Hướng Dẫn Giặt Máy / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uta.edu.vn

Hướng Dẫn Giặt Chăn Ga Gối Bằng Máy Giặt

Sửa Điện Lạnh hướng dẫn bạn cách giặt chăn ga gối bằng máy giặt.

Việc vệ sinh chăn gối thường xuyên là một việc làm rất tốt để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình bạn, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để vệ sinh chăn gối được, vì thế chiếc máy giặt là giải pháp hữu hiệu cho bạn mỗi lần vệ sinh chăn ga gối đệm, tuy nhiên làm thế nào để giặt chăn ga gối đệm bằng máy giặt mà không bị hỏng vải , Hôm nay Điện lạnh Bách Khoa sẽ tư vấn giúp bạn cách giặt chăn ga gối đệm bằng máy giặt.

Chăn, ga, gối thường rất ít khi được giặt và cũng có nhiều gia đình mang ra tiệm giặt ủi hay giặt khô. Nhưng như vậy thì chi phí khá cao. Vậy sao không tận dụng chiếc máy giặt tại nhà của mình nhỉ. Đối với chăn ga gối công việc giặt giũ sẽ đơn giản hơn đệm nhiều. Thông thường các loại chăn, ga, gối thường nhẹ hơn 7kg. Vì vậy dễ dàng cho vào máy giặt và chọn chế độ hoạt động. Một số thông tin cho rằng việc giặt khô sẽ có thể gây ra những mầm bệnh ung thư, việc giặt giũ với nước làm cho vật dụng của chúng ta mềm hơn, sạch các vết bẩn và các vi khuẩn.

Để công việc giặt giũ hiệu quả thì cần phải chú ý đến:

-Phân loại theo màu sắc, theo bộ sẽ làm cho cho chúng không bị loang màu và làm lẫn màu vào nhau.

-Nếu bạn phối màu theo cách riêng của bạn và đặc biệt là chăn ga gối thêu hay theo xu hướng color block thì nên cho chúng theo màu sắc để tránh bị phai khi giặt.

-Cũng không nên giặt với số lượng lớn để chăn, ga, gối được giặt sạch hơn.

-Với những loại chăn bằng bông dày của mùa đông hay những loại chăn có ruột khác, ruột chăn thì chỉ cần giặt 2-3 lần/năm. Nhưng nên thường xuyên phơi những chỗ khô thoáng và phơi trong mát.

-Còn với vỏ gối, ga giường và chăn thì nên giặt giũ thường xuyên 1 lần/tuần. Để các tế bào chết tích tụ trong một tuần sẽ đủ điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.

-Không nên dùng các chất tẩy mạnh, tránh ánh nằng trực tiếp khi phơi và lấy ngay ra sau khi vừa giặt xong để chăn ga gối không bị nhăn.

-Với chất liệu lụa khi sử dụng rất thoải mái nhưng khi làm giặt lại rất vất vả. Bạn nên giặt tay không nên dùng máy giặt. Khi giặt phải vò nhẹ tay, không ngâm trong nước lâu, không vắt. Nếu muốn khô nhanh nên dùng khăn khô để thấm nước.

-Nếu không phải là người chăm chỉ, cẩn thận thì cho vật dụng vào túi giặt và giặt ở chế độ dành riêng cho lụa (các loại máy giặt thường là chế độ gentle/delicate). Chất vải lụa có khả năng giữ phẳng tốt, nên thường thì không cần là. Nếu cần thiết thì nên là ở mặt trái và nhiệt độ thấp để tránh làm hỏng những nếp nhăn trong thiết kế của sản phẩm, là khô để lụa luôn bóng.

-Với chất liệu sợi tổng hợp (polyester) sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi giặt giũ chúng. Bạn có thể giặt máy ở chế độ giặt mạnh, nhưng nên cho thêm nước xả để vải mềm hơn. Nếu quá bẩn, có thể giặt bằng nước nóng để tăng hiệu quả vệ sinh. Polyester có khả năng chịu nhiệt không tốt nên phơi ở những chỗ râm mát tránh ánh nắng trực tiếp. Chăn, ga, gối bằng sợi tổng hợp cũng có khả năng giữ nếp tốt nên bạn cũng không cần phải là, nếu muốn bạn có thể là ở nhiệt độ thấp.

-Các loại vỏ chăn, ga, gối bằng lông thú đòi hỏi bạn cần rất cẩn thận khi giặt chúng. Phải sử dụng các loại bột giặt chuyên dụng cho những sản phẩm đắt tiền này.

-Đối với những sản phẩm bằng lông thú, cách tốt nhất là bạn nên giữ phòng ngủ thật sạch sẽ, tránh bụi bẩn để không phải giặt thường xuyên. Nên chọn các biện pháp giặt khô hay mang đến những cửa hàng giặt là thật sự chuyên nghiệp.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí giặt là, bạn có thể sử dụng cách sau:

Ngâm một miếng vải với dung dịch xăng pha loãng (tỉ lệ 7:3), vắt khô và đặt lên chăn, ga, gối sau đó thì ủi nhẹ, lặp lại khoảng 2-3 lần, chăn, ga, gối hay các sản phẩm bằng lông thú khác sẽ sạch sẽ và bền lâu. Với chăn gối bằng lông vũ cũng tương tự như lông thú, bạn nên giữ vệ sinh và hạn chế giặt. Việc giặt chăn gối lông vũ quá thường xuyên sẽ làm vỡ các cấu trúc lông và làm mất lớp dầu bảo vệ bên ngoài lông sẽ làm chăn ga gối mất đi hiệu quả sử dụng.

Cách giặt ga giường

Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất gia đình nên thay và giặt ga giường một lần một tuần. Do vậy, hãy luôn chắc chắn trong nhà có ít nhất 2 bộ ga mỗi giường. Ngoài ra, sau một thời gian, ga giường cần được làm sạch triệt để để tẩy sạch các vết ố, cũng như vi khuẩn gây hại.

1/4 chén bột/nước giặt thông thường

1/4 chén hàn the

1/4 chén baking soda

Nước xả vải

1/2 chén giấm giúp làm mềm và khử mùi

10 giọt tinh dầu hoa trà

5-10 giọt tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa trà và oải hương làm ga giường có mùi thơm dễ chịu giúp an thần, ngủ ngon.

Sau khi giặt ga giường với nước giặt và nước xả vải tự chế, phơi khô dưới nắng mặt trời. Những tia nắng giúp ga giường thơm tho cũng như tiêu diệt nốt những vi khuẩn còn sót lại.

Cách Giặt Gối Bằng Máy Giặt

Tôi nên thường xuyên giặt gối bao lâu một lần?

Bạn nên thường giặt vỏ gối mỗi tuần 1 lần và ruột gối mỗi sáu tháng một lần để giữ vệ sinh cũng như giữ độ êm cho chiếc gối của bạn.

Tôi có thể giặt gối bằng máy giặt không?

Giặt và làm khô gối: Hướng dẫn từng bước

Cách nhanh và hiệu quả nhất để bạn giặt gối là sử dụng một chiếc máy giặt cửa trên. Cách này cho phép bạn điều chỉnh vị trí gối trong lồng máy ngay cả khi đang giặt để đảm bảo rằng gối sẽ được giặt sạch sẽ và ruột gối được trải đều.

Nếu sử dụng máy giặt cửa trước, bạn nhớ dành khoảng trống cho gối có thể xoay chuyển trong lồng máy (không nên nhồi quá nhiều đồ) và chọn một chế độ giặt nhẹ nhàng để hạn chế hư tổn.

Hãy luôn nhớ xem kỹ phần mác hướng dẫn giặt trên gối trước khi bạn bắt đầu.

Tháo gối ra khỏi vỏ hoặc lớp bảo vệ.

Vá lại những chỗ sờn hay vết thủng nếu có.

Cho một hoặc hai chiếc gối vào trong máy (hãy cố gắng dàn đều chúng trong lồng máy).

Cho vào một lượng bột giặt phù hợp, bạn có thể dùng OMO Matic chẳng hạn, và điều chỉnh nước ở nhiệt độ như được ghi trên phần mác gối.

Đảo gối nhẹ nhàng (bạn có thể điều chỉnh lại vị trí nếu cần thiết) và sau đó xả qua với nước lạnh.

Cho máy chạy một vòng vắt với tốc độ thấp và bỏ gối ra khỏi máy giặt.

Lồng lại gối vào vỏ sau khi bạn chắc chắn rằng chúng đã hoàn toàn khô.

Giờ thì gối của bạn đã sạch sẽ và thơm tho!

Các cơ sở sửa điện lạnh tại nhà

Hướng Dẫn Cách Giặt Rèm Cửa Bằng Máy Giặt An Toàn (Update 2022)

[Rèm cửa Mihn Home] – Rèm cửa đóng vai trò giúp hoàn thiện phong cách cho không gian. Rèm cửa có tác dụng cản ánh sáng, chống bụi bẩn, tiếng ồn và trang trí cho căn phòng. Không phải ai cũng biết cách vệ sinh rèm như thế nào cho đúng để bảo hành rèm tốt. Không chỉ giặt rèm cửa bằng phương pháp truyền thống, máy giặt cũng giúp cho quá trình làm sạch trở nên dễ dàng hơn. Vệ sinh rèm cửa phòng ngủ, phòng khách hay các không gian khác sẽ đem lại cho ngôi nhà sự sạch sẽ và gọn gàng.

Qua bài viết này Mihn HOME sẽ chia sẻ với các bạn “Bí quyết giặt sạch rèm cửa với máy giặt”. Bạn muốn biết làm thế nào vệ sinh rèm bằng máy giặt.

Gỡ rèm ở các phòng vào buổi sáng để có đủ thời gian giặt và phơi khô khi cần dùng lại vào buổi tối. Hãy chọn hôm nào trời nắng để có thể phơi rèm ngoài trời.

Gỡ các móc treo bằng nhựa hoặc sắt để tránh làm hỏng máy giặt.

Xem phần hướng dẫn giặt trên rèm cửa (nếu có) và chọn đúng chế độ giặt phù hợp. Đừng để máy giặt bị quá tải nếu không bạn có thể làm hỏng vải rèm. Với các chất liệu mỏng, bạn hãy bỏ vào túi giặt hoặc vỏ gối trước khi cho vào máy giặt.

Chọn chất giặt phù hợp với từng loại vải.

Giặt rèm, sau đó phơi khô rồi ủi trước khi treo lên lại.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, chúng ta cùng phân tích các chất liệu vải may rèm có thể giặt máy được.

Là những loại rèm vải được may từ chất liệu Polyester, hoặc các loại vải sợi tổng hợp. Đây là những chất liệu không bị co dãn, biến dạng. Chúng ta có thể thoải mái sử dụng máy giặt mà không lo ảnh hưởng đến màu sắc, hình dáng của rèm.

Những rèm làm bằng chất liệu vải thô, vải gấm, vải nhung. Khi giặt chúng sẽ rất dễ bị co, làm mất dáng rèm. Đặc biệt vải nhung rất dễ bị mòn lớp nhung bên ngoài làm cho rèm mất đi sự sang trọng vốn có. Đối với loại rèm này, tốt nhất chúng ta nên áp dụng phương pháp giặt khô để đảm bảo rèm luôn suôn và giữ được dáng ban đầu.

Đối với các chất liệu vải cotton nhiều màu: không nên dùng thuốc tẩy hoặc giặt bằng nước nóng. Rèm dễ bị co rút và phai màu.

Khi giặt rèm cửa, nên tháo khuyên rèm để riêng. Tránh tình trạng khuyên rèm bằng kim loại cọ xát sẽ làm hỏng máy giặt.

Đối với các loại rèm làm bằng voan, nên giặt riêng lớp voan mỏng với một chút thuốc tẩy để rèm được trắng sáng hơn.

Nhiều khi không phải lúc nào cũng cần ủi rèm, tuỳ thuộc vào chất liệu vải và chu trình giặt, phơi mà bạn sử dụng. Nếu bạn giặt ở nhiệt độ không quá nóng và sử dụng máy sấy, có thể rèm sẽ ít bị nhăn hơn. Nếu bạn để phơi khô ngoài trời, nhiều khả năng rèm cửa sẽ không bị nhăn nữa khi khô. Còn nếu bạn sử dụng máy sấy, hãy nhớ lấy rèm ra trước khi nó được sấy khô hoàn toàn và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi ủi phẳng và treo lên lại.

Bạn hãy giặt rèm đều đặn để giúp rèm luôn giữ được chất lượng tốt và bền đẹp. Nên giặt rèm ít nhất mỗi năm một lần. Nếu bạn sống ở thành phố lớn nơi có sự ô nhiễm cao hơn, hoặc muốn giảm nguy cơ mắc các triệu chứng dị ứng trong nhà, bạn có thể cân nhắc việc giặt rèm từ ba đến sáu tháng một lần.

Ngoài việc bạn làm sạch rèm ra, bạn cần vệ sinh các phụ kiện rèm đi kèm.

Ngoài những lưu ý khi vệ sinh rèm bằng máy, các phụ kiện để treo rèm cũng cần được làm sạch. Các phụ kiện như móc rèm, thanh treo rèm thường được làm từ inox hoặc gỗ. Dùng khăn khô lau sơ qua bề mặt phụ kiện để loại bỏ các bụi bẩn. Sau đó lau lại bằng khăn ẩm và để khô. Không nên sử dụng khăn quá ướt để lau vì dễ gây ẩm mốc, gỉ sắt trong quá trình để khô.

Vệ sinh rèm cửa bằng máy giặt, rèm cửa nhà bạn để lâu ngày theo thời gian sẽ bẩn và bị nấm mốc. Phần lớn rèm cửa được làm sạch bằng máy giặt. Tuy nhiên, nếu rèm vải của bạn chỉ được giặt tay, bạn có thể tự làm sạch nó bằng soda và nước ấm. Phía trên là một số chia sẻ của Mihn Home giúp bạn làm sạch rèm cửa bằng máy giặt ngay tại nhà.

Mihn Home cung cấp dịch vụ giặt rèm cửa nhận rèm trực tiếp tại nhà với giá rẻ nhất. Nhận tư vấn miễn phí tại công trình nhà bạn.

Công ty TNHH Rèm cửa cao cấp Mihn HOME

Hotline: 0967 48 48 60 Showroom Hà Nội: Số 2 ngách 37/2 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Showroom Hạ Long: Lô 1/BT 6, khu Biệt thự Bao Biển, Lán Bè, Bạch Đằng, Quảng Ninh Email: mihn.home@gmail.com

Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Máy Giặt

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của máy để có thể hình dung được dễ dàng hơn về các bộ phận trên máy giặt.

1. Các Loại Máy Giặt Thông Thường

1.1. Máy giặt cửa trên

Máy giặt cửa trên có cấu tạo gồm nắp máy giặt, ngăn chứa thuốc làm mềm vải, thùng giặt/vắt, ngõ rót thuốc tẩy, bộ lọc sơ vải, mâm giặt, tấm chắn chuột, chân đế, chân điều chỉnh, đầu nối đặc biệt, ống cấp nước, ngõ nước vào, phích cắm điện, dây xả, ống xả, bảng điều khiển, công tắc nguồn, khung máy.

Máy giặt cửa trên

1.2. Máy giặt cửa ngang

Cách lắp máy giặt cửa ngang có cấu tạo gồm ngăn chứa bột, bảng điều khiển và màn hình hiển thị, cửa máy giặt, chân có thể điều chỉnh, phích cắm, vòi xả, lọc cặn, ống thoát nước khẩn cấp, nắp bộ lọc, ống vặn nước tùy chỉnh.

Sau một thời gian dài sử dụng, bạn nên tiến hành làm sạch máy giặt tại nhà để giữ cho máy giặt hoạt động ổn định và tốt hơn

2. Những Gì Cần Lưu Ý Trước Khi Lắp Đặt Máy Giặt?

Lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp. Khi lựa chọn vị trí đặt máy cần phải đảm bảo là nơi thuận tiện nhất cho việc cung cấp nguồn điện và cung cấp nguồn nước

Chọn vị trí khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, không tiếp xúc trực tiếp với nước xả,…

Không lên đặt máy giặt của bạn trên vị trí gồ ghề, không bằng phẳng, nên đặt cách tường khoảng cách tối đa từ 7-10cm

Nên kiểm tra nguồn điện nhà bạn có chịu tải được công suất của máy giặt và tất cả các vật dụng khác trong lúc đang sử dụng

Dùng trực tiếp ổ cắm của máy giặt cắm vào tường để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn, cũng như cho máy giặt

Kiểm tra không gian để mở cánh cửa máy giặt có đủ không, điều đó sẽ khiến quá trình giặt quần áo trở nên tiện lợi nhất

3. Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Máy Giặt

Dùng tuốc-nơ-vít tháo vặn để mở đai ốc phía sau. Kéo ra 2 ghim nhựa, đặt máy giặt nằm ngửa, đặt một cách cẩn thận tránh đè vào các ống dẫn nước.

Để giúp quá trình đặt máy không bị đè vào ống thì lấy một miếng chèn, chèn vào giữa lưng máy với sàn nhà.

Bước 2: Cách lắp ống cấp nước và thoát nước

Dùng tuốc-nơ-vít để mở đai ốc phía sau

Nối đường ống dẫn nước vào máy bằng loại dây ¾ BSP.

Dùng đường ống được cung cấp cùng với máy.

Đầu kia của ống dẫn nước nối vào máy có thể quay theo bất kì hướng nào. Chỉ việc nới lỏng đầu ráp.

Kiểm tra xem nước có bị rò rỉ hay không

Nối đầu ống và nhánh ống thoát nước. Nhánh này phải nằm cao hơn đoạn ống chữ U sao cho chỗ bẻ cong phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.

Bắt trực tiếp vào ống thoát nước với độ cao không dưới 60cm và không quá 90cm

Đầu mút cuối của ống dẫn nước thải phải luôn được thông hơi nghĩa là đường kính bên trong của ống thoát nước phải lớn hơn đường kính bên ngoài của ống dẫn nước thải của máy

Phải giữ cho ống thải nước không bị xoắn, gập. Đặt ống dọc theo sàn nhà; chỉ phần gần điểm thoát nước nâng cao lên.

Ống dẫn nước thải phải được phải luôn được móc giữ trên miếng đệm được đặt ở phần thân máy phía trên để đảm bảo được chức năng cho máy.

Bước 3: Đưa máy vào vị trí cần đặt

Không để ống thải nước bị gập, xoắn

Bước 4: Lắp nguồn điện cho máy giặt

Khi lắp đặt máy giặt chắc chắn cần có sự cân bằng để đảm bảo độ bền của máy, thì chúng ta nên đặt máy tại vị trí có sàn phẳng và cứng

Có không gian lưu thông thoáng mát, không bị cản trở

Không được để máy gần tường hoặc sát các thiết bị khác

Lắp đế máy phải cân theo mức li vô trên máy

Dưới gầm máy có 2 ốc vít chỉnh, bạn cố gắng chỉnh cho thật cân

Lắp ổ cắm điện, ổ cắm điện phải để xa máy, ổ cắm được bắt chặt vào tường hoặc các bờ gờ khác

Bước 5: Kiểm tra hoạt động của máy giặt sau khi lắp đặt

Lắp nguồn điện cho máy giặt

Như vậy, bạn đã có thể lắp đặt xong một chiếc máy giặt rồi đó.

Tránh hiện tượng rò rỉ điện, gây giật, điều này rất quan trọng nếu máy giặt được lắp trong nhà tắm, nơi hiện tượng rò rỉ điện rất khó kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình bạn

Cần chú ý kiểm tra kỹ nơi nguồn điện tránh tình trạng nước bắn vào nguồn điện

Đây là bước quan trọng cuối cùng, kiểm tra thấy máy hoạt động tốt và bình thường thì coi như quá trình lắp đặt của bạn đã hoàn thành.

Nếu trường hợp mà máy không hoạt động thì có thể là do các nguyên nhân khác như: nguồn điện chưa được cấp, nguồn nước cấp không đảm bảo và. Do vậy, bạn cần kiểm tra lại nguồn điện và nguồn nước.

Hướng Dẫn Cách Giặt Gối Bằng Máy Giặt Không Gây Hư Hỏng

1 Có nên giặt gối bằng máy giặt không?

Nếu chiếc gối của bạn đã được sử dụng một thời gian lâu và trông có vẻ hơi vàng thì có lẽ đã đến lúc bạn nên giặt sạch sẽ cho chiếc gối của mình. Việc giặt gối tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người khi không biết nên giặt chúng bằng tay hay bằng máy giặt.

Vậy có nên giặt gối bằng máy giặt hay không? Câu trả lời là có. Việc giặt gối bằng máy giặtsẽ giúp chiếc gối của bạn sạch sẽ và thơm tho hơn hẳn so với khi bạn giặt bằng tay.

Bên cạnh đó, việc giặt gối bằng máy giặt cũng sẽ giúp thời gian gối khô nhanh hơn, vì khi giặt gối bằng tay bạn sẽ không thể vắt khô gối đến mức có thể do trong quá trình giặt nước ngấm rất nhiều vào ruột gối.

Tuy nhiên, tùy vào chất liệu của gối mà chúng có thể giặt bằng máy giặt hay không. Do đó, bạn cần kiểm tra kĩ nhãn mác của gối để xem thành phần của gối có phù hợp để giặt máy hay không, cũng như để chọn cho gối những chế độ giặt phù hợp nhất.

2 Hướng dẫn giặt gối bằng máy giặt

Hướng dẫn nhanh:

Bước 1: Tháo vỏ gối;

Bước 2: Đặt gối đúng cách vào máy giặt;

Bước 3: Cho bột giặt và điều chỉnh chế độ;

Bước 4: Đặt gối vào máy sấy với một chiếc khăn đã khô;

Bước 5: Lập trình máy sấy ở nhiệt độ cao trong 30 đến 60 phút;

Bước 6: Kiểm tra độ ẩm của gối;

Bước 7: Làm khô chiếc gối.

Trước khi giặt

Đọc nhãn để xác định xem gối có thể giặt bằng máy không: Luôn kiểm tra nhãn của chiếc gối để xem chúng có được cho phép giặt bằng máy giặt hay không.

Tránh giặt máy những chiếc gối làm bằng lông vũ, xốp hay mủ cao su vì chúng sẽ dễ bị dính vào nhau.Bạn cũng nên tránh giặt máy những chiếc gối đã quá cũ vì vụn gối có thể sẽ rơi ra trong quá trình giặt.

Cách giặt

Để chuẩn bị để giặt gối, bạn hãy tháo các vỏ gối của mình ra và giặt chúng riêng với áo quần. Sau đấy, bạn có thể ngâm gối với nước trong khoảng 15 phút để các vết bẩn sâu bên trong trở nên dễ tẩy hơn.

Tháo vỏ gối

Đây là bước quan trọng để làm sạch gối. Hãy cho ít nhất 2 chiếc gối vào bên trong máy giặt để giữ máy giặt được cân bằng trong khi giặt. Nhờ đó, lồng giặt sẽ xoay đều hơn, mạnh hơn và giúp những chiếc gối làm sạch tốt hơn.

Đặt gối đúng cách vào máy giặt

Sau khi đã cho gối vào máy giặt, bạn hãy bắt đầu cho bột giặt, nước xả vào ngăn đựng sao cho vừa đủ. Đừng cho quá nhiều bột giặt, nếu không sẽ rất khó để làm sạch xà phòng.

Để hiệu quả giặt được tốt nhất, bạn nên điều chỉnh máy giặt sang chế độ nước ấm và thực hiện hai chu kỳ xả. Một số máy giặt có chế độ giặt riêng cho gối, hãy chọn chương trình giặt này.

Cho bột giặt và điều chỉnh chế độ

Sấy sau khi giặt

Thêm một chiếc khăn khô vào máy sẽ làm cho gối khô nhanh hơn vì khăn sẽ hút ẩm của gối.

Nếu bạn lo ngại rằng việc bỏ đầy gối sẽ khiến chúng dính lại với nhau khi gối khô thì hãy đ ặt một hoặc hai quả bóng tennis sạch vào máy sấy, nó sẽ tung lên và phá vỡ sự dính nhau đó.

Nếu máy của bạn có chế độ vệ sinh, hãy chọn nó. Nếu không, hãy sử dụng nhiệt độ cao nhất và chạy máy để gối khô nhanh hơn. Tránh đặt máy ở chế độ tự động sấy khô vì nó sẽ chỉ cảm nhận được độ ẩm ở bên ngoài gối.

Đặt gối vào máy sấy với một chiếc khăn đã khô

Điều quan trọng là phải sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn gối vì bất kỳ hơi ẩm nào còn lại trong gối sẽ làm cho gối bị ẩm mốc. Bóp gối và cảm nhận độ ẩm có thể ở trung tâm của gối.

Lập trình máy sấy ở nhiệt độ cao trong 30 đến 60 phút

Sau khi cảm thấy chiếc gối đã được sấy nhưng vẫn còn ẩm hãy đem phơi chúng ở ngoài trời nắng. Hiện nay, người ta có bán những chiếc mắc chuyên dụng dành cho gối, bạn có thể sử dụng chúng để gối không bị rơi khi phơi.

Kiểm tra độ ẩm của gối Làm khô chiếc gối