Xu Hướng 9/2023 # Nghi Thức Truyền Giới Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia # Top 16 Xem Nhiều | Uta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nghi Thức Truyền Giới Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nghi Thức Truyền Giới Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

HT. THÍCH TRÍ THỦ

* * *

TỰA

Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo pháp của Phật càng được phát huy đem lại an lạc cho tất cả mọi người. Giới luật là nền tảng của tinh thần hòa hợp ấy.

Cũng như trong mọi sinh hoạt của thế gian, mỗi một đoàn thể nào có thể còn tồn tại lâu dài và có thể cống hiến thiết thực cho nhân quần xã hội, ấy là nhờ có một nội quy thích hợp khiến cho các thành viên của nó cùng sống chung hòa hợp và cùng sinh hoạt phục vụ một cách nhịp nhàng. Cũng vậy, giới luật là những nguyên tắc chỉ đạo đời sống và sinh hoạt của Phật tử trong trách nhiệm bản thân và trách nhiệm liên đới giữa xã hội.

Chính vì lý do đó mà từ ngày đạo Phật được phục hưng thì một trong những công việc quan trọng hàng đầu là tổ chức đời sống hòa hợp của Phật tử tại gia trong nếp sống Lục hòa và Tứ nhiếp pháp, để cùng học cùng tu, cùng hỗ tương sách tấn, để cùng hộ trì và hoằng dương chánh pháp.

Tuy nhiên, cũng giống như trăm con sông đổ vào biển cả đều trở thành một vị duy nhất; cũng vậy, mọi giai tầng xã hội khi xuất gia trong chánh pháp đều trở thành một tập thể thuần nhất. Trong khi đó, chúng Phật tử tại gia vì trần vụ đa đoan, các sinh hoạt nghề nghiệp khác nhau rất nhiều, vai trò xã hội của mỗi người mỗi khác, do đó điều kiện để hành trì Phật pháp không thể thuần nhất được. Vì vậy đức Phật đã chế nhiều trình độ và nhiều loại giới luật khác nhau cho các chúng đệ tử tại gia. Tựu trung có chúng ngũ giới, chúng thập thiện, chúng bồ tát giới. Nói rộng ra nữa, về chúng bồ tát giới, còn có giới pháp của luật Phạm võng, luật Anh lạc, luật Du già sư địa, luật Thắng man, luật Ưu bà tắc giới kinh v.v… Tùy theo đó, mỗi địa phương và mỗi thời đại, tùy theo phong tục tập quán, tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà sự hành trì có khác nhau. Thí dụ ở Nhật Bản, từ thời Thánh Đức Thái tử đã có nghi thọ giới Thắng man mà nước ta và nước Trung Hoa không có tổ chức, mặc dù kinh Thắng man cũng được truyền bá, được giảng giải rộng rãi ở các nơi như nhau.

Do hoàn cảnh đặc biệt của nước ViệtNamta và do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong khoảng hơn một nửa thế kỷ trở lại đây, các giới pháp Thập thiện và Bồ tát tại gia được tổ chức truyền thọ cho người tại gia càng lúc càng nhiều. Căn bản của các học giới này chính do đức Thích Tôn chế định. Nhưng theo đà phát triển của lịch sử xã hội loài người và phạm vi địa lý mà đạo Phật được truyền bá trong đó, các Thánh tăng và các Bồ tát trong từng thời từng xứ có một đôi chỗ châm chước cho thích hợp.

Ở ViệtNam, để thích hợp với căn cơ và hoàn cảnh đất nước, hai hệ thống học giới được áp dụng cho Phật tử tại gia, ngoài học giới căn bản là Tam quy ngũ giới. Đó là giới Thập thiện được rút ra từ trong kinh Thọ thập thiện giới và giới tại gia bồ tát được rút ra từ kinh Ưu bà tắc giới.

Nguyên lai, Thọ thập thiện giới và Ưu bà tắc giới lấy luật tạng Thanh văn làm căn bản. Tức nội dung chủ yếu là thuộc về Nhiếp luật nghi. Nhưng do xu hướng đại thừa ở truyền thống đạo Phật của dân tộc ta, hai hệ thống học giới này ngày nay đang được áp dụng ở nước ta theo xu hướng phát thú đại thừa. Trong đó giới Thập thiện áp dụng như là căn bản của Bồ đề tâm giới, là điểm phát thú đầu tiên có khả năng dẫn đến chỗ thành tựu viên mãn ba tụ tịnh giới của Đại thừa bồ tát.

Giới tại gia bồ tát căn cứ theo kinh Ưu bà tắc giới được áp dụng như là toàn bộ của ba tụ tịnh giới ấy, lấy phát bồ đề tâm làm nền tảng, lấy bồ tát đạo làm môi trường tiến thủ, lấy Phật thừa làm cứu cánh.

Do sự áp dụng đặc biệt này mà các nghi thức truyền thọ và bố tát có một vài chỗ châm chước so với nguyên xuất xứ. Đây không phải là việc làm tùy kiến giải cá nhân, mà được y cứ một cách nghiêm túc trên tinh thần truyền thọ và hành trì của các loại học giới với các nguyên tắc chỉ đạo của Luật tạng Thanh văn và luật tạng Bồ tát.

Tập biên soạn về các nghi thức truyền thọ và bố tát của giới Thập thiện và tại gia bồ tát này, như vậy về nội dung thật sự không phải là một tập sáng tác. Tuy nhiên, nếu có chỗ nào không phù hợp với các nguyên tắc chỉ đạo của Luật tạng, kính mong các bậc Cao tăng thạc đức, uyên thâm luật tạng chỉ giáo cho để nghi thức được áp dụng sẽ trở thành ổn định và phù hợp với căn cơ của Phật tử Việt Nam hơn.

Quảng Hương già lam, ngày Phật thành đạo – Phật lịch 2534

HT. THÍCH TRÍ THỦ

NGHI THỨC TRUYỀN GIỚI THẬP THIỆN

(Phần mở đầu y theo nghi thức thọ tam quy ngũ giới) Các Phật tử,

Các người đã vâng lãnh ba pháp quy y đã thọ trì năm giới cấm, tức đã thành tựu phần thứ nhất của ba tụ tịnh giới. Trong giây lát nữa đây, tôi sẽ trao truyền cho các người mười pháp nghiệp đạo, là phần thứ hai của ba tụ tịnh giới. Giờ đây các người hãy chuyên tâm nhất ý lắng nghe tôi nói về giới tánh của mười pháp thiện nghiệp đạo.

Mười thiện nghiệp đạo là mười hành vi thiện của thân miệng và ý, là con đường mà mười hành vi thiện đi qua, để đưa đến phước lạc nhân thiên, đưa đến đạo quả niết bàn. Các người từ vô thỉ đến nay đã trải qua vô số kiếp, trôi lăn trong biển bùn lầy sinh tử do những ác nghiệp lôi kéo mà đã từng nhận lãnh bao thống khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ngày nay may mắn được sanh làm thân người, được nghe Phật pháp, ấy là do thiện căn đã được gieo trồng từ trước. Vậy các người hãy nỗ lực tinh tấn tu tập cho thiện căn ấy càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Bởi vì một phen mất thân người thì muôn kiếp khó gặp lại.

Đức Phật ra đời vì thương tưởng chúng sanh do vô minh mà tạo nên những ác nghiệp, rồi do ác nghiệp mà lãnh thọ khổ quả, cho nên, Ngài đã phương tiện, tuỳ theo căn cơ, tùy theo trình độ của nhiều loại chúng sanh mà thiết lập nhiều thứ bậc giới pháp. Chúng sanh có vô lượng vô biên phiền não ác nghiệp, thì Phật pháp cũng có vô lượng vô biên giới pháp để phòng hộ và đối trị.

Như chiến sĩ ra trận có áo giáp hộ thân kiên cố mới có thể chiến thắng địch. Cũng vậy, người học Phật phải có giới pháp kiên cố phòng hộ để có thể chiến thắng được ma quân.

Giới pháp của Phật tuy nhiều vô lượng vô biên như vậy, nhưng tựu trung được bao gồm lại trong ba tụ chính yếu gọi là ba tụ tịnh giới. Tụ thứ nhất là nhiếp luật nghi giới, người học Phật phải tu tập để tránh xa mọi hành vi bất thiện. Tụ thứ hai là nhiếp thiện pháp giới, người học Phật phải thực hiện hết thảy mọi điều lành, vì phước lạc cho mình và cho mọi người trong đời này và trong đời sau. Tụ thứ ba là nhiêu ích hữu tình giới, người học Phật phải phát tâm quảng đại phụng sự hết thảy chúng sanh, đem lại phước lạc cho hết thảy mọi loài.

Nay các người sau một thời gian dài đã thọ trì năm giới cấm, là những học xứ thuộc về nhiếp luật nghi giới, tự mình xét thấy đã thanh tịnh, tự mình xét thấy đã có khả năng tránh xa những ác nghiệp của thân và miệng vì chúng mà gây tổn hại cho mình và cho người khác, nay các người lại muốn tiến thêm bước nữa trên con đường học Phật, gieo trồng thêm gốc rễ thiện nghiệp dẫn đến phước lạc nhân thiên và đạo quả niết bàn, để làm lợi ích cho chính mình và cho hết thảy chúng sanh; Cho nên, các người phát nguyện thọ trì và tu hành mười thiện nghiệp đạo. Mười thiện nghiệp đạo này là căn bản của bồ đề tâm giới, là bước đầu đi lên bồ tát đạo; các người phải cẩn trọng hành trì, không nên xem thường!

Bây giờ, các người hãy nhất tâm thanh tịnh, nhớ lại hết thảy những việc đã làm từ trước đến nay, suy xét kỹ càng xem trong năm điều cấm giới mà các người đã phát nguyện thọ trì có được thanh tịnh chăng, có sai phạm điều gì chăng. Nếu có sai phạm thì hãy phát lồ sám hối, không được che giấu, sau khi sám hối sẽ được an lạc. Các người hãy nghe tôi hỏi, thành khẩn mà trả lời, nếu có thanh tịnh thì hãy đáp là thanh tịnh. Bằng nếu chưa thanh tịnh thì hãy đáp là chưa thanh tịnh.

Các Phật tử,

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Tôi hỏi lần thứ hai:

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Tôi hỏi tiếp lần thứ ba:

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Lành thay, trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được hoàn toàn thanh tịnh, nay tôi sẽ hướng dẫn các người sám hối những tội lỗi sai lầm từ vô thỉ đến nay, do tham, sân, si mà tạo ra mười bất thiện nghiệp khiến cho nhiều đời phải đọa lạc những nơi thống khổ. Vậy nên các người hãy chí thành sám hối ba bất thiện nghiệp thuộc về thân, bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng và ba bất thiện nghiệp thuộc về ý. Đây gọi là mười bất thiện nghiệp đạo, là con đường đưa đến các cõi khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Bây giờ các người hãy chí thành cung kính hướng về mười phương Tam Bảo mà sám hối những tội lỗi thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo ấy. Các người hãy nhất tâm nói theo tôi:

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về thân: một là sát sanh, hai là trộm cướp, ba là tà dâm, nay chí thành cầu xin sám hối để cho thân nghiệp được thanh tịnh.

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra bốn ác nghiệp thuộc về miệng: một là nói dối, hai là nói hai lưỡi, ba là nói thêu dệt, bốn là nói lời thô lỗ, nay chí thành cầu xin sám hối để cho khẩu nghiệp được thanh tịnh.

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về ý: một là tham lam bỏn sẻn, hai là sân hận thù oán, ba là tà kiến cố chấp, nay chí thành cầu xin sám hối để cho ý nghiệp được thanh tịnh.

Xưa con đã tạo các ác nghiệp Đều do vô thỉ tham sân si Từ thân miệng ý phát sinh ra Tất cả con đều xin sám hối. (Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp Giai do vô thỉ tham sân si Tùng thân ngữ ý chi sở sanh Nhất thiết ngã kim giai sám hối). Nam mô Cầu sám hối bồ tát ma ha tát. Các Phật tử,

Các Phật tử, Các người đã chí thành sám hối các tội lỗi từ vô thỉ đến nay thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo, như thế, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp đã thanh tịnh, vậy nay tôi có thể truyền trao cho các người mười pháp thiện nghiệp đạo.

Các người nên biết rằng, trong giờ phút này đang có vô số thiên long bát bộ hộ pháp thiện thần, hiện diện đầy khắp hư không, đang rải đủ các thứ hoa trời hoan hỷ tán thán rằng: “Kể từ giờ phút này, một số chúng sinh đang tránh xa mười bất thiện nghiệp đạo để bước lên mười thiện nghiệp đạo, đang vượt qua những ác thú để tiến về các cảnh giới phước lạc của thiên nhân.

Các Phật tử,

Các người nên biết rằng, trong giờ phút này, hết thảy chư Phật và chư Đại bồ tát trong mười phương vô tận thế giới đang tập hội và đang phóng ra vô lượng ánh sáng của đại trí, đại bi, đại nguyện của vô lượng ba la mật, hoan hỷ gia hộ và tán thán rằng, hiện tại trong cõi Diêm phù đề (ở nước Việt Nam, tại..). có những Phật tử vừa gieo trồng gốc rễ của bồ đề tâm, đang bước đầu phát nguyện tu học các hạnh ba la mật của các bồ tát để được sanh vào chủng tộc của Như lai. Vậy, các người hãy trân trọng! Hãy trân trọng!

Các người hãy nhất tâm thanh tịnh, hướng đến chư Phật, chư đại bồ tát trong mười phương vô tận thế giới, chí thành khẩn nguyện đọc theo tôi để thọ trì mười thiện nghiệp đạo.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không giết hại sự sống, mà còn đem sự sống đến cho mọi loài, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không giết hại sự sống mà còn đem sự sống đến cho mọi loài.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không lấy của không cho, mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không lấy của không cho mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến cho kẻ khác, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến kẻ khác.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói dối, mà còn luôn luôn nói lên sự thật, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói dối mà còn luôn luôn nói lên sự thật.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp, đoàn kết, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp đoàn kết.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàng từ ái, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàng từ ái.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không sân hận thù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không sân hận thù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi.

Các Phật tử,

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tà kiến cố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiến và trí huệ, con… nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tà kiến cố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiến và trí huệ.

Nay các người đã phát nguyện thọ trì và tu hành theo mười pháp thiện nghiệp đạo, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về thân mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về thân, không chỉ xa lánh bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng mà còn tu tập phát triển bốn thiện nghiệp thuộc về miệng, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về ý mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về ý. Vậy từ đây về sau, các người hãy nỗ lực tinh tấn tu hành cẩn thận chớ buông lung.

Giới tử đồng thanh đáp:

Y giáo phụng hành.

Hồi hướng, Theo thường lệ.

NGHI THỨC TRUYỀN GIỚI BỒ TÁT TẠI GIA

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Chung với Bồ tát xuất gia. Nhưng lúc truyền giới, Bồ tát tại gia được truyền trước, Bồ tát xuất gia sau, hoặc ngược lại, hoặc giới sư được phân làm hai ban, một ban truyền giới xuất gia, một ban truyền giới tại gia, tại chánh điện (cho xuất gia) và tại giảng đường (cho tại gia).

I. TẠI NHÀ PHƯƠNG TRƯỢNG HOẶC TẠI TĂNG ĐƯỜNG LỄ THỈNH SƯ

1. Vị dẫn thỉnh: Sau khi nghe ba tiếng chuông báo hiệu giờ truyền giới bắt đầu, khoảng mười phút, vị dẫn thỉnh đánh ba hồi khánh và bốn tiếng, xướng rằng:

Cung thỉnh chư Tôn đức an tọa.

Chưgiới tử cầu thọ Bồ tát giới tựu ban.

(Xuất gia trước, tại gia sau).

2. Đại diện giới tử tác bạch cầu thỉnh Giới sư.

Nammô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật; Ngưỡng bạch chư Tôn đức, chúng con có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác bạch (tất cả đồng lễ một lạy, quỳ bạch):

Ngưỡng bạch chư Tôn đức, chúng con là…bấy lâu có lòng khát ngưỡng Giới pháp Bồ tát, hôm nay gặp đủ duyên lành, chúng con thành tâm đảnh lễ thỉnh chư Tôn đức, không quản lao nhọc, đăng đàn truyền cho chúng con Giới pháp Bồ tát (xuất gia và tại gia). Cúi xin chư Tôn đức ai mẫn hứa khả để chúng con được ân triêm công đức (Bạch ba lần).

3. Lời hứa khả của giới sư. Giới sư đáp rằng:

Lành thay, để truyền thừa sự nghiệp của đức Phật, chư Tôn đức hiện tiền đều hoan hỷ hứa khả.

4. Đại diện giới tử bạch.

Nammô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật; trên chư Tôn đức đã từ bi hứa khả cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường, tam bái (đồng lạy ba lạy).

5. Thỉnh chư Tôn đức lên Tổ đường. Dẫn thỉnh xướng:

Chưgiới tử xuất ban.

Cung thỉnh chư Tôn đức tề nghệ tổ đường.

(Đoàn cung thỉnh gồm có tàn, lọng, bê tích, khánh pháp hiệu, ngũ âm… dẫn đầu, giới tử quì hai hàng từ tăng đường đến tổ đường).

II. TẠI TỔ ĐƯỜNG

1. Giới sư và giới tử lễ Tổ. Dẫn thỉnh xướng:

Cung thỉnh chư Tôn đức lập ban, niêm hương cáo Tổ (Niệm hương xong, xướng lễ Tổ) :

Nhất tâm đảnh lễ Tây thiên Đông độ ViệtNamlịch đại chư vị Tổ sư Hòa thượng, tam bái (Xướng sau khi đã niêm hương.

Cung thỉnh chư Tôn đức phân lập lưỡng ban.

Chưgiới tử bồ tát tựu ban.

Nhất tâm đảnh lễ Tây thiên Đông độ ViệtNamlịch đại chư vị Tổ sư Hòa thượng, tam bái (giới tử đồng lễ).

2. Thỉnh chư Giới sư lên chánh điện.

Chưgiới tử thối ban (giới tử và đoàn cung nghinh tiếp tục cung nghinh giới sư lên chánh điện).

III. TẠI CHÁNH ĐIỆN

Cung thỉnh chư Tôn đức tề nghệ Tam bảo tiền.

1. Lễ niêm hương bạch Phật. Dẫn thỉnh xướng:

Cung thỉnh chư Tôn đức lập ban.

Chư giới tử tựu ban.

Chư giới tử! Hồ quì, hiệp chưởng.

Khởi bát nhã chung cổ.

Cung thỉnh Giới sư niêm hương bạch Phật cầu gia bị.

2. Giới sư đảnh lễ (giới tử vẫn quì)

Sau khi giới sư niêm hương, dẫn thỉnh xướng lễ:

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương thường trụ chư Phật (1 lạy, đại chúng đồng lạy nếu chỗ rộng, không thì chỉ xá).

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương thường trụ Tôn pháp (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương thường tru Hiền thánh tăng (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đạo tràng giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Phạm võng giáo chủ Lô xá na Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Thiên hoa đài thượng thiên bách ức hóa thân Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng nhất thiết chư Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng nhất thiết Tôn pháp (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễ Đại trí Văn thù sư lợi Bồ tát (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễ Đại hạnh Phổ hiền vương Bồ tát (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễ Đại từ Di lặc Bồ tát (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễ Bổn tôn Địa tạng vương Bồ tát (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễChưvị hộ pháp Bồ tát (1 lạy)..

3. Tán hương. A xà lê cử tán:

Nhất trần tài nhiệt

Hải tạng viên thâu

Hà sa chư Phật hiện mao đầu

Xứ xứ tiện quy hưu

Hương ái sư phù

Tâm địa giới châu lưu.

Nammô Hương vân cái Bồ tát.

4. Thỉnh chư Tôn đức thăng tòa. Dẫn thỉnh xướng:

Chưgiới tử! Hồ quỳ, hiệp chưởng (Dẫn thỉnh quỳ phía hữu, phía để chuông gia trì, quay mặt vào giữa, chấp tay, xướng rằng:)

Nhất chú chiên đàn hương

Cử khởi biến thập phương

Thỉnh sư đăng bảo tọa

Bỉnh pháp quảng tuyên dương.

(Giới sư thăng tòa. Có thể chia thành hai ban, nếu giới tử đông. Một ban ở tại chánh điện truyền giới bồ tát xuất gia. Một ban khác được cung thỉnh ra giảng đường truyền giới bồ tát tại gia).

Dẫn thỉnh đứng lên, xướng:

Chưgiới tử! Khởi thân, chí thành đảnh lễ tam bái.

Chưgiới tử, xuất ban.

B. PHẦN TRUYỀN GIỚI BỒ TÁT

Vị dẫn thỉnh về chỗ cùng ngồi như chư Tôn đức.

1. Khai luật kệ

Giới sư chủ đàn đứng dậy, cầm thủ lư cử tụng:

Nguyện thử hương hoa vân

Biến mãn thập phương giới

Nhất thiết chư Phật độ

Vô lượng hương trang nghiêm

Cụ túc bồ tát đạo

Thành tựu Như lai hương.

Nammô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.

Khai luật kệ

Vô thượng thậm thâm Tỳ ni pháp

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như lai Tỳ ni nghĩa.

Giới sư chủ đàn để thủ lư xuống bàn, ngồi kiết già an tọa.

I. HỌP TĂNG KIẾT TIỂU GIỚI

1. Họp tăng:

Yết ma a xà lê vỗ thủ xích, hỏi rằng:

Đại đức tăng đã họp đông đủ chưa?

Tăng đã họp (dẫn thỉnh đáp).

Hòa hiệp không ?

Hòa hiệp.

Người chưa thọ giới bồ tát đã ra chưa ?

Đã ra.

Các tỳ kheo không đến họp có thuyết dục không ?

Không.

Tăng hòa hiệp hội họp để làm gì ?

Vì người hảo tâm, yết ma truyền bồ tát đại giới.

2. Kết tiểu giới: (Nếu gặp chỗ chưa kiết giới. Chỗ đã kiết giới rồi thì không cần) Yết ma a xà lê bạch rằng:

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng nay họp một chỗ, kiết tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, kiết tiểu giới, bạch như thế. Tác bạch có thành không?

Thành (chúng tăng đồng đáp).

Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng nay họp một chỗ, kiết tiểu giới, các Trưởng lão có bằng lòng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Yết ma có thành không?

Thành (chúng tăng đồng đáp).

Tăng đã bằng lòng kiết tiểu giới xong, Tăng bằng lòng cho nên im lặng, việc này tôi ghi nhận như vậy (tất cả đồng chấp tay cúi đầu xá).

II. TRUYỀN GIỚI BỒ TÁT TẠI GIA

1. Giới tử tựu ban, đảnh lễ. Dẫn thỉnh đánh khánh xướng:

Giới tử cầu thọ giới bồ tát tại gia tựu ban (nam phía trái, nữ bên phải).

Các giới tử hãy nghe tôi xướng và theo mỗi tiếng chuông, chí thành đảnh lễ.

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương thường trụ chư Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương thường trụ Tôn pháp (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương thường trụ Hiền thánh tăng (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đạo tràng giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Phạm võng giáo chủ Lô xá na Phật (1 lạy)..

Nhất tâm đảnh lễ Thiên hoa đài thượng thiên bách ức hóa thân Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng nhất thiết chư Phật (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng nhất thiết Tôn pháp (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đại trí Văn thù sư lợi Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đại hạnh Phổ hiền vương Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đại từ Di Lặc Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Bổn tôn Địa tạng vương Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Đương hội đạo tràng chư tôn Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Lịch đại chư vị Tổ sư Bồ tát (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ A xà lê Hòa thượng (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Yết ma A xà lê (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Giáo thọ A xà lê (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Thất vị tôn chứng sư (1 lạy).

Nhất tâm đảnh lễ Hiện tiền chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng già (1 lạy).

2. Hướng dẫn giới tử thỉnh sư. Dẫn thỉnh xướng và hướng dẫn:

Chưgiới tử, Hồ quỳ, Hiệp chưởng.

Các giới tử, các vị đã nhất tâm đảnh lễ chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ và liệt vị Giới sư. Giờ này, để khỏi bỡ ngỡ trong khi nói lời tác bạch cần cầu được truyền trao Đại giới bồ tát, các giới tử hãy nói lặp lại theo lời tôi hướng dẫn sau đây:

Đại đức nhất tâm niệm, đệ tử pháp danh là… cầu xin Đại đức truyền trao cho tất cả tịnh giới Bồ tát. Cúi xin Đại đức không vì mệt nhọc, thương tưởng, hứa khả lời thỉnh cầu của chúng con (Bạch ba lần theo tiếng khánh, ba lần cúi đầu lễ bái).

Giới sư đáp rằng:

Lành thay! Chư Tôn đức đều hoan hỷ hứa khả.

3. Khai đạo giới tử. Giáo thọ sư dạy bảo các giới tử rằng:

Này các giới tử! Nên biết rằng theo tiếng Phạn, Giới được gọi là Ba la đề mộc xoa, dịch là bảo giải thoát, có nghĩa là giới thường bảo hộ người tu hành giải thoát sinh tử đạt đến vô thượng bồ đề. Bởi thế, Giới là vị đạo sư của quả vị Tối thượng bồ đề, là đường tắt vào Vô thượng đại niết bàn. Quá khứ chư Phật nhờ giới mà thành đạo. Hiện tại chư Phật lấy giới để độ sinh. Vả lại, người tu hành sẽ nhờ giới mà được giải thoát. Giới là nền tảng của thiền định và trí huệ. Muôn đức trang nghiêm, giới là căn bản. Vì thế, kinh có nói rằng: Giới như đất bằng, muôn giống lành từ nơi đất mà sinh. Giới như vị lương y hay trị ba độc tham, sân, si. Giới như thuyền bè đưa người qua bể khổ. Giới như chuỗi anh lạc để trang nghiêm pháp thân. Nhưng giới này có ba thứ: một là giới tại gia là năm giới và tám giới; hai là giới xuất gia là mười giới và 250 giới; ba là đạo tục thông hành giới, là bồ tát tam tụ tịnh giới, là giới mà các Phật tử sắp lãnh thọ.

Thế nào là tam tụ tịnh giới?

1. Nhiếp luật nghi giới: không làm các điều ác, để cầu chứng pháp thân.

2. Nhiếp thiện pháp giới: làm mọi việc lành để cầu chứng báo thân.

3. Nhiêu ích hữu tình giới: làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, để cầu chứng hóa thân.

Giới thể tuy một, nhưng vì nhân duyên của các hàng xuất gia và tại gia không giống nhau nên sự hành trì do đó có khác. Tức là phân biệt có xuất gia bồ tát và tại gia bồ tát giới.

Giới pháp tại gia bồ tát này do đức Thích Tôn vì thương tưởng các hàng tại gia bị nhiều trần duyên trói buộc, nhưng đã dõng mãnh phát bồ đề tâm, cầu thành Phật đạo, hộ trì chánh pháp vĩnh viễn trường tồn, giáo hóa chúng sanh tu hành thiện nghiệp, nên Ngài đã phương tiện khai thị trong kinh Ưu ba tắc giới.

Giới pháp này chính là căn bổn của hết thảy thiện pháp. Nếu ai thành tựu được giới pháp như vậy, chẳng những sẽ chứng đắc tu đà hoàn quả cho đến a na hàm quả, mà còn sẽ dẫn đến bồ tát đạo. Nếu ai phá giới này sẽ bị đọa lạc trong ba ác đạo.

Giới pháp này là bất khả tư nghì. Vì sao vậy? Vì người đã thọ giới pháp này tuy là tại gia hưởng thọ ngũ dục mà không bị chướng ngại các thánh đạo.

Các giới tử! Các người có phải vì thương tưởng hết thảy chúng sanh mà cầu thọ giới pháp này chăng?

Bạch Hòa thượng, chính phải (giới tử đáp).

4. Hỏi về già nạn.Về các già nạn, giáo thọ sư lại hỏi tiếp rằng:

Các giới tử! Để được thọ giới Bồ tát, các giới tử phải không có bảy tội chướng. Bây giờ tôi hỏi các vị, các vị cứ như sự thật mà đáp.

1. Nay Phật không còn ở đời, nhưng những hành động moi khoét tượng Phật, phá chùa hoại tháp đều đồng loại với tội làm thân Phật ra máu. Phật tử có phạm tội này không?

– Mô Phật, không (giới tử đáp).

2. Phật tử có giết cha không ?

– Mô Phật, không.

3. Phật tử có giết mẹ không ?

– Mô Phật, không.

4. Phật tử có giết Hòa thượng không ?

– Mô Phật, không.

5. Phật tử có giết A la hán không ?

– Mô Phật, không.

6. Phật tử có phá Yết ma tăng không ?

– Mô Phật, không.

7. Phật tử có giết thánh nhân tăng không ?

– Mô Phật, không.

Dẫn thỉnh xướng:

Khởi thân đảnh lễ tam bái (giới tử lễ ba lạy)

Hồ quỳ, hiệp chưởng.

5. Giới sư thỉnh Phật và Bồ tát làm thập sư.

Giới sư hướng dẫn giới tử thỉnh Phật và Bồ tát làm Thập sư, để cầu giới. Giới sư dạy rằng:

Các giới tử, các vị đã không có các già nạn, tức các vị có thể thọ lãnh giới Bồ tát. Bây giờ các vị phải hết lòng cầu thỉnh Phật Thích Ca làm Hòa thượng, Bồ tát Văn Thù và Di Lặc làm A xà lê, mười phương Như lai làm Tôn chứng sư, mười phương Bồ tát là bạn lữ đồng học. Các vị hãy nhất tâm lặp lại theo lời tôi hướng dẫn để cầu thỉnh.

Đệ tử pháp danh là… Nhất tâm phụng thỉnhNammô Thích Ca Như Lai vì con làm Hòa thượng. Con nương theo Hòa thượng để được thọ giới tại gia Bồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… Nhất tâm phụng thỉnh Văn Thù Sư Lợi Bồ tát vì con làm Yết ma A xà lê. Con nương theo A xà lê để được thọ giới tại gia Bồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… Nhất tâm phụng thỉnh Di Lặc Bồ tát vì con làm Giáo thọ A xà lê. Con nương theo A xà lê để được thọ giới tại gia Bồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… Nhất tâm phụng thỉnh Thập phương Như Lai vì con làm Tôn chứng. Con nương theo các đức Như lai để được thọ giới tại gia Bồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… Nhất tâm phụng thỉnh Thập phương chư đại Bồ tát vì con làm bạn lữ đồng học. Con nương theo các Bồ tát để được thọ giới tại gia Bồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Hướng dẫn giới tử đảnh lễ, Dẫn thỉnh xướng:

Khởi thân đảnh lễ chư Phật, chư Đại Bồ tát, tam bái.

Hồ quỳ, hiệp chưởng.

6. Giới sư thay giới tử bạch xin giới.

Hướng dẫn giới tử thỉnh, Giới sư dạy rằng:

Các giới tử, nay tôi lại hướng dẫn các vị cầu xin giới Bồ tát tại gia. Các vị hãy lặp lại theo lời tôi nói.

Chúng con pháp danh là… thành tâm cầu xin chư Đại đức thương xót trao cho chúng con tất cả tịnh giới Bồ tát tại gia (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).

Lành thay! Hiện tiền chư tôn đức đều hứa khả (Lời đáp của giới sư).

8. Khuyên phát Bồ đề tâm

Giới sư dạy rằng:

Các giới tử! Các vị muốn cầu giới pháp, các vị hãy chuyên tâm, thành kính hướng về cảnh giới thanh tịnh, chớ có vọng tưởng đến cảnh khác. Hãy khởi tâm suy nghĩ như thế này: Tôi nay không bao lâu sẽ được đại công đức tạng không lường, không cùng, không có công đức nào hơn giới pháp này.

Các giới tử! Các vị nên biết, muốn thọ giới Bồ tát cần phải phát Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là tâm đại đạo. Thế nào gọi là tâm đại đạo? Nghĩa là tâm thật rộng lớn, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ tất cả chúng sanh, đó là đại đạo tâm. tức là Phật tâm. Vì muốn cầu Phật đạo, hàng Bồ tát phát tâm không hạn lượng, phụng thờ cúng dường không những chỉ một đức Phật, hai đức Phật mà cho đến trăm ngàn đức Phật ở khắp mười phương vô tận thế giới, hư không giới, để cầu nhứt thiết trí, thành tựu không lường trăm ngàn pháp môn. Lại vì cứu độ chúng sanh, hàng Bồ tát phát tâm không hạn lượng, không những chỉ độ chúng sanh trong một thế giới, hai thế giới mà cho đến độ thoát tất cả chúng sanh khắp mười phương vô tận pháp giới, hư không giới. Đó là hai mục đích mà Bồ tát phát tâm Bồ đề. Người phát tâm và lập nguyện như thế chính là Bồ tát. Trong giờ phút trang nghiêm và thanh tịnh này, các vị đã phát tâm như thế chưa?

Giới tử đáp: Mô Phật đã phát.

Giới sư dạy rằng:

Các giới tử! Bồ tát mới chỉ phát tâm bồ đề thôi mà đã có căn lành, công đức không hạn lượng. Vì sao? Vì Bồ tát này không dứt chủng tánh Như lai, vì do phát tâm mà hàng Bồ tát được tất cả chư Phật trong đời thường nhớ tưởng, hộ niệm và sẽ được Vô thượng bồ đề của tất cả chư Phật trong ba đời đồng thời cũng được nhập vào thể tánh bình đẳng như tất cả chư Phật. Bởi thế, ngay lúc phát tâm bồ đề liền được tất cả Như lai khen ngợi, liền được trừ diệt tất cả khổ trong các ác đạo; liền có thể sẽ được thanh tịnh quốc độ Phật, và được chủng tánh Phật, rồi đây các Phật tử sẽ ở trong các thế giới, sẽ thị hiện làm Phật.

Các giới tử! Các vị có phải là Bồ tát không?

Giới tử đáp: Mô Phật, phải.

Giới sư lại hỏi tiếp: Các giới tử đã nguyện phát tâm bồ đề chưa?

Giới tử đáp: Mô Phật, đã phát tâm bồ đề.

Dẫn thỉnh đánh khánh xướng: khấu thủ.

9. Gạn hỏi pháp thọ giới

Giới sư hỏi rằng:

Các giới tử! Hãy lắng nghe tôi hỏi. Trong giờ phút trang nghiêm thanh tịnh này, các vị muốn nương nơi tôi để thọ tất cả học xứ của bồ tát, thọ tất cả tịnh giới của Bồ tát; đó là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới. Học giới như thế, tịnh giới như thế, quá khứ tất cả Bồ tát đều đã đầy đủ, vị lai tất cả Bồ tát đều sẽ đầy đủ; hiện tại tất cả Bồ tát đều có đầy đủ. Học xứ này, tịnh giới này, quá khứ tất cả Bồ tát đã học; vị lai tất cả Bồ tát sẽ học; hiện tại tất cả Bồ tát đang học. Các vị có thể thọ trì được không?

Giới tử đáp: Mô Phật, thọ được (ba lần hỏi đáp, ba lần đánh khánh, khấu thủ).

10. Thọ bốn tín tâm bất hoại

Giới sư dạy bảo rằng:

Các giới tử! Trong giờ phút này, các vị còn phải thọ bốn điều tin kiên cố, kinh gọi “tứ bất hoại tín”. Các vị hãy lặp lại theo lời tôi hướng dẫn và hãy chí thành lãnh thọ:

Đệ tử pháp danh là… từ thân này cho đến thân cùng tột đời vị lai, nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y chánh pháp giới (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).

11.Sám hối tội trong ba đời. Giới sư dạy bảo rằng:

Các giới tử! Các vị đã thọ bốn đức tin kiên cố rồi. Giờ này trước Tam Bảo các vị nên sám hối tội lỗi trong ba đời. Các vị hãy lặp lại lời tôi nói:

Đệ tử pháp danh là… nếu trong quá khứ thân, khẩu, ý đã tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởi tái phạm (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… nếu đời hiện tại thân, khẩu, ý đã tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởi (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).

Đệ tử pháp danh là… nếu đời vị lai thân, khẩu, ý tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởi (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).

Giới sư lại dạy tiếp:

Các giới tử! Các vị cần phải dốc lòng cần cầu sám hối các tội lỗi. Hãy lặp lại lời tôi hướng dẫn:

Xưa con đã tạo các ác nghiệp

Đều do vô thỉ tham, sân, si

Từ thân, miệng, ý phát sinh ra

Tất cả con đều xin sám hối.

Nammô Cầu sám hối Bồ tát Ma ha tát (ba lần cúi đầu xá).

Dẫn thỉnh xướng:

Khởi thân, chí thành đảnh lễ Tam Bảo tam bái.

Hồ quỳ, hiệp chưởng.

12. Khuyên phát nguyện rộng lớn.Giới sư khuyên dạy rằng:

Các giới tử! Các vị đã sám hối rồi, ba nghiệp đều thanh tịnh, như bình lưu ly trong sạch, trong ngoài sáng chói. Bây giờ, các vị nên đối với bốn chân lý khổ, tập, diệt, đạo, phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn.

Thế nào là khổ đế? Khổ là các thứ quả báo mà tất cả chúng sinh trong lục đạo đều phải gánh chịu. Bồ tát thấy thế liền phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát ly khổ quả. Tức là chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

Thế nào là tập đế? Tập là những phiền não vọng tưởng mà tất cả chúng sinh đã tích lũy từ vô thỉ kiếp đến nay, để chiêu cảm vô lượng quả khổ ở vị lai, xoay vần trong ba cõi, không hẹn ngày ra khỏi. Bồ tát thấy thế liền phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh bằng cách diệt trừ thoát ly tất cả phiền não nghiệp cảm. Tức là phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Thế nào là diệt đế? Đây là niết bàn vắng lặng. Tất cả chúng sinh vì không biết tu hành theo chánh pháp nên không chứng được niết bàn không sinh không diệt của chư Phật Như lai. Bồ tát thấy thế liền phát nguyện chóng thành Phật đạo để hóa độ chúng sanh. Tức là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Thế nào là đạo đế? Đây là con đường, là phương pháp tu chân chính để được giải thoát. Tất cả chúng sinh vì không biết tu tập chánh pháp Cho nên, phải trôi lăn trong sáu đường không thể vào được an lạc, tư tại. Bồ tát thấy thế liền tuyên dương vô lượng pháp môn để giáo hóa chúng sanh tu học. Tức là pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Bốn chân lý mà tôi vừa trình bày, là nơi nương tựa cho bốn thệ nguyện rộng lớn. Các giới tử phải nhất tâm phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn bằng cách lặp lại theo lời tôi hướng dẫn.

Đệ tử pháp danh là… dốc lòng phát nguyện: chúng sanh không số lượng thệ nguyện đều độ thoát, phiền não không cùng tận thệ nguyện đều dứt sạch, pháp môn không số kể thệ nguyện đều tu học, Phật đạo không gì hơn thệ nguyện đều viên thành.

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Nammô Đại hạnh Phổ Hiền vương Bồ tát (3 lần, 3 lần cúi đầu xá).

13. Khải bạch yết ma

Giới sư dạy bảo:

Các giới tử! Các vị đã phát nguyện rộng lớn rồi, tôi nay vì các vị mà khải bạch Tam Bảo chứng minh cho các vị thọ giới. Vậy các vị nên nhất tâm lắng nghe để ý suy nghĩ kỹ.

Nên biết rằng: Bạch yết ma lần thứ nhất rồi, giới pháp tốt lành to lớn trong mười phương thế giới, do năng lực tâm nghiệp cảm cách của quý vị mà thảy đều chấn động. Bạch yết ma lần thứ hai rồi, pháp giới tốt lành to lớn trong mười phương thế giới, như mây như lọng che trên đảnh các vị. Bạch yết ma lần thứ ba xong, pháp giới tốt lành to lớn trong mười phương thế giới từ đảnh môn quý vị chảy vào trong thân tâm các vị, sẽ được chánh báo tốt đẹp đầy đủ, cùng tột đời vị lai, hằng tiếp nối làm giống Phật.

Đây là giới thể vô tác, đạo pháp vô lậu do chỗ cơ cảm tăng thượng thiện tâm của quý vị mà thành tựu. Bởi thế, quý vị phải chí thành cúi đầu thọ lãnh.

14. Chính thức bạch yết ma

Giới tử vẫn quì như cũ. Giới sư đến trước tượng Phật quán tưởng Thập phương Tam bảo, cầm ba nén hương quì bạch rằng:

Ngưỡng bạch chư Phật, chư Bồ tát trong mười phương vô biên thế giới, trong đạo tràng này, các Phật tử đã ba lần cầu xin giới sư chúng con cho thọ giới Bồ tát tại gia. Con đã tác chứng cho các giới tử. Cúi xin chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh tăng trong mười phương pháp giới từ bi chứng giám cho các giới tử tại đạo tràng này được thọ giới Bồ tát tại gia (3 lần bạch, 3 lần cúi đầu xá).

15. Dặn bảo tồn giữ giới pháp

Sau khi bạch Phật, trở về chỗ, Giới sư dặn bảo giới tử rằng:

Các giới tử! Từ trước đến đây, chư Tôn đức đã cung đối trước chư Phật, chư Bồ tát, đã ba lần bạch yết ma.

Ở trong Thánh chúng, đức Thích ca có dặn bảo như thế này: Đại chúng hãy lắng nghe, ở trong thế giới ta bà này, cõi nước ViệtNamnày, có Phật tử pháp danh là…cầu thọ tịnh giới Bồ tát. Vì Phật tử này không thầy, tôi rất xót thương, xin đứng làm thầy. Trong giờ phút này, mười phương các đức Như lai nghĩ tưởng các vị là con, các Đại bồ tát nghĩ tưởng các vị là em. Nhờ lòng từ bi thương tưởng của chư Phật, chư Bồ tát, từ nay cho đến về sau, các vị sẽ được tăng trưởng công đức, thiện căn không bao giờ mất. Các vị hãy tinh chuyên nhớ nghĩ bền giữ không phạm, để giới thể tròn đầy, trọn không lùi sụt, cho đến ngày chứng quả bồ đề, thành tựu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Các vị có đầy đủ tất cả chủng trí thần thông diệu dụng, không lường các pháp môn, để đi khắp trong mười phương rộng độ chúng sanh lòng không mỏi mệt.

Dẫn thỉnh xướng:

Khấu thủ (giới tử cúi đầu xá).

16. Truyền sáu trọng pháp.

Để truyền sáu trọng pháp, Giới sư dạy rằng:

Các giới tử! Hãy lắng nghe cho kỹ, Bồ tát tại gia có sáu trọng pháp, nếu người nào thọ giới rồi mà phạm là không phải hạnh bồ tát, sẽ mất 42 quả vị hiền thánh. Các vị hãy lắng nghe và lãnh thọ:

1. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được sát sanh. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

2.Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được trộm cắp. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

3. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được tà dâm. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

4. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói dối. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

5. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói lỗi của người tại gia và xuất gia. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

6. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được bán rượu, nấu rượu. Các Phật tử giữ được không?

– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).

17. Khuyên học và giữ 28 giới khinh.

Giới sư truyền dạy:

Các giới tử! Vừa rồi, tôi đã trao cho các Phật tử sáu trọng pháp, còn hai mươi tám tội thất ý các Phật tử phải học mới biết và giữ gìn không được phạm. Tiếp theo đây, tôi nói về 28 tội thất ý này, các Phật tử hãy lắng nghe.

1. Không cúng dường cha mẹ, sư trưởng, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

2. Say đắm rượu chè, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

3. Cố ý gớm ghê không chăm sóc người bệnh khổ, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

4. Gặp người hành khất, không nhiều thì ít, phải tùy tâm mà bố thí, nếu để người hành khất về không, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

5. Nếu thấy tỳ kheo, tỳ kheo ni, trưởng lão, bậc tôn đức, ưu bà tắc, ưu bà di… không đứng dậy nghinh tiếp hỏi thăm, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

6. Nếu thấy tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di hủy phạm giới đã thọ, sinh tâm kiêu mạn, rồi nói rằng: Ta hơn người kia, người kia không bằng ta…, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

7. Trong mỗi tháng có sáu ngày trai, nếu không đi thọ bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

8. Trong khoảng tám mươi dặm, nơi có thuyết pháp mà không đến nghe, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

9. Thọ dụng vật của thường trụ tăng như ngọa cụ, giường, tòa ngồi, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

10. Nghi trong nước có vi trùng nhưng vẫn tùy tiện dùng, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

11. Không có bạn mà vẫn một mình đi vào nơi hiểm nạn, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

12. Một mình ngủ lại tại chùa ni nếu là ưu bà tắc, hoặc chùa tăng nếu là ưu bà di, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

13. Vì của cải, thân mạng mà đánh mắng người giúp việc, trẻ con hầu hạ hoặc người ngoài…, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

14. Nếu đem thức ăn dư thừa dâng cúng tỳ kheo, tỳ kheo ni hoặc cung cấp cho người đồng giới, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

15. Nếu nuôi những loài ăn thịt như mèo, chồn…, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

16. Có các loài vật như voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà… nếu không làm phép tịnh thí mà cho những người chưa thọ giới, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

17. Nếu không sắm cất các thứ y bát tích trượng ngọa cụ (để phòng khi cần cúng dường cho vị xuất gia thọ bồ tát giới), đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

18. Nếu vì nuôi thân mạng mà cần làm ruộng, nhưng không tìm nước trong (để tưới..). và đất ruộng cũ (để trồng trọt), đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

19. Nếu vì nuôi thân mạng mà mở phố buôn bán, cân đong hàng hóa; không được đã thỏa thuận giá cả rồi lại đem bán cho người trả giá cao hơn; cân đấu dùng để cân đong hàng hóa phải đúng mức quy định, nếu chưa đúng mức phải bảo sửa chữa lại, không làm như vậy, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

20. Nếu không phải chỗ, không phải thời mà hành dục, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

21. Nếu vì sinh sống mà buôn bán đem giá lên xuống, mua rẻ bán quá đắt, gian lận, trốn thuế, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

22. Trái phạm luật pháp nhà nước, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

23. Nếu có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu mùa, không hiến cúngTam bảo mà thọ dụng trước, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

24. Nếu chúng tăng không chấp thuận mà vẫn tự mình thuyết pháp, tán thán quan điểm riêng của mình, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

25. Trên đường đi mà dành đi trước tỳ kheo, sa di, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

26. Khi dọn thức ăn ở giữa tăng chúng nếu vì thiên vị thầy mình mà lựa chọn các thứ ngon lành dâng cho nhiều hơn các vị khác, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

27. Nếu nuôi tằm, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

28 Trên đường đi gặp người bệnh tật mà không dừng lại chăm sóc, làm các phương tiện, dặn bảo những người tại chỗ giúp đỡ lại thản nhiên bỏ đi, đó là bồ tát tại gia phạm tội thất ý.

Dẫn thỉnh xướng: Khấu thủ (các giới tử cúi đầu xá)

18. Lợi ích của giới Bồ tát

Giới sư nói lợi ích của giới Bồ tát và khuyên giới tử nghiêm trì. Giới sư dạy bảo rằng:

Các giới tử! Vừa rồi tôi đã truyền cho các Phật tử sáu giới trọng và hai mươi tám tội thất ý.

Các Phật tử nên biết rằng: Giới Bồ tát là giới nặng về phần lợi tha. Hàng Bồ tát luôn luôn quên mình vì người, thay người khác chịu khổ, nhận cái vui của người khác làm cái vui của mình. Nhân đã cao thượng, rộng lớn như thế, cho nên, quả cũng thật tốt đẹp vô biên. Bởi thế, kinh còn gọi giới của Bồ tát là giới vô tận tạng, nghĩa là trong giới có hàm chứa các công đức rất lớn lao, không cùng tận, các giới khác không thể sánh kịp. Giới Bồ tát giúp người qua khỏi bến mê, vượt ra ngoài sinh tử. Từ đời này đến đời khác giới thường hỗ trợ người tu hành, theo người tu hành cho đến ngày thành Phật. Người thọ giới Bồ tát tức là đã tham dự vào địa vị Phật đà.

Vậy các Phật tử hãy nỗ lực tinh tấn hành trì, cẩn thận chớ buông lung (Câu này giới sư nói ba lần để giới tử đáp ba lần).

Giới tử đồng thanh:

Y giáo phụng hành (ba lần)

Giới sư lại tiếp rằng:

Các giới tử đã nguyện y giáo phụng hành, hãy đứng dậy lễ tạ Tam bảo.

Dẫn thỉnh xướng:

C. CÚNG HƯƠNG (nếu có)

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo tam bái.

Dẫn thỉnh xướng:

Hồ quỳ, hiệp chưởng (giới tử đồng quỳ).

Vài lời khai đạo giới tử về lễ cúng hương, Giới sư dạy rằng:

Các giới tử! Các người đã phát Bồ đề tâm, thọ giới Bồ tát tại gia, chí cầu Phật thừa, nguyện hành Bồ tát đạo, ấy là làm những việc khó làm, Cho nên, từ đây cho đến tận vị lai, trên vì Phật đạo, dưới vì hết thảy chúng sinh không bao giờ được thối ý khiếp nhược, không bao giờ tiếc nuối cái gì dù cả thân mạng của mình. Như Bồ tát Địa tạng nguyện mãi mãi ở chốn u đồ để hóa độ chúng sinh ác nghiệp. Như Bồ tát Dược Vương tự đốt cháy thân mình để trên cúng dường chư Phật và chánh pháp, dưới để rọi sáng chúng sinh trong chỗ tối tăm. Các hạnh nguyện đại hùng đại lực ấy, đức hy sinh vô úy ấy, các người phải từ nay cho đến cùng tận vị lai luôn luôn noi theo mà học tập và hành trì.

Nay để phát dương chí nguyện cao vời ấy, các người cần đối trước Tam bảo tự đốt lên một phần nhỏ của thân thể để chứng minh ý chí đại hùng của người đã thọ Bồ tát giới.

Đối trước Tam bảo, các Phật tử đã phát tâm cúng hương, vậy hãy dũng mãnh lên và chí thành niệm Phật cầu gia hộ.

Dẫn thỉnh xướng:

Khởi thân. Chí thành đảnh lễ Tam bảo tam bái.

Chưgiới tử kiết già an tọa.

Cung thỉnh chư Tôn đức hộ hương tấn đàn

Lễ cúng hương bắt đầu.

Giới sư cùng Đại chúng hướng về Tam bảo nhất tâm niệm Phật. Giới sư cử tụng:A Di Đà Phật thân kim sắc…

D. HỒI HƯỚNG

Sau khi hoàn tất lễ cúng hương, Giới sư cùng đại chúng hướng về Tam bảo, tụng hồi hướng:

Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh….

Thiên A tu la Dược xoa….

Thọ giới công đức thù thắng hạnh….

Tự quy y Phật….

E. GIỚI TỬ LỄ TẠ

Sau ba tự quy, Giới sư vẫn an tọa, giới tử lễ tạ.

Dẫn thỉnh xướng:

Nhất tâm đảnh lễ tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, thập phương thường trụ Tam bảo, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Ta bà thế giới Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Di Lặc Bồ tát, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Thập phương Như Lai, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Thập phương chư đại Bồ tát, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Đắc giới Hòa thượng, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Liệt vị A xà lê, tam bái.

Nhất tâm đảnh lễ Hiện tiền chư vị Đại đức tăng già, tam bái.

Giới tử thoái ban (Ra xếp hàng đợi tiễn chư Tôn đức).

F. GIẢI TIỂU GIỚI (nếu có kiết giới)

I.Họp tăng. Như phần kiết tiểu giới

II. Giải tiểu giới. Vị yết ma bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, nếu Tăng phải thời mà đến Tăng thuận cho, xin giải giới, bạch như thế. Tác bạch có thành không ?

Thành (chúng đồng đáp)

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, các trưởng lão nào bằng lòng Tăng họp để giải giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Yết ma có thành không?

Thành (chúng đồng đáp)

Tăng đã bằng lòng giải giới xong. Riêng Tăng bằng lòng nên đã im lặng, việc ấy tôi ghi nhận như vậy.

Nguyện dĩ thử công đức…

Hòa nam thánh chúng.

G. THỈNH SƯ VỀ TỔ ĐƯỜNG, TẠ TỔ, VỀ TỊNH PHÒNG AN NGHỈ

Dẫn thỉnh xướng: Cung thỉnh chư Tôn đức thối ban, hồi nghệ Tổ đường.

* * *

Nghi Thức Hội (Hướng Dẫn Thực Hành Nghi Thức Hội Có Điều Chỉnh Và Bổ Sung)

Điều 9. CHÀO: 1. Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành) : Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ lên, năm ngón tay khép lại, thẳng, hướng mũi bàn tay hướng về thái dương, lòng bàn tay hơi chếch ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 45 độ), cánh tay hơi chếch ra phía trước (15 độ) và thấp hơn ngang vai một chút.

Ý nghĩa: – Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng. – Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp, có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. – Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức. – Mắt nhìn thẳng, tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức.

2. Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau) : Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 90 độ) tư thế thoải mái, vui tươi. Ý nghĩa: Chào trong sinh hoạt thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi và đến với nhau.

Điều 10. TƯ THẾ ĐỨNG: 1. Nghiêm: – Người đứng thẳng – Mắt hướng thẳng. – Hai tay thẳng nắm hờ, khép sát đùi. – Chân thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân tạo thành chữ V.

2. Nghỉ : – Chân trái hơi chùng xuống. – Tay duỗi, các ngón tay khép hờ thoải mái.

Điều 11. TƯ THẾ NGỒI: 1. Ngồi trên gót : – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: chân trái bước lên trước một bước, ngồi xuống trên gót chân phải, khuỷu tay trái gấp tự nhiên và cánh tay đặt trên gối chân trái, tay phải nắm hờ thả thoải mái theo đùi chân phải.

2. Ngồi trên đất : – Khẩu lệnh : – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: chân trái bước qua chân phải, hạ người xuống đất, tay trái nắm cổ tay phải thoải mái, hai khuỷu tay tỳ trên hai đầu gối chân. Khi đứng lên dùng hai tay chống xuống đất đứng lên. Sau đó rút chân trái về tư thế nghiêm.

Kết thúc động tác ngồi bằng khẩu lệnh: “Đứng lên” (động lệnh, không có dự lệnh).

Điều 12. TƯ THẾ QUAY: 1. Quay trái : – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90 độ. Rút chân phải lên, trở về tư thế nghiêm.

2. Quay phải: – Khẩu lệnh : – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90 độ. Rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

3. Quay đằng sau: – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: chân phải đưa về phía sau chân trái, mũi chân phải cách gót chân trái khoảng một nắm tay. Dùng hai gót chân làm trụ quay về bên phải một góc 180 độ. Rút chân phải về tư thế nghiêm. Lưu ý : trong các động tác quay hai tay lúc nào cũng trong tư thế nghiêm.

Điều 13. ĐỘNG TÁC DI ĐỘNG: 1. Dậm chân tại chỗ: – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Sau động lệnh “Dậm” chân trái nhắc lên, tay phải đánh qua trái trên thắt lưng khoảng 20 cm, tay trái đánh thoải mái ra phía sau và hơi chếch ra sau (15 độ so với tư thế thẳng). Sau đó chân trái dậm xuống, chân phải nhắc lên (khoảng 20 cm), tay đánh ngược về bên phải (nhịp 1), tiếp tục chân phải dậm xuống, chân trái nhắc lên, tay đánh qua trái như lúc đầu (nhịp 02). Và cứ thế liên tục, đều. – Nhịp đếm 1 – 2, 1 – 2, 1 – 2, ………. liên tục.

2. Đi đều : – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Chân đi đều theo nhịp đếm 1 – 2 , 1 – 2 (hoặc nhịp còi) tay đánh như dậm chân tại chỗ (bước chân trái trước, chân phải sau theo nhịp đếm).

Lưu ý: – Nhịp 1 luôn là chân trái – Nhịp 2 luôn là chân phải. – Động lệnh luôn rơi vào chân phải. – Bước rộng bằng vai. – Đang “Dậm chân tại chỗ” hoặc “Đi đều” muốn dừng lại thì dùng : – Khẩu lệnh:

– Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Động lệnh “Đứng” phải rơi vào chân phải (nhịp 2), khi nghe động lệnh bước (dậm) tiếp một bước (nhịp 1), sau đó dậm tại chỗ một bước (nhịp 2) mới đứng hẳn lại (vậy chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải – nhịp 2). Người trở về tư thế nghiêm.

3. Chạy tại chỗ: – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Hai tay úp, nắm lại đặt trên thắt lưng, 2 nắm tay cách nhau khoảng 20 cm, chân chạy tại chỗ theo nhịp 1 – 2 – 3 – 4 … 1 – 2 – 3 – 4 … (chạy nâng cao đùi vừa phải, lòng bàn chân cách đất khoảng 20 – 30 cm, khi chạy không đánh tay).

4. Chạy đều : – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Như chạy tại chỗ, và cả đội hình cùng chạy đều theo nhịp 1 – 2 – 3 – 4… 1 – 2 – 3 – 4 … (chạy nâng cao đùi vừa phải, lòng bàn chân cách đất khoảng 20 – 30 cm, khi chạy không đánh tay).

Lưu ý: – Nhịp 1, 3 luôn là chân trái – Nhịp 2, 4 luôn là chân phải. – Động lệnh luôn rơi vào chân phải. – Bước rộng bằng vai. – Đang “Chạy tại chỗ” hoặc “Chạy đều” muốn dừng lại thì dùng : – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Động lệnh “Đứng” phải rơi vào chân phải (nhịp 4), khi nghe động lệnh chạy tiếp (hoặc tại chỗ) một bước (nhịp 1), sau đó chạy tại chỗ ba bước (nhịp 2 – 3 – 4) mới đứng hẳn lại (vậy chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải – nhịp 4). Người trở về tư thế nghiêm (quy định cho 2 động tác chạy tại chỗ và chạy đều).

5. Tiến – lùi: – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Tiến (lùi) n bước đầu tiên đều thực hiện bằng chân trái, bước rộng bằng vai, thoải mái, không chập chân từng bước (trừ trường hợp tiến, lùi chỉ có 1 bước). Đến bước cuối cùng của số bước theo yêu cầu, rút chân bên dưới lên (với tiến) hay trên xuống (với lùi), chập chân lại. Tư thế nghiêm.

6. Sang trái – phải : – Khẩu lệnh:

– Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Sang bên nào dùng chân bên đó bước, bước rộng bằng vai, mỗi bước mỗi chập chân, không bước chéo chân. Thưc hiện xong số bước theo yêu cầu của dự lệnh, khép chân. Tư thế nghiêm.

Lưu ý: số lượng bước phải di chuyển sang phải (trái) không quá 5 bước , nếu quá 5 bước thì quay sang phải (trái) thực hiện động tác “tiến” hoặc đi đều.

Điều 14. VỊ CHÍ CHỈ HUY – KHẨU LỆNH 1.Vị trí chỉ huy Khi chỉ định đội hình tập hợp, vị trí của người chỉ huy khi chỉ định đội hình chuẩn cao nhất của đội hình đó. Chỉ huy đội ngũ bằng khẩu lệnh hoặc bằng tín hiệu (cờ, còi,…) Đội hình luôn triển khai bên trái người chỉ huy. Vị trí của người chỉ huy khi chỉnh đốn các đội hình: Sauk hi đội hình ổn định, từ vị trí chỉ định đội hình, người chỉ huy tiến về phía trước và giữa đội hình (đối với đội hình hang dọc, hang ngang, chữ U) để chỉnh đốn hoặc điều khiển. Riêng đội hình vòng tròn, người chỉ huy đứng tại vị trí chỉ định đội hình để chỉnh đốn hoặc điều khiển. Khi điều khiển hoặc chỉnh đốn đội hình, người chỉ huy cần đứng ở vị trí sao cho có thể bao quát hết đội hình.

2.Khẩu lệnh: Khẩu lệnh thường có dự lệnh và động lệnh: – Dự lệnh phải hô to và hơi kéo dài, sau đó dừng lại thời gian ngắn trước khi hô động lệnh, khi nghe dự lệnh mọi hội viên phải đứng nghiêm. – Động lệnh phải được hô to, rõ và dứt khoát. Trường hợp đã hô dự lệnh nhưng muốn hủy bỏ lệnh đó thì hô tiếp “khẩu lệnh bỏ”, để đội hình sẵn sang hành động; khi cần thiết người chỉ huy có thể hô khẩu lệnh hay tín hiệu “chú ý” hoặc hô rõ tên người hoặc phiên hiệu phân hội cần chú ý.

3.Vị chí làm chuẩn trong đội hình: Khi tập hợp đội hình, người chỉ huy phải chỉ định hội viên, hoặc đơn vị làm chuẩn để mọi người hoặc đơn vị trong hàng ngũ làm theo khi được chỉ định, hội viên làm chuẩn phải “có” đồng thời tay phải giơ thẳng lên. Nếu đơn vị làm chuẩn thì người chỉ huy đơn vị đó cũng làm động tác như trên. Thong thường lấy người ở vị trí đầu hang bên phải làm chuẩn, nhưng còn tùy theo ý định người chỉ huy và địa hình có thể lấy chuẩn bên trái hoặc ở giữa đội hình.

Điều 15. ĐỘI HÌNH. Đội hình đội ngũ của chi hội gồm có: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.

1.Hàng dọc: Chi hội hàng dọc: – Khẩu lệnh: “Chi hội – Thành X hàng dọc – Tập hợp” (X là số hàng tùy theo số lượng hội viên thực tế mà người chỉ huy tính toán và chia cho phù hợp) – Tư thế chỉ huy: Tay phải giơ thẳng hướng lên trên, 5 ngón tay khép lại để thẳng lòng bàn tay hướng về bên trái (đội hình được triển khai về bên trái và sát người chỉ huy. Khoảng cách giữa đội hình và người chỉ huy là 1 mét).

2.Hàng ngang Chi hội hàng ngang: – Khẩu lệnh: “Chi hội – Thành X hàng ngang – Tập hợp” – Tư thế: Tay phải đưa ngang vai về bên phải, bàn tay thẳng, lòng bàn tay úp xuống (đội hình được triển khai bắt đầu từ mũi bàn tay trái của người chỉ huy. Khoảng cách 1 mét).

3.Chữ U: Dùng cho chi hội, các phân hội. – Khẩu lệnh: “Chi hội – Thành đội hình chữ U – Tập hợp” – Tư thế: Tay phải ngang vai, khuỷu tay tạo thành góc vuông 90 độ, lòng bàn tay nắm lại. Đội hình triển khai bắt đầu từ phân hội trưởng phân hội 1 như hang dọc. khoảng cách giữa phân hội trưởng phân hội 1 và người chỉ huy là 01 mét. Các phân hội còn lại tạo thành chữ U (Theo hình vẽ).

Chú ý: – Cự ly so hàng là hẹp, hẹp đặc biệt. – Khoảng cách giữa các phân hội trong đội hình chữ U luôn là một cánh tay.

4. Vòng tròn – Khẩu lệnh: “Toàn chi hội – Thành đội hình vòng tròn – Tập hợp” – Tư thế chỉ huy: Hai tay giơ cao tạo thành vòng tròn trên đầu người chỉ huy, lòng bàn tay nắm song song với động tác chỉ định đội hình, người chỉ huy sử dụng khẩu lệnh: “Phân hội (chi hội, các chi hội) tập hợp” hoặc bằng còi.

Chú ý: Cự ly so hàng là cự ly rộng và rộng đặc biệt. Khẩu lệnh so hàng là “Cự ly rộng (rộng đặc biệt) – chỉnh đốn đội hình”.Cự ly rộng: 2 tay thành hình chữ V ngược, lòng bàn tay nắm, tay người này chạm tay người kia tạo thành vòng tròn. Cự ly rộng đặc biệt: 02 cánh tay dang ngang, lòng bàn tay nắm, tay người này chạm tay người kia tạo thành vòng tròn.

Vị trí của người chỉ huy khi chỉnh đốn các đội hình: Sau khi đội hình ổn định, từ vị trí chỉ định đội hình, người chỉ huy tiến về phía trước và giữa các đội hình (đối với đội hình hang dọc, hang ngang, chữ U) để chỉnh đốn hoặc điều khiển. Riêng đội hình vòng tròn, người chỉ huy đứng tại vị trí chỉ định đội hình để chỉnh đốn hoặc điều khiển. Khi chỉnh đốn hoặc điều khiển đội hình, người chỉ huy cần đứng ở vị trí sao cho có thể bao quát hết đội hình. Điều 16. CÁC CỰ LY: 1. Cự ly hẹp: bằng một khuỷu tay (tay chống hông). – Khẩu lệnh : – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện: Chuẩn luôn là phân hội 1 của chi hội (phân hội 1 của chi hội 1 trong các chi hội ). Sau động lệnh, phân hội trưởng phân hội 1 tay phải giơ cao qua đầu, bàn tay duỗi thẳng, 5 ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về bên trái, cánh tay áp sát lỗ tai phải, tay trái chống hông, người thứ hai bên trái (A) di chuyển chạm khuỷu tay của phân hội trưởng phân hội 1, người thứ ba (B) di chuyển chạm khuỷu tay (A) và cứ thế liên tục đến người cuối cùng. Những người đứng sau lưng phân hội trưởng phân hội 1 đưa tay phải chạm vai người đứng trước, lòng bàn tay thẳng. Các hội viên còn lại nhìn thẳng, nhìn trái so hàng. 2. Cự ly hẹp đặc biệt: bằng hai nắm tay nắm ngang của hai người đứng gần nhau. – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau Động lệnh – Cách thực hiện : Tương tự cự ly hẹp, nhưng tay trái phân hội trưởng phân hội 1 thẳng, khép sát đùi, bàn tay nắm lại, lòng bàn tay hướng ra sau. Tay phải người (A) cũng vậy, chạm tay trái phân hội trưởng phân hội 1, tay trái người (A) chạm tay phải người (B) và cứ thế liên tục.

3. Cự ly rộng: bằng một cánh tay. – Khẩu lệnh : – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Tương tự cự ly hẹp , nhưng bằng một cánh tay, tay trái phân hội trưởng phân hội 1 giơ ngang cánh tay, bàn tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống.

4. Cự ly rộng đặc biệt: bằng hai cánh tay – Khẩu lệnh: – Thực hiện: sau động lệnh – Cách thực hiện: Tương tự cự ly rộng , nhưng bằng hai cánh tay.

Lưu ý : – (A) , (B): là phân hội trưởng phân hội 2 và 3 nếu là hàng dọc. – (A) , (B): là hội viên của phân hội 1 nếu là hàng ngang. – Hẹp đặc biệt: là hai nắm tay của các phân hội trưởng nếu là hàng dọc; là hai nắm tay của các hội viên trong phân hội 1 nếu là hàng ngang và chữ U. – Rộng đặc biệt: là hai cánh tay của các phân hội trưởng nếu là hành dọc; là hai cánh tay của các hội viên trong phân hội 1 nếu là hàng ngang.

Điều 17. ĐIỂM SỐ – BÁO CÁO: Trường hợp 1 (Điểm số và báo cáo từng phân hội) – Khẩu lệnh chỉ huy: “Các phân hội điểm số – Báo cáo – nghỉ “ – Thực hiện: sau khẩu lệnh của chỉ huy. – Cách thực hiện: Các phân hội trưởng điều hành phân hội của mình điểm số – báo cáo, cụ thể: + Người phân hội trưởng bước lên trước và hướng về đội hình của phân hội mình hô lớn: “Phân hội 1 (2, 3, 4) – Nghiêm – Điểm số – 1” (1 là số đếm của người phân hội trưởng). + Sau đó các hội viên trong phân hội lần lượt đếm từ 2 cho đến hết. Người hội viên khi điểm số cần hô lớn số của mình đồng thời đầu lắc nhẹ qua phía trái hướng về sau. Người hội viên cuối cùng thực hiện như những hội viên trước đó nhưng hô thêm “Hết” sau khi hô số của mình. + Phân hội trưởng cho phân hội của mình “Nghỉ” khi phân hội mình điểm số xong. + Sau khi điểm số xong, lần lượt phân hội 1 đến phân hội cuối cùng lên báo cáo cho chỉ huy. Phân hội trưởng cho phân hội của mình “Nghiêm” trước khi lên báo cáo. + Khẩu lệnh báo cáo: “Báo cáo – báo cáo (1), (2) có (3) hội viên. Đủ (vắng (4)) – báo cáo hết”. + Nếu có nội dung truyền đạt, người chỉ huy không hô “Được” mà truyền đạt nội dung cần truyền đạt cho người báo cáo. Sau khi nghe xong, người báo cáo vừa chào người chỉ huy vừa hô “Rõ” và trở về vị trí phân hội của mình. Ghi chú: (1): Cấp chỉ huy trực tiếp, người phụ trách. (2): Đơn vị, cấp báo cáo. (3): Tổng số hội viên hiện có mặt. (4): Số hội viên vắng mặt (báo cáo có lý do hoặc không có lý do). Khi báo cáo, người báo cáo phải đưng trong tu thế nghiêm, chào người chỉ huy trước và chỉ bỏ tay xuống sau khi người chỉ huy đã bỏ tay.

Trường hợp 2: (Điểm số cả chi hội) – Khẩu lệnh chỉ huy: “Nghiêm – Chi hội điểm số – 1” (1 là số điểm của chi hội trưởng) – Sau đó, cả chi hội đếm từ 2 đến hết, lần lượt như sau: – Phân hội trưởng phân hội 1 đếm “2”, người hội viên đứng tiếp sau đó đếm “3” và cứ thế cho đến người hội viên cuối cùng. Người hội viên cuối cùng sau khi đếm số của mình, và thêm câu “Phân hội 1 – Hết”

+ Phân hội trưởng phân hội 2 đếm tiếp số người hội viên cuối cùng của phân hội 1 và các hội viên trong phân hội 2 lần lượt đếm cho đến hết như phân hội 1. + Các phân hội còn lại đếm tương tự như phân hội 2 cho đến người cuối cùng của phân hội cuối cùng, người cuối cùng sau khi đếm số của mình, chỉ hô ” Hết”.

Điều 18. LỄ CÔNG NHẬN CHI HỘI, ĐỘI, NHÓM MỚI: 1. Yêu cầu và công tác chuẩn bị: – Hình thức tổ chức phải trang trọng, gọn nhẹ. Địa điểm có thể trong hội trường, ngoài trời nhưng đảm bảo nghiêm túc trong buổi lể. – Thời điểm tổ chức gắn liền với ngày lễ, các đợt hoạt động, các sự kkiện quan trọng của địa phương, đơn vị… – Trang trí: Cờ Tổ quốc, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI (NHÓM), CHI HỘI . . .”.

Ví dụ:

– Đơn xin được công nhận đội nhóm mới (có nội dung giới thiệu tóm tắt quá trình hoạt động), danh sách lý lịch trích ngang hội viên tham gia, qui chế hoạt động, phương hướng hoạt động, thẻ hội viên, huy hiệu Hội.

2. Chương trình tổng quát: a. Phần nghi thức : – Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự. – Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca, mặc niệm (nếu có), hô khẩu hiệu của Hội.

b. Phần nội dung: – Đại diện (Ban điều hành lâm thời) đội nhóm (chi hội, CLB) được công nhận đọc đơn xin được công nhận. – Đại diện UB Hội hoặc BCH Đoàn cơ sở giới thiệu quá trình hoạt động, đọc quyết định công nhận: đội nhóm (chi hội, CLB) và BCH đội nhóm (chi hội, CLB). – Trao quyết định, gắn huy hiệu, trao thẻ hội viên mới – Đại diện BCH chi hội (CLB, tổ, đội, nhóm) mới nhận nhiệm vụ. – Phát biểu lãnh đạo (nếu có). – Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc.

Điều 19. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LỄ CÔNG NHẬN HỘI VIÊN MỚI:

1. Yêu cầu và công tác chuẩn bị : – Tổ chức lễ kết nạp phải gọn nhẹ, vui tươi. Thời điểm tổ chức có thể gắn liền với các ngày lễ, các đợt hoạt động, sinh nhật… – Địa điểm có thể tổ chức trong hội trường, ngoài trời hoặc tại các điểm sinh hoạt dã ngoại, các điểm thực hiện công trình. – Trang trí: Cờ Tổ quốc, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề buổi lễ “công nhận hội viên mới” (trang trí bằng băng rôn, pano hoặc khung bảng). – Đơn xin gia nhập từng hội viên, danh sách lý lịch trích ngang hội viên mới, nội dung tóm tắt giới thiệu từng hội viên mới, khẩu hiệu, lời hứa, thẻ hội viên, huy hiệu hội…

2. Chương trình tổng quát : a. Phần nghi thức : – Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự. – Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca, mặc niệm (nếu có), hô khẩu hiệu của Hội.

b. Phần nội dung : – Thay mặt BTC chi hội (CLB, tổ, đội, nhóm) giới thiệu tóm tắt thanh niên được đề nghị công nhận. – Chi hội trưởng, đội nhóm trưởng, Ban Chủ nhiệm CLB đọc quyết định công nhận, gắn huy hiệu hội và trao thẻ hội viên (phần gắn huy hiệu, trao thẻ có thể mời đại biểu). – Hội viên mới đọc lời hứa hội viên (có thể một hoặc nhiều hội viên cùng một lúc). – Đại diện Ban điều hành chi hội (CLB, tổ, đội, nhóm) chúc mừng và giao nhiệm vụ hội viên mới. – Hội viên mới phát biểu cảm tưởng. – Phát biểu của lãnh đạo (nếu có). – Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc.

Lưu ý: Trong chương trình tổ chức lễ nên xen vào các tiết mục văn nghệ, trò chơi để tạo sự nhẹ nhàng ,vui tươi.

3. Phông lễ trang trí :

Kế Hoạch Thi Nghi Thức Đội

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINHLIÊN ĐỘI THCS THỐNG NHẤT

Thống Nhất, ngày 06 tháng 12 năm 2010

Số: 06 KH/LĐ

KẾ HOẠCHTổ chứ hội thi ” Nghi thức Đội – Múa hát tập thể ” năm học 2010 – 2011

Kính gửi: – BGH trường THCS Thống Nhất. – Các đoàn thể trường THCS Thống Nhất. Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2010 2011; thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( 26/3/1931 – 26/3/2011), 70 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh ( 15/5/1941 – 15/5/2011).Thực hiện kế hoạch số 31 KH/HĐĐ, ngày 30/11/2010 của HĐĐ huyện Võ Nhai về việc tổ chức hội thi ” Nghi thức Đội – Múa hát tập thể ” năm học 2010 – 2011. Liên đội THCS Thống Nhất kế hoạch tổ chức hội thi ” Nghi thức Đội – Múa hát tập thể “các chi đội, năm học 2010 – 2011 với các nội dung như sau:I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU– Thông qua hội thi nhằm giúp các em đội viên tìm hiểu truyền thống 80 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 70 năm Đội TNTP Hồ Chí Minh; phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần đoàn kết và kỹ năng hoạt động tập thể cho các em đội viên.– Thông qua hội thi nhằm giúp các em đội viên thực hiện đúng điều lệ, nghi thức Đội, rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác đội giỏi, góp phần xây dựng đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.II . ĐỐI TƯỢNG, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG THAM GIA 1. Đối tượng: Là các em học sinh các chi đội.– Đối với chỉ huy: Là chi đội trưởng (Hoạc phó) có đạo đức tốt học lực khá trở lên (Năm học 2009-2010)2. Thành phần.– Đội dự thi ghi thức Đội: Gồm 13 em, trong đó 1 chỉ huy và 12 đội viên.– Đội dự thi Múa tập thể: Số lượng tối thiểu 13 em, tối da 21 em.( Một số đội viên có thể tham dự nhiều phần thi).III . NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CÁCH THỨC THI1 . Phần thi “Nghi thức đội – Chỉ huy giỏi”Nội dung hình thức– Phần diễu hành: Các đôi dự thi lần lượt thực hiện phần diễu hành qua lễ đài vào vị trí tập kết (Theo thứ tự bốc thăm). Đội hình diễu hành thực hiện theo quy định của ngi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mỗi đội dự thi tự chuẩn bị phần giới thiệu về đơn vị mình cử 1 đội viên đọc lời giới thiệu khi đến lượt mình tiến vào lễ đài (thời lượng khoảng 3 phút).– Phần thực hành nghi thức Đội gồm:+ Thực hành nghi lễ chào cờ, yêu cầu: Chỉ huy 1 em (Đồng thời là chỉ huy cờ); đội trống 5 em, đội cờ 3 em ( 03 đội viên cầm cờ, 01 đội viên hộ cờ). + Thực hành đánh 1 bài trống chào mừng hoạc hành tiến (theo gắp thăm)+ Thực hiện các động tác: Cá nhân tại chỗ, di động; các động tác vác cờ, các loại đội hình, đội ngũ tháo thắt khăn quàng đỏ (theo nội dung gắp thăm).+ Sau phần thi thực hành các đội cử đại diện tiến lên rút thăm để trả lời câu hỏi về Đoàn, Đội.2 . Phần thi đồng diễn múa– Nội dung hình thức: Thực hiện đồng diễn múa trên nền nhạc không lời hoạc nhạc có lời của các bài hát phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và là bài hát của các tác giả Việt Nam.– Khuyến khích sử dụng các bài hát truyền thống của Đội; sử dụng đạo cụ biểu diễn; nhạc có thể 01 bài hoạc liên khúc.– Thời gian thể hiện: Từ 5-10 phútMột số quy định – Trang phục nghi thức: Toàn bộ áo trắng quần tối màu, khăn quàng đỏ, đi giày.– Trang phục màn “Đồng diễn múa”: Trang phục tự chọn, phù hợp, có thể sử dụng đạo cụ biểu diễn.IV . THỜI GIAN TỔ CHỨC– Cấp liên đội: Tổ chức thi xong trước 20/01/2010.– Cấp huyện: Tổ chức thi xong trước 25/2/2011.V . KINH PHÍ.– Toàn bộ tiền khen thưởng cho hội thi trích từ quỹ đội.VI . TỔ CHỨC THỰC HIỆN– Cấp liên đội: TPT chủ động phối hợp với BGH xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức hội thi cấp liên đội.– Tổ chức thi cấp liên đội xong trước ngày 20/01/2010.– Thành lập

Cách Nấu Hủ Tiếu Gõ Quảng Ngãi Công Thức Gia Truyền

Hủ tiếu gõ Quảng Ngãi – Tên gọi hay đặc sản?

Sở dĩ gọi là hủ tiếu gõ Quảng Ngãi bởi vì phần lớn những gánh hủ tiếu gõ nổi tiếng ở Sài Gòn đều xuất phát từ người dân Quảng Ngãi. Không biết tự bao giờ, món ăn dân dã này là gắn liền với người dân xứ Quảng và trở thành một nét ẩm thực đường phố về đêm không thể thiểu của người dân đất Sài Thành.

Công thức nấu hủ tiếu gõ Quảng Ngãi như thế nào? Chuẩn bị nguyên liệu

Đơn vị: 1 lb = 1 pound tức khoảng 450g

5 lb xương ống heo và xương cổ

1 đùi heo cắt mỏng

1 lb thịt heo nạc vai băm nhỏ

Tôm tiger độ 1/2 lb đã luộc xong và bóc vỏ

1 lb sườn heo được cắt miếng vừa ăn

Trứng cút

Củ cải trắng

1 bó hành lá cắt nhỏ

1 bó hành tây trắng

1/2 lb cần tàu

Chanh, ớt tươi, ớt ngâm chua, hẹ rí

Xì dầu và nước mắm

Bánh hủ tiếu khô

1/2 lb giá sống

1 cup tép mỡ phi tỏi

1/2 cup hành phi

1 sợi củ cải muối

Nước lọc

Đường phèn, bột ngọt và tiêu

Từng bước cách nấu hủ tiếu gõ Quảng Ngãi ngon

Công thức gia truyền của những người dân Quảng Ngãi đến Sài Gòn để bán hủ tiếu gõ chính là nước lèo hủ tiếu ngon. Ảng chừng lượng nước lèo cần sử dụng như sau: Nếu bán 150 tô hủ tiếu thì cần khoảng 80 lít nước, 6 – 10kg xương heo, 2 kg thịt nạc để hầm lấy nước lèo. Tuy nhiên đó là đối với người buôn bán, nếu bạn làm tại gia đình thì giảm tương ứng theo số lượng tô.

Cách nấu nước lèo hủ tiếu gõ

Rửa sạch xương ống, xương cổ và cho vào nồi. Đổ nước đầy vừa ngập xương cùng với 1 thìa nhỏ muối. Nấu cho sôi, sau đó đổ hết nước đi và cho vào nước lạnh để rửa sạch.

Cho xương đã rửa sạch vào nồi ninh. Đổ nước lọc sạch đầy ngập mặt xương khoảng chừng 2 đốt ngón tay. Cho tiếp 1 thìa muối vào nồi, đun lên cho sôi. Sau khi nước sôi thì hạ nhiệt độ vừa để ninh xương liu riu cho nước dùng ngọt. Chú ý bạn vớt bọt thường xuyên để nước lèo được trong.

Lấy hành tây bổ làm tư, củ cải trắng gọt vỏ, củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô cho vào nồi nước lèo đun sôi. Sau khi vớt hết bọt thì ta thêm đường phèn, bột ngọt và mắm muối vừa ăn và đun thêm khoảng 3 giờ nữa là được. Bạn vẫn cần chú ý vớt bọt thường xuyên khi ninh xương.

Sườn thái miếng vừa ăn và giò heo đã thái mỏng cho vào luộc cùng nồi ninh xương khoảng 30-45 phút. Kiểm tra thấy thịt đã mềm thì có thể vớt ra. Bạn đừng để quá chín vì ăn sẽ mất độ ngon

Riêng phần thịt heo xay ta cho vào xoong nhỏ. Nêm nếm đầy đủ gia vị cho vừa ăn, chút tiêu, bột ngọt, muối…. Đun sôi để thịt săn lại. Chỉ nên đun khoảng 5 phút bởi nấu lâu quá bã thịt sẽ không còn ngon nữa.

Thắng tóp mỡ giòn ngon

Bạn tiến hành luộc khổ mỡ lên, sau đó thái mỏng. Mỡ luộc sẽ dễ hơn thái sống. Bỏ phần mở vào chảo và để lửa lớn, đảo đều cho tép mỡ sẵn lại. Sau đó vặn lửa nhỏ lại và thêm chút muối, trộn đều để tóp mỡ cứng và vàng giòn lại. Khi chuẩn bị bỏ chảo ra khỏi bếp thì thêm vài tép tỏi đập vào, đảo nhanh cho để tỏi chín.

Người ta nói nếu nước lèo là thành phần chính tạo nên đặc trưng của hủ tiếu gõ thì tóp mỡ lại chính là nguyên liệu tạo nên nét hấp dẫn riêng của món hủ tiếu gõ. Vì vậy mặc dù tóp mỡ chứa nhiều cholesterol không có lợi cho sức khỏe nhưng nó vẫn là nguyên liệu không thể thiếu để giúp món hủ tiếu gõ trở nên đậm đà đúng vị.

Trụng bánh hủ tiếu

Bí quyết để có được tô hủ tiếu ngon chính là không được trụng bánh hủ tiếu vào nồi nước lèo mà phải làm một nồi riêng. Khi trụng bánh hủ tiếu thì có thể bỏ giá đỗ và rau trần vào để trụng luôn cho đỡ mất thời gian. Khi trụng xong nhớ xóc nhẹ nhàng để ráo nước, sau đó thì cho vào tô.

Tiếp theo là thêm hành phi, hẹ, thịt bằm, thịt sườn, thịt giò heo, trứng cút, top mỡ lên mặt tô và cho nước lèo đang sôi vào tô, cho thêm ít tiêu nữa thì có thể thưởng thức được rồi đấy.

Thể Lệ Thi Nghi Thức Đội 2014

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TỈNH GIA LAI HỘI ĐỒNG ĐỘI TP PLEIKU *** Pleiku, ngày 23 tháng 3 năm 2023 Số: 01 /BTC

Căn cứ Kế hoạch Liên tịch số 77-KHLT/TĐ-PGD ngày 10/02/2023 giữa BTV Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Pleiku về việc tổ chức Hội thi Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh năm học 2014-2023;Căn cứ kết quả cuộc họp của BTC Hội thi Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh TP Pleiku năm học 2014-2023;Ban Tổ chức Hội thi ban hành thể lệ cụ thể như sau:I. THÀNH PHẦN – SỐ LƯỢNG – ĐỐI TƯỢNG1. Thành phần: Là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh đang học tập và sinh hoạt tại các Liên đội trên địa bàn thành phố Pleiku.2. Số lượng – Đối tượng: Mỗi Liên đội chọn cử 01 đội hình dự thi gồm: 34 em, trong đó: 01 chỉ huy, 01 em cầm bảng tên trường, 03 em trong đội cờ, 05 em đội trống, 24 trong đội nghi thức. Ngoài ra, khuyến khích các Liên đội chọn cử đội kèn cùng tham gia dự thi thực hành.II. HÌNH THỨC THI – NỘI DUNG1. Lễ diễu hành Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh: Để biểu dương lực lượng, giới thiệu thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh.2. Hội thi Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh: BTC Hội thi bố trí 03 tổ Ban Giám khảo.3. Thi lý thuyết (10 điểm): Chỉ huy Đội bốc thăm và trả lời câu hỏi của Ban Tổ chức Hội thi.4. Thi thực hành: Thực hiện đúng theo Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (Sổ tay Đội viên). Ngoài ra, thống nhất một số nội dung sau:– Diễu hành vào vị trí thi (15 điểm).– Điểm số báo cáo (05 điểm).– Thực hiện nghi lễ Chào cờ (64 điểm).– Tháo thắt khăn quàng (12 điểm).– Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn và chỉnh đốn (54 điểm).– Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động (41 điểm).– Tác phong Chỉ huy và lý thuyết (25 điểm).– Trang phục (08 điểm).– Điểm cộng (04 điểm).Tổng cộng 230 điểm* Lưu ý:– Thực hiện sai một trong các động tác cá nhân (Nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau, dậm chân tại chỗ, chạy tại chỗ, tiến, lùi, sang phải, sang trái, đi đều, chào tay, tháo-thắt khăn quàng) trừ 0,25 điểm/lỗi/đội viên. Các điểm trừ không quá điểm chuẩn của nội dung.– Thời gian thực hiện của một đội nghi thức thi thực hành tối đa là 20 phút. Tính từ thời điểm diễu hành vào vị trí thi. Nếu hết thời gian, những nội dung còn lại Ban Giám khảo không chấm điểm.III. KHEN THƯỞNG- KỶ LUẬT:1. Khen thưởng:+ Khối các trường Tiểu học:– 01 giải nhất – 02 giải nhì – 03 giải ba– 05 giải khuyến khích+ Khối các trường THCS:– 01 giải nhất – 01 giải nhì– 02 giải ba– 03 giải khuyến khích 2. Kỷ luật: – Các đội tham gia Hội thi nếu vi phạm các nội quy của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đề ra sẽ tuỳ theo mức độ mà bị phê bình, cảnh cáo, mất quyền tham gia, mất quyền làm nhiệm vụ hoặc xoá bỏ thành tích.– Đến trễ 15 phút sau giờ khai mạc hội thi hoặc đến lượt đội mình thi hay thí sinh thi lý thuyết vắng mặt thì xem như tự ý bỏ cuộc, tuỳ theo trường hợp vi phạm, Ban Tổ chức sẽ xử lý hoặc xoá bỏ thành tích; xem như không tham gia Hội thi.– Trong suốt thời gian diễn ra hội thi, các sự việc nảy sinh ngoài thể lệ quy định, quyết định cuối cùng thuộc về Ban Tổ chức hội thi.

Nơi nhận: TM. BAN TỔ CHỨC HỘI THI– Thành viên BTC, BGK (T/hiện); TRƯỞNG BAN– Các Liên đội trực thuộc (T/hiện

Cách Nấu Bún Bò Huế Để Bán Theo Công Thức Gia Truyền.

Nguồn gốc ra đời của bún bò Huế.

Bún bò Huế hay còn gọi là bùn giò heo, một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Ngay từ cái tên, chúng ta có thể thấy món ăn này mang đậm những nét riêng biệt của người dân xứ Huế.

Để giúp mọi người giải quyết nỗi lo này, JAMJA’S BLOG sẽ cung cấp cho các bạn cách nấu bún bò Huế để bán theo công thức bí truyền.

Cách nấu bún bò Huế theo công thức gia truyền. Nguyên liệu làm bún bò Huế

– Xương đuôi bò ( 1kg ) – Chân giò ( chân trước – 800 gram ) – Thịt bò nạm ( 400g ) – Mía lau ( 1 cây ). – Bún sợi to ( 2.5Kg ) – Hành tây ( 2 củ ). – Xả (1 bó ) – Chanh, ớt, ớt bột. – Mắm ruốc ( 2 muỗng ) – Tiết ( bò hoặc heo – 100 gram ) – Bột hột điều dầu ( 1 thìa ) – Nước mắm, muối, dầu ăn. – Bắp chuối bào, rau giá, hành.

Các bước nấu bún bò huế ngon

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

Mía lau cạo sạch vỏ rồi chặt thành từng khúc. Chỉ làm 4 rồi bỏ vào nồi rồi đun với 3 lít nước trong 30 phút thì vớt mía ra.

Cho nước vào 1 nồi riêng rồi đun lên. Cho mắm ruốc vào rồi khuấy đều tay. Khi nước bắt đầu sôi thì vớt bọt rồi đun 10 phút nữa thì tắt bếp.

Các nguyên liệu còn lại:

Củ sả rửa sạch rồi đập dập, chẻ làm 2.

Hành tím và gừng thì cạo bỏ, băm nhuyễn.

Tiết thái thành từng khúc

Chả lụa cắt làm 2 hoặc có thể nhỏ hơn.

Chân giò sau khi ngâm và rửa lại thì chặt thành từng khúc có độ dài vừa phải.

Bước 2. Chuẩn bị nấu

Cho dầu ăn, hành tím, bớt bột vào chảo chống dính rồi đun nên 5 phút thì tắt bếp.

Khi thấy thịt bò quận tròn lại thì cho thịt bò, xương bò vào.

Với giò heo, ta đem lóc xương để lấy lát thịt phầm bắp heo. Cho chân giò vào đun 10 phút. ( Phải cho thịt bò và thịt heo riêng để tránh thịt heo nhưng mà thịt bò vẫn dai )

Đun cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, không nên để thịt quá chín.

Thái mỏng thịt nạm, chân giò luộc phần có nhiều thịt rồi thái giống thịt nạm.

Hành cắt khúc rồi băm nhuyễn.

Cho chảo nên bếp rồi cho hành vào, phi thơm. Tiếp theo cho sả, bột ớt, bột hột điều dầu, ớt tươi đã băm nhỏ vào. Đảo đều tay rồi tắt bếp.

Khi nấu bún bò Huế, cần lưu ý:

Thịt nên rửa sạch rồi ướp gia vị trước khi cho vào nồi.

Đun với lửa nhỏ để nước không bị đục, thịt chín đều.

Ruốc phải dùng là ruốc Huế.

Ruốc pha bằng nước lạnh, bỏ cặn và cho vào nồi khi nước trong nồi ấm.

Nên cho ít nước nầu để món bún bò huế được hấp đẫn hơn.

Cách nấu bún bò Huế đơn giản tại nhà. Nguyên liệu nấu bún bò Huế tại nhà

– Bắp bò (900 gram ) – Đuôi bò (900 gram ) – Móng giò heo (900 gram móng trước) – Giò lụa, giò bò ( 450 gram ) – Tiết ( 450 gram )

Các bước nấu bún bò Huế tại nhà

Bước 1.

Cho thịt, xương vào nồi rồi đun qua cho hết bẩn. Sau đó vớt ra rồi rửa sạch lại dưới vòi nước.

Bước 2.

Cho thịt, nước, xả, hành tây vào 1 nổi to rồi đun với lửa nhỏ. Với chân giò, bạn đun khoảng 1 tiếng. Còn thịt bò đun khoảng 2 đến 3 tiếng.

Khi nước đã gần sôi, thái bắp bò thành những miếng nhỏ, chặt chân giò thành từng khúc vừa ăn.

Bước 4.

Cho nước và nước cốt chanh hòa cùng 1 chậu. Bóc hoa chuối, thái mỏng rồi ngâm vào nước pha nước cốt canh 30 phút thì vớt ra.

Vậy là JAMJA’S BLOG đã giới thiệu cho các bạn 2 cách nấu bún bò Huế để bán và ăn ở nhà. Cách nấu khá đơn giảm và dễ làm. Mặc dù các công đoạn hơi cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ có một món ăn vô cùng ngon miệng, hấp dẫn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghi Thức Truyền Giới Thập Thiện Và Bồ Tát Tại Gia trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!