Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Đầy Đủ Nhất # Top 8 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Đầy Đủ Nhất # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Mở đầu bài Phân tích Đàn ghi ta của Lorca

1. Giới Thiệu Tác giả

a, Tiểu sử

– Thanh Thảo ( sinh năm 1946) ở Quảng Ngãi.

Nhà thơ Thanh Thảo

– Hiện ông đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi và là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

– Ông nhận được nhiều giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam.

b, Phong cách sáng tác

– Thơ ông mang tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, nghĩ suy về các vấn đề thời đại và xã hội.

– Ông luôn cố gắng để cách tân thơ Việt, thể hiện sâu cái tôi với những biểu đạt mới mẻ, đưa thơ ca lên một tầm thẩm mỹ mới.

– Những tác phẩm nổi tiếng của Thanh Thảo: Những ngọn sóng mặt trời, Từ một đến một trăm, Dấu chân qua trảng cỏ,…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

– Thanh Thảo viết nên bài thơ Đàn ghi ta của Lorca vào năm 1979 tại Trại sáng tác văn học Quân Khu V-Đà Nẵng.

– Ông đã đọc rất nhiều bài thơ của Lorca và còn chép lại để mang ra chiến trường đọc.

b, Nội dung bài thơ

– Bài thơ nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa hai tâm hồn nghệ sĩ là tác giả và Lorca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, vẫn hiên ngang trong cái chết đầy oan khuất.

Xem Thêm:Phân tích bài thơ Đất Nước hay nhấtPhân tích bài thơ Việt Bắc sát với giáo ánPhân tích bài thơ Tây Tiến

II. Phân tích Đàn ghi ta của Lorca chi tiết

1. Nhan đề và lời đề từ

– Nhan đề: Đàn ghi ta là niềm tự hào xưa nay của xứ sở Tây Ban Nha, còn Lorca là một nghệ sĩ sáng tạo, ca ngợi và tôn vinh sự tự do bằng lời thơ, tiếng hát

Phân tích đàn ghi ta của Lorca

– Lời đề từ trích trong bài Ghi nhớ của Lorca biểu lộ sự gắn bó của Lorca và cây đàn hay chính niềm đam mê nghệ thuật luôn bùng cháy trong cơ thể ông, và bên cạnh đó ông cũng muốn nhắn gửi mọi người hãy biết vượt qua những giới hạn, những vết son thành tựu nổi bật của mình đã đạt được để sáng tạo nên những tuyệt tác mới mẻ cho đời.

2. Người nghệ sĩ tự do đơn độc – Lorca (6 dòng đầu)

– 2 câu thơ đầu cất lên là gợi ngay ra trong tâm tưởng mỗi người về một đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp với những điểm riêng biệt ở đây như: những trận đấu bò tót khốc liệt, tiếng đàn truyền thống thú vị.

+ Dù là thế nhưng khi hình ảnh “tiếng đàn” đi cùng “bọt nước”: ta thấy một chút ngậm ngùi và xót xa thay khi nghệ thuật của Lorca vốn lung linh, trong trẻo như bọt nước, nhưng lại dễ vỡ tan và biến mất bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận mong manh, ngắn ngủi của Lorca. Tiếng đàn ghi ta của Lorca dù hay đấy nhưng cũng đầy xót xa đấy.

+ “Áo choàng đỏ gắt”: thể hiện hình ảnh một đấu trường đầy khốc liệt, màu đỏ của áo choàng hay màu đỏ của máu, cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai chí tuyến tư tưởng – giữa khát vọng tự do và sự kìm hãm của bọn phát xít độc tài.

– Lorca thực sự đơn độc trên hành trình tìm kiếm sự tự do với lòng yêu tự do mãnh liệt và trong tay là thứ vũ khí nghệ thuật khác biệt.

– Chuỗi âm thanh “li la li la li la”: ta có thể hiểu đây là tiếng đàn ghi ta réo rắt khá bắt tai, cũng có thể là hình ảnh những vòng hoa li – la (loài hoa tử đinh hương) trên vùng thảo nguyên Tây Ban Nha.

3. Cái chết oan khuất và bi phẫn của Lorca (12 câu tiếp)

– “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”: hình ảnh Lorca đang rất nghệ sĩ, rất say sưa vang lên thật tự nhiên những ca từ khao khát sự tự do trên mảnh đất quê hương.

– “Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”: cái chết đến với Lorca một cách bất ngờ và đầy bi thảm khiến cả nước “Tây Ban Nha” phải “kinh hoàng” bởi bọn phát xít độc tài khi đã thảm sát một người hùng luôn luôn đấu tranh vì nền tự do, độc lập và giải phóng dân tộc.

Cuộc đấu tranh chống phát xít tại Tây Ban Nha

– “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”: hình ảnh hiên ngang của Lorca khi cận kề cái chết.

4. Hình ảnh tiếng ghi – ta

– Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

– “Tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy”: màu nâu – màu vỏ đàn ghi ta quen thuộc, màu của đất đai trên quê hương đất nước hay còn là màu của mái tóc, của làn da, của đôi mắt cô gái – ẩn dụ tình yêu thương mãnh liệt.

– “Tiếng ghi ta lá xanh”: thể hiện sức sống mãnh liệt, vĩnh hằng của nghệ thuật.

– “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: nghệ thuật luôn đẹp đẽ và lung linh là thế nhưng rồi cũng thật mong manh đến xót lòng.

– “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: cái chết tức tưởi, đầy thương xót, đau đớn của nghệ thuật và sự phẫn uất tột cùng với chế độ phát xít độc tài và cũng là sự xót thương cho người nghệ sĩ tài năng, bạc mệnh.

5. Sự vĩnh hằng của nghệ thuật

– “Không ai chôn cất … mọc hoang”: dù Lorca đã nằm xuống nhưng nghệ thuật của ông sẽ mãi trường tồn, sẽ còn đó như một minh chứng vĩnh hằng với thời gian thay ông cất lên tiếng lòng của mình. Bọn phát xít có thể cướp đi thân xác của ông nhưng không thể giết chết tâm hồn và nghệ thuật sáng chói của ông.

– “Giọt nước mắt” chính là sự tiếc thương, “vầng trăng” là sự gửi gắm niềm tin nghệ thuật.

– Lorca đã mất “đường chỉ tay đã đứt”: đường chỉ tay hay chính là đường sinh mệnh cuộc đời của chàng đã đứt, chàng giã từ cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn để đến với thế giới vô hạn trên chính “chiếc ghi ta” làm cầu nối.

– “Ném lá bùa”, “ném trái tim”: đó là sự giải thoát của Lorca sau khi chết. Ông ý thức được “cái chết” của mình là để nghệ thuật được tái sinh mãnh liệt hơn, để thế hệ sau tiếp nối sự cách tân ấy.

– “Li la li la …”: tiếng ghi ta bất tử ấy cứ vang lên như khúc nhạc tiễn đưa người nghệ sĩ đầy tâm huyết một thời ghi dấu bên tiếng đàn. Hay cũng có thể hiểu đó chính là vòng hoa tử đinh hương để viếng linh hồn Lorca.

Xem Thêm:Soạn bài Vào Phủ Chúa TrịnhSoạn bài thơ Đất Nước

III. Tổng kết phân tích Đàn ghi ta của Lorca

1. Gía trị nội dung

Đàn ghi ta của Lorca thể hiện sự xót thương sâu sắc trước cái chết bi thảm của người nghệ sĩ tài ba Lorca và sự mong ước một nền nghệ thuật cách tân của Thanh Thảo.

2. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ tự do.

– Kết hợp giữa yếu tố thơ ca và âm nhạc.

– Hình ảnh mô tả độc đáo, phóng túng, đậm chất tượng trưng siêu thực.

Phân tích Đàn ghi ta của Lorca để lại cho chúng ta những nghĩ suy nhất định về sức mạnh của thơ ca trong thời kỳ chiến tranh dù là ở quốc gia nào đi chăng nữa. Thơ ca sẽ là vũ khí lợi hại trên mặt trận tư tưởng, cất lên tiếng nói tự do sát cánh cùng dân tộc.

Ý Nghĩa Ẩn Dụ Của Hình Tượng Tiếng Đàn Trong Bài Thơ Đàn Ghi Ta Của Lor

Văn mẫu: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Dàn ý hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

1. Mở bài

– Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo

– Giới thiệu tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

– Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, nó có tên gọi khác là Tây Ban cầm, như vậy, tiếng đàn là biểu trưng cho đất nước Tây Ban Nha.

– Trong lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: tiếng đàn ghi ta gắn bó với vận mệnh, là tâm hồn, là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

– Ở khổ thơ đầu, chuỗi âm thanh tiếng đàn vang lên da diết “li la li la …” gợi hình ảnh người người nghệ sĩ say sưa trong nghệ thuật, gợi không gian tràn ngập âm nhạc của Tây Ban Nha.

– Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, hình ảnh như điềm báo cho số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

– Tiếng đàn là thế giới giới của những cách tân nghệ thuật mà Lor – ca say mê:

+ “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy”: màu nâu có thể là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, của đôi mắt, màu da, mái tóc cô gái, Lor – ca sáng tác vì quê hương, tình yêu, vì tình yêu, vì chính nghệ thuật.

+ “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor – ca luôn dồi dào sức sống tuổi trẻ.

+ “tiếng ghi ta tròn bọt”: gợi đến thứ nghệ thuật trong trẻo, hoàn mĩ, tuyệt đích

– Thế nhưng, tiếng tiếng ghi ta – nghệ thuật của Lor – ca lại chịu số phận đau thương:

+ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: dù đẹp, dù lung linh nhưng nghệ thuật ấy lại “vỡ tan” dưới tay bọn phát xít tàn ác.

“tiếng ghi ta tòng ròng/ máu chảy”: tiếng ghi ta như hòa làm một với người nghệ sĩ, chịu chung nỗi đau, cái chết với người nghệ sĩ. Đó là sự gắn bó giữa người nghệ sĩ và nghệ thuật. Câu thơ cũng thể hiện sự phẫn uất của tác giả trước cái chết mà bọ phát xít gây ra cho Lor – ca.

– Sau khi Lor – ca chết đi, tiếng ghi ta – nghệ thuật Lor – ca vẫn không thể bị chôn vùi, thậm chí còn có sức sống mãnh liệt: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.

+ Nhưng có thể hiểu hai dòng thơ trên: sau khi Lor – ca mất, không còn ai bước tiếp con đường cách tân nghệ thuật, khiến nghệ thuật như bị bỏ hoang. Ý thơ thể hiện sự xót xa của tác giả trước cái chết của nghệ thuật.

– “Lor – ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”: chiếc ghi ta – nghệ thuật chính là phương tiện để Lor – ca từ giã thế giới hữu hạn đến với thế giới vô hạn. Chiếc ghi ta như hóa thành thứ vũ khí đầy quyền năng của người nghệ sĩ.

– Âm thanh tiếng đàn cuối bài thơ: kết cấu đầu cuối tương ứng, là sự vang vọng mãi tiếng đàn của Lor – ca trong lòng tác giả và những người yêu nghệ thuật chân chính. Là sự vĩnh cửu của nghệ thuật.

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

2. Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 1

Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và giàu giá trị nghệ thuật.

Tiếng đàn là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm, nhưng tiếng đàn đã được Thanh Thảo tái hiện hết sức đặc biệt:

Những tiếng đàn bọt nước

Tiếng đàn vốn thuộc về trường thính giác, nhưng dưới cái nhìn của Thanh Thảo nó đã được hữu hình hóa tựa như những bọt nước. Bọt nước gợi ra hình ảnh của những âm thanh tròn trịa, trong trẻo, thanh khiết nhưng đồng thời nó cũng gắn liền với sự mong manh, dễ vỡ, cũng như chính cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca vậy. Tiếng đàn còn vô cùng phóng khoáng tự do: “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, chìm đắm trong nghệ thuật của Lor-ca đã khiến cho chàng phải chịu một cái chết vô cùng đột ngột, bất ngờ.

Đoạn thơ tiếp theo là đoạn thơ hay nhất, đặc sắc nhất miêu tả tiếng đàn với nhiều cung bậc cảm xúc, sắc thái khác nhau.

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Trong đoạn thơ này ảnh hưởng từ thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã sáng tạo một loạt hình ảnh dựa trên cơ chế tương giao chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh đầu tiên chính là tiếng ghi ta nâu, âm thanh của tiếng đàn đã được ghi lại bằng mày sắc. Bản thân màu sắc gợi ra nhiều lới nghĩa khác nhau, có thể là màu khởi nguyên của sự sống – đất; có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.

Hình ảnh tiếng ghi ta xanh lại tiếp tục là một hình ảnh thơ đa nghĩa nữa. Có thể hiểu tiếng đàn ghi ta như là xanh biết mấy, sự chuyển đổi giữa âm thanh tiếng đàn đến sức xanh của lá, gợi nên sức sống, sự tươi non, góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của tiếng đàn. Cũng có thể hiểu tiếng đàn ghi ta làm lá xanh biết mấy, ở đây sức sống và giá trị của tiếng đàn còn to lớn và mãnh liệt hơn nữa. Nó không chỉ là giá trị tự thân của tiếng đàn mà còn có sức lao tỏa, tác động làm các sự vật, hiện tượng bừng lên sức sống, lá cây xanh hơn, cuộc đời đẹp đẽ hơn.

Tiếp tục phát huy tài năng của mình, Thanh Thảo sáng tạo ra âm thanh thứ ba, đó là tiếng đàn tròn. Hình ảnh tiếng đàn tròn đã xuất hiện ở đầy tác phẩm đến đây lại được lặp lại một lần nữa. Tiếng đàn bọt nước biểu tượng cho sự tròn trịa, long lanh, nếu ở đầu bài thơ mới chỉ là dự cảm về sự mong manh, dễ vỡ thì đến đây đã trở thành hiện thực. Động từ “vỡ tan” đã một lần nữa khẳng định sự mong manh ấy, nó diễn ra vô cùng nhanh chóng và bất ngờ.

Cuối cùng là hình ảnh “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” vô cùng ám ảnh người đọc. Đến đây tiếng đàn thực sự đã trở thành sinh thể sống, không chỉ tồn tại với giá trị tinh thần vô hình mà dường như nó còn có cả thể xác – hữu hình. Bởi vậy, khi bị hủy diệt, bị chà đạp nó vỡ tan thành muôn ngàn dòng máu. Một số phận đầy đau thương, bi thảm trước sự tàn sát đẫm máu của chủ nghĩa phát xít. Cảm nhận nỗi đau thuộc về thể xác của tiếng đàn vốn được coi là thuộc về tinh thần, cho thấy sự đồng điệu, tri âm của Thanh Thảo với tiếng đàn hay chính với người nghệ sĩ Lor-ca.

Đoạn thơ đã sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác để cảm nhận tiếng đàn qua những hình khối, màu sắc khác nhau. Ở đây có thể hiểu khi người nghệ sĩ Lor-ca bị sát hại thì nghệ thuật của chàng không còn nguyên vẹn, nó vỡ ra, tan ra thành các mảng, mảnh màu sắc và hình khối.

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

Khi so sánh tiếng đàn của Lor-ca với cỏ, Thanh Thảo đã khẳng định sức sống bất tử, mãnh liệt của tiếng đàn. Tuy nhiên hai câu thơ đầu nghiêng về sắc thái nuối tiếc, xót xa, câu thơ buông ra như một tiếng thở dài. Thanh Thảo xót xa không chỉ bởi cái chết của Lor-ca mà còn bởi di nguyện ông để lại sau khi chết, đó là phải chôn thứ nghệ thuật trác tuyệt mà ông sáng tạo để thế hệ sau có thể tiếp tục cách tân nghệ thuật. Nhưng không một ai dám làm điều đó, bởi họ không đủ bản lĩnh, tài năng để vượt qua. Hình ảnh thơ tiếp, lại là một sự kết hợp hết sức lạ giữa hai hình ảnh giọt nước mắt và vầng trăng. Tác giả tối giản hoàn toàn quan hệ từ, cũng chính vì vậy mà đem đến cho câu thơ nhiều cách hiểu. Nếu là quan hệ từ “của” câu thơ sẽ là niềm xót xa đau đớn của vầng trăng trước cái đẹp. Nếu là quan hệ từ “như”, giọt nước mắt ở đây không còn là giọt nước mắt thông thường mà trở nên vĩ đại, đẹp đẽ, trong sáng. Dù hiểu theo cách nào, giọt nước mắt nào nó cũng đều thể hiện sự tiếc nuối, xót thương cho cái đẹp, cái tài.

Bài thơ khép lại bằng âm thanh “li-la li-la li-la….”, âm thanh đó chứng tỏ sự bất tử của Lor-ca trong cuộc đời cũng như trong lòng mọi người, đúng theo quy luật “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Đồng thời tạo ra dư ba cho tác phẩm, khi lượng ngôn từ ít ỏi của bài thơ đã kết thúc.

Hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo, xuất sắc của Thanh Thảo mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp với hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca đã góp phần truyền tải đầy đủ thông điệp của tác phẩm. Những cảm nhận sâu sắc về tiếng đàn cho thấy sự tri âm sâu sắc với tài năng, phẩm chất của Lor-ca. Cùng với đó là sự vận dụng sáng tạo những hình ảnh, ngôn ngữ thơ hiện đại, các yếu tố tượng trưng siêu thực tài tình đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

3. Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 2

Tây Ban Nha vốn nổi danh là một đất nước xinh đẹp, với những thảo nguyên xanh tươi, những hàng dương xanh thẳm, có những nàng vũ nữ Digan xoay tròn trong điệu nhảy Flamenco đầy đắm say, hoang dại, cũng vừa mạnh mẽ trong sáng. Nơi đây đã sản sinh ra những con người mà họ luôn hướng về tự do, luôn luôn hướng về những điều đẹp đẽ nhất của cuộc đời và một trong những đại biểu xuất sắc nhất đó chính là người nghệ sĩ Federico García Lorca. Thanh Thảo đã sáng tác Đàn ghi ta của Lor-ca để tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy, người luôn trăn trở với di nguyện lãng mạn và kỳ lạ: “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.

Thanh Thảo sinh năm 1946, tên khai sinh là Hồ Thành Công, quê ông ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông là nhà thơ luôn có những suy tư trăn trở về những vấn đề thời đại và xã hội, ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt, đào sâu vào cái tôi nội cảm, xóa bỏ những khuôn mẫu, sáng tạo những hình ảnh thi từ mới mẻ đem đến cho thơ ca hiện đại những mỹ cảm thi ca đặc sắc bằng hình thức thơ siêu thực, tượng trưng. Những tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng ngập trời, Khối vuông ru bích. Đàn ghi ta của Lor-ca được trích trong tập Khối vuông ru bích, với hình tượng tiếng đàn đi xuyên suốt cả tác phẩm, góp phần quan trọng tạo nên ý nghĩa của bài thơ.

Trong cả tác phẩm ta đã nhiều lần thấy tiếng đàn ghi ta vang lên một cách bất chợt với nhiều cảm xúc, tiếng đàn ấy lúc thì vui tươi, tự do, lúc lại đau thương đến cùng cực, có thể thấy tiếng đàn mang một giá trị biểu tượng rất to lớn, mà giá trị ấy vốn đã bắt nguồn từ nhan đề và lời đề từ của bài thơ. Nhan đề bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca thể hiện sự gắn bó sâu sắc của Lor-ca với cây đàn, mà đàn ghi ta lại vốn là biểu tượng văn hóa của Tây Ban Nha, đồng thời cũng là biểu tượng cho tư tưởng nghệ thuật của Lor-ca, qua đó có thể thấy được phần nào sự gắn bó của Lor-ca đối với quê hương đất nước, cùng nền văn hóa của tổ quốc mà ông chiến đấu hết mình để bảo vệ, yêu thương. Lời đề từ “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đây là tâm nguyện của Lor-ca, thể hiện sự gắn bó của người nghệ sĩ với cây đàn ghi ta, niềm mong mỏi thế hệ sau có thể vượt lên nghệ thuật của mình, hãy quên đi tiếng đàn thơ ca của ông, để sáng tạo và đổi mới, như vậy hành trình cách tân nghệ thuật của đất nước mới có thể thành công, đây là khát vọng của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao đẹp. Thanh Thảo đưa tâm nguyện ấy vào làm lời đề từ với tấm lòng thành kính và tri ân sâu sắc của ông đến người nghệ sĩ yêu đàn.

Mở đầu bài thơ là câu “những tiếng đàn bọt nước/li-la li-la li-la”, thể hiện cho sự mong manh, dễ vỡ, cũng có thể hiểu là tiếng guitar trong trẻo nhưng rời rạc, ngắt quãng tựa như những bọt nước sục sôi rồi vỡ tan trong dòng chảy. Đây là biểu trưng cho cuộc đời và số phận bi thảm, tài hoa bạc mệnh của người nghệ sĩ Lor-ca, với những khát vọng cao đẹp cách tân cho nghệ thuật cùng sự công bằng cho dân tộc. Những âm thanh vang vọng, lẻ loi “li-la li-la li-la” vừa biểu trưng cho tiếng đàn của người nghệ sĩ, vừa đem vào đó hình ảnh của loài hoa truyền thống Tây Ban Nha đó là loài hoa li-la. Qua hình ảnh tiếng đàn hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên với khát vọng vô cùng cao đẹp, nhưng rất đơn độc “trên yên ngựa mỏi mòn”, đây cũng chính là bi kịch của người nghệ sĩ.

bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng

Lúc Lor-ca còn sống, còn làm nghệ thuật, còn đấu tranh, tiếng ghi ta của ông mang hình bóng của một người anh hùng lãng tử nhưng cô đơn và có khi mệt mỏi bởi không một ai có thể hiểu và đồng cảm với tâm hồn của ông. Khi ông mất đi, trong sự man rợ của kẻ thù, trong máu đỏ tươi và một tâm hồn của người mộng du, tiếng đàn lại một lần nữa vang lên, thể hiện cái bi kịch thê thảm mà người nghệ sĩ phải hứng chịu. Và ở đoạn thơ trên, Thanh Thảo đã bộc lộ sự tinh tế của mình khi đưa vào thơ tiếng ghi ta, biểu trưng cho nghệ thuật của Lor-ca được đúc kết trong tiếng đàn, vật đã đi theo và gắn bó sâu sắc với nhà thơ trong cả tâm nguyện khi ra đi về cõi vĩnh hằng. “tiếng ghi ta nâu” dòng thơ đã thể hiện ý nghĩa trong nghệ thuật của Lor-ca, ẩn chứa biết bao suy tư về nghệ thuật về cuộc đời con người, màu nâu là màu của cây đàn, là màu của đất quê hương, cũng là màu của sự suy tư, trầm lắng. Rồi thì Lor-ca đã mơ tưởng về một “bầu trời cô gái ấy/tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, điều đó thể hiện khao khát của người nghệ sĩ về một vùng trời bình yên mà ở đó cuộc sống luôn tiếp diễn với một màu xanh tươi đẹp, cuộc sống luôn có tiếng ghi ta tự do đầy nghệ thuật. Ngoài ra tiếng ghi ta còn mang thân phận mong manh, ngắn ngủi của người nghệ sĩ “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” với kết thúc là “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, đó là sự tàn khốc của thời đại, khi mà đế chế độc tài đã không lắng nghe tiếng đàn đầy nghệ thuật, tiếng đàn đầy sự đấu tranh, đòi công bằng, mong mỏi cách tân của người nghệ sĩ. Chúng chăm chăm coi đó là sự phản nghịch, tư tưởng độc hại cần phải tiêu diệt bởi nỗi e sợ khi tiếng đàn ghi ta của Lor-ca sẽ nhanh chóng lan rộng và thức tỉnh nhân dân. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm thương xót và nỗi đau vô bờ bến của Thanh Thảo trước cái chết bi thảm của Lor-ca.

4. Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 3

Lor-ca là nhà thơ lỗi lạc, là chiến sĩ tiên phong chống phát xít của Tây Ban Nha trong thế kỉ XX. Ngày 19-8-1936, ông đã bị bọn phát xít Phrăng-cô sát hại dã man.

Thanh Thảo đã nhắc lại câu thơ của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” vừa là đề từ cho bài thơ, vừa như nguyện cầu cho linh hồn Lor-ca, nhà nghệ sĩ tài ba.

Lor-ca đã nhiều năm ngồi vắt vẻo trên yên ngựa, mặc áo choàng đỏ như các lực sĩ đấu bò tót, khoác chiếc đàn ghi ta sau lưng đi rong ruổi ngược xuôi khắp đất nước Tây Ban Nha để sưu tầm dân ca, để học tập những điệu hát đồng quê. Tiếng đàn của chàng nghệ sĩ cứ sưu tầm dân ca, để học tập những điệu hát đồng quê dân dã. Tiếng đàn của chàng nghệ sĩ cứ “tan” ra như bọt nước. Các hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” và các từ láy lang thang, đơn độc, chếnh choáng mỏi mòn phối âm với tiếng đàn “li-la li-la li-la” như tan ra trong không trung, đã gợi lên bao liên tưởng về nhà thơ thiên tài, về nhạc sĩ Lor-ca xa xôi thuở ấy:

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi món

Khổ thơ thứ hai, thứ ba tái hiện lại giây phút “kinh hoàng” khi Lor-ca người chiến sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại. Chàng nghệ sĩ “đi như người mộng du” giữa bầy ác quỷ, tiếng hát nghêu ngao và tiếng đàn cùa chàng “bỗng kinh hoàng”, “đứt ngang giây”. Chỉ còn lại, chỉ nhìn thấy “áo choàng bê bết đỏ”.

Lor-ca đã ngã xuống trước làn đạn của bè lũ phát xít dã man, đã để lại một “bầu trời” thương nhớ mênh mông cho “cô gái ấy”, cho người yêu (nàng An-na Ma-ri-a)! “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh” là biểu tượng cho một tâm hồn nghệ sĩ mang một tình yêu tha thiết và yêu đời, gắn bó với quê hương, với nhân dân. Sau loạt đạn của quân thù, một tài năng đã bị hủy diệt; tiếng đàn bị “vỡ tan” như bọt nước, bị “đứt ngang dây”, với bao máu đỏ chảy “ròng ròng’ Thanh Thảo qua các ẩn dụ, so sánh, tượng trưng và điệp ngữ đã tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm, bộc lộ nỗi tiếc thương Lor-ca, một thiên tài bị cái ác sát hại. Điệp ngữ “tiếng ghi ta” bốn lần vang lên như tiếng nói, tiếng nấc nghẹn nghào:

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mẩy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

Phần cuối bài thơ (13) câu, Thanh Thảo dùng lối nói phủ định để khẳng định một chân lí, để ca ngợi sự bất tử của người nghệ sĩ. Không ai có thể chôn cất được tiếng đàn? Sắc đẹp cùa giai nhân, tài năng nghệ sĩ có thế lực nào có thế “chôn cất” được? Có gì nhiều bằng cỏ? Có gì xanh bằng cỏ? Có gì sống mãnh liệt bằng cỏ trên mặt đất bao la? Và vầng trăng thì vĩnh hằng cùng vũ trụ mênh mông. Lor-ca cũng vậy. Cuộc đời chỉ có 38 mùa xuân nhưng tài năng và tinh thần của nhà thơ, nhà nghệ sĩ mãi mãi bất diệt như tiếng đàn ghi ta. Như cỏ xanh trên thảo nguyên, như vầng trăng trên bầu trời lấp lánh soi đáy giếng. Thơ Thanh Thảo tuy hạn chế về vần điệu, nhưng anh đã tạo nên được một số hình ảnh, một số đường nét đầy ấn tượng để khẳng định Lor-ca “thác là thề phách, còn là tình anh”:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

Tài sắc của nàng Kiều còn mãi trong tâm hồn những chàng Kim trong cõi đời. Tiếng đàn, tiếng hát “thậm hay” của anh Trương Chi vẫn còn thổn thức tâm hồn thiếu nữ gần xa. Tiếng đàn diệu huyền của cô cầm mà thi hào Nguyễn Du đã nhắc tới trong bài thơ chữ Hán “Long Thành cầm giả ca” vẫn còn vang vọng khắp 36 phố phường Hà Nội hôm nay và ngày mai! Hình như Thanh Thảo đã “nghĩ tới” những tài năng và thân phận đầy bi kịch ấy khi viết những dòng thơ trên đáy?

Khi số phận đã hết, “đường chỉ tay đã đứt”, Lor-ca bước sang thế giới bên kia, đã “bơi sang ngang” dòng sóng với chiếc ghi ta “màu bạc”. Chàng nghệ sĩ đã bỏ lại đời, “ném lại” tình yêu và số phận mình vào “xoáy nước” cuộc đời đầy máu và nước mắt. để ra đi. Và âm thanh “li-la li-la Li-la” diệu huyền của tiếng đàn ghi ta cứ vang vọng mãi, cứ “ròng ròng – máu chảy” mãi, để lại bao đau đớn tiếc thương trong lòng người.

Lor-ca như một lực sĩ đấu bò tót. Lor-ca áo choàng bê bết máu đỏ trên pháp trường. Lor-ca đã đi vào cõi bất tử và để lại tiếng đàn ghi ta. Đó là cấu tứ của bài thơ, cũng là hình tượng Lor-ca qua bài thơ của Thanh Thảo mà chúng ta đã cảm nhận được.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là tiếng khóc thương, là tính đồng điệu thiên tài một nhà thơ xứ Quảng miền Trung Việt Nam gửi tới hương hồn nhà xứ sở Grê-na-đa bên trời Âu. Có những câu thơ của Thanh Thảo cất lên khóc “ròng ròng máu chảy”…

5. Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 4

Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta, niềm tự hào của Tây Ban Nha với hình ảnh áo choảng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha.

Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện được nhiều lần trong bài thơ: Tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta đá xanh. Tiếng ghi ta tròn bọt, nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau. Khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu

Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.

Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ lôn vinh được đan kết hài hòa vào những cung bậc thanh ầm của tiếng đàn ghi ta.

– Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nó đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như liếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Đầy Đủ Mới Nhất Của Tòa Án 2022 !!

01/10/2020

Mẫu đơn xin ly hôn hoàn chỉnh, hướng dẫn viết đơn xin ly hôn 2020, tải mẫu đơn ly hôn, đơn xin ly hôn thuận tình, đơn xin ly hôn đơn phương,… đây là 4 câu hỏi trong nhiều câu hỏi anh/chị đặt ra khi có nhu cầu viết đơn xin ly hôn chấm dứt cuộc hôn nhân đã không thể cứu vãn kéo dài của mình nữa.

Về nguyên tắc mẫu đơn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại tòa án nhưng phải có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu của tòa án để tòa án dựa trên yêu cầu cụ thể của đơn ly hôn làm căn cứ để giải quyết thủ tục ly hôn.

Theo các chuyên tư vấn hôn nhân gia đình Phúc Tâm, Mẫu đơn xin ly hôn cũng được chia thành hai loại: Mẫu đơn ly hôn thuận tình và mẫu đơn xin ly hôn đơn phương.

Thuận tình ly hôn: là việc cả 2 vợ chồng tự nguyện ly hôn. Hai bên đã thỏa thuận xong về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, chu cấp và giáo dục cho con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, phân chia không tranh chấp tài sản chung của 2 vợ chồng.

Ly hôn đơn phương: Là ly hôn từ 1 phía vợ hoặc chồng khi người đó cảm thấy cuộc sống hôn nhân trở nên trầm trọng không thể kéo dài: bạo lực gia đình, khi vợ/chồng ngoại tình …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………ngày…………tháng………….năm………

Kính gửi: Tòa án nhân dân………………………………………………………………………

Tôi tên:………………………………………………..sinh năm ……………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh……………..

Hiện có hộ khẩu thường trú tại số :……………………………………………………………..

Phường ………………..Quận…………………….Thành phố……………………………………

Hiện tạm trú (nếu có) số:………………………………………………………………………………………

Phường……………..Quận………………………Thành phố…………………………………..

Địa chỉ nơi làm việc – Điện thoại (nếu có):……………………………………………………….

Làm đơn này yêu cầu được ly hôn với chồng (vợ):

Tên:……………………………………..sinh năm ……………………………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện có hộ khẩu thường trú: Số…………………………………………………………………………

Phường ………………..Quận…………………….Thành phố………………………………………

Hiện tạm trú (nếu có) số: ……………………… ……Đường……………………………………

Phường :…………………Quận……………………..Thành phố……………………………….

Địa chỉ nơi làm việc – Điện thoại (nếu có):…………………………………………………………..

Vào năm:……………..chúng tôi đăng ký kết hôn tại……………………………..giấy chứng nhận kết hôn số………..ngày………….tháng…………………năm…………………..

( trường hợp không có đăng ký kết hôn thì ghi rõ thời gian chung sống):………………………

Nhưng đến năm…………….vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do :

( Trình bày tóm tắt nội dung lý do mâu thuẫn thực tế và ghi rõ những vấn đề cụ thể yêu cầu của tòa án giai quyết).

– Về con chung:………………………………………………… (trình bày có mấy con chung, ghi rõ họ tên, ngày tháng, năm sinh của các con và ghi rõ yêu cầu về việc nuôi con và việc chu cấp nuôi dưỡng con, chưa có con ghi chưa có).

– Về tài sản chung gồm có:………………………………..(liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản chung của 2 vợ chồng: nhà, xe,… giá trị thực tế và ghi rõ: yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.)

……………,Ngày ……….. tháng……….. năm……..

Người làm đơn

(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………….., ngày….. tháng….. năm………

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ VỀ THUẬN TÌNH LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………………………………………….

Chúng tôi tên:

1 chúng tôi năm…………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…

Hiện tại hộ khẩu thường trú tại số:……………………………………………………………..

Phường………………………………Quận…………………Thành Phố…………………………

Hiện tạm trú (nếu có):………………………………………………………………………………

Phường:…………………………….Quận………………Thành Phố……………………………

Địa chỉ nơi làm việc nếu có :………………………………………………………………………

2 ………………………………………………………… Sinh năm……………………………

CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…………….

Hiện tại hộ khẩu thường trú tại số:………………………………………………………………

Phường………………………………Quận…………………Thành Phố………………………..

Hiện tạm trú (nếu có):…………………………………………………………………………….

Phường:…………………………….Quận………………Thành Phố………………………….

Địa chỉ nơi làm việc nếu có :…………………………………………………………………….

Vào năm………………….chúng tôi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân……………………..

Giấy chứng nhận kết hôn số………………..ngày…………….tháng……….năm…………..

Nhưng đến năm…………………………………………………vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do

(trình bày tóm tắt nội dung mâu thuẫn và ghi rõ những vấn đề yêu cầu tòa án giải quyết).

– Về con chung:…………………………………………………..(trình bày chi tiết 2 vợ chồng có mấy con chung, ghi rõ họ tên, ngày, tháng năm sinh của các con và ghi rõ thỏa thuận về việc nuôi con và việc chu cấp nuôi dưỡng con; không có ghi không có)…………………………………………………………………………………

– Về tài sản chung gồm có:…………………………………………………….(ghi rõ tài sản chung gồm có những gì: nhà, xe,… giá trị thực tế và hai bên thỏa thuận về việc phân chia tài sản thế nào) ………………

……………,Ngày ……….. tháng……….. năm……..

Người làm đơn Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)

Anh/chị có thể mua tại tòa án hoặc download phía dưới bài viết theo mẫu của tòa án.

Anh/chị có thể nộp tại tòa án cấp quận huyện nơi hai vợ chồng đang cư trú sinh sống. Nếu đơn phương ly hôn thì nộp tại toàn án cấp quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đang sinh sống của bị đơn.

Nếu không giữa 2 vợ chồng không có tranh chấp tài sản thì án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 VNĐ.

Với trường hợp có tranh chấp tài sản:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. – Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. – Nếu thuận tình ly hôn, thời gian sẽ ngắn hơn. (Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự)

6. Tôi muốn rút lại đơn xin ly hôn có được không?

Việc ly hôn là điều không ai muốn nên Nhà nước Việt Nam rất khuyến khích việc hòa giải khi vợ, chồng có đơn ly hôn. Do đó người khởi kiện có thể rút đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân nơi mình nộp, hoặc có thể ủy quyền cho vợ/chồng đi rút đơn.

Việc chồng ngoại tình xảy ra trong xã hội nay không còn là chuyện hiếm. Người đàn ông ngoại tình mà vẫn biết chăm lo vợ con, chả may xa vào lưới tình người phụ nữ khác và biết chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng thì chị em không nên ly hôn. Còn người đàn ông đã đi ngoại tình mà còn đánh đập vợ con, có con riêng với người tình, không biết quay đầu… thì chị em nên suy nghĩ đến việc ly hôn để cuộc sống được tốt đẹp hơn.

Quận huyện Thành phố Hà Nội:

– 12 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông.

– 17 huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thường Tín, Ba Vì, Đông Anh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Mỹ Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Từ Liêm.

– 1 thị xã: Sơn Tây.

Quận huyện Sài Gòn(tp HCM):

– 18 quận: quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, quận Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận Tân Bình, Tân Phú.

– 4 huyện: Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ.

Quận huyện các tỉnh thành phố thuộc Việt Nam:

– Các tỉnh: Đà Nẵng, Nghệ An, Nha Trang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên…

“ĐƠN XIN HÔN”

Kính gửi: Tòa án tại gia

Tôi tên là: CHỒNG XẤU XA.

Sinh năm: 199x

Cư ngụ tại: Ngôi nhà ngập tràn tình yêu.

Xin được hôn cô: VỢ ĐÁNG YÊU.

Sinh năm: 199x

Cư ngụ tại: cũng ngôi nhà ngập tràn tình yêu ở trên.

Nội dung xin hôn: Do cuộc sống có vài điều không hòa thuận dẫn đến cãi nhau khiến vợ chồng cả đêm không ngủ được.

Tôi viết đơn này để xin giải quyết một vấn đề vô cùng bức bách là được hôn vợ tôi càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt.

Chỉ có việc hôn này mới giúp tránh được chiến tranh lạnh.

Kính mong tòa nhanh chóng giải quyết tình trạng của chúng tôi. Nếu không tôi buộc phải đơn phương thực hiện.

Về tài sản chung: Tài sản chung duy nhất của vợ chồng tôi là tình yêu, tôi xin được giữ nguyên và không có nhu cầu chia chác.

Để thực hiện việc hôn này, tôi xin tòa yêu cầu mỗi bên đóng góp tài sản riêng của mình là… cái miệng. Ai không thực hiện thì bên kia có quyền tự ý… tấn công.

Ngày…tháng…năm

Chồng xấu xa (đã ký)”.

– Cổng TTĐT Tòa án nhân dân tối cao.

– Luật Minh Khuê.

Cám ơn quý khách hàng đã quan tâm đến bài viết hướng dẫn viết mẫu đơn xin ly hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề ly hôn, cách viết đơn ly hôn hoặc tìm bằng chứng ngoại tình để ly hôn, quý khách vui lòng gọi đến số hotline/zalo 24/7: của công ty dịch vụ thám tử Phúc Tâm. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ tư vấn và giải đáp mọi yêu cầu từ phía khách hàng.

Chúc quý khách hàng 1 ngày an lành và hạnh phúc.

BAN TƯ VẤN PHÚC TÂM.

Phân Tích Tác Phẩm Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành

Nhà văn Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu

Tóm tắt tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành, ông sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tên khai sinh của Nguyễn Trung Thành là Nguyễn Văn Báu và người đọc còn biết đến ông với bút danh Nguyên Ngọc. Cuộc đời của Nguyễn Trung Thành bắt đầu gắn liền với môi trường quân đội từ năm 1950 và sau đó không lâu ông đã có những hoạt động rất tích cực cho văn hóa văn nghệ.

Sau thời gian tập kết ra Bắc vào năm 1954, đến năm 1962, Nguyên Ngọc vào chiến trường miền Nam, sống gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất Quảng Nam và Tây Nguyên. Đây cũng là khoảng thời gian ông giữ chức Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ và phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V.

Nhắc đến Nguyên Ngọc, người ta thường nghĩ ngay đến những tác phẩm tiêu biểu và có thể kể đến là “Đất nước đứng lên” (1954), “Mạch nước ngầm” (1968), “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969), “Đất Quảng” (1974). Chính hoàn cảnh sống và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên mà Nguyễn Trung Thành đã cho ra đời nhiều tác phẩm về vùng đất ấy.

Đó cũng là những tác phẩm mang lại thành công rực rỡ cho cuộc đời sáng tác của nhà văn. Năm 2001, Nguyễn Trung Thành đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà.

Đôi nét chính về tác phẩm Rừng xà nu

Truyện “Rừng xà nu” được viết vào năm 1965 và in trong tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung Bộ (số tháng 2/1965). Sau đó tác phẩm được in trong tập truyện “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969). Thời điểm sáng tác tác phẩm này cũng là lúc ở miền Nam diễn ra sự đánh phá ác liệt của quân đội Mĩ bằng không quân và hải quân.

Thế nhưng, nhiệm vụ chiến đấu chống Mĩ không phải là nhiệm vụ của riêng nhân dân miền Nam mà đã trở thành mục tiêu chung của cả đất nước và cả dân tộc. Và Nguyên Ngọc đã chứng kiến tinh thần chiến đấu quả cảm ấy của con người Việt Nam tại vùng đất Tây Nguyên thân thương. Đó chính là cảm hứng để Nguyên Ngọc viết nên một câu chuyện kể về phong trào nổi dậy của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên với nhân vật trung tâm là Tnú.

Từ nhỏ đến khi trưởng thành, Tnú đã cùng với những người dân trong làng của mình ý thức rất rõ ràng về việc chống giặc. Thế nên họ đã cùng nhau kề vai sát cánh để chiến đấu và cống hiến vì cách mạng và để làm điều đó, đã có lúc họ phải hi sinh rất nhiều.

Phân tích Rừng xà nu và con người làng Xô Man

Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), ta cần tìm hiểu và phân tích hình tượng rừng xà nu, nhân vật Tnú cũng như những nhân vật khác trong tác phẩm.

Phân tích hình tượng rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Rừng xà nu là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm. Khi phân tích Rừng xà nu, ta thấy trước hết, đó là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương, uất hận của dân làng Xô Man. Cây xà nu như tác giả miêu tả vốn là loài cây đã gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây và trở thành lá chắn bảo vệ cho cả làng: “Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu cứ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở của làng”.

Khi dân làng bị giặc đánh phá thì loài cây ấy cũng cùng với họ hứng chịu nỗi đau. Vì đạn đại bác bắn vào nên “cả rừng xà nu hàng vạn cây thì không có cây nào không bị thương”. Cảnh chúng bị “chặt đứt ngang nửa thân mình, rồi đổ ào ào như một trận bão” để rồi “ở chỗ vết thương, nhựa cứ ứa ra, tràn trề, lại thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” đã khiến ta không khỏi xót xa về nỗi đau mà chúng gánh chịu.

Nỗi đau ấy hiện ra trong nhiều vẻ, có cái xót xa của những cây non lại có cái đau đớn dữ dội của những cây trưởng thành. Đó cũng chính là nỗi đau mà dân làng Xô Man phải gánh chịu, hình tượng rừng xà nu vì vậy mà cũng gợi cho ta liên tưởng đến người làng Xô Man.

Không chỉ hứng chịu nỗi đau mà loài cây ấy còn chứng kiến cả những nỗi đau khó có thể chữa lành đối với dân làng nơi đây. Đó là nỗi đau trước sự ra đi vô cùng đau đớn của bà Nhan khi bị giặc chặt đầu, cột tóc, bêu đầu súng, anh Xút cũng không thể nào qua khỏi vì bị treo cổ ở gốc vả đầu làng.

Rừng cây xà nu không chỉ là biểu tượng của những đau thương mà nó còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man. Chúng “sinh sôi nảy nở khỏe” và có sức sống rất mạnh mẽ vì “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con khác mọc lên” với “ngọn xanh rờn, như hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” và “phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng”. Phân tích Rừng xà nu sẽ thấy đó chính là sức sống mãnh liệt, là vẻ đẹp đầy hương sắc của xà nu mà kẻ thù không thể hủy diệt. Hình ảnh cây xà nu ấy đã minh chứng cho một điều là ở mảnh đất Tây Nguyên này, sức sống luôn mạnh hơn cái chết.

Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành qua nhân vật Tnú

Phân tích Rừng xà nu không thể không tìm hiểu và phân tích nhân vật trung tâm Tnú. Tnú là một nhân vật trung tâm của tác phẩm và thể hiện những phẩm chất rất đáng trân trọng. Dù có hoàn cảnh đáng thương là sớm mồ côi nhưng bù lại anh đã nhận được sự cưu mang của dân làng và lớn lên bằng tình yêu thương của mọi người. Ở anh nổi bật những nét tính cách rất đáng quý dù cho hoàn cảnh có nghiệt ngã ra sao thì anh vẫn như lời cụ Mết nhận xét là: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch, cũng như nước suối làng ta”.

Đó là sự gan góc và thông minh. Học chữ chậm thì lấy đá đập đầu và trong lần đi liên lạc thì đã chọn chỗ nước chảy mạnh vì nghĩ là giặc sẽ không ngờ tới. Tnú còn là một người rất trung thành và dũng cảm vì làm một công việc mang tính chất nguy hiểm là liên lạc nhưng không hề tỏ ra một chút sợ sệt nào. Khi bị địch bắt, Tnú nuốt luôn lá thư để bảo mật thông tin.

Khi giặc tra tấn anh rất dã man bằng cách: “quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây lửa […] Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón […] Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”, Tnú vẫn giữ tinh thần vững vàng của người chiến sĩ mà “không thèm kêu than”.

Có những phẩm chất đáng trọng nhưng Tnú lại gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời mình. Khi nghe tin làng Xô Man mài giáo mác chuẩn bị nổi dậy, giặc một mực khăng khăng khẳng định Tnú là người cầm đầu và chúng đã giở thủ đoạn để uy hiếp anh. Chúng bắt vợ con anh và tra tấn rất tàn nhẫn bằng những cơn mưa roi sắt. Chứng kiến cảnh ấy, anh đã rất đau đớn và lo lắng, “bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”.

Bi kịch khủng khiếp đã xảy ra khi vợ con anh bị giặc giết hại. Chính điều đó đã làm cho sự căm thù của anh với kẻ thù trở thành một ngọn lửa ngùn ngụt đến nỗi “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Sức chịu đựng lên đến cực điểm khiến anh chồm dậy mà bất chấp sự cản ngăn của cụ Mết để bảo bọc cho vợ con dẫu muộn màng: “hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Chính cái chết của mẹ con Mai đã khiến cho Tnú có một nhận thức rất rõ là với hai bàn tay không thì anh không thể cứu được vợ con và bản thân anh cũng phải chịu đựng sự tra tấn dã man của chúng.

Thế nên thật sự chỉ có bạo lực cách mạng mới làm dập tắt được bạo lực phản cách mạng. Ngọn lửa cháy trên mười ngón tay của Tnú, ngọn lửa đốt cháy, hủy hoại anh nhưng cũng đồng thời là mồi châm cho ngọn lửa nổi dậy trong dân làng mà chính Tnú đang thể hiện vai trò của người dẫn đầu.

Vai trò ấy vùng dậy thông qua tiếng thét “giết” nhưng cũng là sự vùng dậy của cả dân làng. Chỉ một tiếng đơn giản và dứt khoát ấy đã nói lên nỗi đau xé lòng và khiến anh cùng với đồng bào mình phải quyết liệt đánh trả. Tóm lại, Tnú là một nhân vật anh hùng tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây Nguyên, anh thực sự là một cây xà nu mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất của núi rừng.

Phân tích bài Rừng xà nu qua những nhân vật khác trong tác phẩm

Khi phân tích Rừng xà nu, ta thấy ngoài Tnú, một số nhân vật khác cũng được nhà văn khắc họa thành những hình tượng với cảm hứng ngợi ca.

Phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu

Cụ Mết vẫn “quắc thước như xưa, râu bây giờ thì đã dài tới ngực vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược” và đặc biệt là tiếng nói “vẫn ồ ồ và dội vang trong lồng ngực” dù đã bước vào cái tuổi sáu mươi. Từ sự tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, thì núi nước này còn”.

Cụ cũng thể hiện niềm tự hào vì người Strá của cụ có Tnú đã rất dũng cảm và kiên cường chống lại quân giặc gian ác. Khi kể lại câu chuyện của Tnú cho mọi người, cụ luôn mong muốn mọi người có thể truyền lại câu chuyện ấy cho con cháu như một cách giáo dục lòng yêu nước với thế hệ đi sau.

Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành cũng thấy hình tượng cụ Mết chính là người cổ vũ tinh thần chiến đấu để mở ra con đường sống: “Tất cả những người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người đều phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông..”. Là linh hồn, là “một cây xà nu lớn” nên mỗi lời của cụ Mết đều có tác động lớn đến dân làng. Cũng vì có một thế hệ cha ông như cụ mà đồng bào Xô Man có được một chỗ dựa để có sự nối kết với biết bao truyền thống hào hùng, tốt đẹp của quê hương đất nước mình.

Phân tích nhân vật Dít trong Rừng xà nu

Phân tích Rừng xà nu ta thấy rằng nếu cụ Mết là một cây xà nu cổ thụ, một pho sử sống và là chỗ dựa vững chắc cho dân làng thì Heng và Dít là những cây xà nu mới lớn đầy triển vọng. Từ một cô bé lanh lợi, nhanh nhẹn, Dít đã lớn lên cùng với cuộc đấu tranh của làng Xô Man. Sau này với tính kỉ luật cao và sự kiên định của mình, cô bé “cứ sẩm tối lại bò theo máng nước để đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên”. Dít ngày nào đã trở thành một bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội và hằng ngày vẫn hoàn thành nghiêm chỉnh và trách nhiệm những công việc của mình.

Phân tích nhân vật Heng trong Rừng xà nu

Cũng như Dít, quá trình trưởng thành của bé Heng cũng gắn bó với cách mạng. Lúc Tnú trở thành người chiến sĩ thì Heng “mới đứng đến ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy”. Ấy vậy mà ngày Tnú gặp lại, Heng đã trở thành “một người lính thật sự” và thông thuộc từng lớp hầm bẫy. Heng lúc này lại mang hình bóng liên lạc của Tnú xưa kia. Chắc hẳn, Heng chính là một sự tiếp nối đầy tin tưởng của Tnú trong tương lai.

Nhận xét khi phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

“Rừng xà nu” là tác phẩm được viết nhằm để ca ngợi tinh thần bất khuất cũng như sức mạnh đấu tranh kiên cường của những con người ở miền đất Tây Nguyên. Ý nghĩa đó của tác phẩm đã được chuyển tải rất thành công nhờ vào việc tác giả đã xây dựng thành công hình tượng rừng xà nu.

Xà nu chính là loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên. Khi bước vào tác phẩm, hình tượng xà nu lại mang những ý nghĩa biểu tượng lớn lao. Bên cạnh đó, cách sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng khung cảnh và cách sử dụng nghệ thuật trần thuật độc đáo cũng là một trong những yếu tố góp phần thể hiện sáng rõ nội dung tác phẩm của Nguyễn Trung Thành.

Kết bài: Tóm lại, với “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành đã khẳng định một chân lí. Đó là để giữ gìn độc lập dân tộc thì nhân dân phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Chân lí ấy đã ngời sáng nên bởi hình tượng cây xà nu với vẻ đẹp bất diệt, kiên cường và đặc biệt là bút pháp lí tưởng hóa, cảm hứng ngợi ca dành cho các nhân vật mang tầm vóc sử thi.

Giới thiệu về tác phẩm Rừng Xà Nu cùng giá trị và ý nghĩa của tác phẩm này.

Nhấn mạnh việc phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sẽ giúp mỗi người cảm nhận được vẻ đẹp của miền đất và con người Tây Nguyên.

Dàn ý phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành lớp 12

Phân tích hình tượng Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Xà Nu là loại cây gắn bó sâu sắc với miền đất Tây Nguyên.

Đây cũng là loại cây chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh.

Xà Nu là loài cây có sức sống mãnh liệt cũng như con người Tây Nguyên.

Phân tích Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành qua nhân vật Tnú.

Từ nhỏ, Tnú đã mang những nét tính cách phi thường, đại diện cho con người nơi đây.

Nhân vật Tnú khi trưởng thành đã tham gia cách mạng một cách kiên cường, dũng cảm.

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu qua các nhân vật khác.

Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu.

Phân tích nhân vật Dít trong tác phẩm Rừng xà nu.

Phân tích nhân vật Heng trong tác phẩm Rừng xà nu.

Nhận xét chung khi phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Khái quát và tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Khẳng định, tác phẩm Rừng xà nu chính là khúc sử thi văn xuôi hiện đại mang đậm giá trị cách mạng.

Bày tỏ những suy nghĩ của bản thân khi phân tích Rừng xà nu.

Thân bài phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Kết bài phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Đàn Ghi Ta Của Lorca Đầy Đủ Nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!