Bạn đang xem bài viết Mở Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Liệu Có Còn Hot Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán lẻ điện thoại và thiết bị di động lớn mạnh có thể kể đến như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Cellphone S, Bạch Long Mobile, Hnam Mobile,… Đồng thời còn rất nhiều cửa hàng, các nhà phân phối nhỏ lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng mọc lên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù vậy, các cửa hàng lớn đó chỉ đa dạng về điện thoại, máy tính bảng nhưng không thực sự mạnh về mảng phụ kiện. Bởi vì không có sự đa dạng về kiểu dáng đồng thời giá thành thường cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài.
Chính vì thế, đây vẫn là là cơ hội dành cho những ai có ý định kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay. Khách hàng có thể mua điện thoại hay máy tính bảng từ các nhà phân phối lớn nhưng thường tìm đến các cửa hàng bán phụ kiện nhỏ lẻ để chọn ốp lưng, bao da, dán màn hình vì có giá thành cạnh tranh, rẻ hơn, kiểu dáng đa dạng hơn. Đó là chưa kể đến xu hướng thị trường điện thoại, công nghệ thay đổi liên tục, phát triển liên tục của các dòng điện thoại hay máy tính bảng mới ra mắt hàng năm nên ý tưởng kinh doanh phụ kiện điện thoại còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Nguồn hàng phụ kiện đa dạng và phong phú:
Thêm một ưu điểm của việc kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay đó chính là nguồn hàng đa dạng, phong phú, với rất nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau. Bạn có thể lấy hàng từ các đại lý, cửa hàng bán buôn phụ kiện điện thoại, các chợ lớn hoặc trung tâm thương mại, các chợ cửa khẩu hay đi đánh hàng trực tiếp ở Quảng Châu, Trung Quốc. Do đó việc lựa chọn một nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về kiểu dáng đẹp, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo nhiều mối hàng khác nhau để so sánh giá và chất lượng trước khi nhập hàng về kinh doanh.
Vốn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại linh hoạt:
Kinh doanh điện thoại cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều chủ cửa hàng phụ kiện điện thoại quan tâm đầu tiên. Bởi ngoài số tiền nhập hàng thì nếu mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, bạn còn phải chi trả chi phí cho tiền thuê mặt bằng, tiền làm biển hiệu, tủ kính, trang trí nội thất, vật tư cần thiết. Số tiền đầu tư này không cố định bởi nó còn phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh và quy mô cửa hàng.
Thông thường, chỉ cần khoảng 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng là bạn có thể mở một cửa hàng phụ kiện điện thoại ban đầu với quy mô vừa, trong đó số vốn nhập hàng dao động khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Nếu như ngôi nhà bạn đang ở có thể làm mặt bằng kinh doanh thì bạn nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn có thể thuê một mặt bằng nhỏ trước, với chi phí thuê khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng và kết hợp với việc bán phụ kiện online để thu hút khách hàng. Nếu chỉ bán phụ kiện điện thoại online, không cần mở cửa hàng thì bạn chỉ cần khoảng 15 triệu đồng là có thể bắt đầu việc kinh doanh phụ kiện.
Trong trường hợp bạn muốn xây dựng một cửa hàng lớn, kinh doanh hầu hết các mặt hàng phụ kiện điện thoại hiện nay như bao da, ốp lưng, miếng dán màn hình, pin sạc dự phòng, tai nghe từ bình dân đến cao cấp cho hầu hết các dòng điện thoại, máy tính bảng phổ biến trên thị trường thì chi phí phải bỏ ra khoảng trên 100 triệu đồng, trong đó số vốn để lấy hàng dao động trong khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.
Cửa hàng phụ kiện điện thoại gặt hái lợi nhuận cao:
Một trong số các lý do khiến các cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại mọc lên ngày càng nhiều đó chính là đây là một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận. Bởi có nhiều loại ốp lưng hoặc miếng dán màn hình cường lực lấy giá sỉ chỉ từ 13 đến 30 nghìn đồng tùy loại nhưng giá bán cho khách hàng với mặt bằng chung trên thị trường phải từ 70 ngàn đến hơn 100 nghìn đồng. Tuy nhiên bạn phải lấy hàng số lượng càng nhiều thì giá vốn mới càng tốt.
Với mặt hàng phụ kiện là miếng dán điện thoại, bạn thường phải lấy theo lô hoặc với số lượng từ 50, 100 đến 500 sản phẩm cho một lần lấy hàng, lấy càng nhiều càng rẻ. Ví dụ với một sản phẩm ốp lưng đơn giản cho iPhone 7 hay iPhone 7 Plus có giá buôn 12 nghìn, mức giá bán cho khách có thể lên tới 50 đến 70 nghìn, gần như một vốn bốn lời. Đó là chưa kể việc bán thêm các loại phụ kiện khác như ốp lưng, gậy tự sướng, tai nghe. Tính sơ sơ thì nếu một ngày bạn bán được 15 đến 20 lượt khách thì có thể thu được cả triệu tiền lợi nhuận kinh doanh.
Khó khăn khi mở cửa hàng phụ kiện điện thoại:
Khó khăn lớn nhất khi kinh doanh phụ kiện điện thoại ở thời điểm hiện nay chính là các cửa hàng phụ kiện điện thoại mọc lên ngày càng nhiều. Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Đồng thời, các dòng điện thoại hay máy tính bảng thường xuyên có các model mới được sản xuất và du nhập vào thị trường. Nên việc đảm bảo cửa hàng có đầy đủ phụ kiện cho tất cả các dòng điện thoại là không đơn giản. Đặc biệt là các dòng điện thoại hot như Samsung hay iPhone, lượng phụ kiện cần phải đa dạng hơn nhiều so với các điện thoại ít người sử dụng.
Bên cạnh đó, bán hàng phụ kiện điện thoại còn phát sinh rất nhiều hàng tồn kho. Có rất nhiều dòng phụ kiện điện thoại không bán được đồng thời thị hiếu khách hàng khác nhau tùy người nên đôi khi các cửa hàng kinh doanh điện thoại có lúc có tới 1/3 lượng phụ kiện được xếp vào danh sách hàng khó tiêu thụ. Đó là chưa kể đến việc nhu cầu và thị hiếu của thị trường thay đổi thường xuyên, các dòng máy mới xuất hiện liên tục nên các chủ cửa hàng luôn luôn phải nhập theo hàng để bắt kịp xu hướng dù rất nhiều loại phụ kiện còn tồn đọng.
Vậy có nên mở cửa hàng phụ kiện điện thoại không?
Dù có không ít khó khăn và sự cạnh tranh lớn tuy nhiên kinh doanh phụ kiện điện thoại luôn là một ý tưởng khởi nghiệp đầy sức hút và tiềm năng. Bởi vì sự phát triển của các dòng sản phẩm điện thoại hay thiết bị di động mới vẫn luôn tiếp tục sẽ kéo theo lượng lớn nhu cầu sử dụng mặt hàng này. Điều quan trọng là bạn cần có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, biết cách nắm bắt xu hướng và thị hiếu của thị trường. Đồng thời nên có chiến lược nhập hàng hợp lý để tránh tình trạng tồn hàng nhiều.
Ngoài ra, bên cạnh việc mở cửa hàng phụ kiện điện thoại, bạn còn nên mở rộng thêm các kênh bán hàng online để thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Và một điều quan trọng nữa mà các chủ cửa hàng khi mới bắt đầu kinh doanh thường hay bỏ qua, đó là chỉ quen theo dõi, quản lý bán hàng, thu chi bằng sổ sách thủ công. Hoàn toàn không nên như vậy, hãy trang bị cho mình một phần mềm quản lý cửa hàng phụ kiện điện thoại để giúp bạn vừa bán hàng vừa quản lý mọi thứ một cách tiện lợi, hiệu quả nhất.
Dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng chúng tôi – SIÊU ĐƠN GIẢN, ai cũng dùng được AN NHÀN BÁN HÀNG – THẢNH THƠI HƯỞNG THỤ
Hướng Dẫn Thành Lập Cửa Hàng Kinh Doanh Phụ Kiện Điện Thoại
Kinh doanh phụ kiện điện tử thuộc các mã ngành sau:
Mã ngành 4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông. Nhóm 46520 bán buôn thiết bị điện thoại và truyền thông.
Mã ngành 474 Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm 4741 bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Quy trình đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bước 1:Soạn hồ sơ : Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, bản sao CMND,..
Bước 2 Gửi hồ sơ đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí đăng ký đầy đủ.
Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận cho bạn. .
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc nhận thông tin cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi bổ sung.
Thành Lập công ty kinh doanh phụ kiện điện tử
1. Soạn thảo hồ sơ công ty
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Dự thảo điều lệ công ty
Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
Văn bản xác nhận vốn pháp định
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
2. Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
3. Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền
4. Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gianĐăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
5. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Add: 776/35 Phạm Văn Bạch, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0938.11.6769 – 0938.335.266
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
Website: chúng tôi – Dichvugiayphepuytin.com
Liên hệ ngay HOTLINE: 0938.11.6769 để được hỗ trợ đăng ký thành lập cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại nhanh chóng
chúng tôi Chuyên tư vấn – hỗ trợ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, Kế toán, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Giấy chứng nhận y tế HC, Lưu hành tự do CFS, Giấy chứng nhận ANTT, Giấy phép PCCC, Giấy phép sao khách sạn, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà chúng tôi có thể hỗ trợ bạn.
Địa chỉ: 776/35 Phạm Văn Bạch, P.12, Q. Gò Vấp, chúng tôi Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải) Email: lienhe@vinaucare.com ∼ lienhe.vinaucare@gmail.com
“Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biếtai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại hãy để chúng tôi lo!”
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Sửa Chữa Điện Thoại Từ Con Số 0
21/08/2020 23:16:53
Việc đầu tư vốn cho cửa hàng sửa chữa điện thoại di động ban đầu là không quá cao đối với những người có mức thu nhập trung bình hàng tháng trên 7 triệu đồng. Bạn chỉ cần có 50 – 80 triệu đồng trong tay là đã có thể mở một cửa hàng với quy mô nhỏ.
– Thứ nhất: chi phí cho mặt bằng, về địa điểm bán hàng bạn cần xác định quy mô cửa hàng nhỏ, vừa hay lớn. Đối với những người mới tập tành mở cửa hàng sửa chữa điện thoại thì nên chọn diện tích nhỏ (trước hết để lấy uy tín, thiết lập được một nhóm khách hàng thân thiết và sau đó mới từ từ mở rộng).
Việc đầu tư vốn mặt bằng cửa hàng sửa chữa điện thoại cần khoảng 15-25 triệu. Với diện tích khoảng 25m2. Đây là con số không quá lớn với người mới kinh doanh. Và quan trọng hơn hết khách hàng của ngành nghề này chỉ quan tâm đến tay nghề, trình độ sửa chữa điện thoại chứ không hẳn là cửa hàng sang trọng, thu hút (mặc dù đây là yếu tố cần).
– Thứ hai: Vốn mua sản phẩm (máy móc, kệ tủ, bàn sửa chữa điện thoại, linh kiện điện thoại,…) với những thiết bị này bạn cần chuẩn bị từ 30-40 triệu. Mức giá trên sẽ tăng nếu chủ cửa hàng đầu tư vào vật liệu cao cấp hơn (sử dụng mica trong, ánh sáng tốt, máy móc hiện đại…) hoặc có thể giảm đi nếu bạn sử dụng vật liệu bình dân hơn.
Ngoài ra, chủ cửa hàng nên để riêng một phần chi phí kinh doanh thêm các loại phụ kiện điện thoại (ốp lưng, bao da, tai nghe,…) để đáp ứng ngay nhu cầu của khách khi cần, thậm chí buôn bán điện thoại nếu đủ tiềm lực.
Về vốn đầu tư cho cửa hàng sửa chữa điện thoại phụ thuộc nhiều vào công năng và yêu cầu của chủ đầu tư và cần có mô tả chi tiết thì sẽ hạch toán chính xác hơn.
Chủ cửa hàng cần đi khảo sát nhiều khu vực như khu dân cư, trường học, các quận trung tâm,… để đưa ra quyết định hợp lý nhất về địa điểm “đặt” cửa hàng sửa chữa điện thoại. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại cho thấy rằng, việc chọn nơi mở tiệm cần chú trọng đến độ tuổi khách hàng mà bạn hướng đến (học sinh, sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng,…). Từ đó mới chọn địa điểm tập trung đối tượng khách hàng đó.
Dù chọn mở cửa hàng ở địa điểm nào thì bạn nên chú trọng đến đối tượng khách hàng từ 20-45 tuổi vì đây là độ tuổi dùng điện thoại di động nhiều nhất và có khả năng chi trả cho việc sửa chữa.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc mở cửa hàng sửa chữa điện thoại trước hết bạn phải là người biết và hiểu về việc sửa chữa (điều này sẽ là điểm cộng cho việc tuyển nhân viên). Ưu điểm của nghề sửa chữa điện thoại di động là không đòi hỏi trình độ học vấn cao và thu nhập tương đối ổn định, nên việc tuyển dụng không quá khó khăn.
Bạn nên phân loại và chọn lựa thợ sửa chữa dựa trên các chuyên ngành như mở mạng, giải mã điện thoại, cài đặt phần mềm hoặc sửa chữa phần cứng… nên lựa chọn những người có tay nghề và đã có kinh nghiệm việc sửa chữa (tránh mất công đào tạo và việc xảy ra lỗi với khách hàng trong quá trình làm việc).
Chủ cửa hàng nên quán triệt với nhân viên việc tiếp nhận đúng – đủ yêu cầu của khách về lỗi sản phẩm để việc sửa chữa thuận lợi và chính xác hơn. Ví dụ: khi khách đến yêu cầu thay màn hình điện thoại thợ sửa chữa cần lắng nghe sau đó kiểm tra điện thoại luôn cho khách xem có bị lỗi về phần nào nữa hay không?
Điều này nhằm tư vấn đầy đủ tình trạng hiện tại của sản phẩm khách mang đến. Khách hàng sẽ nắm rõ và xem xét có thêm nhu cầu sửa chữa điện thoại hay không?…
Bill Gates từng nói “Trong vòng 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên Internet thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa”, đây thực sự là một kênh bán hàng tiết kiệm và hiệu quả mà chủ cửa hàng nên tận dụng. Chủ shop cần có kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại trên cả 2 kênh online và offline.
Hãy lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng, quảng bá việc sửa chữa điện thoại của bạn thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến hoặc qua các sàn thương mại điện tử uy tín bán hàng uy tín: Lazada, Tiki, Shopee,…
Việc triển khai một số chính sách ưu đãi, khuyến mãi ngày đầu kinh doanh điện thoại cũng là phương pháp hút khách hiệu quả. Bạn có thể triển khai: giảm 100% chi phí sửa chữa điện thoại cho 10 khách hàng đầu tiên, tặng phiếu giảm giá khi giới thiệu khách hàng,… Mở cửa hàng sửa chữa điện thoại có suôn sẻ và có lượng khách ổn định hay không cũng một phần chịu ảnh hưởng bởi bước này.
5. Phần mềm quản lý bán hàng
Đối với những sản phẩm trong cửa hàng sửa chữa điện thoại chủ yếu là những linh kiện rất nhỏ như: Ốc, vít, thẻ nhớ, pin,… nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát gây khó khăn trong việc quản lý. Những người thiếu kinh nghiệm khi mới mở cửa hàng điện thoại và sửa chữa rất khó kiểm soát và tìm ra những thất thoát này.
Giải pháp tối ưu nhất hiện nay được hơn 100.000 chủ shop chính là dùng phần mềm quản lý bán hàng. Bởi những lý do sau:
– Quản lý kho: Hỗ trợ quản lý nhập kho, xuất kho, tồn kho bất kỳ thời điểm nào. Công tác kiểm kho cũng được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn chỉ với một cú nhấp chuột được tích hợp với các máy quét mã vạch,…
– Lưu giữ thông tin khách hàng: Nắm bắt được số lượng khách, tăng giảm như thế nào qua từng thời điểm, biết được nhóm khách hàng ổn định, nhắn tin đến họ khi cửa hàng có chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt,… Đây là một trong những bước quan trọng để mở cửa hàng sửa chữa điện thoại thành công và hút khách.
Chia Sẻ Hướng Dẫn Kinh Doanh Phụ Kiện Điện Thoại Để Có Lãi Khủng
Điện thoại thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, theo thống kê, có đến 60% dân số nước ta có cho riêng mình ít nhất một chiếc điện thoại. Chính vì sự phổ biến của smartphone mà nhu cầu của người dùng về mặt hàng phụ kiện điện thoại cũng tăng lên đáng kể. Nếu bạn đang ấp ủ ý định lấn sân sang mặt hàng này, thì tham khảo ngay những hướng dẫn kinh doanh phụ kiện điện thoại lãi cao từ A đến Z sau đây của chúng tôi.
1. 2 hình thức kinh doanh phụ kiện điện thoại phổ biến nhất hiện nay
2. Ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh mở cửa hàng và bán online
2.1. Mở cửa hàng
Tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng: với việc có cửa hàng cố định thì ngoài khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, có nhu cầu cao về các mặt hàng như ốp lưng, gậy tự sướng thì bạn còn có khả năng tiếp cận những đối tượng khác như những người trung tuổi, cao tuổi, những người sống gần địa điểm cửa hàng, hay thậm chí những khách vãng lai khác. Đây là ưu điểm vượt trội mà hình thức bán hàng online không thể có.
Khách hàng tin tưởng hơn vì có địa điểm cố định, rõ ràng. Tâm lý chung của khách hàng khi mua đồ chính là luôn tin tưởng những cửa hàng có địa điểm cố định hơn so với việc mua online mà không biết người bán là ai, ở đâu.
Khách hàng được trực tiếp đến cửa hàng để xem hàng và dùng thử vì thế họ sẽ có xu hướng mua dễ dàng hơn, tăng doanh thu cho cửa hàng.
Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm đó là:
Bạn cần có số vốn đầu tư ban đầu lớn hơn vì cần thêm chi phí thuê mặt bằng, chi phí duy trì hàng tháng, trang trí cửa hàng, thuê nhân viên, đăng ký kinh doanh, đóng thuế,..
Ngoài ra, việc mở cửa hàng tức là có quy mô lớn hơn so với bán hàng online, bạn sẽ cần nhập một lượng hàng lớn, phong phú và đa dạng hơn từ đó dẫn đến rủi ro cao hơn, rủi ro về việc hàng tồn kho, về việc nhập hàng không ổn định…
2.2. Bán online
Đồng thời, bán hàng online sẽ tiếp cận được ít đối tượng khách hàng hơn, thường chỉ tiếp cận được khách hàng là những người trẻ, chỉ có bộ phận giới trẻ mới có sở thích và nhu cầu mua hàng online nhiều.
3. Các bước kinh doanh phụ kiện điện thoại
3.1. Chuẩn bị vốn đầu tư
Sau khi đã xác định được hình thức kinh doanh của mình, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn đầu tư sao cho phù hợp, đồng thời cần có kế hoạch rõ ràng về các chi phí cần làm.
Với hình thức kinh doanh cửa hàng thì bạn cần ít nhất là 20 – 30 triệu đồng đầu tư ban đầu, trong đó cần lên kế hoạch chi tiết các khoản chi phí thuê mặt bằng là bao nhiêu, chi bao nhiêu tiền để sắm sửa trang trí cho cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên…
3.2. Chọn địa điểm kinh doanh phụ kiện thoại
Bởi khách hàng mục tiêu của ngành hàng phụ kiện điện thoại này là những người trẻ, cập nhật xu hướng nhanh, có nhu cầu lớn về mặt hàng này, vì thế bạn nên chọn địa điểm quán là nơi đông dân cư, khu phố tấp nập sầm uất và tốt nhất nên chọn gần các trường đại học cao đẳng, trường trung học hay các khu ký túc có nhiều người trẻ.
Đặc biệt với mặt hàng phụ kiện điện thoại này thường khách hàng sẽ rất dễ thay đổi địa điểm mua, mức độ trung thành không cao mà khách hàng chỉ cần mức độ thuận tiện cao là đủ, vì thế nhất định bạn cần chọn địa điểm ở mặt đường, không chọn địa điểm là trong ngõ nhỏ, lắt léo…
Ngoài ra với kinh doanh phụ kiện điện thoại thì khách hàng thường không chọn hàng quá lâu, không cần ngồi chờ… vì thế nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn hoàn toàn có thể chọn những mặt bằng có diện tích nhỏ. Tại các khu trung tâm tấp nập như phố cổ thậm chí các cửa hàng chỉ tầm 10 – 12 m2 mà vẫn tấp nập kẻ bán người mua.
3.3. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Với hình thức mở cửa hàng kinh doanh thì bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh thì mới được kinh doanh hợp pháp, nếu không có thể sẽ bị đóng mức phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ và Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí đăng ký đầy đủ. Giấy đề nghị cần có đầy đủ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và sẽ thông báo kết quả cho hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Sau khi được xét duyệt, bạn sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hoặc nhận thông tin cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi bổ sung.
3.4. Trang trí cửa hàng
Ngoài ra đừng quên trang trí với ánh đèn lung linh cho các dãy kệ sản phẩm. Cuối cùng mặt tiền, bảng hiệu bên ngoài cửa hàng cũng cần được trang trí thật nổi bật và bắt mắt để thu hút khách hàng.
3.5. Nhập hàng
Nhập hàng sẽ là bước tiếp theo mà bạn cần chú ý để có thể tối đa lợi nhuận cho cửa hàng.
Nguồn hàng: Để có thể lựa chọn cho mình một nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, bạn nên đầu tư công sức để tìm đến lấy trực tiếp ở các chợ lớn, chợ đầu mối hoặc các chợ cửa khẩu… để lựa chọn nguồn hàng, vừa đa dạng mẫu mã vừa có giá thành thấp.
Nhập hàng: sau khi đã chọn được nguồn hàng, nhà cung cấp ổn định thì bạn tiến hành nhập hàng. Lưu ý rằng trong lần nhập hàng đầu tiên thì bạn không nên nhập quá nhiều hàng để tránh rủi ro cao. Đồng thời nên thỏa thuận thật kỹ với bên nhà cung cấp về các vấn đề như chiết khấu, hình thức vận chuyển, chất lượng sản phẩm, đền bù…
Cập nhật thông tin chi tiết về Mở Cửa Hàng Phụ Kiện Điện Thoại Liệu Có Còn Hot Hay Không? trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!