và bỏ cuộc tiếng Anh vì không hiểu và xem nguyên tắc này. Muốn thành công với tiếng Anh, bạn phải dành ra 2-3 tiếng mỗi ngày. Nhưng chẳng ai rảnh hoàn toàn để nghe như vậy cả. Rồi sau đó bạn lại biện hộ rằng mình bận, mình quá nhiều việc nên không học được tiếng Anh.
Tiếng Anh không cần bạn phải dành thời gian như trên trường lớp. Bạn chỉ cần dành thời gian chút một cho nó, 10 phút, 15 phút, 20 phút tranh thủ mỗi lần bạn đang đi bộ đến trường, đi chợ, ngồi xe bus, giặt quần áo, nấu cơm,.. hãy nghe tận dụng thời gian 7 mỗi ngày. Bạn sẽ thấy việc nghe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy thử đi hỏi tất cả những người thành công với tiếng Anh, họ sẽ cho bạn cùng một câu trả lời: Nghe mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi!
Tại sao chỉ nên nghe tối đa 30 phút cho mỗi lần nghe?
Dựa theo nghiên cứu, khi bộ não của bạn hoạt động quá 30 phút, sẽ giảm hoàn toàn khả năng tập trung. Đây chính là nguyên nhân tại sao bạn thấy rằng mình không thể tập trung được khi nghe.
Nghe cùng script và ghi chú lại những điểm mới cần học
Bước 2: Nghe – chép chính tả
Trước tiên, chuẩn bị file nghe và giấy bút.
Mở file và bắt đầu nghe, cùng lúc đó ghi lại ra giấy những gì bạn nghe thấy.
Tất nhiên, ban đầu việc này không hề dễ dàng. Có nhiều từ bạn không thể nghe ra, hoặc nghe sai. Nhưng đừng lo lắng, mọi thứ đều cần luyện tập.
Bạn hãy cố gắng nghe đi lại nhiều lần và đoán các từ chưa nghe được từ lần trước.
Đến khi bạn cảm thấy không thể nghe thêm được từ mới nữa, hãy mở transcript. Vừa nghe vừa nhìn transcript, so sánh để điền nốt những chỗ trống trong bản nghe-chép của bạn.
Lưu ý dùng bút ghi chú lại các từ khó trong khi nghe, các phần âm đuôi, các phần nối âm mà bạn đã không nhận ra được hoặc thậm chí ngữ điệu trong câu.
Sử dụng từ điển, hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ để tìm hiểu thêm về các vấn đề mình vừa ghi chú được trong câu chuyện.
Bước 4: Nghe ngấm
Nghe lại bài nghe một lượt mà không nhìn script, nếu cần hãy nhắm mắt để tăng tập trung. Hãy chú ý đến nội dung câu chuyện, cả diễn biến cảm xúc trong câu chuyện, cách luyến láy, ngữ điệu trong câu.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu hết nội dung câu chuyện hay quay trở lại bước trên. Nếu bạn đã hoàn toàn hiểu, hãy chuyển qua luyện tập với những tài liệu tiếp theo.
Tại sao sử dụng hành động lại hiệu quả? Đơn giản, với những động từ hoặc danh từ, bạn nên gắn nó thành một hành động, vừa nhắc đi nhắc lại từ đó, vừa làm hành động cùng lúc. Bạn sẽ thấy bạn không cần phải dịch nó nữa, mà sẽ nhớ luôn từ đó bằng hành động mà mình vừa gắn. Vì khi bạn gắn từ vựng với cơ thể, bạn sẽ thấy mình nhớ lâu hơn rất nhiều.
Khi gặp những từ phức tạp, khó hiểu, nhiều nghĩa bạn nên thử cách tạo ra các tình huống, văn cảnh cho từ đó. Hoặc tốt hơn hết là hãy chọn những tài liệu thú vị cho mình để học, từ đó khi thấy từ vựng mới, bạn sẽ hiểu luôn được nghĩa của từ đó theo văn cảnh mà bạn đang trải nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn nhớ không thể quên từ vựng gắn với văn cảnh đó đấy.
Hãy thử tìm với cụm từ “Settle Down”!
Là sao ta? Nghĩa là hãy tạo sự liên kết cho từ vựng mới với các từ tiếng Anh mà bạn đã biết sẵn từ trước, đã có sẵn trong đầu của bạn. Mối liên kết này sẽ giúp bạn nhớ từ vựng mới thông qua các từ có sẵn, dần sẽ tạo một sự linh hoạt khi sử dụng các từ này. Thông thường, chúng ta có thể tìm được các từ Đồng Nghĩa (Synonym), từ Trái Nghĩa (Autonym), hoặc Từ Tương Tự (Similar Meaning) để tạo liên kết cho các từ mới này.
Các bạn Warm-up để tinh thần được thoải mái, vui vẻ, tỉnh táo trước khi bắt đầu đọc câu chuyện. Các bạn có thể thực hiện những việc sau:
Khi các bạn đã sẵn sàng thì tự mình kích neo bằng cách, đưa tay thuận của mình lên, bàn tay nắm thật chặt và nói to “YESSSSS” rồi hít thở một hơi thật sâu.
Cố gắng hiểu nội dung chính của câu chuyện, không tập trung vào từ vựng mới trong câu chuyện
- Gạch chân những từ vựng mới
- Đoán nghĩa của từ vựng mới dựa vào ngữ cảnh của câu chuyện và những từ xung quanh từ vựng đó.
Học từ vựng qua hình ảnh
- Nghe và Vocabulary Audio mỗi ngày để hiểu từ vựng theo cách giải thích bằng tiếng Anh, giúp nhớ từ vựng lâu hơn.
- Viết lại từ vựng mới, cách giải thích nghĩa bằng tiếng Anh ra giấy hoặc Flash Card.
Nguyên lý cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng phản xạ trong Effortless English dựa trên việc nghe, trả lời câu hỏi về ministory.
Các bạn sẽ nghe một câu chuyện ngắn thú vị, nghe thầy A.J Hoge hỏi sau đó trả lời.
Level 1: Với các bạn mới bắt đầu, chưa cần trả lời một câu đầy đủ, hoàn chỉnh. Hãy trả lời câu hỏi với các từ khóa chính, hoặc các câu hỏi Yes/No.
Level 2: Sau khi đã quen, hãy tăng dần tốc độ trả lời, cho đến khi bạn có thể bật ra câu trả lời ngay sau khi nghe câu hỏi.
Level 3: Với vốn từ vựng và phản xạ tốt hơn, hãy đưa ra các câu trả lời hoàn chỉnh.
Level 4: Đến bước cuối, khi bạn đã phát triển cho bản thân một khả năng phản xạ đủ tốt, hãy tự đặt câu hỏi và trả lời chúng một cách tự nhiên.
- Đứng dậy và luyện tập (Có thể đi lại xung quanh phòng/ di chuyển để tránh tình trạng đứng lâu mệt và uể oải)
- Nói to, tràn đầy năng lượng
- Sử dụng Body Language khi cần (Trả lời Yes, No…)
- Rủ thêm bạn cùng luyện tập (Nếu được) sẽ khiến buổi tập luyện sẽ thú vị hơn và hiệu quả hơn
Luyện tập phần này gồm 3 bước nhỏ như sau:
Bước 2: Đặt câu hỏi
Bắt chước Audio, đặt câu hỏi và tự trả lời.
Cách đặt câu hỏi:
- Để làm phần này tốt hơn, các bạn có thể nghe lại Audio Mini Story để biết cách đặt câu hỏi.
- Một cách khác, bạn có thể NGHE – CHẮP LẠI những gì bạn nghe được trong File Mini Story để biết cách đặt câu hỏi sao cho chính xác.
Bộ Mini-Story cải thiện listening từ Effortless English
4. Cải thiện phản xạ kỹ năng nói với Effortless English
Cải thiện phản xạ kỹ năng nói với Effortless English
Đây là một bài viết hơi dài của Pasal nhưng hi vọng sẽ đem lại cho bạn những kiến thức kiến thức bổ ích, thông tin cơ bản nhất về Effortless English.
--- Bài cũ hơn ---
Hướng Dẫn Cách Học Effortless English
Tuyệt Chiêu Hack Like Zalo Trên Điện Thoại Kéo Tương Tác Siêu Hiệu Quả
Cách Hack Wifi Đơn Giản Nhất 2022 ✅ Thành Công 99.9% Ai Cũng Làm Được ❤️ Phần Mềm Hack Pass Wifi
Các Phần Mềm Hack Wifi Cho Laptop
Top 10 Phần Mềm Hack Pass Wifi Miễn Phí Tốt Nhất Hiện Nay