Xu Hướng 12/2023 # Tiêu Chuẩn Thí Nghiệm Thép # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tiêu Chuẩn Thí Nghiệm Thép được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiêu chuẩn thí nghiệm thép tham chiếu:

ASTM E8/E8M: Standard Test Methods for Tension Testing of Metallic Materials

( Phương pháp test tiêu chuẩn cho kiểm tra ứng suất kéo của vật liệu kim loại)

TCVN 197-1 (ISO 6892 -1): Metallic materials-Tensile testing at ambient temperature

(Vật liệu kim loại – Kiểm tra ứng suất kéo ở nhiệt độ phòng)

TCVN 197-1 (ISO 6892 -2): Metallic materials-Tensile testing at high temperature

(Vật liệu kim loại – Kiểm tra ứng suất kéo ở nhiệt độ cao) TCVN 4398 (ISO 377), Thép và sản phẩm thép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính. (Vật liệu kim loại – Kiểm tra các máy thử tĩnh một trục – Phần 1: Các máy thử kéo/nén – Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực.) TCVN 10601 (ISO 9513), (Vật liệu kim loại – Hiệu chuẩn các hệ thống giãn kế sử dụng trong thử nghiệm một trục.) Metallic materials – Verification of extensometers used in uniaxial testing. (Thép – chuyển đổi các giá trị độ giãn dài – Phần 1: Thép cacbon và thép hợp kim thấp).

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Metallic materials – Verification of static uniaxial testing machines – Part 1: Tensile testing machines.

(Thép – chuyển đổi các giá trị độ giãn dài – Phần 2: Thép austenit)

ISO 2566-1, Steel – conversion of elongation values – Part 1: Carbon and lon alloy steels

ISO 2566-2, Steel – conversion of elongation values – Part 2: Austenitic steels

1. Hình dạng và kích thước mẫu tiêu chuẩn a. Quy định chung về mẫu thử

Phần 2. Tiêu chuẩn thí nghiệm thép: cách chuẩn bị lấy mẫu thí nghiệm thép

Xem phần 1: Thí nghiệm kéo thép – Các thuật ngữ chuyên ngành về tên gọi trong thí nghiệm.

Mẫu thử thường được gia công cơ một vật mẫu từ sản phẩm hoặc phôi dập hoặc đúc. Tuy nhiên, các sản phẩm có mặt cắt ngang đồng đều (các sản phẩm hình, thanh, dây v.v…) và cũng như các mẫu thử đúc (nghĩa là đối với gang và hợp kim kim loại màu) có thể được thử mà không phải qua gia công.

Mặt cắt ngang của các mẫu thử có thể là tròn, vuông, chữ nhật, hình khuyên hoặc trong các trường hợp đặc biệt, có thể là một số mặt cắt ngang đồng nhất khác.

Các mẫu thử được ưu tiên có quan hệ trực tiếp giữa chiều dài cữ ban đầu , và diện tích mặt cắt ngang ban đầu, được biểu thị bằng phương trình , trong đó k là hệ số tỷ lệ, và được gọi là các mẫu thử tỷ lệ. Giá trị được chấp nhận trên toàn thế giới đối với k là 5,65. Chiều dài cữ ban đầu không được nhỏ hơn 15mm. Khi diện tích mặt cắt ngang của mẫu thử quá nhỏ so với yêu cầu này để đáp ứng k = 5,65 thì có thể sử dụng một giá trị cao hơn (ưu tiên là 11,3) hoặc một mẫu thử không tỷ lệ.

CHÚ THÍCH: Với việc sử dụng một chiều dài cữ ban đầu nhỏ hơn 20mm, độ không đảm bảo đo sẽ tăng lên.

Đối với các mẫu thử không tỷ lệ, chiều dài cữ ban đầu L o không phụ thuộc vào diện tích mặt cắt ngang ban đầu S o.

b. Mẫu thử qua gia công

Dung sai kích thước của mẫu thử phải phù hợp với các Phụ lục từ B đến E ( xem mục 2)

Các mẫu thử qua gia công cơ phải có bán kính chuyển tiếp giữa các đầu kẹp và phần song song nếu chúng có các kích thước khác nhau. Các kích thước của các bán kính chuyển tiếp rất quan trọng và nên được quy định trong đặc tính vật liệu nếu chúng không được cho trong phụ lục thích hợp (xem mục 2).

c. Mẫu thử không gia công

Các đầu để kẹp có thể có hình dạng bất kỳ để thích hợp với các ngàm kẹp của máy thử. Đường trục của mẫu thử phải trùng với đường trục đặt lực.

Chiều dài của phần song song L c, hoặc trong trường hợp mẫu thử không có bán kính chuyển tiếp, chiều dài tự do giữa các chấu kẹp phải luôn luôn lớn hơn chiều dài cữ ban đầu, L o.

2. Loại mẫu thử

Nếu mẫu thử gồm có một chiều dài không được gia công cơ của sản phẩm hoặc một thanh thử nghiệm không qua gia công cơ, chiều dài tự do giữa các chấu kẹp phải thích hợp để vạch dấu đo ở một khoảng cách thích hợp từ các chấu kẹp (xem các Phụ lục B đến E).

Bảng 2 – Các loại mẫu thử chính theo loại sản phẩm (Kích thước tính bằng milimet)

Các mẫu thử đúc phải có bán kính chuyển tiếp giữa các đầu kẹp và phần song song. Các kích thước của bán kính chuyển tiếp này rất quan trọng và nên được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm. Các đầu kẹp có thể có hình dạng bất kỳ để thích hợp với các chấu kẹp của máy thử, chiều dài của phần song song, L c, phải luôn luôn lớn hơn chiều dài cữ ban đầu, L o

3. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm kéo thép

Các loại mẫu thử kéo thép chính được quy định trong các phụ lục B đến E theo hình dáng và loại sản phẩm như đã chỉ ra trong Bảng 2. Các loại mẫu thử khác có thể được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

4. Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu

Loại sản phẩm

Phụ lục tương ứng

Lá – Tấm – Tấm phẳngChiều dày a

Dây – Thanh – HìnhĐường kính hoặc cạnh

Ống

E

5. Đánh dấu chiều dài cữ ban đầu

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o là diện tích trung bình của mặt cắt ngang và phải được tính toán từ các giá trị đo của các kích thước thích hợp.

Độ chính xác của tính toán này phụ thuộc vào tính chất và loại mẫu thử. Các phụ lục B đến E mô tả các phương pháp để đánh giá S o cho các loại mẫu thử khác nhau và bao gồm các điều kiện kỹ thuật về độ chính xác của phép đo.

Mỗi đầu của chiều dài cữ ban đầu, L o phải được đánh dấu bằng các vạch dấu có nét mảnh hoặc các đường vạch nhưng không tạo ra các rãnh có thể dẫn đến sự phá hủy sớm.

PHỤ LỤC B Các loại mẫu thử được sử dụng cho các sản phẩm mỏng: lá, băng và dải có chiều dày giữa 0,1 mm và 3 mm

Đối với các mẫu thử tỷ lệ, giá trị tính toán của chiều dài cữ ban đầu có thể được làm tròn tới bội số gần nhất của 5mm, với điều kiện là độ chênh lệch giữa chiều dài cữ tính toán và chiều dài cữ được đánh dấu nhỏ hơn 10% của L o. Chiều dài cữ ban đầu phải được đánh dấu đến độ chính xác ±1%. Nếu chiều dài phần song song, L c lớn hơn nhiều so với chiều dài cữ ban đầu chẳng hạn như đối với mẫu thử không qua gia công cơ, có thể đánh dấu một loạt các chiều dài cữ phủ chờm lên nhau.

B.1 Hình dạng mẫu thử

Trong một số trường hợp, có thể vẽ trên bề mặt của mẫu thử một đường song song với đường trục dọc và các chiều dài đo được đánh dấu dọc theo đường này.

CHÚ THÍCH: Đối với các sản phẩm có chiều dày nhỏ hơn 0,5mm có thể cần phải có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

B.2. Kích thước mẫu thử

Thông thường, mẫu thử có các đầu kẹp rộng hơn chiều rộng của phần song song, chiều dài phần song song, L c phải được nối với các đầu bằng các đường cong chuyển tiếp có bán kính tối thiểu là 20mm. Chiều rộng của các đầu kẹp nên ≥ 1,2b o, trong đó b o là chiều rộng ban đầu

Theo thỏa thuận, mẫu thử cũng có thể gồm có một dải có các cạnh bên song song (mẫu thử có cạnh bên song song). Đối với các sản phẩm có chiều rộng bằng hoặc nhỏ hơn 20mm, chiều rộng của mẫu thử có thể tương tự như chiều rộng của sản phẩm.

Có ba loại kích thước hình học khác nhau các mẫu thử không tỷ lệ được sử dụng rộng rãi (xem Bảng B.1).

Chiều dài phần song song không được nhỏ hơn L o + b o/2

Trong trường hợp có sự tranh chấp, nên sử dụng chiều dài L o + 2b o, trừ khi không có đủ vật liệu.

Đối với các mẫu thử có cạnh bên song song với chiều rộng nhỏ hơn 20mm, và trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn sản phẩm, chiều dài cữ ban đầu, L o, phải bằng 50mm. Đối với loại mẫu thử này, chiều dài tự do giữa các đầu kẹp phải bằng L o + 3b o.

Khi đo kích thước của mỗi mẫu thử phải áp dụng các dung sai hình dạng được cho trong Bảng B.2.

Bảng B.1 – Kích thước mẫu thử Kích thước tính bằng milimet Bảng B.2 – Dung sai chiều rộng mẫu thử Kích thước và dung sai tính bằng milimet

Đối với các mẫu thử có chiều rộng tương tự như chiều rộng của sản phẩm, phải tính toán diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o trên cơ sở các kích thước đo được của mẫu thử.

B.3. Chuẩn bị mẫu thử

Phải sử dụng chiều rộng danh nghĩa của mẫu thử với điều kiện là các dung sai chế tạo và dung sai hình dạng được cho trong Bảng B.2 đã được tuân thủ để tránh phải đo chiều rộng của mẫu thử tại thời điểm thử nghiệm.

a Các dung sai này áp dụng được nếu giá trị danh nghĩa của diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So được đưa vào trong tính toán mà không cần phải đo

b Sai lệch lớn nhất giữa các giá trị đo chiều rộng dọc theo toàn bộ chiều dài phần song song L o của mẫu thử

Các mẫu thử phải được chuẩn bị để không ảnh hưởng đến các tính chất của phôi mẫu. Bất cứ vùng nào đã bị biến cứng do cắt hoặc ép phải được loại bỏ bằng gia công cơ.

Các mẫu thử này được chuẩn bị chủ yếu từ các lá hoặc băng kim loại. Nếu có thể thực hiện được, không nên loại bỏ các bề mặt ở trạng thái cán.

CHÚ THÍCH: Việc chuẩn bị các mẫu thử này bằng đột dập có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể các tính chất của vật liệu, đặc biệt là giới hạn chảy, giới hạn dẻo (do sự tăng bền cơ học). Các vật liệu biểu lộ sự tăng bền cơ học cao thường nên được chuẩn bị bằng phay, mài, v.v…

B.4. Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu

12,5mm + 0,05mm= 12,55mm

12,5mm – 0,05mm= 12,45mm

S o phải được tính toán từ các giá trị đo các kích thước của mẫu thử.

Sai số trong xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu không được vượt quá ±2%. Phần lớn nhất của sai số này thường do phép đo chiều dày của mẫu thử, sai số đo chiều rộng không được vượt quá ±0,2%.

PHỤ LỤC C Các loại mẫu thử được sử dụng cho sản phẩm dây, thanh, định hình có đường kính hoặc chiều dày nhỏ hơn 4mm C.1. Hình dạng mẫu thử

Để đạt được các kết quả thử với độ không đảm bảo đo giảm, nên xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu với độ chính xác ±1% hoặc chính xác hơn. Đối với các vật liệu mỏng có thể cần đến các kỹ thuật đo chuyên dùng.

C.2. Kích thước mẫu thử

Các phụ lục cho tiêu chuẩn thí nghiệm thép:

Mẫu thử thường là một đoạn không qua gia công cơ của sản phẩm (xem Hình 12)

C.3. Chuẩn bị mẫu thử

Chiều dài cữ ban đầu, L o phải được lấy bằng 200mm ± 2mm hoặc 100mm ± 1mm. Khoảng cách giữa các đầu kẹp của máy ít nhất phải bằng L o + 3b o nhưng tối thiểu phải là L o + 20mm

C.4. Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu

Nếu không xác định độ giãn dài tương đối sau đứt, có thể sử dụng khoảng cách giữa các đầu kẹp ít nhất là bằng 50mm.

Nếu sản phẩm được cung cấp dưới dạng cuộn, phải chú ý nắn thẳng mẫu thử

Xác định S o tới độ chính xác ± 1% hoặc chính xác hơn.

Đối với các sản phẩm có mặt cắt ngang tròn, có thể tính toán diện tích mặt cắt ngang ban đầu từ giá trị trung bình cộng của hai giá trị đo được theo hai chiều vuông góc với nhau.

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o, tính bằng milimet vuông có thể được xác định từ khối lượng của một đoạn chiều dài đã biết và khối lượng riêng của nó theo phương trình (C1)

Trong đó:

m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam;

PHỤ LỤC D Các loại mẫu thử được sử dụng cho các sản phẩm lá và dải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 3mm và dây, thanh, định hình có đường kính hoặc chiều dày bằng hoặc lớn hơn 4 mm D.1. Hình dạng mẫu thử

L t là tổng chiều dài mẫu thử, tính bằng milimet;

ρ là khối lượng riêng của vật liệu mẫu thử, tính bằng gam trên centimet khối.

Thông thường, mẫu thử được gia công cơ và phần song song phải được nối bằng các bán kính chuyển tiếp với các điều kiện có hình dạng thích hợp bất kỳ với các chấu kẹp của máy thử (xem Hình 13). Bán kính chuyển tiếp nhỏ nhất giữa các đầu kẹp và phần song song phải là

a) 0,75d o, trong đó d o là đường kính của phần song song đối với các mẫu thử hình trụ;

b) 12mm đối với các mẫu thử khác.

Các vật liệu định hình, thanh v.v… có thể được thử không qua gia công cơ, nếu có yêu cầu.

Mặt cắt ngang của mẫu thử có thể là tròn, vuông, chữ nhật hoặc trong các trường hợp đặc biệt, có hình dạng khác.

D.2. Kích thước mẫu thử cho thí nghiệm kéo thép D.2.1. Chiều dài phần song song của mẫu thử được gia công cơ

Đối với các mẫu thử có mặt cắt ngang hình chữ nhật, tỷ số giữa chiều rộng và chiều dày không nên vượt quá 8:1.

Thông thường, đường kính của phần song song của các mẫu thử hình trụ được gia công cơ không được nhỏ hơn 3 mm.

Chiều dài phần song song L c ít nhất phải bằng:

a) L o + (d o/2) đối với các mẫu thử hình trụ;

D.2.2. Chiều dài mẫu thử không được gia công cơ

b) L o + 1,5*SQRT(S 0) đối với các mẫu thử khác.

D.2.3. Chiều dài đoạn ban đầu D.2.3.1. Mẫu thử tỷ lệ

Trong trường hợp có sự tranh cái, phải sử dụng chiều dài L o + 2d o hoặc L o + 2*SQRT(S 0) tùy thuộc loại mẫu thử, trừ khi không có đủ vật liệu.

Chiều dài tự do giữa các chấu kẹp của máy phải đủ cho khoảng cách từ các vạch dấu tới các đầu kẹp ít nhất là bằng SQRT(S 0)

Trong đó: k bằng 5,65

Bảng D.1 – Các mẫu thử mặt cắt ngang tròn D.2.3.2. Mẫu thử không tỷ lệ

Theo cách khác, có thể sử dụng giá trị của k bằng 11,3

Các mẫu thử có mặt cắt ngang tròn nên có một bộ các kích thước ưu tiên được cho trong Bảng D1.

Có thể sử dụng các mẫu thử không tỷ lệ nếu được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm

Bảng D.2 – Kích thước mẫu thử loại dải Kích thước tính bằng milimet D.3. Chuẩn bị mẫu thử kéo thép D.3.1. Quy định chung

Chiều dài của phần song song, L c không nên nhỏ hơn L o + b o/2. Trong trường hợp có sự tranh cái phải sử dụng chiều dài phần song song L c = L o + 2b o, trừ khi không có đủ vật liệu.

Bảng D.2 cho các chi tiết của một số kích thước mẫu thử điển hình.

D.3.2 Dung sai gia công cơ

Dung sai kích thước ngang của mẫu thử có gia công cơ được cho trong Bảng D.3

Một ví dụ về áp dụng các dung sai này được cho trong D.3.2 và D.3.3

D.3.3. Dung sai hình dạng

10 mm + 0,03 mm= 10,03 mm

10 mm – 0,03 mm= 9,97 mm

D.4. Xác định diện tích mặt cắt ngang

Kết quả là nếu đường kính nhỏ nhất của mẫu thử này là 9,99 mm thì đường kính lớn nhất của nó không được vượt quá 9,99 mm + 0,04 mm= 10,03 mm.

PHỤ LỤC E Các loại mẫu thử được sử dụng cho vật liệu dạng ống E.1. Hình dạng mẫu thử

Đường kính mẫu thử được gia công cơ có mặt cắt ngang tròn và các kích thước ngang của các mẫu thử có mặt cắt ngang chữ nhật được gia công tất cả bốn mặt bên

a Các dung sai này có thể áp dụng được nếu giá trị danh nghĩa của diện tích mặt cắt ngang S o được đưa vào trong tính toán mà không cần phải đo. Nếu các dung sai gia công cơ này không được tuân thủ thì nhất thiết phải đo mỗi mẫu thử riêng.

b Sai lệch lớn nhất giữa các giá trị đo của một kích thước ngang quy định dọc theo toàn bộ chiều dài phần song song, L c của mẫu thử

Có thể sử dụng các kích thước danh nghĩa để tính toán So cho các mẫu thử có mặt cắt ngang tròn và mặt cắt ngang chữ nhật được gia công cơ trên tất cả bốn mặt bên thỏa mãn các yêu cầu được cho trong D.3. Đối với tất cả các hình dạng khác của mẫu thử, diện tích mặt cắt ngang ban đầu phải được tính toán từ các giá trị đo được của các kích thước thích hợp với sai số không vượt quá ±0,5% cho mỗi kích thước.

E.2. Kích thước mẫu thử E.2.1. Đoạn ống thép

Mẫu thép thử là một đoạn ống hoặc một dải dọc hoặc ngang được cắt từ ống và có toàn bộ chiều dày của thành ống (xem các Hình 14 và 15) hoặc một mẫu thử có mặt cắt ngang tròn được gia công cơ từ thành ống.

Các mẫu thử được cắt ngang, dọc và các mẫu thử có mặt cắt ngang tròn được gia công từ thành ống được mô tả trong Phụ lục B đối với chiều dày thành ống nhỏ hơn 3 mm, và trong Phụ lục D đối với chiều dày bằng hoặc lớn hơn 3 mm. Dải được cắt dọc thường được sử dụng cho các ống có chiều dày thành lớn hơn 0,5 mm.

E.2.2. Dải được cắt dọc hoặc ngang

Đoạn ống thép có thể được nút kín ở cả hai đầu. Chiều dài tự do giữa mỗi nút và các vạch dấu đo gần nhất không được lớn hơn D o/4. Trong trường hợp có tranh cãi phải sử dụng giá trị D o nếu có đủ vật liệu.

Chiều dài của nút nhô ra ngoài các chấu kẹp của máy theo chiều các vạch dấu đo không được vượt quá D o và hình dạng của nút phải sao cho không cản trở sự biến dạng của chiều dài cữ.

Chiều dài phần song song, L c của các dải được cắt dọc không được cán phẳng ra nhưng các đầu của nó có thể được cán phẳng để kẹp trong máy thử.

E.2.3. Mẫu thử có mặt cắt ngang tròn được gia công từ thành ống

Các kích thước của mẫu thử ngang hoặc dọc khác với các kích thước được cho trong các Phụ lục B và D có thể được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm.

E.3. Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu

Phải có sự phòng ngừa đặc biệt khi nắn thẳng các mẫu thử ngang.

Việc lấy mẫu các mẫu thử được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o đối với mẫu thử phải được xác định tới giá trị gần nhất ±1% hoặc chính xác hơn.

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o, tính bằng milimet vuông của đoạn ống hoặc dải được cắt dọc hoặc ngang có thể được xác định từ khối lượng của mẫu thử, chiều dài cữ được của mẫu thử và khối lượng riêng của nó theo phương trình (E1)

Trong đó:

m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam;

L t là tổng chiều dài mẫu thử, tính bằng milimet;

ρ là khối lượng riêng của vật liệu mẫu thử, tính bằng gam trên centimet khối.

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu So của mẫu thử là một vật mẫu dọc phải được tính toán theo phương trình (E.2)

(E.2)

Trong đó:

a o là chiều dày thành ống;

b o là chiều rộng trung bình của dải;

D o là đường kính ngoài của ống.

Có thể sử dụng phương trình đơn giản (E.3) cho các mẫu thử dọc:

(E.3)

Đối với đoạn ống, diện tích mặt cắt ngang ban đầu, S o phải được tính toán theo phương trình (E.4)

S o = pa o(D o – a 0) (E.4)

Để được tư vấn về sản phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn thí nghiệm: Mr Chung: 0982.220.581 – [email protected]

Thí Nghiệm Vật Liệu Xây Dựng: Thí Nghiệm Thép Xây Dựng: Phương Pháp Và Tiêu Chuẩn

Hướng dẫn thí nghiệp vật liệu Thép xây dựng: 1. Thiết bị thử:

– Máy kéo thủy lực – Dụng cụ khắc vạch mẫu thí nghiệm vật liệu thép xây dựng – Thước lá – Cân – Má kẹp (hình 5-1)

Má kẹp dùng trong thí nghiệm vật liệu thép xây dựng

2. Cách thử:

a. Chuẩn bị mẫu thử: 

– Kiểm tra mẫu trước khi thử, bao gồm: kiểm tra kích thước, độ cong vênh, vết rạn nứt. – Đo kích thước mẫu L(cm) – Cân khối lượng mẫu Q(g) – Tính toán đường kính thực tế:

– Khắc vạch trên mẫu đểxác định độgiãn dài tương đối. Chiều dài đoạn làm việc ban đầu của mẫu lo được qui định là – Dùng dao hoặc cưa sắt khắc những khoảng trên toàn bộ chiều dài của thanh mẫu.

b. Tiến hành thử: 

– Lắp mẫu vào máy (chọn bộ má kẹp phù hợp với đường kính của mẫu thép)

– Khởi động máy

– Tăng lực với tốc 5÷30N/mm2.s

– Quan sát để đọc giá trị lực chảy Pc(kN); là thời điểm kim trên đồng hồ lực dao động, lúc này mẫu thép bắt đầu chuyển sang trạng thái biến dạng dẻo.

– Sau khoảng 10÷30s tiếp tục tăng lực cho đến khi mẫu đứt, lực ứng với lúc mẫu đứt chính là lực bền Pb(kN)

– Xả dầu thủy lực, ngắt điện, tháo mẫu.

– Đo mẫu sau khi thí nghiệm bằng cách chuyển vị trí thắt về giữa khoảng lo sau đó đo trực tiếp khoảng có vết thắt để xác định l1(mm)

c. Tính kết quả: 

Kết quả

TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM 1651:1985

3. Báo cáo kết quả thí nghiệm vật liệu thép xây dựng theo mẫu sau (bảng 5-2)

Thí nghiệm thép xây dựng là công tác rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cốt thép dùng trong bê tông công trình. Thép xây dựng là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Chất lượng của thép ảnh hưởng lớn đến chất lượng các công trình, vì vậy cần xác định các chỉ tiêu cơ lý để sử dụng thép một cách hợp lý. Các chỉ tiêu thường phải xác định là: giới hạn chảy, giới hạn bền và độ giãn dài tương đối.- Máy kéo thủy lực- Dụng cụ khắc vạch mẫu thí nghiệm vật liệu thép xây dựng- Thước lá- Cân- Má kẹp (hình 5-1)Má kẹp dùng trong thí nghiệm vật liệu thép xây dựng- Kiểm tra mẫu trước khi thử, bao gồm: kiểm tra kích thước, độ cong vênh, vết rạn nứt.- Đo kích thước mẫu L(cm)- Cân khối lượng mẫu Q(g)- Tính toán đường kính thực tế:- Khắc vạch trên mẫu đểxác định độgiãn dài tương đối. Chiều dài đoạn làmviệc ban đầu của mẫu lo được qui định là- Dùng dao hoặc cưa sắt khắc những khoảngtrên toàn bộ chiều dài của thanh mẫu.- Lắp mẫu vào máy (chọn bộ má kẹp phù hợp với đường kính của mẫu thép)- Khởi động máy- Tăng lực với tốc 5÷30N/mm2.s- Quan sát để đọc giá trị lực chảy Pc(kN); là thời điểm kim trên đồng hồ lực dao động, lúc này mẫu thép bắt đầu chuyển sang trạng thái biến dạng dẻo.- Sau khoảng 10÷30s tiếp tục tăng lực cho đến khi mẫu đứt, lực ứng với lúc mẫu đứt chính là lực bền Pb(kN)- Xả dầu thủy lực, ngắt điện, tháo mẫu.- Đo mẫu sau khi thí nghiệm bằng cách chuyển vị trí thắt về giữa khoảng lo sau đó đo trực tiếp khoảng có vết thắt để xác định l1(mm)Kết quảlà trung bình số học của 2 mẫu thí nghiệm. So sánh kết quả tính được với tiêu chuẩn TCVN 1651:1985(bảng 5-1) để kết luận về nhóm thép.

Thí Nghiệm Kéo Thép Kiểm Tra Độ Bền Thép Bằng Máy Kéo Thép

PHẦN 3: Thí nghiệm kéo thép – sử dụng phương pháp kéo theo ISO

Xem phần 1: Thí nghiệm kéo thép – Các thuật ngữ chuyên ngành về tên gọi trong thí nghiệm.

Tư vấn thí nghiệm: Mr Chung: 0982.220.581 – [email protected] Thí nghiệm kéo thép – Tóm tắt quy trình thí nghiệm kéo thép:

Thí nghiệm kéo thép là một phương pháp thử nghiệm cơ bản để xác định giới hạn chảy, độ bền kéo và độ giãn dài, mô đun (ứng suất) đàn hồi, ứng suất kéo của thép.

Quy trình kiểm tra cơ tính của thép thông thường bao gồm: mẫu được giữ chặt và đươc cố định hai đầu bằng ngàm, sau đó đặt tải trọng vào hai đầu, tăng dần tải và kéo mẫu dọc trục cho đến khi mẫu bị kéo đứt. Ghi lại các tham số tại các điểm biến dạng và đánh giá kết quả.

Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thép ( kiểm tra tính chất cơ lý của thép):

Mẫu thử kiểm tra độ bền thép bằng phương pháp kéo:

Hình dạng và kích thước của mẫu thử phụ thuộc vào hình dạng của sản phẩm kim loại dùng để lấy mẫu. Dùng cho cả thí nghiệm thép hình, thép thanh, thép ống, hay thép dây…

Mẫu thử thường được chế tạo bằng cách gia công cơ mẫu lấy từ sản phẩm, phôi ép hoặc đúc. Tuy nhiên có thể thử mà không cần gia công sản phẩm có mặt cắt ngang không đổi (thép hình, thanh, dây, v.v…) và mẫu đúc (như là hợp kim sắt và hợp kim không sắt đúc).

Mặt cắt ngang của mẫu thử có thể là hình tròn, vuông, chữ nhật, hình khuyên hoặc trong các trường hợp đặc biệt có các hình dạng khác.

Nói chung mẫu thử được quy định rõ trong từng yêu cầu cụ thể như TCVN 197 , ASTM 638, ISO 2566, JIS… .

Đánh giá kết quả thí nghiệm kéo thép:

Trục tung biểu thị lực kéo (kN), trục hoành biểu thị giá trị độ giãn dài của mẫu thử (mm) ứng với các giá trị lực kéo.

Giới hạn bền của thép là gì? (Độ bền thép):

Là khả năng của kim loại chống lại tác dụng của lực bên ngoài mà không bị phá hỏng. Dạng phá hỏng của kim loại thử kéo là bị đứt.

Để đánh giá tình trạng chịu lực của vật liệu khác nhau, ta dùng khái niệm ứng suất, ứng suất là tải trọng tác dụng lên một đơn vị thể tích của mẫu thử.

Công thức:

PB: là lực lớn nhất có thể chịu đựng được của thép.

Ao: Diện tích mặt cắt ngang mẫu thử

Độ đàn hồi hay modul đàn hồi vật liệu thép:

Là khả năng thay đổi hình dạng dưới tác dụng của lực bên ngoài rồi trở lại như cũ khi bỏ lực tác dụng. Độ dàn hồi có thể xác định bằng lực kéo.

Độ dẻo vật liệu thép:

Là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại dưới tác dụng của lực bên ngoài mà không bị phá hỏng. Độ dẻo được đánh giá bằng:

Độ thắt tỷ đối: Độ giãn dài của thép khi kéo:

Trong đó: Ao: Diện tích mặt cắt ngang mẫu thử

A1: Diện tích mặt cắt ngang mẫu nơi bị kéo đứt

L1: Chiều dài mẫu tính đến thời điểm đứt.

Lo: Chiều dài mẫu ban đầu.

Đoạn OA trên biểu đồ là đoạn thẳng, chứng tỏ độ giãn dài tỷ lệ thuận với lực kéo. Nếu tăng lực tiếp tục thì độ giãn dài và lực kéo không tỷ lệ thuận nữa mà độ giãn dài tăng nhanh hơn lực kéo, ứng suất tại PA là giới hạn đài hồi của vật liệu, σđh = PA/A0.

Tăng lực kéo mẫu thử tiếp tục giãn dài, từ điểm E kim loại có hiện tượng chảy tức là lực kéo không tăng nhưng mẫu thử vẫn giãn dài thêm ra. Ứng suất tại điểm đạt giá trị lực Pch là giới hạn chảy của vật liệu, σch = PE/A0.

Nhưng trong thực tế do nhiều vật liệu giòn khó xác định được giới hạn chảy nên người ta qui ước σch = 0,2, tức là ứng suất tại đó khi bỏ tải trọng có độ biến dạng dư là 0,2% so với chiều dài ban đầu của mẫu.

Qua điềm E nếu tiếp tục tăng lực kéo, mẫu thử tiếp tục giãn dài và tại B có hiện tượng thắt nhỏ lại ở điểm giữa của mẫu và đứt hẳn tại C, tại B lực kéo là lớn nhất, vị trí điểm B ứng với giới hạn bền khi kéo của vật liệu PB, có σb = PB/Ao.

Như vậy, trên biểu đồ kéo ta có thể thấy giá trị giới hạn bền, giới hạn chảy, giới hạn đàn hồi và cũng từ đó xác định được độ dẻo của vật liệu.

Kết quả thí nghiệm kéo thép – gang:

( Biểu đồ thí nghiệm kéo thép) Để đánh giá kết quả thí nghiệm thép thì cần dựa vào sự thỏa thuận về các giá trị giữa 2 bên. Giá trị này sẽ được ghi rõ trên bảng kết quả thí nghiệm.

Để được tư vấn về sản phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Tư vấn thí nghiệm: Mr Chung: 0982.220.581 – [email protected]

Quy Trình Thí Nghiệm Uốn Thép

Quy trình thử uốn thép theo tiêu chuẩn TCVN 198:2008, (ASTM E290 -14), dùng để xác định khả năng biến dạng dẻo của vật liệu kim loại bằng thử uốn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mẫu thí nghiệm lấy ra từ một phần của sản phẩm. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm / vật liệu như: ống nguyên (chưa cắt), ống hàn, tấm mỏng, … Các loại ống này sử dụng tiêu chuẩn riêng.

I. CHỈ DẪN CHUNG

Thí nghiệm tiến hành với những mẫu thử có mặt cắt hình chữ nhật, hình tròn hay hình đa giác không thay đổi trên chiều dài của mẫu. Mẫu thử làm việc trong miền biến dạng dẻo và chịu uốn trong cùng một mặt phẳng.

Ký hiệu về kích thước:

a – bề dày của mẫu thử dẹt hay đường kính của mẫu thử tròn.

b – bề rộng của mẫu thử,

D – đường kính gối uốn giữa,

R – bán kính gối uốn.

II. MẪU THỬ

Hình dáng và kích thước của mẫu thử phụ thuộc vào vật liệu.

Nếu vật liệu là:

– Thép tấm

– Thép hình các loại (thép góc, thép chữ Ì …),

– Thép đai có bề rộng bằng hay lớn hơn 100 mm (mặt cắt chữ nhật),

Bề dày a của mẫu thử bằng bề dày của vật liệu (để bảo vệ tầng mặt ngoài), bề rộng của mẫu thử trong khoảng 25 – 50 mm, với sai số là ± 5 mm.

Nếu vật liệu là:

– Thép đai có bề rộng bé hơn 100 mm (mặt cắt chữ nhật).

– Thép thỏi (hình tròn, hình vuông, …),

mặt cắt ngang của mẫu thử là mặt cắt ngang của vật liệu; chiều dài mẫu thử căn cứ vào kích thước các gối uốn, có thể lấy:

L = D + (2,5 ÷ 3)a + 2R + 20 mm

nhưng không được bé hơn 180 mm.

Nếu thép tấm, thép cán có bề dày lớn hơn 25 mm thì bề dày của mẫu thử lấy 25 mm. Khi cắt gọt chỉ gia công một mặt, mặt còn lại không gia công là mặt ngoài của mẫu khi thử (mặt này là mặt chịu biến dạng kéo). Bề rộng lấy 25 – 50 mm.

Thép thỏi có đường kính (mặt cắt tròn) hay đường kính của vòng tròn ngoại tiếp (mặt cắt đa giác) không được vượt quá 50 mm. Nếu vật liệu có kích thước lớn hơn qui định trên thì cần tiện bớt để đường kính có kích thước 20 – 50 mm.

Những mẫu thử bán thành phẩm hay mẫu rèn, nếu không có qui định riêng, bề dày lấy 20 mm với sai số ± 5mm.

Có thể dùng bất kỳ phương pháp nào để lấy vật liệu làm mẫu thử. Có thể cắt bằng mỏ hàn hơi, vệt cắt phải cách mép của mẫu thử một khoảng lớn hơn bề dày ban đầu của vật liệu, nhưng không được bé hơn 20 mm. Trong phạm vi 1/3 chiều dài mẫu thử ở đoạn giữa không được có vết gia công do chạm, choòng, đục và vết lõm do búa tạo nên.

Mẫu thử gia công bằng cưa, bào, phay, tiện v.v… ở nhiệt độ bình thường, hướng gia công phải song song với trục mẫu thử. Các cạnh của mẫu thử phải được dũa tròn với bán kính không quá 2 mm. Độ nhẵn của mặt bên không dưới Ñ3.

Nếu mẫu thử bị cong thì phải nắn thẳng ở nhiệt độ bình thường, lực tác dụng khi nắn phải là lực tĩnh.

III. PHƯƠNG PHÁP THỬ

Phương pháp thử uốn có thể chia thành 3 loại sau:

1. Góc uốn đạt đến góc α đã qui định (hình 2).

2. Uốn tới khi 2 cạnh của mẫu thử song song với nhau (hình 4).

3. Uốn tới khi 2 cạnh của mẫu tiếp xúc với nhau (hình 7).

Căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm chọn lấy một trong các phương pháp trên.

Mẫu thử uốn được đặt trên hai gối tựa, nhờ gối uốn giữa mà mẫu thử được uốn cong ở phần giữa (hình 1).

Khoảng cách giữa gối tựa và đường kính của gối uốn được qui định theo các điều kiện kỹ thuật riêng. Nếu không có qui định riêng thì khoảng cách giữa hai gối tựa thường lấy D + (2,5 – 3)a (hình 2).

Bề rộng của gối tựa và gối uốn phải lớn hơn bề rộng của mẫu thử.

Cho phép uốn trên các rãnh hình chữ V (hình 3) có góc của mặt phẳng rãnh là 60 0 ± 10 0, chiều rộng của miệng rãnh không bé hơn 125 mm. Bề rộng của rãnh cần lớn hơn bề rộng của mẫu thử.

Hình 1: Thử uốn với thép tròn bằng máy kéo nén vạn năng 100 tấn – WANCE

Nếu sao khi uốn trên các gối hay trên rãnh góc uốn chưa đạt đến góc qui định thì có thể uốn trực tiếp lên hai đầu của mẫu thử (hình 5). Nếu muốn bán kính của góc uốn đạt tới một giá trị nào đó thì có thể dùng tấm đệm giữa hai cạnh của mẫu thử (hình 4).

Nếu mẫu thử cần uốn tới khi hai cạnh tiếp xúc với nhau thì không cần dùng tấm đệm giữa, mà nên tiếp tục uốn cho đến khi hai cạnh tiếp xúc với nhau (hình 7).

Sau khi góc uốn đã đạt tới góc qui định, tiến hành kiểm tra phía ngoài (phía chịu biến dạng kéo) và mặt bên. Nếu không có hiện tượng rạn, nứt hoặc vẩy bong từng lớp (phân tầng) thì mẫu thử đạt yêu cầu. Nếu mẫu thử bị rạn, nứt hay vẩy bong từng lớp (phân tầng) trước khi đạt đến góc qui định thì cần ghi lấy góc uốn mẫu thử bị nứt.

Thử uốn được tiến hành trên có lắp bộ gá thử uốn. Lực uốn phải tăng từ từ và lực tĩnh.

Thí Nghiệm Kiểm Tra Độ Bền Kéo Của Thép

Công ty chúng tôi là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm thép ống, thép hình, thép xây dựng, phụ kiện. Sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu từ các nhà máy hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tuy nhiên để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, mỗi khi nhập hàng về chúng tôi luôn thí nghiệm kiểm định một cách chính xác nhất để tránh bán những sản phẩm không tốt cho khách hàng. Trong bài viết này chúng tôi xin gửi đến khách hàng thí nghiệm kéo thép, một trong những thí nghiệm khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Xác định giới hạn đứt, giới hạn chảy của mẫu từ đó xác định được ứng suất giới hạn bền và ứng suất giới hạn chảy của vật liệu thép.

– Kiểm tra, vệ sinh máy móc được hoạt động trơn tru, máy kéo kê chắc chắn để tránh sai số trong quá trình thực hiện

– Đo và đánh dấu kích thước của mẫu thử

– Ngàm chắc chắn 2 đầu của mẫu thử vào máy kéo

– Tiến hành tăng dần lực kéo đến khi nào mẫu vật bị đứt và quan sát hiện tượng

– Máy kéo mẫu đa năng

– Mẫu thử thép:

Hình dạng và kích thước của mẫu thử phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm thử

Với các sản phẩm có diện tích tiết diện không đổi ( vuông, tròn, elip…) hoặc thép vằn thì không cần gia công còn những sản phẩm có mặt cắt ngang bất kỳ thì cần gia công sản phẩm để có thể đưa về hình dạng thí nghiệm đúng tiêu chuẩn.

Mẫu thử được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn TCVN 197, ASTM 638, ISO 2566, JIS…

Biểu đồ kết quả thí nghiệm Giải thích kết quả thí nghiệm:

– Trong đoạn từ O đến A, biểu đồ có độ dốc cao tức là tực kéo tăng nhanh nhưng biến dạng tăng chậm. Thép đang ở trong giới hạn đàn hồi nên có khả năng phục hồi về hình dạng và kích thước ban đầu sau khi ngắt lực tác dụng. Đường thẳng trên biểu đồ có thể coi là một đường thẳng, biến dạng của mẫu tỷ lệ thuận với lực kéo nên giới hạn lực trong giới hạn đàn hồi gọi là Ptl.

– Trong đoạn A – D thép bắt đầu đi vào giới hạn chảy tức là chỉ cần tăng rất ít lực nhưng biến dạng tăng rất nhanh. Biểu đồ gần như có dạng nằm ngang.

– Trong đoạn D – B giai đoạn này được gọi là gian đoán tái bền khi chúng ta phải tăng nhiều lực hơn để tiếp tục kéo giãn thanh thép

– Trong đoạn B – C: khi mẫu vật tái bền đến giới hạn bền thì thép sẽ bắt đầu bị đứt ( phá hủy) . Sự phá hủy thường xảy ra ở khu vực chính giữa hoặc gần chính giữa.

Giới hạn bền đặc trưng cho khả năng chịu lực tối đa của thép, trong tính toán ta thường tính đến giới hạn chảy và giới hạn đàn hồi để đại diện cho khả năng chịu lực của thép.

Doanh nghiệp chúng tôi

CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THÉP VÀ THIẾT BỊ HÀ NỘI CUNG CẤP các sản phẩm về thép như : , , thép xây dựng, và các đi kèm với đầy đủ chứng chỉ chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Trong ngành thép miền Bắc và Nam chắc hẳn không còn xa lạ với doanh nghiệp chúng tôi, bởi chúng tôi đã cung cấp vật tư thép cho nhiều dự án lớn, nhỏ trong và ngoài nước. Hàng hóa của chúng tôi luôn đề cao chất lượng, đặt sự uy tín thương hiệu nên hàng đầu.

Để mua hàng hoặc yêu cầu báo giá xin mời liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÉP VÀ THIẾT BỊ HÀ NỘI

Đ/C: NO16 – LK573, Khu Giếng Sen, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: Mr Hồng 0982377967

Website: chúng tôi / chúng tôi / hanexmetal.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các Tiêu Chuẩn Lấy Mẫu Thí Nghiệm Vật Liệu Xây Dựng Cần Biết

Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :

Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.

Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .

XEM NGAY

Mật khẩu : Cuối bài viết

Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 6260-2009 và TCVN 2682-2009.

– Theo quy định: Mỗi lô xi măng < 40 tấn phải thực hiện công tác lấy 02 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu có trọng lượng 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được đều ở tất cả các bao xi măng có trong kho chứa, mỗi bao lấy 1kg.

– 1 mẫu thử được lấy để làm thí nghiệm, còn 1 mẫu còn lại được lưu giữ để làm công tác đối chứng khi cần thiết. Mẫu lưu này có giá trị trong khoảng thời gian là 60 ngày; trong khoảng thời gian này nếu không có bất kỳ khiếu nãi nào giữa bên mua và bán về các thắc mắc ở kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.

– Khi xi măng được đưa đến công trình xây dựng thì đại diện cả 2 bên nhà đầu tư và chủ dầu tư sẽ cùng nhau lấy mẫu đóng gói, niêm phong và lập biên bản để gửu đến các Công ty có phòng thí nghiệm uy tín để tiến hành kiểm nghiệm. Các mẫu thử này phải được để trong hộp kín bảo quản nơi khô ráo tránh nước và các hóa chất khác.

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006, TCXD 127-1985.

– Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, vừa, nhỏ và cát mịn.

– Cứ 100m3 cát xây dựng thì sẽ lấy 1 mẫu thử với khối lượng tối thiểu là 50kg và được lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, đóng gói, lập biên bản và tiến hành mang đi thí nghiệm.

– Kết quả thí nghiệm cát xây dựng là cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu và là căn cứ để thiết kế thành phần bê tông.

3. Đá dăm (Sỏi) dùng trong bê tông

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570:2006; TCVN 7572:2006.

Đá cỡ 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm

Đá cỡ 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm

Đá cỡ 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm

Đá cỡ 4×7: cỡ hạt từ 40-70mm

– Nhỏ hơn 200m3 đá tiến hành lấy 2 mẫu thử, lấy ở các vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, đóng gói lập biên bản và lấy mẫu mang đi thí nghiệm.

– Kết quả thí nghiệm là cơ sở để tiến hành nghiệm thu và là căn cứ thể thiết kế thành phần bê tông.

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6285-1997.

– Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm…

a. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng:

– Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của câythép được tính bằng công thức sau:

D thực=0,43x √Q (mm)

b. Đo đường kính cốt thép vằn:

-Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.

– Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.

– Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.

(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm.7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).

– Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):

Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.

Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14

– Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.

– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:

Giới hạn chảy, giới hạn bền;

Độ giãn dài;

Đường kính thực đo;

Uốn nguội;

– Kết quả thí nghiệm và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.

– Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986.

– Gạchxây dùng trong công trình có nhiều loại: gạch rỗng đất sét nung, gạch, gạch đặc đất sét nung, gạch xi măng, gạch silicat…

– Lấy mẫu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.

– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:

Cường độ nén;

Cường độ uốn;

Khối lượng thể tích;

Hình dạng và kích thước;

Các khuyết tật ngoại quan.

– Kết quả thí nghiệm là cơ sở để nghiệm thu, đăng ký chất lượng gạch.

b. Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát:

– Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6476-1999

– Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999.

Với hơn 999 mẫu nhà phố – biệt thự – liền kê được chúng tôi chia sẻ cùng quý vị :

Sưu tập 999 mẫu nhà đẹp bao gồm các phương kết cấu + kiến trúc khác nhau, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí, tiết kiệm hàng chục triệu đồng.

Thỏa sức lựa chọn mẫu nhà đẹp, miễn phí tư vấn thiết kế xây dựng nhà. .

XEM NGAY

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêu Chuẩn Thí Nghiệm Thép trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!