Bạn đang xem bài viết Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trang phục của hướng dẫn viên (HDV) phải gọn đẹp, phù hợp với loại hình du lịch, lộ trình tham quan. Ngoài ra, trang phục cũng cần phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian du lịch. Ví dụ, khi leo núi, xuyên rừng phải mặc những trang phục thoải mái dễ chịu, dễ hoạt động. Hay khi dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm, phải mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Màu sắc của quần áo, váy cũng cần màu tao nhã phù hợp. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, HDV du lịch thường có đồng phục theo hãng. Lưu ý giày dép của HDV khi hành nghề phải có ma sát chống trơn tốt, luôn lau chùi sạch sẽ.
Nhìn chung, HDV cần có trang phục phù hợp vừa thể hiện được bản sắc dân tộc vừa lịch sự, gây được thiện cảm. HDV cũng cần phải chú ý đến tâm lý, phong tục tập quán ăn mặc ở mỗi vùng miền, quốc gia sẽ đến cho phù hợp. Đặc biệt, khách từ các nước: Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục.
Đối với nữ HDV du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự. Tuy nhiên cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Về độ dài hay kiểu tóc, HDV cũng cần lựa chọn kiểu tóc phù hợp. Tóc luôn phải được chải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn.
Hành nghề HDV du lịch bạn cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Khi sử dụng nước hoa nên tránh sử dụng mùi thơm nồng. Hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa. Tốt nhất không nên dùng nước hoa khi không cần thiết.
Tiêu chuẩn trang phục của hướng dẫn viên du lịch luôn phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài trang phục, thái độ và tác phong làm việc cũng góp phần quyết định sự thành công của HDV du lịch. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách. Với những người đã học trái ngành du lịch, bạn có thể đăng ký học chứng chỉ HDV du lịch bằng cách nộp hồ sơ đăng ký tại:
Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96
Có Nên Hạ Thấp Tiêu Chuẩn Hướng Dẫn Viên Du Lịch?
Đa dạng hóa điểm đến cho khách du lịch của Việt Nam, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nhằm giúp cho ngành du lịch Việt Nam phát triển thực chất và bền vững là những vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm theo dõi của nhiều người dân trong thời gian gần đây.
Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Anh Tuấn Anh.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Trước tình hình đó, chúng tôi tập trung các giải pháp chính sau đây. Trước hết là đẩy mạnh công tác thông tin quảng bá về du lịch Việt Nam đối với thị trường trong nước và nước ngoài về một điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và chất lượng. Thứ hai là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường mới và không lệ thuộc vào thị trường đã có. Thứ ba thực hiện chiến lược kích cầu du lịch nội địa người Việt Nam di du lịch Việt Nam và đề nghị các tỉnh, thành quan tâm đến các doanh nghiệp du lịch, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo ra môi trường kinh doanh du lịch hết sức thuận lợi, đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn cho du khách. Cuối cùng là có cơ chế biện pháp để thu hút khách du lịch đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
Bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động, linh hoạt kịp thời đưa ra các giải pháp theo hướng là đa dạng hóa thị trường, để cùng Bộ xúc tiến thị trường ở Châu Âu nói riêng và các nước khác nói chung, trong đó có sự giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làm sao phải giới thiệu quảng bá cho chính địa phương mình, nhưng đồng thời thông qua đó giới thiệu đất nước Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Hiện nay khách quốc tế đến Việt Nam từ rất nhiều các nước Đông Bắc Á, Asean, Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ La tinh. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý miễn Visa cho các thị trường là Phần Lan, Nauy, Thụy Điển và Đan Mạch, các nước còn lại như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng miễn Visa 15 ngày, còn nếu vào Phú Quốc thì được miễn Visa 30 ngày.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến các nước chúng ta miễn thị thực đơn phương, đối với các nước Đông á thì rất thuận lợi, nhưng đối với các nước Mỹ La tinh như Brazil, Arghentina là những nước có nền du lịch phát triển, thì theo thông lệ phải qua các công ty du lịch lữ hành mà họ đăng ký đi du lịch nước nào, thời gian bao lâu thì các công ty này có trách nhiệm làm Visa và hướng dẫn để du khách đến điểm ưa thích nhất.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Chúng tôi đã chỉ đạo thanh tra của Bộ và thanh tra của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấn chỉnh tình trạng này. Trước hết là thông báo rộng rãi và đặc biệt là đối với sinh viên về sự khan hiếm hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại một số thị trường để các em theo học ngôn ngữ này sau đó có việc làm ngay. Thứ hai là chúng tôi đã xây dựng và ban hành khung đào tạo ngắn hạn cho hướng dẫn viên du lịch và những quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với hướng dẫn viên quốc tế. Thứ ba là thường xuyên tổ chức các kỳ thi sát hạch về ngoại ngữ và chuyên môn đối với những người đam mê nghề hướng dẫn viên mà không có điều kiện qua học các lớp đào tạo ngắn hạn.
Sắp tới đây chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng nghiệp các em được học ngoại ngữ hiếm để đáp ứng thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng tôi sẽ sửa đổi Luật du lịch, trong luật có quy định lực lượng hướng dẫn viên quốc tế phải là cử nhân chuyên ngành về du lịch.
Còn đối với đối tượng là cao đẳng, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hạ thấp tiêu chuẩn này để phù hợp với tình hình và ban hành quy định mới về tiêu chuẩn của hướng dẫn viên để phù hợp tình hình hiện nay. Quy định linh hoạt hơn đối với một số đối tượng mà có kinh nghiệm, yêu thích và có khả năng chuyên môn để tham gia vào lực lượng hướng dẫn viên kể cả nội địa và quốc tế. Tóm lại là tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đây là những công việc chúng tôi sẽ triển khai rất mạnh mẽ để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện nay.
Với quyết tâm mới của chính quyền địa phương và chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL thì tình hình này có nhiều cải thiện đáng kể. Tôi cho rằng hiện nay, tình trạng du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn nâng cao chất lượng, không những các doanh nghiệp cần phải có ý thức việc này mà những hộ kinh doanh phục vụ cho việc kinh doanh du lịch cũng phải ý thức rằng là sự đóng góp của chúng ta sẽ làm cho hình ảnh của du lịch Việt Nam ngày càng xứng đáng trong mắt bạn bè quốc tế với một sự kính trọng thực sự.
Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch
Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng
Yêu cầu của nghề HDV Du lịch
Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.
Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:
Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.
Ảnh nguồn Internet
Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.
Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục
Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.
Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.
Ảnh nguồn Internet
Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.
Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.
Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.
Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.
Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.
Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.
HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.
Hướng Dẫn Viên Du Lịch, Nghề Của Bản Lĩnh
Hướng dẫn viên du lịch, nghề của bản lĩnh – trí tuệ – ý chí
Bước vào thời kì hội nhập, ngành du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và doanh thu năm 2019 đạt khoảng 11 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng về khách quốc tế vào khoảng 9,5%/năm (tốc độ nhanh nhất so với các nước trong khu vực). Mỗi năm Du lịch đã tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động. Trong đó, Hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) là nghề đầy tiềm năng được các bạn trẻ yêu thích, lựa chọn.
Sức hấp dẫn của nghề HDVDL chính là việc được đi đến nhiều vùng đất mới, đươc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, được tận hưởng nhiều cái hay cái đẹp. Trong mỗi một hành trình, vai trò của người Hướng dẫn viên là rất quan trọng, họ chính là những người đại sự chuyển tải những cái hay cái đẹp đến du khách, cũng là người góp phần to lớn trong sự thành công của mỗi chuyến đi. Nghề HDV được xác định là một nghề thú vị, ý nghĩa nhưng cũng có nhiều khó khăn vất vả. Để đi được với nghề không chỉ có kiến thức mà còn cần có cả bản lĩnh và ý chí.
Để hoàn thành được chuyến đi từ lúc đón khách đến lúc tiễn khách, hướng dẫn viên phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ quan trọng: Là người dẫn đường, người thuyết minh, người cung cấp kiến thức thông tin, người tổ chức sắp xếp, người xử lý tình huống, người chăm sóc, người hoạt náo…Một người hướng dẫn viên giỏi cần trang bị cho mình vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, về lịch sử, phong tục tập quán. Để có được điều này, bạn cần phải cập nhật kiến thức từ nhiều nguồn một cách thường xuyên, tự nâng cao kiến thức của bản thân mỗi ngày. Và việc thông thạo một ngoại ngữ chính là yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới.
Bên cạnh đó, người HDV cần phải có những kỹ năng để hỗ trợ trong công việc, đặc biệt là kĩ năng mềm như: Kĩ năng hoạt náo, Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình – thuyết phục, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông…
Qua mỗi gian nan người HDV lại tích lũy được nhiều vốn nghề, rèn cho mình sự khéo léo, trau dồi ý chí để tiến lên. Dù khó khăn cũng không chùng bước mà vẫn vững tin vào cuộc sống, mang cái đẹp của khắp mọi miền đất nước đến mọi du khách. Hành trình dẫn đến thành công là con đường gập ghềnh đầy chông gai mà đỉnh vinh quang chỉ dành cho những ai có đủ ý chí để vượt qua. Đến với nghề hướng dẫn là một cái duyên và thành công được với nghề phải bằng cả đam mê và quyết tâm.
Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, thế giới có bao điều tuyệt đẹp và đang chờ đón chúng ta đi đến khám phá. Hãy trở thành “đại sứ du lịch” bằng chính trí tuệ, bản lĩnh và ý chí của tuổi trẻ. Đỉnh núi thành công đang chờ bạn chinh phục.
Ths. Đặng Thị Thúy An – Giảng viên Khoa Du lịch
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chuẩn Trang Phục Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!