Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bé 3 Tuổi Tăng Cân Nhanh Mẹ Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé 3 tuổi cần ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày?Theo chúng tôi Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ dinh dưỡng Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, ở tuổi lên 3, bé cần ăn đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày (cơm, cháo, phở,… ) và kèm thêm 2 – 3 bữa phụ (súp, cháo, sữa, trái cây,…) Về nguyên tắc dinh dưỡng, mỗi bữa ăn của bé cần phải có đầy đủ các nhóm chất sinh năng lượng gồm chất bột đường (gạo, mì, ngũ cốc,…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ,…), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) cùng nhóm vitamin và khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, vitamin A, B, C, D, K,…). Thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân cần chú trọng cả về lượng lẫn về chất.
Thực đơn gợi ý cho bé 3 tuổi giúp tăng cân nhanh
Với bé 3 tuổi, bên cạnh nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa còn cần năng lượng cho sự tăng trưởng. Vì vậy, chế độ ăn phải đáp ứng đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng (chất bột đường, chất đạm, chất béo) thay đổi theo giới tính và tình trạng sức khỏe của từng trẻ.
Bữa trưa:
Bữa tối:
Bữa phụ 1:
Bữa phụ 2:
Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.
BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan cũng lưu ý cho các bậc phụ huynh là trẻ 3 tuổi có đến 4-5 bữa ăn trong ngày kể cả bữa chính và bữa phụ. Do vậy, đối với các bé biếng ăn, bố mẹ hạn chế việc kéo dài mỗi bữa ăn của bé quá lâu sẽ khiến cho khoảng thời gian giữa các bữa ăn bị rút ngắn lại, khiến cho bé chưa kịp đói đã “phải” ăn bữa tiếp theo. Điều này lại càng khiến bé sợ việc ăn uống hơn.
BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan cũng lưu ý trẻ 3 tuổi có đến 4 – 5 bữa ăn trong ngày gồm bữa chính và bữa phụ. Do vậy, đối với các bé biếng ăn, bố mẹ hạn chế việc kéo dài mỗi bữa ăn của bé quá lâu sẽ khiến cho khoảng thời gian giữa các bữa ăn bị rút ngắn lại, khiến cho bé chưa kịp đói đã “phải” ăn bữa tiếp theo. Điều này lại càng khiến bé sợ việc ăn uống hơn.
Nguyên liệu: Hướng dẫn chế biến:
Cách chế biến thực đơn cho bé 3 tuổi tăng cân
Cháo ức gà bí đỏ
Bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân?
Ức gà luộc lấy nước, phần thịt gà xé nhỏ,,
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu
Gạo nấu với nước luộc gà cho đến khi nở bung thì cho bí đỏ vào nấu cùng. Khi các nguyên liệu đã mềm, bạn tắt bếp rồi cho thêm một ít dầu ăn dinh dưỡng vào nồi cháo, trộn đều và múc ra tô nhỏ cho bé thưởng thức
Nguyên liệu: Hướng dẫn chế biến:
Cá chép hấp gừng
Cá chép là loại thực phẩm bổ dưỡng giúp trẻ ngon miệng và dễ dàng tăng cân .
– Cá chép mổ bụng bỏ ruột, rửa sạch, ướp dầu ăn và gia vị cho vừa ăn.
– Gừng rửa sạch băm nhỏ.
Nguyên liệu: Hướng dẫn chế biến: Cháo hàu hạt sen Nguyên liệu: Hướng dẫn chế biến:
– Cá chép hấp cách thủy với gừng, cho bé ăn cả nước và thịt cá, ăn cùng với cơm và các món rau, canh.
Các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng Nutrihome sẽ trực tiếp hướng dẫn bố mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, đơn giản để mang đến những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và ngon miệng cho bé.
Hạt sen tách đôi, bỏ tim sen
Gạo vo sạch cho vào 2 chén nước đun gạo cùng với hạt sen cho nhừ thành cháo.
Nấm rơm làm sạch bỏ gốc, ngâm nước muối loãng cho trắng, rửa sạch rồi xắt hạt lựu.
Hàu làm sạch băm nhỏ. Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo, cho đầu hành lá vào phi thơm rồi cho hàu vào xào, xong cho nấm rơm vào xào, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn.
Khi cháo đã nhừ cho phần hàu đã xào chín vào và tắt bếp.
Hương Giang
Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, quy trình khám, tư vấn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho bé 3 tuổi tăng cân nhanh.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cho bé 3 tuổi hiệu quả.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Tăng Cân
Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Theo chúng tôi Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome (khu vực miền Bắc), để giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển về chiều cao, cân nặng trong giai đoạn này, mẹ cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Với trẻ 9 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khẩu phần hàng ngày của bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ bao gồm:
Sữa mẹ: 500 – 600ml
Ba bữa chính: bột, cháo ăn dặm, hoặc cơm nhão: gạo; thịt/cá; dầu ăn; rau xanh, trái cây bao gồm 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…). Mỗi bữa khoảng 200ml cháo.
Ba bữa phụ bao gồm: trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy…
Nhóm bột đường: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…
Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng…
Nhóm vitamin và khoáng chất: tất cả các loại rau củ, trái cây. Ưu tiên rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ cam quýt.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: yaourt, pho mát, bơ…
Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai, nên mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, bột ăm dặm và các loại rau củ băm nhuyễn chứ không cần phải xay, nghiền nát như giai đoạn trước.
Tập cho trẻ ăn bốc với các loại thức ăn như: các loại rau, củ, trái cây. Điều này không chỉ giúp trẻ khám phá mùi vị thực của các loại thức ăn, mà còn khuyến khích bé tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa, trẻ sẽ hào hứng với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
Bé 9 tháng tuổi cần ăn đa dạng thực phẩm
Ngoài các cữ bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ như: yaourt, phô mai, bơ… giúp tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.
Nên xây dựng thực đơn phong phú cho trẻ, cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, với những đứa trẻ bú mẹ thì cần tăng cường chất sắt trong thực đơn của bé như gan gà, gan lợn, thịt đỏ… Tuy nhiên, trẻ 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng được các thực phẩm sau: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc.. vì có nguy cơ dị ứng cao.
Cho trẻ uống thêm nước: Khác với trẻ 6 tháng đầu đời, thì trẻ 9 tháng cần được uống đủ nước để tránh táo bón.
Nên tập thói quen ngồi vào bàn ăn: Để tập thói quen ăn uống nghiêm túc, mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn như một thói quen, bé sẽ hào hứng ăn uống hơn.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi tăng cân
1. Cháo cá hồi + bí đỏ
Thực đơn tham khảo cho trẻ 9 tháng tuổi tăng cân
Cách làm: Cá hồi rửa sạch hấp cách thủy với ít lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín đem ra gỡ bỏ xương, băm nhuyễn. Sau đó phi với hành khô băm nhuyễn cho ra bát. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn. Cháo nấu nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào, nấu sôi lên cho hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào, cho con ăn lúc cháo còn ấm.
2. Cháo gan gà + khoai lang
Cách làm: Gan gà rửa sạch rồi băm nhuyễn, phi với hành khô rồi múc ra bát. Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gan gà và khoai lang vào nấu sôi lên. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.
3. Cháo thịt heo + rau ngót
Cách làm: Gạo cho vào nồi ninh nhừ, thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho bé ăn.
4. Cháo tôm + cải bó xôi
Cách làm: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen và băm nhuyễn rồi xào qua với hành khô băm nhỏ. Cải bó xôi trụng qua và cắt nhuyễn. Gạo ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại cháo thì tắt bếp. Múc cháo ra cho dầu ăn vào và rồi cho bé ăn.
Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi hiệu quả.
Thi Phan
22 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân
Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì giai đoạn bé 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới.Mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để bé có sự phát triển toàn diện nhất.
Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng một bữa ăn của bé cần được đáo ứng đầy đủ các nhóm chất sau:
Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở…
Đạm: thịt lợn. thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hủ
Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt…
Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây…
Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.
Mẹ cần đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán.
Rau xanh, trái cây tươi là thành phần không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Hầu hết ở độ tuổi này bé có thể ăn được các loại rau xanh.
Giai đoạn này bé đã ngồi vững, mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế, tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Với những mẹ có răng rồi, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn lên để giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn.
Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.
1/ Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Trứng gà sạch: 1 quả
Khoai lang vàng: 1 củ
Dầu ăn trẻ em
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng món cháo khoai lang trứng:
Cho gạo vào rổ rửa sạch và cho vào nồi nấu nhừ
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ có thể đem hấp chín hoặc cho vào nấu cùng cháo.
Khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp
Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào để nguội là bé dùng được.
2/ Cháo tôm mướp.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Mướp: nửa quả
Tôm thịt: 4 con
Dầu ăn trẻ em
Cách làm:
Gạo đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, làm sạch dây sống lưng rồi băm nhuyễn.
Mướp gọt vỏ, băm nhỏ
Cho tôm và mướp vào xào chín. Sau đó cho vào cháo đảo đều
Múc cháo ra bát rồi cho thêm dầu ăn vào.
Bánh ăn dặm cho bé tốt nhất cho trẻ 9 tháng
Nên mua tã bỉm Pampers hay Goo.N cho con
3/ Cháo thịt bò cải thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân nhanh
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt bò nạc: 20g
Cải thảo: 25g
Dầu ăn oliu: ¼ thìa cà phê
Cách làm:
Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn và xào chín với dầu oliu
Cải thảo rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ. Sau khi thịt bò xào chín thì cho cải thảo bằm vào xào cùng.
Cháo chín mú cho thịt bò, cải thảo xào lên và sôi thêm 3 phút, đảo đều và để nguội cho bé ăn.
4/ Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là.
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo cá hồi:
Gạo tẻ :1/4 lon
Cá hồi: 30g
Sữa tươi không đường
Cà chua: 1 quả
Cà rốt: 1/3 củ
Gia vị: gừng, dầu ăn.
Cách làm:
Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ
Cá hồi rửa sạch, bỏ da và đem ngâm với sữa tươi tầm 20 phút cho khử bớt mùi chúng tôi đó đem hấp cùng với chút gừng, rồi đem nghiền nhỏ.
Cà rốt gọt sạch vỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn
Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua đã nghiền nhỏ vào, đảo đều và cho sôi thêm 3 phút là được
Múc cháo ra bát và cho chút dầu ăn vào đảo đều.
5/ Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Cá chép: 30g
Rau ngót: 4-5 ngọn
Phô mai
Cách làm:
Cá chép đem cạo sạch vảy rồi rửa sạch . Sau đó chọn phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương rồi xé nhuyễn.
Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Mẹ có thể xay bằng máy xay sinh tố
Cho chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho phần thịt cá chép vừa bằm vào xào.
Cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi thêm 3 phút. Tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai lên trên.
6/ Cháo gà ngô ngọt măng tây thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cho bé lười ăn
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt ức gà: 35g
Ngô ngọt bào: 30g
Măng tây: 3 ngọn
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp nấu nhừ
Thịt ức gà đem rửa sạch, bằm nhuyễn vào cho lên bếp xào chín với chút hành
Ngô ngọt bào mỏng, sau khi thịt gà chín thì cho ngô vào xào cùng thêm 2 phút.
Cháo chín thì cho phần thịt gà, ngô ngọt vào và sau cùng là cho măng tây đã bằm nhỏ vào. Đun thêm 5 phút là được.
7/ Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
yến mạch : 40g
Cá hồi: 25g
Sữa tươi không đường: 1 hộp
Bí đỏ: 20g
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo yến mạch:
Yến mạch đem rửa với nước, ngâm thêm 5-7 phút cho mềm.
Cá hồi bỏ da, rửa sạch, ngâm với sữa tươi không đường khoảng 20 phút rồi đem hấp chín với chút gừng. Cá chín thì đem gỡ thịt ra và nghiền nhỏ.
Bí đỏ gọt sạch vỏ, hấp chín, nghiền nhỏ
Yến mạch cho vào nồi cùng với lượng nước phù hợp, đun sôi cho chín. Sau đó cho cá hồi, bí đỏ đã được nghiền nhỏ vào nấu sôi thêm 5 phút là được.
8/ Cháo đậu xanh gạo thịt heo cải thìa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Đậu xanh: 1 nắm
Thịt lợn: 25g
Cải thìa: 3 lá
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, đậu xanh để nguyên hạt, đem rửa sạch và ngâm với nước tầm 30 phút. Đem gạo và đậu vào nấu cùng với nhau đến khi chín nhừ.
Thịt lợn đem rửa sạch, băm nhỏ.
Cải thìa rửa sạch, băm nhỏ
Khi cháo chín, cho thịt vào nấu thêm 5 phút. Sau đó cho cải thìa vào nấu thêm 3 phút nữa là được
9/ Cháo thịt gà bí đỏ đậu Hà Lan thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng lạ miệng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt đùi gà: 1 đùi
Bí đỏ: 3 miếng nhỏ
Đậu Hà Lan: vừa đủ
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp đun với lửa vừa
Đậu Hà Lan đem rửa sạch, bóc lớp vỏ ngoài rồi đem hấp chín cùng với bí đỏ, khi chín đem nghiền nhỏ. Hoặc mẹ có thể cho vào nấu cùng với cháo
Thịt đùi gà đem rửa sạch, nấu cùng gạo cho chín nhừ.
Sau khi cháo chín thì lấy phần đùi ra, gỡ thịt và bằm nhỏ cho vào bát cháo của bé là được.
10/ Cháo bồ câu bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo bồ câu
Gạo tẻ : ¼ lon
Chim bồ câu: 1 con loại chưa ra ràng
Bí đỏ: 3 miếng nhỏ cắt khúc
Cách làm:
Bồ câu đem làm sạch lông, thui qua lửa cho săn thịt rồi lọc lấy thịt, bằm nhỏ.
Phần xương cho vào nấu cùng với gạo cho chín nhừ
Bí đỏ rửa sạch, đem bằm nhỏ
Cho thịt chim và bí bỏ bằm vào xào cho chín
Cháo chín thì cho phần thịt và bí đỏ vừa xào vào đảo đều và cho sôi thêm 5 phút là được.
11/ Món súp thịt bò khoai tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt bò nạc: 35g
Khoai tây, cà rốt : mỗi loại 1 củ
Dầu ăn, hành lá
Cách làm:
Thịt bò đem rửa sạch, ướp chút gừng rồi sau đó cho lên bếp đun lửa vừa
Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng và hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Nếu bé ăn thô được rồi thì mẹ có thể cắt nhỏ cà rốt mà không nghiền để bé tập nhai.
Thịt bò chín nhừ thì cho khoai tây, cà rốt vào nấu chín.
Múc súp ra bát và cho thêm chút dầu ăn, chút hành lá lên trên để nguội là bé có thể ăn luôn.
12/ Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Tim lợn: 30g
Cà rốt, khoai tây: mỗi loại 1 củ
Rau cải ngọt 4 -5 ngọn
Hành khô, dầu ăn: vừa đủ
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng món cháo tim hầm:
Tim lợn sau khi mua về, đem rửa sạch, lọc bỏ hết màng và gân cứng, đem băm nhỏ và xào chín với hành khô.
Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
Rau cải rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng và băm nhỏ
Cháo nấu chín thì cho cà rốt, khoai tây vào đảo đều.
Sau đó cho cải vào và nấu thêm 3 phút
Sau cùng cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều và múc cho bát nguội cho bé ăn.
13/ Cháo thịt heo – rau ngót
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt nạc: 30g
Rau ngót: 30g
Gạo tẻ: ¼ lon
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, cho lên bếp đun lửa vừa
Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
Rau ngót rửa sạch, xay lấy phần nước. Nếu mẹ nào muốn cho con ăn thêm phần xác rau thì sau khi xay nhỏ không cần lọc lấy luôn cả nước và cái.
Cho thịt vào nấu cùng với cháo tới khi chín nhừ. Cho rau vào nấu thêm 3 phút là được.
Múc cháo ra cho thêm giọt dầu ăn trẻ em
14/ Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng với món cháo lươn – cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ : 1/4 lon
Thịt lươn làm sạch: 20g
Cà rốt: 20g
Dầu ăn: khoảng 1thìa
Chút muối và nước mắm
Cách làm:
Thịt lươn đem rửa sạch với chút muối, đem hấp chín với cọng sả. Lươn chín đem bằm nhỏ.
Gạo tẻ vò sạch cho lên bếp đun cho chín nhừ.
Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ và cho vào cháo nấu cho chín nhừ
Cho chảo lên bếp, phi hành thơm rồi cho lươn vào xào cùng.
Cháo chín múc, cho thịt lươn vào đảo đều , sôi thêm 5 phút. Múc cháo ra bát và chờ nguội cho bé ăn
15/ Cháo Óc heo – rau ngót thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng ngon miệng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ :1/4 lon
Rau ngót: 30g
Óc heo: 1 cái
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
Óc heo đem lột lớp màng và hấp chín rồi tán nhỏ
Rau ngót rửa sạch, xay nhỏ
Cháo chín cho phần óc heo và rau ngót vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
16/ Cháo thịt gà – mướp – giá đỗ
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo gà mướp:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt gà :35g
Mướp: 1/3 quả
Giá đỗ: 30g
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và cho lên bếp nấu ở lửa vừa cho chín nhừ
Thịt gà rửa sạch, bằm nhỏ với chút hành khô. Đem ướn chút dầu ăn và hạt nêm.
Cho chảo nóng lên và cho thịt gà vào xào chín.
Mướp đem gọt vỏ, bằm nhỏ.
Cháo chín cho thịt gà đã xào và mướp vào, đảo đều rồi nấu sôi thêm 3 phút. Sau đó cho giá đỗ băm nhỏ vào là được
17/ Cháo móng giò – hạt sen.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Hạt sen: 15g
Móng giò: 1 cái
Hành lá
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, để ráo nước
Móng giò làm sạch, thui qua lửa.
Hạt sen rửa sạch để ráo nước
Cho gạo, móng giò, hạt sen vào nồi và hầm cho chín nhừ. Sau khi chín thì gỡ phần thịt ở móng giò đem nghiền hoặc xay nhỏ.
Cháo chín thì múc ra bát, cho chút hành lá lên trên
18/ Cháo tôm – gạo lức thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi biếng ăn
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo lức: 30g
Tôm biển: 3 – 4 con
Dầu ăn em bé
Cà rốt: 1/3 củ
Cách làm:
Gạo lức đem vò sạch, nấu chín thành cháo
Tôm bỏ vỏ, bỏ đầu, làm sạch sống lưng rồi đem bằm nhỏ
Cà rốt gọt vỏ, bằm nhỏ, hấp chín
Cháo sôi thì cho tôm bằm, cà rốt bằm vào nấu sôi thêm 10 phút nữa là được.
19/ Cháo cua biển – bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt cua biển: 30g
Gạo tẻ: 30g
Bí đỏ: 30g
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo cua biển:
Gạo tẻ đem vò sạch rồi nấu thành cháo,
Bí đỏ gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lựu vào nấu chín.
Thịt cua đem hấp chín rồi gỡ riêng lấy thịt, phi hành thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay và tắt bếp.
Khi cháo chín thì cho phần thịt cua đã xào chín vào đảo đều rồi tắt bếp
20/ Cháo tôm – cải bó xôi.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Tôm: 3-4 con
Rau cải bó xôi: 4 ngọn
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu nhừ thành cháo
Tôm làm sạch,bỏ đầu, lấy sống lưng rồi đem luộc chín lấy thịt giã nhỏ xào sơ qua.
Rau cải bó xôi đem rửa sạch rồi băm nhỏ và cho vào xào cùng tôm.
Cháo chín nhuyễn thì cho hỗn hợp tôm, rau vào cháo đảo đều trong 5 phút rồi tắt bếp
21/ Cháo trứng bắc thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhẹ cân
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Trứng gà ta: 1 quả
Trứng bắc thảo: ½ lòng đen
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo, khi cháo chín thì đánh đều trứng gà vào
Sau đó cho lòng đen trứng bắc thảo vào, đầu tiên sẽ thấy nó vón lại nhưng khi cho vào cháo sẽ tan hết
Đảo đều tay sau khoảng 3 phút thì tắt bếp.
22/ Cháo cua bể – cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Cà rốt: 1/3 củ
Cua bể: 1 con
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
Cua đem hấp chín, gỡ lấy phần thịt rồi băm nhuyễn, sau đó xào nhanh với hành tím.
Cà rốt gọt sạch vỏ, đem băm nhuyễn.
Nấu cháo thì cho cà rốt vào nấu thêm 2 phút rồi cho thịt cua vào đảo đều và sôi lại thì tắt bếp.
Cách Nấu Cháo Cho Bé 1 Tuổi Trở Lên Tăng Cân Nhanh Chóng
Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế, đòi hỏi phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học hơn so với độ tuổi trước đó rất nhiều. Mẹ hiểu về dinh dưỡng và nắm trong tay những bí quyết nấu cháo thơm, ngon cho bé, sẽ giúp con tăng cân nhanh chóng, khỏe mạnh.
1. Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên cần bí quyết và lưu ý gì?
1.1. Bí quyết nấu cháo ngon cho bé
Nước hầm xương giúp mẹ nấu cháo thơm ngon, dinh dưỡng – Ảnh Internet
Để biết cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên, mẹ cần lưu ý đến 3 yếu tố: gạo, nước và thời gian nấu. Ngoài ra, muốn cho con một phần cháo thơm ngon và dinh dưỡng nhất, mẹ có thể sử dụng nước hầm xương, nước luộc thịt, hay chỉ đơn giản là nước hầm rau củ, cũng đã tăng hương vị cho món cháo hấp dẫn hơn rồi đấy.
Yeutre.vn mách mẹ một mẹo nhỏ để nấu cháo nhanh nhừ hơn như sau: Khi cháo sôi, mẹ vặn nhỏ lửa, cho cháo sôi lăn tăn thêm một lát rồi đậy vung thật kín, tắt bếp đi. Đợi một lúc sau, bật bếp lên cho cháo sôi trở lại, lúc này, mẹ hạ lửa và quấy nhẹ tay liên tục cho cháo sánh, đặc và thơm ngon hơn. Để nấu cho con món cháo thơm ngon và sánh đặc, mẹ có thể thêm một phần gạo nếp, giúp kích thích vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn.
1.2. Mẹ cần nhớ những gì khi nấu cháo cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi?
Trước khi thực hiện cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên, mẹ lưu ý không nên xay nhuyễn cháo và đồ ăn cho bé. Khi trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé cần được mẹ cho ăn những món ăn lỏng, nhuyễn. Đến khi hơn 1 tuổi, bé đã có khả năng tiêu hóa khá tốt, kể cả các thực phẩm hải sản, nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Lúc này, mẹ nên cho bé làm quen với các thực phẩm đặc hơn một chút để giúp bé tập nhai tốt hơn.
Mẹ nấu cháo đặc để bé tập nhai – Ảnh InternetCho bé ăn đồ ăn quá nhuyễn khi đã lớn sẽ làm bé trở nên thụ động, không chịu nhai, lâu dần, làm ảnh hưởng đến cách ăn uống của trẻ. Hoạt động nhai làm sản sinh ra một loại enzym tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn. Vì vậy, khi nấu cháo cho bé trên 1 tuổi, mẹ không cần nấu cháo quá nhuyễn, thức ăn cũng chỉ cần băm hoặc cắt nhỏ là được.
Do tính chất công việc, nên nhiều mẹ không có thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái một cách chu đáo. Vì vậy, mẹ thường nấu một nồi cháo lớn để con ăn cả ngày. Điều này vô tình làm cho con ngán ăn và không hấp thu hết được các giá trị dinh dưỡng. Mẹ chỉ nên nấu cháo trắng đủ ăn trong ngày – tùy theo độ tuổi của bé, còn đối với thực phẩm đi kèm với cháo cần được chế biến ngay lúc đó và cũng nên thay đổi trong ngày. Mẹ lưu ý chỉ nấu thức ăn cho con từ những thực phẩm tươi sống, không nên dùng đồ nấu sẵn, đồ ăn cũ hâm lại , hoặc đông lạnh, vì như vậy sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng cho bé.
2. Hai món cháo cho bé 1 tuổi trở lên giúp tăng cân “vù vù”
2.1. Cháo bồ câu yến sào giúp bé tăng cân nhanh chóng
Cháo chim bồ câu hạt sen dinh dưỡng cho bé – Ảnh Internet
Cháo bồ câu từ lâu đã trở thành món cháo quen thuộc cho trẻ nhỏ, vì giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon của món ăn này. Cháo bồ câu dễ ăn, dễ làm, và dễ hấp thu, nên được rất nhiều bà mẹ lựa chọn cho con. Nếu mẹ nấu cháo bồ câu cùng hạt sen và yến sào, thì chẳng mấy chốc, bé sẽ lớn nhanh như thổi đấy.
Thịt chim bồ câu rất dễ tiêu hóa, giàu vitamin cùng khoáng chất. Thịt bồ câu chứa đến 22% chất đạm – rất tốt trong việc giúp bé tạo cơ và phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe cho bé còi xương , trẻ suy dinh dưỡng. Còn yến sào là thực phẩm chứa nhiều loại axit amin, nguyên tố vi lượng như Ca, Fr, Cr, nên rất tốt với sự phát triển thể chất của bé. Yến sào còn có khả năng thúc đẩy hệ tuần hoàn máu và giúp bé phát triển trí não một cách toàn diện. Vì vậy, khi mẹ kết hợp thịt bồ câu với yến sào cùng hạt sen sẽ tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon cho bé đấy.
Để biết cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên với chim bồ câu yến sào, mẹ chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
1 phần cơm nấu cháo cho bé
1 con bồ câu mới ra ràng
200gr tổ yến sào
200gr hạt sen
Gia vị cho bé
Ngâm tổ yến vào nước cho mềm rồi loại bỏ các chất bẩn còn lại – Ảnh InternetĐầu tiên, mẹ cho tổ yến đã tinh chế ngâm vào nước cho mềm và nở ra. Sau đó, mẹ nhặt sạch những chất còn bám trên tổ yến rồi rửa lại cho sạch, để ráo. Khi chọn bồ câu, mẹ nên chọn những con chim non mới ra ràng được 10 đến 15 ngày. Bồ câu lúc này rất béo, thịt thơm, ngon và giàu dinh dưỡng nhất nên mẹ cần lưu ý. Mẹ chọn bồ câu làm sẵn có bề ngoài hồng hào, ấn vào da thấy thịt dày là ngon nhất. Mẹ đem phần bồ câu đã chọn rửa sạch với muối, để ráo nước.
Bước tiếp theo, mẹ đem hạt sen ngâm nước cho mềm, sau đó, xả nước và để ráo. Mẹ dùng phần thịt bồ câu cùng hạt sen hầm với lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Đến khi bồ câu cùng hạt sen bắt đầu mềm, mẹ cho phần cơm đã chuẩn bị vào hầm chung cho mềm. Cơm đã nấu chín, mềm trước đó nên không mất nhiều thời gian của mẹ, lại đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Mẹ nấu cháo đến khi sôi lại thì cho phần yến sào vào hầm chung với cháo. Mẹ nấu thêm khoảng 15 phút nữa, nêm nếm thêm gia vị phù hợp theo độ tuổi của trẻ, rồi tắt bếp. Cháo bồ câu yến sào thành phẩm phải chín mềm, hài hòa và rất giàu dinh dưỡng.
2.1. Cháo bí đỏ cá hồi cho bé thông minh, sáng dạ
Món cháo từ cá hồi giúp bé thông minh – Ảnh Internet
2 nắm gạo tẻ, 2 nắm gạo nếp
500g cá hồi
300g bí đỏ
1 củ hành khô
Dầu olive cùng gia vị cho bé
Cá hồi cùng bí đỏ là hai thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, giúp kích thích trí thông minh, tăng cường trí nhớ và lên cân nhanh chóng. Để biết cách nấu cháo cho bé 1 tuổi trở lên với cá hồi cùng bí đỏ, mẹ hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Đầu tiên, mẹ sơ chế cá hồi để nấu cháo cho bé. Cá hồi mẹ rửa sạch rồi tách riêng phần thịt ra khỏi xương. Để khử mùi tanh của cá, mẹ đem phần thịt cá rửa sạch với chút giấm ăn, sau đó, đem chần qua nước sôi có pha vài lát gừng để át mùi tanh của cá.
Sau khi có phần thịt và xương cá hồi tách riêng, mẹ đem phần xương cá đi hầm với lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Đến khi sôi, mẹ vặn nhỏ lửa, rồi cứ ninh liu riu như vậy cho đến khi chuẩn bị các nguyên liệu khác.
Cá hồi mẹ thái miếng vuông vừa ăn cho bé tùy theo độ tuổi – Ảnh InternetBí đỏ mẹ xẻ thành từng miếng vừa, gọt vỏ, rồi thái thành những miếng nhỏ vừa ăn với trẻ. Sau đó, mẹ đem bí rửa sạch với nước, để ráo. Lúc này mẹ vớt xương cá hồi ra khỏi nồi nước, cho phần gạo đã chuẩn bị trước đó vào nấu cho mềm. Khi thấy gạo nở đều, mẹ hạ lửa rồi cứ đậy vung thật kín là được.
Trong lúc chờ cháo chín, mẹ tiếp tục chuẩn bị các nguyên liệu tiếp theo. Cá hồi mẹ đem xắt thành miếng vừa ăn cho bé tập nhai , sau đó, mẹ phi chút dầu olive với hành tím cho thơm, rồi cho phần thịt cá vào xào thật đều tay. Khi cá hồi chín tái, thì mẹ nêm nếm thêm cho vừa ăn với bé, đợi thịt chín hẳn mới tắt bếp.
Khi cháo đã chín mềm, thơm phức. Mẹ múc phần cháo ra chén cho bé, lúc này mẹ để phần thịt cá hồi đã chín lên bên trên, cho thêm một muỗng dầu olive lên trên thịt cá. Như vậy, bé yêu đã có một bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng, kích thích cả vị giác và thị giác rồi đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bé 3 Tuổi Tăng Cân Nhanh Mẹ Cần Biết trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!