Bạn đang xem bài viết Món Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi Ăn Mãi Không Chán được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Món nui xào thịt bò sốt cà chua cho bé 1 tuổi ăn dặm Nui không có hình dạng sợi dài như thường thấy do đó rất thích hợp cho những bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Nui thường rất dễ ăn, lại thuận lợi cho quá trình nhai, nuốt. Hỗ trợ cho sự phát triển cơ miệng, cơ hàm của bé.
Thịt bò là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao chứa các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong 100g thịt bò có tới 28g protein cùng rất nhiều vitaminh B12, B6, khoáng chất cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt, cung cấp 280 kcal năng lượng. Lượng dưỡng chất và kcal này gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác.
Nui xào thịt bò sốt cà chua là một trong các món ăn dặm cho bé 1 tuổi được rất nhiều mẹ áp dụng và chế biến cho bé yêu nhà mình. Vị ngon ngọt trong thịt bò kết hợp với vị chua chua từ cà chua sẽ giúp kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn của bé để bé ăn nhiều hơn, nhanh hơn sau nhiều bữa ăn cơm nát liên tiếp.
Nui luộc mềm, cắt nhỏ miếng vừa ăn với miệng bé. Thịt bỏ rửa sạch, cắt nhỏ, bằm nhuyễn. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt vụn.
Cho bơ vào chảo cho đến khi bơ tan hết thì cho thịt bò bằm vào xào nhanh tay. Thấy thịt săn lại thì cho hành tây vào đảo đều. Sau đó cho tiếp cà chua và sốt cà chua vào, xào đều. Tất cả nấu trên lửa nhỏ vừa đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt thì cho nui vào. Trộn tiếp cho đến khi thấy sốt hơi khô lại thì tắt bếp, cho ra đĩa, chờ nguội là bé có thể dùng ngay được.
2. Gợi ý cho mẹ cách làm mì sốt thịt và cà chua cho bé 1 tuổi ăn dặm Mì là một món ăn có nguồn gốc từ phương tây. Mì có dạng sợi tròn nhỏ, được làm từ bột lúa mạch và nước. Ngày nay, do quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa lẫn nhau, mì trở nên phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.
2.2 Cách làm mì sốt thịt và cà chua
2.1 Nguyên liệu để làm mì sốt thịt và cà chua cho bé 1 tuổi ăn dặm Mì ăn dặm chọn loại sợi dài, mỏng: 30g Thịt heo xay: 50g Hành tây: 10g Sốt cà chua xay nhuyễn cô đặc: 20g (2 muỗng canh) Cà rốt: 10g Bơ: 1 muống cà phê
Món mì ăn dặm hữu cơ sốt thịt, cà chua cho bé – ảnh từ Internet
3. Bún thịt heo cho bé 1 tuổi ăn dặm Bún là một trong các món ăn dặm cho bé 1 tuổi rất phổ biến. Bún thường dễ nấu, có nguyên liệu dễ tìm nhưng đem lại hiệu quả cao khi cho bé ăn dặm.
Thịt heo nạc rửa sach, bằm nhỏ. Củ cải, cà rốt rửa sạch ,gọt vỏ, xắt hạt lựu mỏng, nhỏ có kích thích 1cm, dày 5mm. Cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ 1cm.
Nguồn: Tổng hợp
Việc xem kẽ thực đơn ăn dặm của bé bằng các món ăn dặm cho bé 1 tuổi như nui, bún, mì ý thường đem lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy quá trình ăn dặm của bé. Giúp bé ăn ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày để bé phát triển bình thường, khỏe mạnh. Chúc bé yêu nhà bạn mau ăn chóng lớn để mẹ yên tâm.
Các Món Ngon Cùng Cơm Cho Bé 2 Tuổi Ăn Mãi Không Chán
Dinh dưỡng dành cho bé 2 tuổi cần có những gì?
Trẻ 2 tuổi rất năng động, bé thích vui chơi đùa nghịch cả ngày nên nhu cầu về nguồn năng lượng cũng cần được tăng cả về số lượng và chất lượng. Lúc này bé không chỉ ăn cháo và uống sữa mà cũng cần được cho ăn cơm nát thường xuyên 2 bữa/ngày. Các loại thực phẩm trong bữa ăn cũng cần đa dạng bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu, rau xanh, hoa quả… Mỗi ngày bé cần uống 500 – 600ml sữa, bao gồm cả sữa (có thể sữa tươi, sữa công thức), sữa chua và các chế phẩm từ sữa.
Trong thực đơn cho bé 2 tuổi cần cung cấp đủ chất tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trẻ 2 tuổi đã ăn được khá nhiều loại thực phẩm khác nhau nên mẹ cần đa dạng thực đơn để bé thay đổi khẩu vị thường xuyên và ăn ngon miệng.
Bé 2 tuổi ăn cơm có sớm quá không?Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc. Đến khi bé được 2 tuổi, răng hàm và răng nanh đã mọc tương đối đầy đủ, mẹ nên tập cho bé ăn cơm. Bởi nếu cho bé ăn dặm bằng cháo, bột và sữa trong thời gian dài, bé sẽ không còn cảm giác được sự ngon miệng và nảy sinh biếng ăn.
Thêm một lưu ý nữa, sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.
Bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước. Sau đó mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt… để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính của trẻ nên trong khoảng thời gian 30-40 phút.
Gợi ý một số thực đơn cho bé 2 tuổi ăn cơm hấp dẫn 1. Món thịt viên sốt cà chuaThịt vai
Mộc nhĩ
Nước mắm, dầu hào
Cà chua
Cách thực hiện
Thịt vai băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ rồi băm vụn. Trộn thịt với chút mắm, dầu hào, mộc nhĩ rồi viên thành những viên tròn nhỏ.
Cà chua 2 quả lột vỏ, thái mỏng, xào nhừ. Cho 1 bát con nước vào chỗ cà chua đã xào, nêm vào đó 1 – 2 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường. Đun sôi rồi cho thịt vào đun nhỏ lửa cho chín mềm là được.
2. Nui xào thịt bòNui
Cà rốt
Cà chua
Hành tây
Dầu ăn cho bé
Cách thực hiện
Nui xào là một trong những món ăn yêu thích trong thực đơn dinh dưỡng của bé 2 tuổi. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ luộc nui trong nước sôi cho thật mềm rồi vớt ra rổ, để ráo nước. Cà rốt bạn cũng hấp cho mềm. Cà chua xào chung với hành tây, cho thêm khoảng 200ml nước và nêm nhạt để làm sốt. Khi đã chín, bạn rưới xốt này lên nui, chờ nguội bớt là có thể cho con ăn được.
3. Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh Nguyên liệu
50gram cá hồi
½ muỗng cà phê nước chanh, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước tương, 1/5 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bơ
1 ít gừng, 1 ít vỏ chanh thái sợi.
Cách thực hiệnĐầu tiên, bạn ướp cá với các gia vị như trên trong khoảng 15 phút. Làm chảy bơ trên chảo nóng, sau đó cho cá vào áp chảo đến khi vàng. Tiếp theo, bạn rưới phần nước xốt vừa dùng để ướp cá vào áp chảo cùng cho đến khi cá chín thì tắt bếp. Cá hồi áp chảo bạn cho bé ăn cùng với cơm trắng và một ít măng tây áp chảo, tráng miệng với sữa chua.
4. Đậu hũ non sốt tôm và hành hoa
100g đậu hũ non
Một con tôm sú
Hành hoa
Một thìa café bột ngô; một thìa nước mắm ngon; ít dầu (mỡ); 2 bát nước.
Cách làm
Tôm luộc sơ, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, băm nhỏ.
Hành hoa thái nhỏ.
Bột ngô pha với một chút xíu nước.
Bắc nồi cho nốt chỗ nước còn lại vào đun sôi, cho tôm vào, cho một thìa mắm và một thìa dầu vào.
Đun sôi, cho đậu hũ tươi vào dằm nhẹ.
Sôi lại, cho hành hoa, quấy từ từ bột vào, sốt sánh lên là được.
Theo theAsianparent
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Thực Đơn Dinh Dưỡng Nhiều Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi Ăn Mãi Không Chán
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể lực, trí tuệ, tầm vóc… là nền tảng sức khỏe cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
Như tất cả các mẹ đều đã biết đến các giai đoạn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ như là bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu sau sinh, sau đó ăn dặm bổ sung với các món ăn loãng, mềm và đặc dần.
Đến giai đoạn trẻ 2 tuổi, hàm răng của bé đã mọc đầy đủ và chắc chắn hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó. Chính vì thế, tại thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen dần với cơm nát, cháo đặc hoặc đổi bữa bằng các dạng súp, phở và uống sữa.
Số lượng bữa ăn của trẻ 2 tuổi được phân chia như sau:– 2 bữa cơm nát: Bao gồm gạo nấu chín mềm, thức ăn được chế biến chín, thơm ngon, hấp dẫn từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, thịt, thịt đỏ, trứng, vừng, lạc, đậu, rau xanh.
– 2 bữa khác bao gồm cháo (nấu như thời kì ăn dặm 1 tuổi) hoặc đổi vị bằng các bữa bún, phở, mì.
– Bữa phụ: bao gồm sữa, sữa chua, bánh, kẹo, hoa quả chín như bơ, chuối, táo, đu dủ…
Lượng thực phẩm được phân bổ trong ngày theo gợi ý của Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) như sau:
– Gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo
– Thịt hoặc cá, tôm (120-150g)
– Dầu mỡ (30-40g)
– Rau xanh (150-200g)
– Quả chín (200g)
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ 2 tuổi như sau: Cách nấu một số món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi: 1. Món thịt viên sốt cà chuaThịt vai băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ rồi băm vụn. Trộn thịt với chút mắm, dầu hào, mộc nhĩ rồi viên thành những viên tròn nhỏ.
Cà chua 2 quả lột vỏ, thái mỏng, xào nhừ. Cho 1 bát con nước vào chỗ cà chua đã xào, nêm vào đó 1 -2 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường. Đun sôi rồi cho thịt vào đun nhỏ lửa cho chín mềm là được.
2. Canh rau ngót nấu thịt nạcCải xanh rửa sạch, cắt khúc, để ráo. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, chẻ lưng bỏ chỉ đen, để ráo. Hành lá cắt khúc. Bắc nồi lên bếp cho tí dầu ăn vô, dầu nóng cho hành lá vô xào thơm. Cho tôm vô xào săn.
Cho nước sôi vô ngập tôm, nấu sôi. Cho cải xanh vô tiếp tục nấu, nêm nước mắm cho vừa ăn. Canh sôi lại là tắt lửa, nhấc xuống. Múc ra tô là xong.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thuc-don-dinh-duong-nhieu-mon-ngon-cho-be-2-tuoi-an-mai-khon…
Theo Chi Chi (Tổng hợp) (Khám phá)
Cách Làm Món Vịt Xáo Măng Ăn Mãi Không Chán
Từ món vịt, chúng mình có thể chế biến thành nhiều món khác nhau: vịt quay, vịt luộc, vịt hầm thuốc bắc… Tuy nhiên, khi làm những món ăn này, đôi khi chúng mình chỉ mún lấy phần nhiều thịt thui, chẳng hạn như chế biến món rán thì phần nhiều xương cũng bị quắt đi, chẳng ăn được gì, rất lãng phí. Để tận dụng phần xương như cổ, cánh, phần xương ức nhiều xương, mình chế biến các nàng món vịt xáo măng ăn rất ngon mà lại không bị lãng phí, chúng mình lại có 1 bát canh măng ăn rất là ngon đấy.
Nguyên liệu cho món vịt xáo măng bao gồm:
phần cổ cánh vịt, phần xương vịt (300-400 gram)
400 gram măng chua
1 mớ mùi tàu, 1 mớ hàng là
Nước mắm, hạt tiêu, mỳ chính, ớt tươi, sa tế, hành khô
Tiết vịt ( cái này nếu các nàng mua vịt sống, có thể tận dụng cả phần tiết vịt để nấu cùng canh măng na)
Bước 2: Phần măng chua các nàng luộc lại khoảng 2 lần rùi vớt ra rửa sạch bằng nước lạnh cho hết hăng. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào, đợi dầu sôi, cho thêm chút hành khô băm nhỏ vào phi thơm, rùi trút phần măng chua vào xào ,nêm 1 thìa nước mắm vào xào, mục đích là để măng chua được mềm và ngấm gia vị các nàng ạ:D
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 3 thìa dầu ăn vào, đun sôi dầu cho nóng già rùi cho 1 chút hành củ vào phi thơm, sau đó trút phần xương vịt vào, đảo nhanh tay cho ngấm gia vị, tiếp tục cho 2 thìa sa tế vào đảo đều, khi thấy vịt đã săn lại, đổ nước vào nồi, đợi sôi rùi chúng mình vặn nhỏ lửa ninh liu riu khoảng 30 phút cho phần xương mếm. Sau đó trút phần măng đã xào sơ vào, đun sôi lại khoảng 3 phút. Việc cuối cùng là cho mùi tàu và hành lá cắt khúc, ớt thái lát vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rùi tắt bếp
Món vịt xáo măng được tận dụng từ phần cổ cánh và xương vịt kết hợp cùng măng ăn béo ngậy quyện cùng vị chua chua ăn ngon tuyệt. Chỉ cần chút sáng tạo các nàng có thể tận dùng để làm 1 bát vịt xáo măng ngon tuyệt, nóng hổi ý 😀
XEM THÊM CÁCH LÀM QUA VIDEO DƯỚI ĐÂY:
13 Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Ăn Dặm Ngon+ Dinh Dưỡng
5 món cháo ngon và bổ dưỡng cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé khi mà sữa mẹ không còn đáp ứng đủ như cháo tôm, cháo thịt khoai tây…
Khi nào cho trẻ ăn cháo?Khi trẻ được 9 – 10 tháng (có trẻ sớm hơn) và đã ăn được kha khá, bạn có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi.
Từ 1 tuổi trở lên, thì mới tập sang ăn cháo hạt và thức ăn băm nhỏ. Còn thức ăn thô thì phải trên 2 tuổi, khi trẻ đã đủ cả răng hàm mới cho ăn được. Trẻ trên 6 tháng nên dùng thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, tàu hủ non và các loại cá đồng.
Hạn chế cho trẻ dưới 8 tháng ăn các thịt bò, thịt gà, các loại hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản.
5 món cháo ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên nấu hàng tuầnNếu trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc gần như không có sữa cho con bú, thì có thể cho bé ăn sữa bột ngoài. Để vẫn đảm bảo cho trẻ ăn đủ 500ml sữa/ngày. Cần lưu ý là pha đúng theo công thức ghi ăn vỏ hộp. Nếu trẻ không bú bình, bạn có thể dùng thìa để đút cho bé uống.Gợi ý t hực đơn ăn dặm cho bé với cháo như sau
1/ Hướng dẫn nấu cháo tôm cho bé ăn dặmNguyên liệu:
1 Nắm gạo xay xát
Tôm rửa sạch 150g
Nước hầm xương
Dầu ăn 1/2 thìa nhỏ
Cách nấu:
Gạo nấu cho khi nào cháo nhuyễn
Tôm băm nhỏ sau đó cho vào ch ngâm trong nước 1 tiếng đồng hồ cho gạo mềm và nở ra
Sau đó cho vào nồi và đun sáo khuấy đều
Hạ lửa chờ tôm chín, sau đó tắt lửa và cho thìa dầu ăn vào. Để cháo nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyên cháo và tôm để giúp trẻ dễ ăn.
Lưu ý: Phải bóc vỏ tôm, rút sóng lưng kĩ càng. Ăn cháo tôm sẽ giúp trẻ cung cấp nhiều canxi, hợ xương cứng, chắc khỏe, đồng thời kích thích răng mọc nhanh.
2/ Nấu cháo thịt với khoai tâyChuẩn bị:
Gạo xay xát hoặc bột gạo
Thịt nạc băm
Khoai tây thái vỏ sạch
Nước hầm xương
Cách nấu:
Dùng nước hầm xương nấu,, nấu nhuyễn gạo sau đó cho khoai tây và thịt vào hầm.
Khi thịt và khoai tây đã nhuyễn thì tắt bếp để nguội, có thể cho 1 tí dầu ăn vào cháo
Dùng máy sinh tố xay nhuyễn bát cháo của trẻ để khoai tây, thịt được xay nhuyễn cùng với hạt gạo
3/ Hướng dẫn nấu súp gà với ngôNguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được. Một số món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm
4/ Súp thịt bò khoai tây cho trẻ ăn dặmNguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.
Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
5/ Nấu súp bí đỏ hành tây cho con 6 tháng tuổi ăn dặmNguyên liệu: Hành tây, bí đỏ, nước dùng gà, bơ, bột sắn hoặc bột ngô. Cách chế biến: Hành tây xào qua với bơ cho đến khi hành có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút, cho hành tây đã xào. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh.
Những lưu ý khi nấu cháo cho béNấu cháo cho con rất đơn giản và bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo cho con. Tuy nhiên, nấu thế nào cho đúng, chuẩn, vừa ngon lại không mất chất thì không phải cha mẹ nào cũng biết.
Rất nhiều người trong số chúng ta vẫn đang mắc phải những sai lầm cơ bản hàng ngày khi nấu cháo cho con. Những sai lầm này không chỉ khiến bát cháo mất đi nguồn dinh dưỡng mà thậm chí còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
1/ Không nên nấu cháo bằng gạo với nước lạnh
Nấu cháo bằng gạo cùng nước lạnh là vô cùng phố biến, có tới 9/10 bà nội trợ sử dụng cách làm này. Nhưng ít người biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cháo thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.
Hơn nữa, cháo nấu bằng nước lạnh cũng thường sẽ không được ngon miệng, lại mất thời gian. Vì vậy, hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cháo cho bé thơm, dẻo và ngon miệng hơn.
2/ Không nấu một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày
Một nồi cháo nấu mất khá nhiều thời gian, trẻ lại ăn mỗi lần ít một nên khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen sáng nấu một nồi cháo rồi đun đi đun lại cho con ăn cả ngày.
Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.
Nhược điểm thứ 2 của cách làm này, đó là nếu mẹ đã nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.
Cách hợp lý nhất là người mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng vừa đủ cho con ăn 3 bữa trong ngày. Cứ trước khi đến giờ ăn thì lấy từ tủ lạnh ra một phần, đun lại cùng rau, thịt tươi mới.
3/ Không rã đông thịt bằng nước nóng
Trẻ nhỏ mỗi lần ăn thường ăn rất ít thịt nên nhiều chị em hiện đại ngày nay thường có thói quen mua thịt về cấp đông ăn dần. Đây là cách làm hiện đại, khoa học nhưng việc rã đông của một số bà mẹ thì lại hoàn toàn thiếu khoa học.
Khi mẹ rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.
Lưu ý nếu rã đông bằng lò vi sóng, mẹ cần phải chế biến ngay hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh, nếu không vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và phát triển.
4/ Bảo quản cà chua trong tủ lạnhCó thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên: Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Tốt nhất mẹ nên để cà chua ở nơi mát và dùng nấu cháo cho bé trong ngày
[ratings]
tu khoa
trẻ 7 tháng tuổi ăn được những gì
thuc don cho be 7 thang nhe can
thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
be 6 thang tuoi an duoc gi
bé 6 tháng tuổi ăn được váng sữa chưa
các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
5 Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Tuổi Ăn Ngon Thun Thút
Khi bé được 10 tháng tuổi, phần lớn dinh dưỡng để phát triển cơ thể bé lấy từ thức ăn dặm, vì thế việc nghĩ ra món ăn để bé ăn ngon hứng thú ăn luôn là vấn đề đau đầu của nhiều mẹ. Mabu dinh dưỡng gợi ý mẹ 5 món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi, đảm bảo bé ăn ngon thun thút, nhanh tăng cân. 1. Cháo thịt nạc đậu Hà Lan
Nguyên liệu
Thịt lợn nạc: 30g
Đậu Hà Lan: 30g
Cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt: 80g
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Cho cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt, thịt lợn băm nhỏ vào nước luộc đậu khuấy đều, bắc lên bếp nấu. Khi cháo chín thì cho đậu Hà Lan vào khuấy đều.
Tắt bếp, đổ cháo ra bát và nêm thêm dầu ăn, cho bé ăn cháo ăn dặm thịt nạc đậu Hà Lan khi còn nóng.
Cháo thịt nạc đậu Hà Lan là món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi ngon bổ dưỡng, mẹ nên tích cực nấu cho con ăn.
Nguyên liệu
Thịt lợn nạc: 30g
Rau ngót: 30g
Cháo Mabu nguyên hạt: 80g
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Hành lá lấy phần đầu trắng
Rau ngót thái nhỏ.
Hành băm nhỏ phi thơm, cho thịt lợn vào xào xăn lại.
Cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt cho vào nước, bắc lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 20 phút nữa. Rồi cho thịt lợn vào nấu khoảng 3-5 phút, tiếp theo cho rau ngót vào khuấy đều.
Khi chín thì tắt bếp, đổ cháo ra bát. Thế là mẹ có món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi ăn ngon miệng.
Nguyên liệu
Thịt gà: 30g
Nấm rơm: 30g
Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 80g
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Hành ngò, gia vị…
Phi hành thơm, cho gà và nấm rơm vào xào.
Cho cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt vào nước, bắc bếp đun sôi, vặn lửa nhỏ thêm khoảng 20 phút thì cho thịt gà, nấm hương vào nấu sôi lên. Mẹ có thể cho thêm hành ngò cho đẹp mắt và dậy mùi. Tắt bếp, đổ cháo ra bát, chờ nguội chút thì cho bé ăn.
Cháo gà nấm rơm là món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng bổ dưỡng, hấp dẫn mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé.
Nguyên liệu
Trứng gà: 1 quả
Đậu phụ non: 1 miếng nhỏ
Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 60g
Dầu ăn 1 thìa cà phê
Cho cháo ăn dặm Mabu vào nồi nước, khuấy đều, bắc lên bếp nấu sôi, đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút. Khi cháo chín nhừ thì cho trứng và đậu phụ vào đun sôi bùng thì tắt bếp. Đổ cháo ra bát, nêm thêm dầu ăn.
5. Cháo thịt bò súp lơ xanhNguyên liệu
Cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt: 80g
Thịt bò: 35g
Súp lơ: 30g
Phô mai: 1 miếng
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Súp lơ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn cùng với phô mai.
Cho cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt vào nồi nước, bắc lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa đun thêm 20 phút đến khi cháo nhừ sền sệt thì mẹ cho thịt bò, súp lơ xanh, phô mai đã nhuyễn vào nồi cháo, khuấy đều đến khi cháo chín sôi bùng. Mẹ tắt bếp nêm thêm dầu ăn.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt bò, súp lơ xanh và phô mai tạo nên món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi tuyệt vời, đảm bảo bé ăn ngon thun thút.
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi Ăn Mãi Không Chán trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!