Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết # Top 9 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Mở đầu việc soạn bài Câu cá mùa thu, Kiến xin được giới thiệu cho các bạn học sinh những điều cần lưu tâm về tác giả Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), ông quê ở Nam Định, ông sinh ra ở làng Hoàng Xá (thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) – quê ngoại nhưng lại lớn lên và sinh sống chủ yếu ở xã Yên Đổ (thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam) – quê nội.

Nguyễn Khuyến được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống Nho học thế nên ông có một nền tảng học thức vững chắc. Thêm vào đó là người có chí hướng nên Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi tuyển chọn nhân tài của đất nước lúc bây giờ: Hương, Hội, Đình. Tuy khẳng định được vị thế của mình trong chốn quan trường nhưng Nguyễn Khuyến không bao giờ màng đến một cuộc sống lợi danh, phù phiếm.

Thay vào đó, ông chọn cuộc sống bình dị, chân phương ở quê nhà với công việc dạy học. Đặc biệt, trong suốt cuộc đời của mình, dù sống trong thời đại bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Khuyến vẫn kiên quyết giữ thái độ không hợp tác.

Nguyễn Khuyến có số lượng lớn những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm – trên 800 bài với nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn, câu đối. Nội dung trong sáng tác của ông phần lớn nói về tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện trong dó cuộc sống khổ nhọc, lam lũ nhưng thuần phác và bình dị của con người. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến đã góp vào nền văn học dân tộc những điểm sáng không thể thay thế.

Xem Thêm:

2. Bài thơ Câu cá mùa thu:

Khi soạn Câu cá mùa thu cần điểm qua một số nét chính của tác phẩm. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong số ba bài nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, đó là: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Ba bài thơ này được sáng tác bằng chữ Nôm và là những tác phẩm giúp Nguyễn Khuyến trở thành cái tên nức danh của làng thơ Việt Nam.

II. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1:

Nội dung đầu tiên chúng ta cần làm khi Mở đầu bài thơ là câu ” soạn bài Câu cá mùa thu là lí giải việc tác giả lựa chọn điểm nhìn đối với việc thể hiện nội dung trong thơ. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả vô cùng đặc sắc và chính từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã thể hiện sự bao quát của mình trước cảnh vật. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo“, đó là cơ sở để dễ dàng nhận ra “ao thu” chính là nơi mà điểm nhìn cảnh thu xuất phát. Chính từ “vị trí” ao thu ấy, cảnh thu đã hiện lên trước mắt người đọc một cách đầy ấn tượng theo trình tư từ gần lên cao và ra xa: trong “ao thu” là “thuyền câu bé tẻo teo”, bên trên là “tầng mây lơ lửng” và phía xa xa là “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”. Cuối cùng lại vẫn dừng lại ở vị trị xuất phát ban đầu là ao thu, thuyền câu. Từ điểm nhìn và cảnh thu ấy, có thể thấy Nguyễn Khuyến đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu tuyệt mĩ: chỉ từ điểm nhìn là từ chiếc ao, cảnh thu dần mở ra theo chiều chiều kích khác nhau.

2. Câu 2:

2. Câu 3:

Những chuyển động màu sắc, hình ảnh, âm thanh đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của không gian mùa thu. Trong bài thơ, nếu tầng thấp là hình ảnh của ao thu cùng với ngõ trúc tạo nên sự thu hẹp của cảnh vật thì phía trên là khoảng trời bao la, xanh mát. Chính sự đối lập ấy đã tạo nên độ mở của không gian.

Bên cạnh đó, chính đặc tính của âm thanh và những màu sắc trong thơ đã khiến không gian trở nên hiu quạnh, vắng lặng, cái tĩnh của không gian đã lên đến độ nhân vật trữ tình có thể nghe thấy sự chuyển động khẽ khàng của cá dưới ao: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Với không gian thanh tĩnh và có chiều hướng mở rộng đã góp phần thể hiện nỗi lòng của tác giả trước nhân thế. Đó là nỗi lòng thời thế của nhà Nho, dù không ồn ã, vồ vập nhưng lại tha thiết vô cùng. Nhưng dù là bộc lộ tình cảm nào thì ta cũng thấy phảng phất đâu đó sự cô quạnh, buồn bã của nhà thơ.

4. Câu 4:

Điểm đặc biệt t rong cách gieo vần của Nguyễn Khuyến chắc không khó để nhận ra vì nó hiển hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Trong bài thơ, Nguyễn Khuyến sử dụng rất khéo léo cách gieo vần “eo”. Đây được xem là tử vận và rất khó lựa chọn từ ngữ để sáng tác. Tuy nhiên, cái khó đó lại giúp cho Nguyễn Khuyến bộc lộ tài năng của mình. Minh chứng là các câu thơ trong bài được kết hợp rất uyển chuyển với vần “eo” ấy. Đặc biệt, đây là vần không chỉ có thể giúp diễn tả được sự đìu hìu, thu nhỏ và khép kín của của không gian mà còn có thể giúp thi nhân thể hiện một phần nào đó nỗi niềm u uất canh cánh trong lòng của mình. Câu hỏi số 4 này cũng là một câu hỏi cần được khai thác phương diện nghệ thuật để giải đáp cho “nhiệm vụ” soạn văn bài Câu cá mùa thu.

5. Câu 5:

Việc soạn bài Câu cá mùa thu sẽ hoàn tất khi chúng ta trả lời xong câu hỏi số 5 này.. Qua bài Câu cá mùa thu, có thể cảm nhận được tấm lòng mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Dù cả bài thơ nhà thơ chỉ thuần tả cảnh thiên nhiên, dù trông bề ngoài thì tác giả có vẻ sống cuộc sống an nhàn, bình yên nhưng ẩn sau trong đó chính là tấm lòng yêu nước thầm kín và nỗi niềm khôn nguôi với cuộc đời.

Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu )

– Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng

– Sinh ra tại quê ngoại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

– Ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ do đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình. Ông chỉ làm quan hơn mười năm còn phần lớn là dạy học.

– Sáng tác của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng hiện còn trên 800 bài thơ, văn, câu đối.

– Xuất xứ: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

– Thể thơ: đường luật thất ngôn bát cú.

– Chủ đề: Câu cá mùa thu nói lên sự cảm nhận về mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả

Câu 1 trang 22 SGK Ngữ Văn tập 1: Điểm nhìn của tác giả có gì đặc sắc ? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ?

– Điểm nhìn của tác giả: Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Điểm nhìn gần bắt đầu từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, rồi xa là nhìn lên bầu trời, sau đó lại quay về gần nhìn ngõ trúc rồi lại trở vẻ với ao thu, với thuyền câu. Không gian cũng được mở rộng, từ không gian ao làng mở ra không gian mùa thu.

– Từ điểm nhìn ấy, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. Thiên nhiên chuyển động chứ không tĩnh.

Câu 2 trang 22 SGK Ngữ Văn tập 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

– Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu là:

+ Màu sắc: nước – trong veo, sóng – biếc, trời – xanh ngắt, lá – vàng, bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Đường nét: sóng – hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tầng mây – lơ lửng

+ Hình khối: nhỏ bé: Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”.

– Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

⟹ Bức tranh thu trong sáng, dịu dàng mang đậm cảnh sắc của làng quê miền Bắc nước Việt.

Câu 3 trang 22 SGK Ngữ Văn tập 1:Anh chị có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh ? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

– Không gian trong Thu điếu: không gian mở rộng từ không gian của ao thu đến không gian của mùa thu. Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn.

+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh mịch, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

+ Màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động nhưng được bao trùm bằng cả màu xanh.

+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ: lấy động tả tĩnh. Phải yên ắng tới mức nào mới có thể nghe thấy tiếng lá đưa trong gió, tiếng cá đớp động bèo.

+ Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, cô quạnh.

+ Cảnh thu đẹp, trong sáng thanh đạm, dân dã cho thấy tâm hồn nhà thơ gắn bó tha thiết với quê hương đất nước.

+ Ngắm cảnh thu nhưng thực chất nhà thơ đang bận lòng nghĩ đến việc của đất nước. Từ đó tác giả bộc lộ lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.

Câu 4 trang 22 SGK Ngữ Văn tập 1: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt ? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu ?

– Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, dan dã và gần gũi với đời sống nhân dân nhưng vẫn rất tinh tế khi biểu hiện cảnh đẹp của mùa thu cũng như những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng nhân vật trữ tình.

– Vần “eo” hợp ở tất cả các câu bắt buộc là các câu 1, 2, 4, 6 và câu 8 giúp diễn tả rất rõ cảm giác về một không gian nhỏ hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hòa hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc suy tư của nhân vật trữ tình.

– Góp phần tạo nên thành công trong thủ pháp “lấy động tả tĩnh”: tiếng “vèo” của lá và âm thanh như có như không của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”.

– Các từ mang vần “eo” cũng đa dạng về mặt từ loại như: từ ghép – trong veo, từ láy – tẻo teo, từ đơn – bèo, vèo. Giúp làm nổi bật cảnh thu thanh sơ, dịu nhẹ vừa để tô đậm nét đẹp của sắc thu nơi đất Việt.

Câu 5 trang 22 SGK Ngữ Văn tập 1:Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyến Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước ?

– Qua Câu cá mùa thu, chúng ta thấy rõ tấm lòng của nhà thơ Nguyến Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động nhưng cũng phảng phất đâu đó nỗi buồn.

⟹ là tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của nhà nhơ. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng mà còn mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ẩn sau bức tranh thu là tâm trạng của con người u uẩn chìm đắm trong nỗi lo âu triền miên không dứt về nhân dân, đất nước, về cảnh đời cảnh người.

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu?

Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ để gợi cảnh và diễn tả tâm trạng. Từ ngữ đầy chất tạo hình, tạo khối:

– Tính từ : trong veo, biếc, xanh gợi tả cảnh thu dịu nhẹ, tươi sáng

– Các cụm động từ: gợn tí, khẽ đua, lơ lửng làm bức tranh thu như đang chuyển động hết sức sinh động.

– Vần eo – “tử vận”, được tác giả sử dụng rất thần tình. Từ vèo trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Và bèo trong câu “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Bài Soạn Lớp 11: Câu Cá Mùa Thu

Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu: Quế Sơn, tên:Nguyễn Thắng, quê: Hà Nam.

Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo.

Là người tài năng, cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với Pháp

Văn nghiệp: thơ chữ Hán và chữ Nôm (800 bài), nổi bật là thơ làng quê và thơ trào phúng.

Tác phẩm:

Hoàn cảnh: Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở quân tại quê nhà.

Vị trí: Thuộc chùm thơ thu gồm ba bài.

Đề tài: mùa thu

Bố cục: 3 phần

2 câu đầu: giới thiệu cảnh câu cá mùa thu

4 câu giữa: cảnh thu câu cá

2 câu cuối: Tâm sự của nhà thơ.

Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của nhà thơ có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh mùa thu như thế nào?

Trả lời:

Điểm nhìn của nhà thơ : từ ao thu lạnh lẽo.

Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại hình ảnh của :

Sóng gợn nhẹ; lá vàng rơi nhanh…

Trời thu xanh cao, tầng mâu lơ lửng.

Lối vào làng quanh co, trúc mọc dày.

Tiếng cá đớp mồi rất khẽ dưới chân bèo

Những từ ngữ, hình ảnh nào đã gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu. Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh sắc thu:

Ao thu: lạnh lẽo, trong veo

Thuyền câu: một chiếc, bé tẻo teo.

Sóng biếc: Hơi gợn tí

Lá vàng: khẽ đưa vèo

Trời thu: xanh ngắt

Ngõ trúc: quanh co

Tiếng cá: động chân bèo

Anh/chị có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

Không gian Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng bóng người. Không gian ấy được hiện lên qua màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. Không gian ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Sự chuyển động ấy khẽ đến mức không đủ để tạo thành âm thanh. Cả bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất – tiếng cá đớp động nhưng là đớp động dưới chân bèo. Từ đâu gợi sự mơ hồ, không xác định.

Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng.

Màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.

Sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Cả bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất – tiếng cá đớp động nhưng là đớp động dưới chân bèo.

Bốn câu thơ cuối, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh tĩnh và vắng, bởi đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng của một thi nhân đang mang nặng trong lòng nỗi trăn trở nhân tình thế thái.

Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi lên cho ta cảm giác gì về mùa thu và tình thu?

Trả lời:

Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần “eo” là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.

Qua câu cá mùa thu, anh/chị có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời:

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.

Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài “Câu cá mùa thu”.

Trả lời:

Bài thơ cho thấy nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến. Các từ ngữ cho thấy không chỉ sự quan sát mà con cả sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với cảnh thu, không gian thu.

Dùng vần “eo” rất có tạo hình, gợi cảm giác.

Nghệ thuật đối được vận dụng nhuần nhuyễn qua các cặp câu thơ 3-4, 5-6 tạo nên bức tranh toàn cảnh, chỉ với mấy câu thơ mà bao quát cả cảnh trời đất.

Các từ chỉ màu sắc tạo nên ấn tượng sâu sắc: sóng biếc, lá vàng; các từ chỉ trạng thái vắng vẻ, đìu hiu: lơ lửng, quanh co.

Tâm trạng ẩn kín dưới các hình tượng thiên nhiên được miêu tả bằng một ngôn ngữ tinh tế.

Soạn Bài: Câu Cá Mùa Thu (Thu Điếu) – Ngữ Văn 11 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

Bài thơ Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến (gồm 3 bài: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh). Vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ cũng đồng thời thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có điểm đặc sắc:

Câu 2:

* Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu:

Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ và thanh sơ của cảnh vật:

Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt

Đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc.

* Đó là cảnh thu ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. Cái hồn đó được gợi lên từ ao thu, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

Câu 3:

* Không gian trong bài thơ: tĩnh lặng, phảng phất chút buồn (Vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, mây lơ lửng).

Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo”, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Màu sắc trong sáng, tươi mát và vô cùng sinh động: sóng biếc, là vàng, mây lơ lửng, trời xanh ngắt,…

Các chuyển động cũng rất nhẹ, rất khẽ, không đủ để tạo ra âm thanh.

Cá đâu đớp động dưới chân bèo: đây là tiếng động duy nhất nhưng nó không hề phá vỡ sự tĩnh lặng, mà ngược lại càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật (thủ pháp lấy động tả tĩnh).

* Tâm trạng của nhà thơ:

Tâm hồn yên tĩnh, vắng lặng

Cái lạnh, cái buồn của không gian như thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ

Cảnh thu đẹp, trong sáng và yên bình, mang vẻ đẹp của đồng quê dân dã, cho ta thấy tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 4:

* Cách gieo vần trong bài thơ có điểm đặc biệt: vần “eo” là một vần rất khó luyến láy, rất khó để gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng lại được nhà thơ sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” ở đây góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với , phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5:

Qua bài thơ Câu cá mùa thu, cho ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước: Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của nhà thơ. Trong suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu. Nhưng thực ra không phải thế, đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên và chìm đắm.

4

/

5

(

4

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!