Truyện tranh là một trong những thể loại giải trí được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng ngày nay vì thế nên kỹ năng edit truyện tranh đã được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và rèn luyện. Thể theo nguyện vọng đó, chúng tôi sẽ dành tặng cho các bạn một khóa học cấp tốc cách edit truyện tranh dành cho người mới bắt đầu.
Người edit truyện tranh là người sẽ tẩy xóa những ngôn ngữ gốc ở khung thoại và làm sạch những chữ âm thanh, hành động ở trang nền, thậm chí tiến thêm một bước nâng cao để re-draw lại những nét vẽ bị chữ gốc đè và hiện tại đã bị xóa đi.
1. Chuẩn bị công cụ
Để có thể edit được truyện tranh, các bạn cần phải chuẩn bị một số thứ cần thiết sau đây.
1.1. Phần mềm Photoshop dùng để edit truyện tranh
Truy cập trang web: Photoshop
Các chức năng và công cụ của Photoshop đều rất cần thiết để các bạn có thể edit một bộ truyện tranh hoàn chỉnh. Nếu các bạn muốn edit truyện tranh một cách chuyên nghiệp hơn thì phần mềm Photoshop là một lựa chọn vô cùng đúng đắn.
Phần mềm này không chỉ trợ giúp các bạn trong các khâu như làm sạch khung thoại làm sạch nền hay đến khâu chèn chữ cũng vô cùng mạnh mẽ.
Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên hướng dẫn các bạn sử dụng Photoshop để edit truyện tranh.
1.2. Những font chữ dùng để edit truyện tranh
Nếu các bạn là fan truyện tranh lâu năm thì chắc hẳn cũng thấy truyện tranh sử dụng một bộ font chữ riêng và có phong thái riêng. Hiện nay có hai bộ font chữ khá phổ biến dành cho những bạn muốn tập edit truyện tranh nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp:
– Bộ font comic của Hùng Lân
Có lẽ đây là bộ font comic đầu tiên mà những người trong cộng đồng fan truyện tranh được tiếp xúc. Họa sĩ Cartoon Artist là một người đặt dấu ấn khá lớn trong lĩnh vực edit dịch truyện tranh cùng bộ font chữ của mình: HL Comic. Bộ font chữ này có tính truyền thống khá lớn, và sử dụng bảng mã BK HCM 2.
(chèn link)
– Bộ font comic TeddyBear
Đây là bộ font của nhóm dịch Wonderland, bộ font này được chính nhóm trưởng của nhóm Wonderland là iCiel Việt hóa và bộ font được chia sẻ dành tặng cho tất cả những bạn yêu thích edit truyện tranh. Nó có một ưu điểm khá rõ rệt so với bộ HL Comic đó là sử dụng bộ bảng mã Unicode nên khi edit các bạn không cần phải chuyển lại bộ bảng mã nữa, thứ hai là tên của bộ font chữ này có ba số 0 ở đầu nên danh sách bộ font sẽ được xếp nối đuôi nhau nằm phía trên và các bạn không cần phải mất công kéo xuống dưới tìm kiếm.
(chèn link)
2. Cách edit truyện tranh
Lưu ý, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ hướng dẫn các bạn cách edit truyện tranh mà thôi, các bước như tìm bản raw hay dịch truyện các bạn cần phải tìm hiểu ở bài viết khác.
2.1. Cách xóa chữ ở khung thoại trong edit truyện tranh
Đây là một trong những công tác bắt đầu khi các bạn edit truyện tranh. Bạn có thể bắt đầu edit truyện bằng cách xóa chữ ở khung thoại trước hoặc thực hiện việc xóa chữ ở nền tranh trước (hướng dẫn tại phần 2).
Khi nhân đôi layer gốc, các bạn sẽ thực hiện việc chỉnh sửa và tẩy xóa tại layer này, chỉnh sửa nhầm thì có thể xóa layer nhân đôi đi vào copy ra một layer mới, hoặc khi tẩy xóa xong các bạn có thể tạm tắt layer nhân đôi và xem lại nội dung trên layer gốc. Tóm lại, việc nhân đôi layer để chỉnh sửa có rất nhiều tiện lợi, các bạn không nên lười biếng bỏ qua bước này.
Để có thể nhân đôi layer lên, các bạn chọn vào layer gốc rồi sử dụng tổ hợp phím Ctrl J. Hoặc bấm chuột kéo layer gốc vào biểu tượng Create a new layer ở bên dưới cùng mục Layers (thường nằm cạnh biểu tượng hình cái thùng rác).
Ngoại trừ Lasso Tool là cách tạo vùng chọn thủ công di chuột ra thì công cụ tạo vùng chọn Polygonal Lasso Tool tạo vùng chọn bằng các đường thẳng khép kín cũng rất tiện dụng.
Sau khi tạo vùng chọn cho những vùng chữ trong ô thoại xong, việc tiếp theo mà các bạn cần làm đó là xóa chữ ở trong nó đi. Sử dụng thuật ngữ “xóa chữ” ở đây cũng không hoàn toàn chính xác bởi vì đúng hơn là chúng ta cần phải làm cho những chữ đó trùng với màu nền của ô thoại, tức là tô màu trắng lên vùng chọn (với những ô thoại có đường vân hoa văn đặc biệt nó sẽ thuộc về cách xử lý xóa chữ trên nền tranh, thuộc hướng dẫn của phần 2).
Ở đây chúng ta sẽ không sử dụng Brush để vẽ màu đè lên các vùng chọn bởi vì thao tác này cũng khiến bạn tốn nhiều thời gian và công vẽ. Vậy nên cách nhanh hơn là chúng ta sẽ sử dụng chức năng Fill của Photoshop.
Kết quả các bạn nhận được là các vùng chọn được đổ hết màu trắng, che đi hết các khung chữ gốc, tạo được trang truyện nguyên bản không ngôn ngữ.
Cuối cùng các bạn đã được một layer sạch xóa hết chữ trong ô thoại, bạn có thể tắt con mắt của layer đó để nhìn lại bản gốc ở bên dưới.
Ở phần 1 chúng đã đã biết đến cách xóa chữ trong khung thoại hoặc là những chữ viết trên nền đơn sắc, không có chi tiết nền. Đến với phần 2 này chúng ta sẽ học cách xóa chữ trên nền tranh vẽ có chi tiết.
Đầu tiên, các bạn cần phải phóng to vị trí có chữ đè lên tranh nên nếu nó là chi tiết chữ nhỏ. Sử dụng tool Zoom phím tắt Z để phóng to phóng nhỏ chi tiết tranh.
Với những người đã edit lâu và có kinh nghiệm, các bạn có lẽ có thể thực hiện nhanh chóng mà không cần phải phóng to để nhìn gần sát chi tiết nhưng nếu mới bắt đầu thì các bạn có thể phóng to để nhìn rõ ràng hơn.
Sau đó các bạn cần phải quan sát vị trí nền tranh ở xung quanh chữ. Nếu chữ nhỏ và các chi tiết xung quanh chữ là những hoa văn đơn giản có sự lặp lại nhất định thì các bạn có thể sử dụng chức năng fill Content-Aware để edit.
Tuy nhiên dù sao cũng chỉ là một công cụ tự động vẽ cho nên trong một số trường hợp nó vẫn có những chi tiết bị lỗi, các bạn có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa khác để chỉnh lại những chi tiết lỗi này.
Còn rất nhiều công cụ hữu ích khác và tùy theo thói quen sử dụng Photoshop để edit của mỗi người nhưng có lẽ bốn công cụ kể trên sẽ được sử dụng nhiều nhất.
Với ví dụ mà chúng tôi đưa ra ở trên, chỉ cần sử dụng hai chức năng Colone Stamp tool và Patch tool cộng thêm một chút Brush tool để xử lý.
CHÈN GIF 1
Chức năng này vô cùng thích hợp để chỉnh sửa những lỗi ảnh ở những bức có dạng họa tiết lặp lại.
Chức năng Patch tool là công cụ vá lỗi khá là quyền năng, có thể giúp các bạn di chuyển một mảng chi tiết mà không lo sợ vị trí cũ bị đẩy đi và để lại nền trắng thô.
Nhưng nếu các bạn có khả năng vẽ và kỹ năng Photoshop tuyệt đỉnh hơn với vector, các bạn hoàn toàn có thể xóa chữ và vẽ lại để biến nó thành một bảng tranh không chữ rất đẹp.
Như vậy là các bạn có thể thấy việc có thể sử dụng thành thạo các công cụ trợ giúp xóa chữ là một điều rất quan trọng nếu các bạn muốn edit truyện tranh chuyên nghiệp, việc học hỏi và rèn luyện kỹ năng luôn phải tiếp tục tiến hành.
2.3. Cách chèn chữ trong nhiều trường hợp khi edit truyện tranh
2.3.1. Chèn chữ vào khung thoại
Chèn chữ vào trong trang tranh cũng cần có nhiều chú ý. Đầu tiên ta sẽ bắt đầu với việc chèn chữ đơn giản nhất đó là chèn chữ vào khung thoại.
– Horizontal Type Tool: Viết chữ theo hàng ngang
– Vertical Type Tool: Viết chữ theo hàng dọc
– Vertical Type Mask Tool: Tạo khoảng chọn theo vùng chữ theo hàng dọc
– Horizontal Type Mask Tool: Tạo khoảng chọn theo vùng chữ theo hàng ngang
Các bạn có thể sử dụng linh hoạt cả bốn công cụ này để có thể chèn chữ thích hợp.
Như trong trường hợp muốn chèn thoại bình thường, chúng ta chỉ cần sử dụng tới chức năng Horizontal Type Tool.
Vì kiểu font TeddyBear này sử dụng bộ bảng mã Unicode (bãng mã thông dụng trong các hệ điều hành, trình duyệt) cho nên ta không cần phải đổi lại bảng mã.
Là một người edit giỏi các bạn còn có thể kiêm luôn công việc của một beta, chỉnh sửa lại lời thoại của người dịch để phù hợp độ dài ngắn cho ô thoại.
Ngoại trừ việc chèn chữ vào khung thoại có nền trắng không cần phải điều chỉnh thông số thêm thì trong khi edit truyện tranh các bạn còn cần phải chèn chữ vào những vị trí không có nền trắng trống trải, vì thế trong này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số thủ thuật chèn chữ cao cấp hơn một chút để trang trí cho trang truyện của mình thêm thú vị và đẹp hơn.
Sau đó các bạn chọn dòng Stroke.
Các bạn điều chỉnh các thông số để có thể tạo đường viền đúng ý:
– Size: Độ dày của đường viền bạn muốn tạo.
– Position: Chọn vị trí của đường viền so với layer bạn đã chọn, Outside sẽ tạo đường viền bao xung quanh, Inside sẽ tạo đường viền lấn vào xung quanh layer, Center là nằm ở giữa Outside và Inside sẽ chiếm ra ngoài một nửa và chiếm vào trong layer một nửa.
– Blend Mode: Chọn kiểu chèn viền so với nền tranh bên dưới.
– Opacity: Độ mờ đục trong suốt của đường viền.
– Fill Type và Color để chọn màu sắc đường viền.
– Width là độ dày của đường viền.
– Color là màu của đường viền.
– Blending là cách phủ màu của đường viền lên nền tranh bên dưới.
– Opacity là mức độ hiển thị, mờ đục của đường viền.
Cuối cùng các bạn bấm OK để xác nhận tạo đường viền.
– Blend: Độ cong, độ biến đổi theo kiểu dáng của style bạn chọn.
– Horizontal Distortion: Biến dạng ngang.
– Vertical Distortion: Biến dạng dọc.
Cuối cùng sau khi đã edit hoàn thành tác phẩm của mình, phần cuối cùng là các bạn có thể xuất ra file ảnh để lưu trữ.