Hướng Dẫn Chơi Ghost Recon / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Uta.edu.vn

Đánh Giá Ghost Recon: Breakpoint

Ghost Recon Breakpoint có quá nhiều mâu thuẫn, muốn mô phỏng nhưng lại có RPG, muốn đa dạng nhưng loại bớt tính năng, muốn solo nhưng lại có social hub!

Trên hòn đảo Auroa…

“Vận may chết tiệt,” Nomad làu bàu trong khi kiểm tra lại vũ khí của mình. Anh rơi vào tình cảnh hết đạn, cạn lương hiện tại sau khi lạc vào ổ phục kích của một toán lính địch, nhưng chỉ 30 giây chạy bộ sau, anh lại vấp phải một nhóm quân mới. Đó là một toán lính đánh thuê 4 người đang tụ tập bên ánh sáng chói lòa của một con drone bật đèn ở chế độ chiếu xa. Ở quê nhà của Nomad, bật đèn pha trong thành phố là hành vi có thể bị phạt tiền, và anh là nạn nhân của những kẻ bật đèn pha đó. “Chúng mày phải trả giá,” Nomad tự nhủ.

Với một chuyển động mượt mà của đôi tay, Nomad nâng cao nòng súng và kéo tâm ngắm vào mục tiêu đầu tiên – một gã trọc đội mũ beanie. Khẩu súng gầm lên giận dữ, nhả ra 11 phát đạn kéo theo từng dòng máu loãng vào không trung, và mục tiêu gục xuống trong khi những kẻ địch xung quanh thầm thì “có gì đó không ổn” trong lúc dáo dác nhìn quanh. Đối với Nomad, chẳng có gì không ổn ngoài việc một tên trong nhóm đang nằm trên mặt đất với gần chục lỗ thủng trên người, còn đồng bọn của hắn vẫn chưa hiểu được điều gì đang xảy ra.

Máy móc và lạnh lùng, Nomad tiếp tục chuyển động nòng súng. Nhiều tiếng súng nữa vang lên trong đêm khiến ba thân người nữa đổ gục cùng những điểm kinh nghiệm hiện ra trước mắt Nomad trước khi anh bắt đầu gửi những phát đạn đầu tiên đến với con drone giết người của kẻ địch. Ánh lửa bùng lên, tiếng súng vang rền, những mảnh kim loại cùng plastic văng tung tóe từ mục tiêu, nhưng Nomad tiếp tục giữ chặt cò súng. Anh chỉ dừng lại khi đã bắn hết băng đạn của mình. “Tốt lắm, một nửa HP rồi,” Nomad thầm nghĩ trong khi lắp băng đạn cuối cùng vào khẩu AR, trong khi có chút háo hức trồi lên trong tâm trí Nomad khi anh nghĩ về bộ quần áo mới mà mình sẽ lột được từ trên con drone khi nó bị hạ.

Mọt biết những gì mình viết bên trên chả hợp lý tí nào, chỉ khiến bạn biến thành meme anh da đen dấu chấm hỏi ??:D?? sau khi đọc. Nhưng đó là một tình huống thực sự xảy ra trong Ghost Recon: Breakpoint, tựa game “mô phỏng quân sự” mới nhất của Ubisoft. Nó là một nồi lẩu thập cẩm hỗn loạn, là một tập hợp của rất nhiều ý tưởng khác nhau, và dù không thực sự dở, trò chơi chỉ khiến bạn… ngán ngẩm sau khi đã biết rõ về nó.

Để đánh giá Ghost Recon Breakpoint, chúng ta phải nói về Ubisoft. Là một nhà phát hành cuồng dại với thể loại thế giới mở đến mức sếp Ubisoft từng phát biểu rằng họ sẽ chẳng bao giờ trở lại với thể loại game tuyến tính trước đây, các tựa game mà họ tung ra trong nhiều năm trở lại đây thường được làm theo cùng một công thức. Vào thời của Far Cry 3, đó là những ngọn tháp cao ngất mà nhân vật của bạn phải leo lên để được tưởng thưởng bằng một pha xoay camera bao quát toàn cảnh xung quanh, đem lại vị trí chính xác của những điều đáng quan tâm trong khu vực. Nó tồn tại trong một loạt game khác nhau trước khi bị thay thế bằng drone (hoặc biến thể của drone, như chú đại bàng trong Assassin’s Creed Odyssey).

Hỗn tạp thay vì nhất quán

Mọt vẫn còn nhớ khi game mới được công bố, Ubisoft xem “sinh tồn” là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Breakpoint bởi sự tồn tại của những tính năng như bị thương, thể lực, sưu tập tài nguyên, chế tạo trang thiết bị… Đó là những điều khiến Mọt tui rất hào hứng với trò chơi bởi nghĩ rằng mình sẽ được thưởng thức một tựa game hấp dẫn, kết hợp giữa tính chiến thuật của Ghost Recon, yếu tố sinh tồn của Ark hay The Long Dark với cốt truyện “xoắn não” kiểu Tom Clancy. Thế nhưng khi game chính thức ra mắt, yếu tố sinh tồn này đã bị suy giảm đến mức tối thiểu ở một số khía cạnh, trong khi lại chỉ là một tính năng gây phiền nhiễu ở những khía cạnh khác.

Bên phía đơn giản, game thủ chỉ việc ăn khẩu phần (Ration) và chuẩn bị chiến đấu (Preparation) ở trại Bivouac để nhận các hiệu ứng buff khác nhau, hay tính năng chế tạo chỉ đơn giản là dùng những loại cây trái, vật liệu mà Nomad nhặt được trên đường để tạo ra những khẩu phần hoặc linh kiện vũ khí. Tính năng tự động hồi máu cũng được thêm vào game, trong khi giới hạn về lượng bông băng thuốc đỏ biến mất. Về phần phức tạp, game bắt người chơi uống nước để hồi phục mệt mỏi (Fatigue), ẩn náu trong bụi cỏ để tránh khỏi tầm nhìn của kẻ địch, hoặc lăn lộn trong bùn (thật ra là trong mọi bề mặt không phải do con người xây dựng) để ngụy trang…

Trên giấy tờ, tất cả những tính năng này đều tỏ ra hợp lý, nhưng vấn đề nằm ở cách mà Ubisoft đưa chúng vào trò chơi. Tại sao một tay lính đặc nhiệm đầy cơ bắp, được huấn luyện qua nhiều năm trời để trở thành một cỗ máy giết người lại chỉ có thể chạy khoảng… 10 giây trước khi thở hồng hộc và không thể leo qua một thùng gỗ chỉ ngang đầu gối mình? Tại sao ngay cả khi nhân vật không hề lăn lộn dưới bùn mà chỉ đơn giản là đi vài bước ngang qua bùn, khẩu súng trên tay anh bất ngờ bị phủ một lớp nâu vàng nhão nhoẹt cứ như thể nó vừa rơi xuống hố phân? Tại sao việc uống nước không đơn giản là một nút bấm, mà game thủ phải tự trang bị chiếc bình nước vào thanh Quick Item để sử dụng, rồi lặp lại điều này liên tục mỗi khi Fatigue xuất hiện?

May mắn là những khuyết điểm này hoàn toàn có thể được cải thiện chỉ bằng cách thay đổi một vài con số trong game, điều mà Mọt tui hi vọng sẽ xảy ra trong bản patch ra mắt vào ngày 15/10 tới.

Cũng cần phải nói thêm rằng tính năng “Social Hub” mà Ubisoft đưa vào game là một nước cờ dở. Game thủ sẽ gặp Social Hub đầu tiên khi đặt chân đến Erewhon, điểm tập kết đầu tiên của các chiến binh Ghost, và lập tức… vỡ mộng. Trong khi cốt truyện của game cố gắng xây dựng không khí sinh tồn đơn độc khi một chiến binh Ghost duy nhất phải tìm cách đánh bại một kẻ địch ngang tầm về trình độ nhưng vượt trội về số lượng và kỹ thuật, mỗi lần về đến Erewhon rồi nhìn thấy khoảng 30 tay Ghost khác với đủ thứ trang bị quần áo lố lăng, cảm giác nhập vai mà Mọt cố xây dựng bỗng dưng vỡ vụn. Càng bực mình hơn khi bạn không thể tắt những nhân vật này, và game buộc bạn phải online ngay cả khi chỉ chơi một mình, còn Ubisoft thẳng thừng tuyên bố sẽ không bao giờ có chế độ offline trong Breakpoint.

Breakpoint cũng “tàn sát” hệ thống chỉnh sửa vũ khí khá nhiều so với Wildlands. Thay đổi đầu tiên, dễ nhận thấy nhất là nay bạn không còn có thể thay thế phần báng súng, nòng súng và cò súng, giảm bớt số chi tiết của vũ khí từ 8 xuống còn 5. Sau đó, nhiều hạn chế khó hiểu được đặt ra như AUG không thể lắp phóng lựu, kính ngắm tối đa chỉ 6X, chỉ một vài khẩu súng được lắp bipod,… Ubisoft nói rằng việc xóa bỏ các linh kiện này giúp họ tạo ra một hệ thống tùy biến phức tạp hơn bằng cách giới thiệu các biến thể khác biệt về chỉ số và linh kiện, nhưng nó cũng là một cách bổ sung thêm những thành phần mới để game thủ “cày kéo” trong Breakpoint.

Còn có một điều khó hiểu nữa: Ubisoft nói rằng họ đưa hệ thống cấp bậc cho trang bị vào game vì “không muốn game thủ chỉ dùng mãi một loại vũ khí.” Có gì sai khi game thủ chỉ muốn dùng khẩu súng yêu thích của mình? Mọt tui thích dùng SCAR-H vì thích ngoại hình và độ chính xác của nó, chứ không thích dùng Scorpion thì có gì sai? Thật ra, Mọt cho rằng việc được dùng khẩu súng yêu thích mới là điều khiến game thủ hứng thú với trò chơi, chứ không phải việc bị ép phải đổi súng mới liên tục nhằm bắt kịp gear score của đối thủ.

Việc buộc game thủ phải nhặt trang bị, tiền bạc và súng ống này cũng cực kỳ kém thân thiện với những game thủ thích đóng vai trò tay bắn tỉa từ khoảng cách xa. Do game chỉ dựng hình mục tiêu trong vòng 500m trở lại, game thủ chơi bắn tỉa là những người khá thiệt thòi bởi họ chỉ có ống ngắm tối đa 6x, không thể có được những phát bắn “thần sầu” từ tầm siêu xa làm giảm bớt niềm vui bắn tỉa. Thêm nữa là việc các tay sniper phải lựa chọn giữa việc tiếp tục yểm trợ cho đồng đội từ điểm cao với tầm nhìn bao quát, hay lọc cọc leo xuống núi đến chỗ mục tiêu vừa bị hạ để nhặt các vật phẩm đại diện bằng những biểu tượng đủ màu xanh trắng tím vàng. Dĩ nhiên là họ có thể chờ đến khi tất cả kẻ địch đã bị hạ rồi mới xuống nhặt đồ, nhưng vào lúc này đồng đội hẳn đã lên đường đi đến mục tiêu mới, bỏ lại anh chàng bắn tỉa tội nghiệp bơ vơ giữa một căn cứ đầy xác chết (và rất có thể là phải chạm mặt các toán quân tiếp viện của kẻ địch một mình).

Tóm lại, rất nhiều tính năng trong Breakpoint được tạo ra một cách gấp gáp thiếu suy nghĩ, không được chăm chút cẩn thận bởi mục tiêu của chúng là để làm phiền game thủ chứ không phải để phục vụ cho gameplay, và mở đường cho Ubisoft bán những tính năng “bớt làm phiền” trong cash shop của mình. Hay là trò chơi được thiết kế bởi một đám kế toán chứ không phải những người làm game?

Ưu điểm nhỏ nhoi

Chìm sâu bên dưới những khuyết điểm về sự thiếu nhất quán trong thiết kế gameplay mà Mọt đã nhắc đến ở trên, Breakpoint còn có một vài ưu điểm cứu vãn trò chơi. Với tất cả những hệ thống vật phẩm, trang bị, cấp bậc mà Ubisoft đưa vào game, người chơi luôn luôn cảm thấy mình được tưởng thưởng bất kể họ làm gì. Nhân vật của bạn sẽ không ngừng mạnh lên trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ điểm số gear score, nhận XP để lên cấp, điểm danh vọng (Reputation) với các phe phái trong game, mở khóa những trang bị mới, nâng cấp súng lên Mark (MK) cao hơn,… Chúng đem lại cho game thủ một chút cảm giác tự hào và thành tựu™ khi chơi game, bất kể thời gian chơi là nhiều giờ liền hay chỉ 40 phút ngắn ngủi.

Phần “hành động bí mật” cũng là một điểm cộng nho nhỏ cho Breakpoint. Game sử dụng một tính năng ẩn nấp khá đơn giản dựa trên các chướng ngại vật và tầm nhìn của kẻ địch, trong khi tạo ra một loạt công cụ hỗ trợ bao gồm kính nhìn đêm, drone đánh dấu mục tiêu, ống hãm thanh, sync shot để game thủ giữ nhân vật của mình không bị phát hiện. Tất cả những tính năng này còn xa mới tạo ra một hệ thống hành động bí mật sánh được với những tựa game Ghost Recon cổ điển (trước Wildlands), nhưng ít nhất nó tạm đủ để game thủ mơ về ngày xưa huy hoàng trong khi không ngừng tìm đến các waypoint được định sẵn, nhặt hết súng xanh này đến quần tím khác trong game. Nói một cách thật lòng, việc Mọt tui khen ngợi một tính năng nửa mùa như thế này chỉ là “chọn thằng cao trong đám người lùn,” cho thấy rằng những tính năng khác của Breakpoint kém cỏi đến đâu.

Và dĩ nhiên game thú vị nhất khi chơi cùng đồng đội. Dù Mọt chưa có dịp chơi Breakpoint với đội ngũ Ghost thân thiết đã thành lập từ Wildlands, việc co-op Breakpoint với những người đồng đội “hơi quen” từ chế độ Guerrila của Wildlands đem lại trải nghiệm thú vị hơn là chơi một mình, dù việc kết nối được với nhau hơi khó khăn. Bên cạnh đó, chơi co-op càng phá hỏng yếu tố sinh tồn đơn độc của trò chơi, nhưng vốn dĩ game đã chẳng mấy “sinh tồn” lại càng không “đơn độc”, nên có lẽ co-op là cách tốt nhất để thưởng thức Breakpoint.

Ưu điểm cuối cùng của trò chơi không gì ngoài đồ họa. Mặc dù các NPC trong game đều có khuôn mặt bằng nhựa dẻo cùng đôi mắt như cá chết, nhân vật chính Nomad và phản diện Cole Walker do John Bernthal đóng lại được dựng hình khá chi tiết và có hồn. Cảnh vật môi trường của Auroa cũng cực kỳ đẹp mắt, giúp bạn tạm thời lãng quên rằng Auroa là một hòn đảo hết sức hoang vu (thành phố lớn nhất trong game là Liberty cũng gần như không có dân thường). Các loại vũ khí, trang bị có ngoại hình cực ngầu luôn khiến Mọt tui muốn bỏ tiền ra để unlock chúng ngay & luôn. Ngoài ra, một chi tiết nhỏ nhưng rất thú vị mà Mọt tui nhận ra là khi bạn dùng kính nhìn đêm quá lâu, pin và dây điện trên mũ sắt sẽ đỏ lên, thể hiện nhiệt lượng phát ra từ chúng. Ước gì Ubisoft cũng dành sự chú ý tương đương đến những tính năng khác trong game.

Tom Clancy’S Ghost Recon Wildlands

Trở ngược về quá khứ, Tom Clancy’s Ghost Recon là một trong số những rường cột dựng nên “trường thành” Ubisoft vững chắc của ngày xưa, cũng như là vị tướng ít nếm mùi thất bại mỗi khi xung phong ra thương trường. Tom Clancy’s Ghost Recon Future Soldiers tuy số phận phát triển lận đận và không được nhiều người cũ đón nhận song hướng đi mới nhấn mạnh vào phối hợp nhóm để lại tiềm năng mà phải đến hiện tại mới chính là thời cơ chín mùi. Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands cũng là lần đầu tiên dòng game này chọn cho mình một thế giới mở, cũng là sản phẩm hứa hẹn cực kỳ hoành tráng nhất về quy mô, chiến thuật giờ đây đã phải nhường chỗ cho sự tự do, nơi mà những thành viên trong biệt đội Ghost có nhiều “đất diễn” hơn để hoạt động.

Đối với một gã “khổng lồ” sở hữu những đầu game thế giới mở đình đám như Ubisoft, một khi dồn tận lực để tạo nên một Bolivia làm bối cảnh chính cho Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands thì phần nhiều cũng có thể mong chờ vào một cái gì đó khác lạ so với những sản phẩm khác.

Điểm dễ nhận ra nhất của Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands nằm ở chỗ người chơi có thể đi đến bất kì nơi đâu mà tầm mắt có thể hướng đến. Những rặn núi tưởng như chỉ là cảnh nền thực chất hoàn toàn là nơi để đặt chân đến khám phá, rất nhiều tựa game chọn những khung cảnh cao lút tầm mắt làm nền nhưng ở đây lại là một câu chuyện khác, cảnh trước mặt hoàn toàn là cảnh thật với trùng trùng điệp điệp núi rừng, cây cỏ tạo cho người chơi choáng ngợp ngay lập tức về quy mô.

Không chỉ rộng, đất nước Bolivia còn đa dạng về địa hình khi trải dài từ những khung cảnh rừng núi, đồi trọc đến bể muối, rừng rậm… Đi đến đâu, các khung cảnh hùng vĩ hiện ra đến đó, thôi thúc máu khám phá chảy khắp châu thân của người chơi. Thật sự những khung cảnh trong Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands rất đẹp, đẹp một cách chân thực, đầy sức sống cùng vòng tuần hoàn ngày – đêm, nắng – mưa, thậm chí còn có phần trội hơn cả một tựa game cũng cực kì thỏa mãn về phần nhìn là Just Cause 3. Nói không ngoa, chính đất nước Bolivia mới là nhân vật trung tâm của Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands, nhất là khi vai trò của bốn anh chàng Ghost hay bè lũ Santa Blanca còn hơi mờ nhạt.

Bolivia của Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands không chỉ có vẻ đẹp của thiên mà còn là chốn “rừng thiên nước độc” nơi mà chỉ có những kẻ không sợ chết mới dám đặt chân tới, vì ẩn trong cảnh yên bình là cả một mạng lưới ngầm của tổ chức Santa Blanca. Nếu chỉ tính riêng những nhiệm vụ chính, một khoảng thời gian dài từ 30 đến 40 giờ đồng hồ đang chờ đón bạn, mỗi nhiệm vụ sẽ “chặt” đi từng chiếc vòi mà con bạch tuộc El Sueno cùng bè lũ của mình bám chặt và điều hành những hoạt động phi pháp trên cả đất nước. Thực hiện những nhiệm vụ phụ mang lại lợi thế về mặt hỗ trợ vì được gọi xe, thả pháo, tăng tiếp viện… từ lực lượng nổi dậy.

Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands là phiên bản đầu tiên của dòng Tom Clancy’s Ghost Recon đi theo hướng thế giới mở, khác với các bậc đàn anh vốn chú trong chiến thuật trong không gian hẹp. Tính chiến thuật vẫn còn được giữ lại và tiết chế vừa đủ để người chơi không thoải mái áp dụng đòn đánh phủ đầu bên cạnh đề cao tính tự do trong mọi nhiệm vụ.

Cũng phải nhắc đôi chút về quá khứ rằng dòng Tom Clancy’s Ghost Recon nổi danh với độ “khó xơi” thuộc vào diện cực hạng với đỉnh điểm là hai bản Tom Clancy’s Ghost Recon Advanced Warfighter vẫn còn vang danh như là hai trong số những tựa game hay nhất mà Ubisoft từng cho ra lò. Độ khó truyền thống của Tom Clancy’s Ghost Recon nằm ở tính chiến thuật nặng nề và sự tính toán chi li trong từng bước, Tom Clancy’s Ghost Recon Future Soldiers đã mạnh dạn chấp nhận rủi ro thay đổi điều này để rồi hiện tại khi đàn em chọn cho mình thế giới mở, tính chiến thuật đã được thay thế bằng sự tự do.

Tự do của Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands thể hiện ở chỗ mỗi khu vực đều có thể đột nhập từ nhiều hướng khác nhau, tạo ra nhiều cách khác nhau để đến được mục tiêu. Bạn không nhất thiết cứ phải lén lút đi vào trại, lao vào xả súng hay đứng trên cao làm thiện xạ cũng là những cách không hề tồi. Quan trọng nhất vẫn là kề vai nhau để phối hợp một cách nhịp nhàng nhất bởi chỉ cần bị phát hiện thì kết quả sẽ rất phiền phức khi chi viện được cử tới. Sử dụng thiết bị cũng là một cách, đặc biệt nhất vẫn là Drone khi không chỉ dùng để đánh dấu mục tiêu mà còn mở rộng ra, trở thành một vũ khí lợi hại vừa gắn được thuốc nổ vừa dùng làm mồi nhử đánh lừa tầm quan sát của kẻ địch. Chưa kể là những món đồ hữu dụng khác nếu được nâng cấp lại trở nên hiệu quả theo những cách rất riêng.Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands cũng thể hiện sự đa dạng của mình qua hệ thống súng ống đồ sộ đủ làm hài lòng bất kì ai, trải dài với súng trường, súng máy hạng nặng, súng ngắm… Giống với Tom Clancy’s Ghost Recon Future Soldiers, hệ thống tùy chỉnh súng ống chi tiết đến “tận răng” đã được giữ lại, có điều việc độ súng theo ý muốn của mình không còn dễ dàng như trước. Vì sao? Vì súng ống và các bộ phận được đặt rải rác trên khắp diện tích lãnh thổ của Bolivia và vị trí của chúng chỉ hiện ra khi người chơi tra khảo những kẻ nắm giữ thông tin. Nếu như chỉ chú trọng vào nhiệm vụ, bạn chắc chắn sẽ chỉ sở hữu một số lượng súng rất ít ỏi và bằng cách thiết kế này, Ubisoft một lần nữa đã kích thích ham muốn tìm kiếm của lạ từ phía người chơi.

Như nhiều tựa game lớn gần đây của Ubisoft, Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands cũng không cho người chơi mạnh từ đầu mà bắt phải nâng cấp dần dần thông qua bảng kĩ năng. Game một lần nữa khuyến khích người chơi chu du vì bên cạnh điểm nâng cấp còn có thêm 4 chỉ số phụ nữa được lấy từ những thùng đồ là Food, Comms, Gasoline và Medication. Ngoài ra, các hoạt động ngẫu nhiên trên đường đi cũng có thể giúp tăng một lượng kha khá các chỉ số phụ này.

NHỮNG SỰ LẶP LẠI

Bạn còn nhớ khuyết điểm chí mạng của Tom Clancy’s The Division chứ? Không biết vô tình hay cố ý mà đứa con được sinh ra ở Paris của Pháp lại đi vào vết xe đổ của người anh ra đời tại Malmo nước Thụy Điển. Vậy khuyết điểm rốt cuộc là gì? Đó là những nhiệm vụ lặp đi lặp lại quá nhiều lần, được thiết kế theo khuôn mẫu của một công thức.

Không mất quá nhiều thời gian để nhận ra điều này, một chuỗi các nhiệm vụ cứ lặp lại bao gồm đột nhập lấy thông tin, đột nhập bắt gã này, đột nhập hạ tên kia, đột nhập để trộm một cái gì đó… Kể cả nhiệm vụ chính lẫn phụ, sự đa dạng gần như không có dẫu cho bản đồ được phủ kín với tần số nhiệm vụ dày đặc. Một thế giới rộng nhưng cốt lõi lại kém đa dạng thì liệu có đủ để hấp dẫn người chơi lâu dài? Khó đấy! Những ai đã từng trải nghiệm Tom Clancy’s The Division ắt sẽ nhận ra sự tương đồng.

Nếu như Tom Clancy’s The Division có Dark Zone cùng nhiều trang thiết bị được thiết kế theo hướng nhập vai đủ để tạo cho động lực để người chơi cày cuốc thì người em của hiện tại lại không sở hữu những điều đó. Điều này không thể trách cứ đội ngũ phát triển vì lối đi của cả hai là khác nhau, nhưng như thế cũng đồng nghĩa rằng động lực để bạn tiếp tục gắn bó với Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands sau khi hoàn thành nội dung chính sẽ không còn được bao nhiêu, nhất là khi các hoạt động phụ cũng chẳng mấy đa dạng.

Ubisoft chắc chắn đã tốn không biết bao nhiêu tiền của dành cho Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands nhưng thành thật mà nói, tựa game này vẫn mang lại cho người chơi cái cảm giác về một sản phẩm chưa được hoàn thiện một cách chỉn chu nhất.

Phải khâm phục “gã khổng lồ” nước Pháp đã cất công thiết kế nên một Bolivia hùng vĩ và tuyệt đẹp, nhưng điều đó chỉ là cái mã nằm ở khung cảnh, còn bên trong thì lại vô hồn trống rỗng. Sự sống của Bolivia diễn ra một cách nghèo nàn và máy móc, người dân di chuyển loanh quanh mà không hề có cảm giác của một thực thể “sống” biết phản ứng lại những hành động của người chơi. Một bức tranh cho dù có đẹp cách mấy đi chăng nữa, đó cũng chỉ là cảnh “tĩnh” và Ubisoft Paris đã thất bại trong việc đưa vào đó một xã hội thật sự chuyển động theo vòng quay của sự sống.

Bên cạnh đó, hệ thống vật lí của Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands cũng tệ hại và kệch cỡm không kém. Khoan nói đến những chiếc xe có khả năng leo địa hình bất kể chủng loại, thì các chuyển động cơ bản nhất như xe đâm vào ai đó, cháy nổ, va chạm, phản ứng khi đạn bắn vào người… đều thua xa so với các tựa game khác cùng nhà của Ubisoft được ra mắt gần đây mà rõ ràng nhất là phép đối chiếu qua Watch_Dogs 2. Có thể một Bolivia quá rộng lớn đã bắt buộc hãng phải hy sinh những thứ khác để giảm tải cho các hệ máy hiện tại chăng?

Tiếp nữa, trí thông minh nhân tạo của game cũng là một vấn đề cực kì nhức nhối. Kẻ thù tuy đông, hung hãn, bắn rát nhưng lại rất ngờ nghệch và máy móc. Chúng thường xuyên hô hào, chạy loạn xạ mà không có bất kì đường lối nào cụ thể. Đôi lúc lại ngây thơ không nhìn thấy người chơi đang chạy vòng vòng trước mặt mà chỉ mới đó thôi lại bắn trúng ở khoảng cách cực xa. Thậm chí, đôi khi người viết còn không hiểu có phải vì bị hối thúc trong quá trình phát triển hay không mà hãng lại cẩu thả ban cho những gã kia siêu năng lực “không tưởng”, như quăng lựu đạn đến một vị trí cao hơn đầu chúng cả 40m mà không sai một li.

Nếu dành thời gian chu du, rất dễ để người chơi nhận ra những điểm chưa hoàn thiện của tựa game này, có thể kể qua như: tên lửa bắn ra va vào mặt đất không nổ, camera hoạt động một cách kì cục kém linh hoạt, xe được gọi tới thả thẳng xuống từ không trung, người dân đi đường đột ngột xuất hiện… Một lần nữa phải nhắc lại câu hỏi: có phải quy mô của Bolivia đã làm hại đến chính Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands? Có lẽ là vậy!

OS: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (64bit)

Memory: 6 GB RAM

Graphics: NVIDIA GeForce GTX660 / AMD R9 270X or more

Storage: 50 GB

[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://ghost-recon.ubisoft.com/wildlands/en-gb/home/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ForHonorFR/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/forhonorgame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/460930/”][/su_icon_panel]

Tải Và Chơi Ghost Recon Breakpoint, Ash Of Gods Redemption Và Frostpun

Microsoft tuần này đã bắt đầu một sự kiện Xbox Free Play Days mới. Cho đến ngày 19/7, các thành viên Xbox Live Gold và Xbox Game Pass Ultimate có thể chơi Tom Clancy’s Ghost Recon Breakpoint, Ash of Gods Redemption và Frostpunk : Console Edition miễn phí.

3 tựa game tuyệt vời đã xuất hiện trong sự kiện chơi game bản quyền miễn phí Free Play Days hiện tại. Các thành viên Xbox Live Gold và Xbox Game Pass Ultimate có thể trải nghiệm Tom Clancy’s Ghost Recon Breakpoint, Ash of Gods Redemption và Frostpunk: Console Edition bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 16/7 đến 11 giờ 59 phút tối ngày 19/7.

Xbox 3 tựa game tuyệt vời nhất đang được giảm giá

1. Tom Clancy’s Ghost Recon Breakpoint

Trở thành Ghost, một người lính ưu tú thuộc lực lượng lính đặc nhiệm của quân đội Mỹ khi bạn phải chiến đấu chống lại những người vốn là anh em của mình. Họ đã phản bội và thủ tiêu đội trưởng Cole D. Walker. Hành động solo hoặc lập team với bạn bè trong các cuộc đột kích 4 người chơi và tạo ra phong cách chơi của riêng bạn vbbới vô số vũ khí và trang bị. Đừng bỏ qua các ưu đãi hấp dẫn cho Ghost Recon Breakpoint trong tuần này trên Microsoft Store.

2. Ash of Gods Redemption

Đối mặt với ác quỷ cổ đại tuần này trong thế giới tàn khốc của Ash of Gods – tựa game nhập vai chiến thuật với phong cách chiến đấu theo lượt, nơi không ai thực sự được an toàn. Ai sống, ai chết – mọi quyết định của bạn dù được đưa ra ở trên chiến trường hay bên ngoài chiến trường đều có thể thay đổi câu chuyện và số phận của nhóm bạn với những hậu quả lớn. Chọn chiến thuật của riêng bạn, mở khóa các lá bài hùng mạnh, chơi mạo hiểm! Đừng chỉ dựa vào một chiến thuật hoặc một team duy nhất để giành chiến thắng trong trò chơi này vì AI trong Ash of Gods sẽ nhanh chóng biến đổi để thích nghi với phong cách chơi game của bạn. Liệu bạn có thể sống sót sau đại chiến Great Reaping?

3. Frostpunk: Console Edition

Kiểm tra khả năng chiến thuật của bạn với tựa game Frostpunk: Console Edition trong sự kiện Free Play Days. Vào cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19, hành tinh đã đóng băng một cách bí ẩn, chấm dứt nền văn minh nhân loại. Xây dựng một thành phố mà sẽ là ngôi nhà cuối cùng của nhân loại, khám phá các vùng đất đóng băng và quan trọng nhất là chịu trách nhiệm lãnh đạo xã hội trong một thế giới đóng băng tàn khốc. Nhiệt nghĩa là sự sống và mọi quyết định đều đi kèm với một cái giá.

Đừng bỏ lỡ sự kiện Free Play Days thú vị cho các thành viên Xbox Live Gold và Xbox Game Pass Ultimate. Bạn có thể theo dõi Xbox Wire để tìm hiểu về thời gian diễn ra sự kiện Free Play Days tiếp theo trong tương lai và tất cả các tin tức mới nhất về trò chơi Xbox.

Ngoài khoảng thời gian chơi game miễn phí này, bạn vẫn có thể tiếp tục kéo dài niềm vui bằng cách mua các trò chơi và những phiên bản khác với một mức giá vô cùng hấp dẫn. Lưu ý rằng, thời gian giảm giá cũng không kéo dài và phần trăm chiết khấu có thể thay đổi theo khu vực.

https://thuthuat.taimienphi.vn/tai-va-choi-ghost-recon-breakpoint-ash-of-gods-redemption-va-frostpunk-mien-phi-tren-xbox-59647n.aspx * Tom Clancy’s Ghost Recon Breakpoint– Standard Edition giảm 75% còn $14.99– Gold Edition giảm 75% còn $24.99– Ultimate Edition giảm 75% còn $29.99– Rainbow Six Siege & Ghost Recon Breakpoint Bundle giảm 70% còn $26.99

* Ash of Gods Redemption– Standard Edition giảm 50% còn $15.00

* Frostpunk: Console Edition– Standard Edition giảm 35% còn $19.49

Tom Clancy’S Ghost Recon: Future Soldier

Với danh tiếng vốn có cộng với những cải tiến đáng giá mà Ubisoft hứa hẹn, chắc chắn sẽ sớm trở thành 1 quả bom tấn trong năm 2012 này. Tạm gác qua sự trễ hẹn của nhà phát triển khi mà đáng ra Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldier đã phải ra mắt vào năm ngoái, chúng ta cùng nhau chờ đợi “siêu phẩm” TPS này sẽ làm được gì khi chính thức đến tay người hâm mộ.

Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldier có nội dung giả tưởng khi dựng lên 1 cuộc chiến tranh trong tương lai giữa Nga và các nước Đồng minh. Lúc này, phe cực đoan bao gồm các phần tử khủng bố đã đảo chính và làm chủ tình hỉnh ở Nga. Chúng âm mưu chiếm lấy các mỏ dầu ở Bắc Âu để làm bàn đạp cho tham vọng của mình. Trước tình thế nguy nan đó, chính phủ Mĩ đã quyết định cử biệt đội Ghost Recon với những thành viên tinh nhuệ nhất lên đường thực thi sứ mệnh “dẹp loạn” các thế lực thù địch và giải cứu các quốc gia Bắc Âu. Nôi dung nghe thật hấp dẫn đúng không nào? Không những vậy, còn nhiều điều thú vị nữa mà chúng tôi quyết định giữ bí mật để bạn có thể từ từ khám phá trong quá trình chơi.

Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldier có gameplay đậm tính hành động. Nhưng Ubisoft đã đánh dấu sự chuyển hướng của mình trong lối chơi bằng tính năng tàng hình của các bộ áo giáp hiện đại. Giờ thì bạn đã hiểu tại sao phiên bản này mang tên Future Solider (tạm dịch: biệt kích tương lai) rồi phải không nào? Được biết, trong game, nhân vật chính ngoài sự hỗ trợ của đồng đội còn được trang bị khá nhiều vũ khí hiện đại với độ chính xác cao. Nhưng đừng tưởng rằng với khả năng ẩn mình đầy ấn tượng đó, bạn có thể tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù khi chúng được trang bị kính tầm nhiệt giúp nhận diện đối phương ngay cả trong đêm tối. Vì vậy, chỉ nên áp dụng “tuyệt chiêu” này trong 1 số trường hợp nhất định mà thôi.

Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldier có đồ họa tuyệt vời. Tất cả chi tiết trong game đều quá chân thật. Từ từng viên gạch cho đến cả tòa cao ốc, mọi thứ đều được thiết kế hoàn hảo. Thêm vào đó, khung cảnh hoang tàn ở Bắc Âu cũng được nhà phát triển khắc họa ấn tượng dưới sự bao trùm của những cột khói đen nghi ngút, điềm báo của chiến tranh và chết chóc. Hơn nữa, với hiệu ứng cháy nổ xuất sắc, Tom Clancy’s Ghost Recon: Future Soldier thật sự đã khiến game thủ vô cùng thích thú.

18 Mẹo Để Chơi Tom Clancy’S Ghost Recon: Breakpoint Tốt Hơn

Hướng dẫn Tom Clancy’s Ghost Recon: Breakpoint – 18 mẹo và thủ thuật mà game thủ nên biết, cho cả 3 phiên bản: PS4, Xbox One và PC.

Tom Clancy’s Ghost Recon: Breakpoint cũng tương tự như Wildlands, là một thế giới phức tạp và rộng lớn với nhiều địa điểm để khám phá, vô số nhiệm vụ phải hoàn thành. Khi người chơi bắt đầu game, việc lướt qua nhanh phần menu, các hướng dẫn, gợi ý ban đầu,..sẽ có thể khiến các bạn bỏ qua mất một số thông tin quan trọng mà không để ý.

Để giúp đỡ người chơi chúng tôi đã tổng hợp vài mẹo giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, cho những nguy hiểm sắp đối mặt phía trước. Dù cho bạn là game thủ kỳ cựu, hay là dân amateur mới chơi, thì chúng tôi tin rằng những lời khuyên này không hề thừa chút nào.

Chơi chế độ Nâng Cao: ban đầu bạn sẽ gặp chút áp lực khi đối phương dồn ép, nhưng nếu bạn là tuýt game thủ “chả sợ bố con thằng nào”, thích xông pha vào chiến trường,…bạn có thể tự do làm điều đó trong Advanced. Ngay khi nhặt được những món vũ khí và vật dụng đầu tiên, bạn hãy khi lang thang khám phá theo mọi hướng mà bạn thích, để có thể cảm nhận rõ hơn về cách di chuyển, ẩn nấp và cảm giác chiến đấu.

Bật chế độ thăm dò: tương tự như tựa game Assassin’s Creed Odyssey, thì trong Breakpoint cũng có một tùy chọn bỏ việc đánh dấu mục tiêu và nhiệm vụ, buộc người chơi phải dựa vào kỹ năng quan sát và thám thính của mình. Mang tới cảm giác khó khăn, thử thách hơn, một trải nghiệm đáng để thử qua, các bạn có thể bật chế độ này qua menu tùy chọn.

Tự do lang thang: khi các bạn điều khiển trực thăng bay ở hòn đảo, sẽ thấy những vệt khói bay lên. Đó là Bivouac (điểm di chuyển nhanh trong game). Thường chúng ta sẽ mở khóa các vị trí Bivouac từ bản đồ, nhưng có một cách đơn giản hơn đó là bay trực thăng đến các vệt khói mà bạn nhìn thấy, sau đó điều khiển trực thăng bay đủ thấp để game ghi nhận bạn đã khám phá ra điểm di chuyển này.

Chỉ nên sử dụng những chiếc trực thăng: Quần đảo Auroa rất rộng lớn, việc di chuyển tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó các phương tiện phổ biến như ô tô, xe đạp địa hình, hay thuyền mặc dù xuất hiện khá nhiều trong game, tuy nhiên tiện nhất vẫn là sử dụng trực thăng. Ngoài việc sử dụng các vị trí di chuyển nhanh, thì trực thăng là phương tiện nhanh nhất giúp bạn “dạo chơi” khắp bản đồ, và ít gặp nguy hiểm nhất, chỉ cần lưu ý đừng bay quá thấp, không là sẽ bị bầy drone (máy bay không người lái) phát hiện ra.

Tìm vị trí Bivouac: cách thức thì ở trên chúng tôi đã nhắc tới

Sử dụng Bivouac: ngoài việc tìm kiếm vị trí Bivouac, bạn cũng nên nghỉ ngơi tại một trong những khu cắm trại tạm thời này khi thấy mệt mỏi, cần hồi phục sức khỏe và đạn dược. Ngoài ra, bạn còn có thể mua súng, trang bị phương tiện di chuyển,…Các điểm Bivouac cũng cung cấp các vật phẩm (Preparations) hữu ích, ví dụ như “buff” khả năng chịu thương, cải thiện độ chính xác trong vòng 1 giờ. Bạn chỉ có thể trang bị một Preparation tại một thời điểm, vì vậy những chú ý lựa chọn sao cho hợp lý và phù hợp nhất với nhiệm vụ sắp tới.

Nhặt tài nguyên hữu cơ để làm những khẩu phần: hiệu lực mà Preparations “buff” nhân vật là lâu nhất trong game, nhưng các bạn có thể sử dụng các khẩu phần, có khả năng buff tương tự nhưng thời gian ngắn hơn. Ví dụ như sử dụng khẩu phần cùng với một buff kháng sát thương, hoặc là sự kết hợp giữa một buff kháng sát thương +40 trong một giờ với buff sát thương 10 phút + 5%,..

Khẩu phần được chế biến từ các nguồn tài nguyên hữu cơ trong môi trường, thế nên bạn sẽ cần đi săn một ít thịt, hái trái cây, bẻ cành cây,…Khi bạn đã có những gì cần thiết, di chuyển tới Bivouac, chọn tùy chọn Craft và tab trên menu Rations để bắt đầu chế biến ra một số loại buff. Bạn còn có thể thu thập các nguồn tài nguyên trong Ghost War (chế độ PvP trong Breakpoint).

Thường xuyên quay lại Erewhon và các trung tâm phe phái: Erewhon như là một xã hội thu nhỏ trong Breakpoint, đây là một địa điểm quan trọng mà người chơi nên thường xuyên quay lại. Càng đi sâu vào chiến dịch, bạn sẽ càng nhận được nhiều nhiệm vụ mở khóa từ các NPC khác nhau. Tuy nhiên, Erewhon không phải là nơi duy nhất mà bạn nhận nhiệm vụ mới, mà còn ở các trung tâm phe phái khác.

Bạn có thể thay đổi các lớp nhân vật: ngay ban đầu game sẽ yêu cầu bạn lựa chọn một lớp nhân vật, nhưng bạn có thể thay đổi điều này, di chuyển tới Bivouac và chọn tab Tactics.

Chơi solo ư ? Tùy bạn thôi ! Nhưng nếu bạn nghiêng về việc chọn các lớp (class) tấn công hơn làm người chơi solo, bạn nên đầu tư điểm để mở khóa lớp Field Medic dự phòng. Các nhiệm vụ theo quá trình sẽ ngày càng khó khăn hơn, và bạn muốn nhân vật của mình khỏe mạnh hơn, lúc này bạn sẽ cần khả năng Tự phục hồi trong lớp Field Medic. Nó có thể cứu bạn trong các tình huống ngặt nghèo, tăng cơ hội sống sót, nhất là khi chơi game ở độ khó cao.

Chiến thuật của bầy Drone: một trong những sự nâng cấp trong Breakpoint cho phía kẻ thù đó là Drone, và trời ơi chúng xuất hiện nguyên bầy !!! Vô cùng khó khăn và dễ làm nản lòng không ít game thủ lựa chọn lối chơi lén lút. Lúc này một giải pháp là sử dụng Cloaking Spray – thứ sẽ khiến bạn trở nên vô hình trước bầy drone trong một khoảng thời gian giới hạn. Tuy nhiên vật phẩm này không có sẵn trừ khi bạn chọn lớp Panther, hoặc trường hợp bạn chọn lớp khác, thì điều cần làm là hoàn thành nhiệm vụ phụ mang tên “Cover Up” – và “bình xịt côn trùng” sẽ được nhà khoa học Christina Cromwell trao cho bạn.

Còn nếu bạn thích chiến đấu trực diện với đám này, thì hãy tích trữ nhiều lựu đạn và tên lửa EMP. Với những loại Drone tầm trung thì nhược điểm của chúng là không thể tiếp cận các vị trí trên cao, thế nên bạn có thể dựa vào điểm này để tấn công bọn chúng. Còn với bọn Drone khủng hơn, tốt nhất bạn nên sử dụng trực thăng tấn công chúng bằng tên lửa, đặc biệt là khi cấp level của bạn thấp hơn.

Kiểm tra sức chịu đựng: đừng thử thách sức chịu đựng của nhân vật bằng cách lăn từ vách đá xuống, hãy thường xuyên bổ sung cho thanh chịu đựng bằng cách uống nước từ hộp đồ, chỉ dùng được ba lần thôi nên cố gắng đừng để bản thân rơi vào tình huống rắc rối, tất nhiên bạn hoàn toàn có thể đổ đầy bình nước từ các dòng suối, thác nước,..

Hãy chắc chắn là bạn đã Equipped những gì cần thiết: khi bạn mở khóa các nút trên cây kỹ năng, hãy chú ý đến các nút xác định rằng chúng phải được Equipped để kích hoạt hiệu ứng của chúng. Trong Breakpoint chúng được gọi là Perks, tuy nhiên nó sẽ không được “trang bị” sẵn, mà bạn phải vào menu Loadout và tự kích hoạt.

Cách thức hoạt động của Blueprints: Thường là game thủ hay bỏ qua các đoạn hướng dẫn, với Maria’s shop trong Breakpoint cũng vậy. Thế nên sẽ có tình trạng là bạn bị nhầm lẫn về cách thức hoạt động của Blueprints. Ví dụ như không phải mọi loại súng, hay các phụ tùng, trang bị đều có thể mua được tại cửa hàng, hay một số loại tài nguyên hữu cơ cũng không thể kiếm được. Thay vào đó, bạn cần tìm Blueprints của chúng (hiểu nôm na là bản hướng dẫn chế tạo / chế biến). Thường thì chúng hay nằm trong các rương đặc biệt, rải rác quanh các căn cứ và khu dân cư trên Auroa. Bạn cũng có thể khoanh vùng tìm kiếm chúng bằng cách tương tác với các điểm trên bản đồ.

Khi bạn đã có được blueprints của món vũ khí, hoặc trang bị thì bạn có thể mua nó tại cửa hàng. Còn nếu bạn muốn nâng cấp một món vũ khí cụ thể, bạn có thể mua lại blueprint với các chỉ số được điều chỉnh theo cấp độ hiện tại của bạn.

Đầu tư vào các trang bị kèm theo: Có thể bạn sẽ muốn tiết kiệm khoảng tín dụng Skell, bằng cách sử dụng các trang bị cơ bản trong hòm vũ khí của bạn, nhưng theo chúng tôi thì bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các trang bị kèm theo càng sớm càng tốt. Khi bạn mua một số trang bị nào đó từ cửa hàng, bạn có thể sử dụng chúng trên tất cả các loại vũ khí của mình theo loại, mà không lo phải mua thêm loại súng khác. Thật tốt khi có nhiều trang bị kèm theo, vì rõ ràng bạn không biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

Tùy chỉnh ngoại hình nhân vật theo phong cách cool ngầu: Breakpoint cung cấp một tùy chọn “mỹ phẩm” tên gọi là Skin Override, cho phép bạn thay đổi ngoại hình, diện mạo, màu da,..mà không ảnh hưởng tới các chỉ số hay điểm số của bạn.

Để làm việc này, bạn vào tab Customize trong menu pause, đừng ngần ngại thử nhiều loại khuôn mặt, màu sắc trang bị, hình xăm của nhân vật,…. Nhiều tùy chọn “mỹ phẩm” sẽ được mở khóa khi bạn chọn thiết bị mới, vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra lại để đảm bảo nhân vật của bạn luôn trông cool nhất có thể.

Giữ lại những khẩu súng cho Ghost War (chế độ PvP): Khi bạn vứt bỏ hoặc bán đi những vũ khí cũ, hãy giữ lại những thứ có thể sử dụng trong Ghost War. Khá nhiều khẩu súng lỗi thời trong phần chơi chiến dịch, nhưng lại vô cùng ngon khi sử dụng trong chế độ PvP.