Xu Hướng 3/2023 # Lộ Trình Học Tiếng Anh Từ Khi Bắt Đầu Đến Thành Thạo + Tài Liệu Cho Từng Cấp Độ # Top 10 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lộ Trình Học Tiếng Anh Từ Khi Bắt Đầu Đến Thành Thạo + Tài Liệu Cho Từng Cấp Độ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Lộ Trình Học Tiếng Anh Từ Khi Bắt Đầu Đến Thành Thạo + Tài Liệu Cho Từng Cấp Độ được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Làm thế nào để bạn có thể từ trình độ anh văn đánh lụi qua được 12 năm học phổ thông trở thành một người thành thạo tiếng Anh? Cách học và thời gian như thế nào? Đọc tới cuối có thưởng.

Nhiều bạn muốn giỏi tiếng Anh, nhưng thật sự chưa biết như thế nào là giỏi. Để có thể vững bước trên lộ trình thành thạo tiếng Anh, bạn cần phải biết mình đang ở đâu – mình muốn đi đến đâu – khoảng cách từ điểm hiện tại đến nơi mình muốn là bao xa. Có nhiều bạn không biết học bao lâu mới giỏi nên bỏ cuộc giữa đường hoặc theo học các nơi “3 tháng thành thạo”, “6 tháng nói tiếng Anh lưu loát”. Xong rồi tiền mất mà vẫn không tới đâu.

Để có thể đi tới chữ Thành Thạo của con đường học tiếng Anh, việc đầu tiên cần làm là để mọi tài liệu tiếng Anh qua một bên, bạn phải biết những thứ sau đây:

1. Làm thế nào để yêu thích tiếng Anh?

Mọi người có tư duy là làm cái mình thích thì sẽ thành công. Điều đó đúng, phải thích cái gì đó thì bạn mới dành thời gian cho nó. Nhưng mà để thích được, ở đây mình nói là tiếng Anh, thì bạn cần phải có những thứ sau đây:

1.1. Có nền tảng cơ bản để hiểu tiếng Anh.

Bạn không thể thích cái mà bạn chưa biết gì hết, ví dụ mình không biết tí xíu gì về tiếng Hebrew (Do Thái í mà), thì có nghe người khác nói nó hay đến cỡ nào cũng không thể làm mình thích được.

Vậy mới khởi đầu, bạn cứ học cho có nền tảng đã rồi hãy nói tới chuyện thích. Vậy bạn cần phải có khoảng 500-800 từ vựng cơ bản (nằm trong 3000 từ cốt lõi), biết một vài cách nói nói thông dụng, cách đọc phát âm đúng.

1.2. Chữa lành vết thương đối với tiếng Anh.

Có thể bạn đã từng thi rớt môn tiếng anh, hoặc có điểm thấp, hoặc học 12 năm mà không xài được… những sự kiện đó làm bạn có vết thương, nhắc đến tiếng anh là bạn khó chịu, sợ, tin rằng mình rất tệ.

1.3. Có những trải nghiệm thú vị với tiếng Anh.

Có thể một hôm nào đó bạn được một người nước ngoài hỏi đường và bạn có thể hướng dẫn người ta một cách dễ dàng, hoặc một ngày đẹp trời bạn nghe được phim tiếng anh không cần sub mà vẫn hiểu, hoặc bạn kể lại được một câu chuyện bằng tiếng anh lưu loát, hoặc bạn chiến thắng trong trò chơi bằng tiếng anh, bạn đọc hoặc nghe những tài liệu vừa sức và thú vị bằng tiếng Anh… Đó là những trải nghiệm, những kết quả, thành tích bạn đạt được sẽ tích lũy làm bạn tự tin và yêu thích tiếng anh. Để làm được vậy thì ban đầu có thể bạn nên đi các Câu lạc bộ, hoặc một lớp học thoải mái để giúp bạn có những trải nghiệm thú vị này.

1.4. Sử dụng Tiếng Anh thật nhiều để phục vụ cuộc sống.

2. Tạo thói quen học tiếng Anh mỗi ngày

Não cần nạp tiếng Anh liên tục để làm quen với nó. Để nhớ một từ mới suốt đời, bạn cần nhìn thấy nó ít nhất 10 lần với cảm xúc tích cực để từ đó đi vào trí nhớ dài hạn. Và khi đọc đến lộ trình học ở phần dưới, bạn sẽ nhận ra phải học mỗi ngày một giờ nếu không thì không biết bao nhiêu năm mới có thể giỏi tiếng Anh được.

Để rèn luyện được thói quen, bạn phải kiên trì làm một việc trong khoảng 100 ngày liên tục. Theo Charles Duhigg, tác giả cuốn sách The Power Of Habit, bạn cần 3 yếu tố trong quá trình 100 ngày rèn luyện:

2.1. Yếu tố gợi nhắc:

Tất nhiên, đó là học tiếng Anh. Nhớ đặt mục tiêu mỗi khi hành động. Ví dụ mỗi khi lên xe bus thì mình sẽ tập trung nghe tiếng Anh 30 phút.

2.3. Phần thưởng:

Mỗi lần hoàn thành xong hành động, hãy thưởng cho bản thân thứ bạn thích. Có thể là 1 thanh socola, vài trang truyện Naruto, hoặc nếu học đủ 2 tiếng 1 ngày thì cho mình 1 tập phim Hàn (“Hậu duệ Mặt Trời” chẳng hạn)

3. Ý chí kiên trì!

Cách bạn làm một việc sẽ thể hiện cách bạn làm mọi việc. Nếu bạn đã quyết định học tiếng Anh, nhưng giữa chừng bạn bỏ ngang thì những chuyện khác trong cuộc sống bạn có hoàn thành được không?

4. Hãy xếp hạng tiếng Anh là ưu tiên số một trong thời điểm bạn quyết định học

Bạn có sẵn sàng tạo nên sự khác biệt?

5. Mục tiêu và lý do tại sao bạn học Tiếng Anh

Mình đã gặp nhiều người nói rằng muốn học tiếng Anh, nhưng họ chỉ có những ý nghĩ rất mơ hồ như là:

Nhưng khi hỏi tiếp là có bằng đó rồi sau nữa? Thì họ lại ấp úng. Những mục tiêu này không xuất phát từ chính bạn. Bạn không thật sự muốn nó và cũng không thật sự cần nó. Nó chỉ là do cha mẹ, trường lớp nói là bạn cần phải đạt được nó. Đó không phải là thứ thật sự xuất phát từ chính bạn nên nó không thể tạo cho bạn cảm hứng cho việc rèn luyện. Bạn có từng đặt mục tiêu như thế rồi bỏ cuộc không?

Trước khi viết bài này mình cũng đạt mục tiêu yếu xìu là “Mình muốn chia sẻ cho các bạn cách học tiếng Anh”. Thật tình là không có động lực hay hứng thú lắm. Mình đã hỏi tiếp: “Tại sao mình muốn vậy?”

Vì tiếng Anh rất quan trọng

Vì một công việc lương tốt hơn

hoặc có một số người tập trung vào điểm số. Họ học tiếng Anh để đạt điểm TOEIC, IELTS cao,

Những mục tiêu này làm mình có hứng thú và động lực rất nhiều. Khi mình mệt mỏi nó sẽ giúp mình đứng dậy. Còn các bạn? Hãy hỏi tại sao và tìm câu trả lời từ trong mình! Còn nếu thật sự chưa có lý do gì để học thì đừng nên bắt đầu. Hãy trải nghiệm nhiều hơn, học hỏi từ những người giỏi nhiều hơn, rồi bạn sẽ thấy được không có tiếng Anh khó chịu như thế nào, lúc đó mới thật sự nên bắt đầu.

6. Hiểu cách não bộ tiếp thu ngôn ngữ và lộ trình thời gian cần thiết cho tiếng Anh

Vì mình giúp nhiều bạn nhận ra được sự thật tiếng Anh rất đơn giản!

Mình muốn mang lại niềm vui học tiếng Anh cho tất cả mọi người

Mình muốn giúp giới trẻ Việt Nam hiểu rõ con đường học tiếng anh thật sự.

Giáo sư Stephen D. Krashen của trường Đại học Nam California – nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Mỹ và thế giới có nhiều nghiên cứu to lớn về việc học ngôn ngữ thứ 2.

“Chúng ta tiếp thu một ngôn ngữ tốt nhất không phải qua việc học thuộc các danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, làm bài tập… mà não bộ chỉ tiếp thu tốt nhất bằng cách tiếp xúc tự nhiên (nghe và đọc thực tế) với ngôn ngữ đó, thời gian tiếp nhận phải đủ nhiều (1000 – 1200 giờ để thành thạo) và nội dung chúng ta tiếp nhận phải có trình độ khó hơn trình độ hiện tại của ta một chút, tương ứng với quy tắc 95/5: 95% nội dung ta có thể hiểu và 5% nội dung ta không hiểu”.

Khi đó, kỹ năng nghe và đọc của bạn sẽ phát triển nhanh hơn, và kỹ năng nói viết sẽ tự động xuất hiện sau đó, trễ hơn một khoảng thời gian. Bạn không thể nói thứ ngôn ngữ bạn nghe không hiểu, đúng không nào? Theo nhiều nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, việc Nghe nên chiếm 80% trong quá trình học ngôn ngữ, kể cả khi bạn đã ở trình độ cao.

Mình sẽ đề cập các nguồn Nghe và đọc ở cuối bài cho bạn và cập nhật liên tục khi có các nguồn thú vị khác!

Mình lấy Khung phân loại trình độ của Châu Âu (CEFR – Common European Framework of Reference) cho các bạn dễ hình dung các trình độ.

Khung này có 6 cấp độ từ Elementary đến Fluent. Theo đó Elementary & Pre-intermediate gọi là “Sử dụng căn bản”, Intermediate & Upper-Intermediate là “Sử dụng độc lập”, Advanced & Fluent là “Sử dụng thành thạo” . Mình thêm vào 1 cấp nữa là Beginner đối với những bạn chưa biết gì về tiếng Anh. Số giờ cần thiết để từ cấp hiện tại lên một cấp cao hơn (VD: Intermediate = Pre-intermediate + 150 giờ) mình có ghi ở cuối mỗi đoạn. Cộng hết toàn bộ số giờ đó lại với nhau, bạn sẽ có được tổng thời gian để thành thạo tiếng Anh.

Số giờ cần thiết để từ cấp hiện tại lên một cấp cao hơn (VD: Intermediate = Pre-intermediate + 150 giờ) mình có ghi ở cuối mỗi đoạn. Cộng hết toàn bộ số giờ đó lại với nhau, bạn sẽ có được tổng thời gian để thành thạo tiếng Anh.

Cái trình độ này là mình không có biết tiếng Anh là cái gì hết, chỉ mới ngơ ngơ cầm sách bước vào lớp như hồi lớp 6 ấy (trường mình lớp 6 mới có Anh Văn). Với trình độ này thì bắt đầu bạn phải học bản chữ cái, học từ vựng siêu căn bản như “I, We, You, They…” một vài ngữ pháp căn bản để hình thành câu đơn giản. Mình không nói về trình độ này nhiều, vì đa số mọi người đều đã đạt xong trình này nếu như đã học hết lớp 12. Đáng lẽ bạn nên học phát âm ngay từ đầu, nhưng thực tế đa số mọi người đề không được học phát âm, nên mình để vào phần sau luôn.

A1: Elementary:

Bây giờ mới thật sự bước vào con đường học tiếng Anh đây. Vì sao mình nói đây là khởi đầu? Vì đa số các bạn mình gặp, đều đã là sinh viên và có được trình độ “gọi là beginner” vì các bạn đã học hết lớp 12, có biết từ vựng và nói được vài câu đơn giản, nhưng vẫn còn rất nhiều lỗ hổng và phát âm sai be bét. Thực tế là vậy nên mình nói đây là điểm khởi đầu của đa số bạn.

Ví dụ từ business, trong đầu bạn sẽ là từ có 3 âm tiết được đọc là “bi zi nít”. Thực tế người Mỹ sẽ đọc là BIZ-niz có 2 âm tiết và nhấn vào đầu, khi nghe thấy từ này bạn không tìm thấy nó trong bộ nhớ của bạn nên không nghe ra. Vì vậy, hãy đầu tư phát âm ngay từ đầu, nó sẽ hỗ trợ bạn nghe tốt hơn, nói hay hơn mà nhiều người phải lé mắt. Có thể bạn chưa biết nhiều từ, nhưng nếu phát âm tốt thì nói một cầu đơn giản cũng khiến cho bao người thán phục và ao ước rồi.

Điều đầu tiên là bạn phải biết điểm đến của học phát âm đã. Học phát âm chuẩn có nghĩa là đọc đúng phiên âm của từ đó theo bản phiên âm IPA quốc tế và giọng điệu (accent) “khác giọng người Việt” là được. Giọng điệu giống như tiếng vùng miền ở Việt Nam (vì tính ra Mỹ nó bự gấp chục lần nước mình, nước mình có giọng Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Miền Tây… Còn ở Mỹ mình đọc trên Wiki có tới hơn 15 giọng, chưa kể các nước khác cũng nói tiếng Anh như Úc, Anh, Xứ Wales…). Vậy đừng có phát âm Vinglish là được, còn chuẩn giọng California, Texas hay New York là tùy thích của bạn.

Quay lại để học phát âm tốt thì bạn cần NGHE GIỌNG CHUẨN của người bản xứ. Điều này không có nghĩa là bạn phải đầu tư tiền đi kiếm một ông thầy Tây, mà chỉ cần bạn ở thế kỷ 21 thì chỉ cần đơn giản lên internet là có cả tỷ người bản xứ cho bạn nghe. Cũng có thể đầu tư tiền đi học nếu bạn cần một người sửa sai giúp, và có thêm bạn bè, môi trường sẽ dễ học hơn.

Đầu tiên hãy học chuẩn 44 phiên âm IPA. Khi học xong IPA thì bạn có thể tra từ điển và đánh vần phiên âm như tiếng Việt để phát âm chuẩn từ. Bạn có thể sử dụng các giáo trình bên dưới để tham khảo.

Tiếp đến là luyện câu. Giai đoạn này thì cần có nối âm, nuốt âm, nhấn câu… sao cho có nhịp điệu (Rhythm) giống người bản xứ. Phần này khó hơn là luyện từng âm. Vì một là khi nói bạn sẽ không thể nói chậm để cố gắng phát âm đúng từng từ một, mà phải nói rất nhanh, không có thời gian suy nghĩ. Hai là miệng và lưỡi của bạn đã có thói quen di chuyển theo kiểu Tiếng Việt, nhưng giờ Tiếng Anh nó cần một kiểu di chuyển mới. Nên chỉ có một cách duy nhất cho giai đoạn này, đó là NGHE THẬT NHIỀU cho não bạn quen với nhiệp điệu âm thanh tiếng Anh và LUYỆN NÓI THẬT NHIỀU để miệng và lưỡi bạn quen với cách di chuyển mới.

Ngoài phát âm, hãy nghe và đọc song song thật nhiều. (nhất tiễn song điêu :D)

Đây là giai đoạn bạn nạp Input tiếng Anh vào não của mình. Nghe nhiều sẽ khiến bạn Nói tốt, Đọc nhiều khiến bạn Viết tốt. Một lượng input khoảng 100 giờ sẽ đưa bạn lên cấp Pre-Intermediate.

Còn lên chuẩn thành thạo, đòi hỏi bạn Input 1.000 giờ hoặc 1.000.000 câu trong vòng 3 năm.

Đầu tiên hãy chọn những tài liệu vừa sức với mình. Chọn những mẫu chuyện thiếu nhi đơn giản, vui vẻ, dễ thương mà nghe. Để có thể tiếp thu tiếng Anh tốt, bạn cần có input vừa sức (bạn có thể hiểu 95% nội dung, từ vựng) và hứng thú. Nghe tài liệu chán quá hoặc khó quá thì bạn sẽ rất khó có thể nghe nhiều mỗi ngày. Trong khi nghe kết hợp đọc Script để có thể hiểu rõ nội dung, từ vựng và tăng khả năng đọc.

Có 2 cách nghe là chất lượng (deep learning) và số lượng (massive input). Nghe chất lượng thì bạn cứ nghe đi nghe lại một bài nhiều lần để nhớ sâu từ, nhưng có thể chán. Nghe số lượng là bạn cứ nghe liên tục các bài khác nhau nhưng cùng một tác giả, cùng một người nói, các tập của cùng một series phim. Ngoài ra bạn có thể nghe nhạc để tăng từ vựng và giải trí. Các bài hát đơn giản dành cho thiếu nhi là tốt nhất vì từ vựng rất thực tế, đơn giản, nằm trong 3.000 từ cốt lõi nên bạn sẽ sử dụng được ngay. Ngữ pháp cũng rất đơn giản và thực tế luôn.

Thời gian cần thiết để luyện qua Level này là khoảng 100 giờ, theo nghiên cứu của Cambridge.

A2: Pre-Intremediate:

Đến đây thì bạn có thể nghe các tài liệu trình độ khó hơn như Power English của thầy AJ Hoge, bộ giáo trình này đã hướng dẫn đầy đủ phương pháp, cách học, cách tạo cảm xúc bằng cơ thể, 7 nguyên tắc học tiếng anh, học từ vựng và ngữ pháp qua các câu chuyện… Bạn chỉ cần áp dụng thôi. Điểm trừ nho nhỏ là các câu chuyện của thầy khác với văn hóa Việt Nam lắm nên có lẽ nhiều bạn cảm thấy không vui, dễ chán. Nhưng thật sự mình đã giỏi lên từ bộ giáo trình này, nên thật sự khuyến khích các bạn học nó.

Phim cũng là một lựa chọn tuyệt vời, bạn nên chọn phim hoạt hình vì nó dễ thương, từ ngữ và nội dung khá đơn giản và rõ ràng (Mình đã dành 6 tháng coi hết phim của Disney và Pixar, và thành quả là coi được Kỷ Băng Hà 4 không sub. Yeah! Cảm giác nó sướng lắm các bạn à).

Nên đi thêm các CLB tiếng anh tầm trung như Izi English,… để có thể giao tiếp và thấy người khác nói tiếng Anh. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Bạn sẽ thấy nhiều thứ mới lạ và hứng thú học tiếng Anh lắm.

Đừng quên luyện phát âm. Nếu bạn đã nắm chắc IPA, hãy luôn sữ dụng từ điển để tra phát âm từ mới. Mặt chữ không giống phiên âm nên đừng chủ quan chỉ nhìn vào mặt chữ mà nghĩ là đọc đúng. Các bạn vẫn nên giữ thói quen bắt chước một đoạn phim hoặc một đoạn diễn thuyết của người bản xứ. Hãy nhớ phát âm luôn là thứ người khác nhìn vào và ngưỡng mộ bạn. Mục tiêu là phát âm chuẩn, nối âm, nuốt âm sao cho nói thật tự nhiên, có nhấn câu và luyện sau cho khác accent tiếng việt. Khi bạn nghe người ta nói : “Oh, you don’t have any accent” là bạn biết mình giỏi rồi đấy.

Thời gian cần thiết để luyện qua Level này là khoảng 150 – 200 giờ, theo nghiên cứu của Cambridge.

Cách xem để vừa đủ sâu, vừa giữ cảm xúc là xem 1 phim 3 lần:

B1 – Intermediate:

Lần 1 xem Sub Việt để nắm nội dung.

Lần 2 xem Sub Anh, vì đã xem sub việt nên mình đã nắm nội dung nên không chán, thấy từ nào lặp lại nhiều lần mà mình không hiểu thì tra vì nó là từ phổ biến, các từ nào khó mà chỉ xuất hiện một lần, không ảnh hưởng đến nội dung hiểu tập phim thì bạn không cần phải tra.

Bạn học từ level Elementary thì tới đây bạn đã luyện được khoảng 300 giờ. Mỗi ngày học một tiếng thì cũng đã gần 1 năm. Với phát âm chuẩn thì bạn đã có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp bình thường rồi. Bây giờ là lúc tăng tốc để trở tạo khác biệt thật sự cho mình đây. Việc của bạn vẫn là tiếp tục nghe và đọc. Tiếp tục cải thiện giọng điệu của mình và hãy bắt đầu viết nhật ký bằng tiếng Anh. Đến giờ thì bạn có thể luyện tiếng anh bằng cách hay nhất đó là sử dụng nó để phục vụ cuộc sống của bạn như làm việc, giải trí, học tập,…

Bạn có thể tiếp tục nghe hết 30 bài của bộ Power English vừa luyện nghe, luyện nói và phản xạ tiếng Anh, bộ này được thiết kế giúp bạn phản xạ, học sâu nhớ lâu, học ngữ pháp qua những câu chuyện khá là chuẩn rồi. Luyện nghe + đọc bằng những series phim như Friends, How I met your mother, …, học bằng YouTube các kênh như TED, Boston English. Bạn cũng có thể bắt đầu học các kỹ năng khác bằng tiếng Anh nếu muốn như Photoshop, Lập trình…ở các mức độ beginner trên youtube, vừa giúp bạn có thêm kỹ năng, vừa nâng cao tiếng Anh nữa. Nếu bài nghe qua dễ với bạn, hãy chỉnh cho tốc độ của Video lên x1.25; x1.5; x2, bạn sẽ rất tập trung đấy.

Thời gian cần thiết để luyện qua Level này là khoảng 200 – 250 giờ, theo nghiên cứu của Cambridge.

B2 – Upper Intermediate:

Cấp này là cấp luyện sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp và hiệu quả. Đây là lúc bạn cần tập trung sử dụng tiếng Anh nhiều hơn, đi sâu vào các lĩnh vực bạn muốn tiềm hiểu, sử dụng phương pháp học với Social Video Learning. Có nghĩa là bạn chỉ nên tập trung vào việc học kiến thức, kỹ năng, giải trí, nghiên cứu bằng tiếng Anh sao cho đúng với nhau cầu thực tế cuộc sống của các bạn.

Về đọc chuyên sâu, mục tiêu của bạn là hoàn thành khoảng 4-5 quyển sách là bạn có thể thoải mái đọc đa số những quyển sách khác, tùy thuộc vào lĩnh vực bạn đã tìm hiểu trong suốt quá trình học ở trên. Tiểu thuyết cũng sẽ là lựa chọn tốt.

Bạn nên rèn luyện sự tự tin nói chuyện với người bản xứ bằng cách đi các CLB tiếng Anh có người nước ngoài như Master’s Cup… hoặc nếu được thì đăng ký làm host trên Couch Surfing để mời các bạn nước ngoài về nhà mình. Sự tự tin còn đòi hỏi việc bạn dám ra khỏi vùng an toàn và làm quen với người lạ nữa chứ không phải chỉ giỏi tiếng Anh là được. Bạn là người Việt Nam nhưng bạn cũng ít khi bắt chuyện người lạ đúng hông nào 😀

Thời gian cần thiết để luyện qua Level này là khoảng 250 – 300 giờ, theo nghiên cứu của Cambridge.

C1: Advanced:

Cấp độ này là gần như hoàn thiện quá trình học tiếng Anh của bạn rồi, theo phân loại thì từ cấp này trở lên được gọi là thành thạo! Tới giờ thì chắc chắn bạn đã có khả năng tự học tự nghiên cứu và sử dụng tiếng Anh của mình. Cái bạn cần là thời gian, còn phương pháp thì cứ tiếp tục sử dụng tiếng Anh theo cách bạn muốn. Các tài liệu nghiên cứu khoa học khó nhằn thì đây cũng là lúc chinh phục nó.

Nếu muốn thử thách, hãy tham gia Toast Master Saigon. Đây là diễn đàn của những bạn có trình độ tiếng Anh Advanced, luyện diễn thuyết chuyên nghiệp, có người hỗ trợ và sửa sai cho bạn, giúp bạn nói chuyên nghiệp hơn.

informationisbeautiful.net: Trang web này cung cấp cho bạn thông tin về rất nhiều lĩnh vực như điện ảnh, ẩm thực, sức khỏe, âm nhạc… Điều thú vị là thông tin đều được hiển thị dưới dạng thống kê và biểu đồ. Vì vậy, chúng rất bắt mắt và sinh động, giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn.

spreeder.com: Trang web này giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc nhanh, một kỹ năng khá hữu ích khi bạn phải giải quyết quá nhiều công việc. Điều thú vị là trang web này “dạy” bạn hoàn toàn miễn phí.

gutenberg.org: Đây đơn giản chỉ là một thư viện số với trên 42.000 quyển sách dưới dạng e-book, đủ để cho bạn đọc suốt đời. Đừng lo lắng về chuyện bản quyền vì chúng đều được tải và đọc hợp pháp.

lumosity.com: Đây là một trang web luyện trí thông minh đúng nghĩa. Sử dụng những trò chơi trí tuệ đơn giản, chúng tôi sẽ tìm ra điểm yếu, điểm mạnh trong bộ não của bạn và lên kế hoạch giúp bạn tăng cường những gì còn thiếu.

howstuffworks.com: Trang web này giúp bạn “mở rộng tầm mắt” bằng cách cung cấp kiến thức về quy luật vận hành của mọi thứ trong đời sống. Bạn có thể tìm thấy thông tin về nhiều lĩnh vực như giải trí, công nghệ, sức khỏe…

ocw.mit.edu: Trang web của Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, này sẽ mang đến cho bạn nhiều khóa học bổ ích. Điểm ấn tượng là chúng hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể tham gia các cuộc thi học thuật. Bạn sẽ thấy mình dễ dàng lấy được TOEIC 800 trở lên như chơi, vì nó chủ yếu là nghe và đọc, cái bạn đã luyện suốt thời gian qua. Chỉ cần liếc sơ vài đề và xem cách thi là được.

IELTS thì cần kiếm một người có kinh nghiệm chỉ bạn phần Speaking và Writing, vì cái này nó có luật chơi riêng, có tiêu chuẩn chấm điểm nên mình phải theo luật của nó. Sau đó cứ ôm bộ CamBrigde 1-10 mà học. Bộ này được gọi là Bộ Đề Thần Thánh, nó tồn tại từ đời nào rồi mà tới giờ vẫn được săn đón, đắt như tôm tươi là bạn hiểu được nó Thánh đến mức nào rồi. Đừng có kiếm cả đống tài liệu về rồi lạc trong đó không biết bắt đầu từ đâu.

Thời gian cần thiết để luyện qua Level này là khoảng 300 – 400 giờ, theo nghiên cứu của Cambridge.

Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.

Bây giờ thì bạn có thể sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ để của mình rồi. Tìm hiểu về văn hóa và con người ở các nước sử dụng tiếng Anh sẽ giúp bạn đi xa hơn.

Q: Xem phim hoặc đọc sách hiểu hết tất cả các từ trong câu, nhưng sao dịch nó không ra ý nghĩa gì cả?

Vậy là các bạn đã gặp idiom hoặc Phrasal Verb (động từ phức) như He is an apple of one eye, kick of, take over… Các này khá là mệt. Nó tổ hợp các từ lại với nhau và ra một nghĩa chả dính gì tới nghĩa của từng từ cả. Chỉ có cách học thuộc thôi. Bạn có thể xem nó như một từ vựng mới có nhiều từ và học theo bảng Essential English Idioms. Nhưng mà học kiểu đó thì mệt lắm. Tốt hơn là khi bạn thấy bạn biết tất cả từ vựng nhưng không dịch được cả câu, thì bạn biết trong câu có idiom hoặc Phrasal Verb. Khi đó bạn tra thử nguyên cụm từ, thường dấu hiệu là có giới từ đi kèm. Làm nhiều lần bạn sẽ dễ nhận diện thôi. À còn một cách tốt nhất là bạn xem phim song sub Anh Việt (trên chúng tôi nếu nguyên câu không hiểu chỉ cần nhìn người ta dịch như thế nào, vậy là bạn sẽ biết được idiom hoặc phrasal verb đó và hiểu nghĩa là gì.

Q: Vừa đọc vừa tra từ điển mất công và tốn thời gian quá

Q: Nghe bao lâu thì có thể nói được?

Cái này tùy thuộc vào bạn. Khi bạn không nói được, hãy hỏi mình Tại sao? Nếu câu trả lời là bạn không biết gì để nói, vậy hãy tiếp tục nghe, cứ cho bản thân thời gian. Nếu câu trả lời là bạn biết nói như thế nào, nhưng ngại nói sai thì hãy tìm một người hướng dẫn (là bạn của bạn, thầy giáo, trợ giảng…) người bạn cảm thấy an toàn khi nói. Hãy tập nói với họ cho đến khi bạn tự tin hơn.

Q: Mình chưa nói được, có nên đi các CLB tiếng anh không?

Nhiều bạn nói là vào CLB thì ai nói được thì nói hoài, còn mình không nói được thì chỉ ngồi im, vậy đi làm gì? Thật ra, đi CLB là để bạn tạo động lực cho mình để học chăm chỉ hơn. Ra ngoài đó để thấy nhiều người Việt nói tiếng Anh tốt và học theo. Bạn đi ngay từ lúc chưa nói được sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc nói được rồi mới đi CLB.

Q: Học 6 tháng hoặc 3 tháng có thể thành thạo tiếng Anh?

Trình độ A1 – A2:

Pronunciation:

Nghe + Đọc song song

Trình độ B1 – B2

Khác:

KMP Player. Phần mềm giúp bạn hiện 2 sub Anh-Việt nếu bạn muốn. Tải sub ở subscene.

Trình độ C1-C2

Listening Practice Through Dictation. Bộ này rất chậm, rõ và dễ nghe, nhiều đoạn hội thoại thực tế. Nhược điểm là nó không phải là các câu chuyện hấp dẫn, nhưng các bạn có thể thấy thú vị từ việc bắt chước kể lại câu chuyện.

chúng tôi . Kênh xem phim học tiếng Anh miễn phí. Có các phim như Friends, How I met your mother, Extra English…

Effortless English – Real English. Bộ này là các đoạn hội thoại thực tế của người bản xứ, thích hợp cho bạn nào thích học văn hóa Mỹ, Idioms, slangs … Có giải thích cụ thể, theo mình thì thích hợp cho bạn nào muốn đi Mỹ, làm việc nhiều với người Mỹ, tìm hiểu văn hóa, hoặc thích nói idioms cho sang 😀

Library Genesis. Thiên đường download sách tiếng Anh. Trang download sách dạng PDF, nếu có tiền các bạn nên lên Amazone mua để có bản quyền và mua giúp tác giả. Rich Dad Poor Dad, 5 love languages, How to speak like a Native là những quyển khá dễ, các bạn Pre-intermediate vẫn đọc được.

Couch Surfing. Nếu bạn có nhà, có thể lên trang này tìm đăng ký làm host cho các khách phượt nước ngoài. Vừa có thêm bạn, vừa giúp người, vừa học văn hóa và tiếng Anh.

Phát Âm Tiếng Anh: Lộ Trình Thành Thạo Phát Âm Chỉ Sau

Những người phát âm tiếng Anh chuẩn như người Mỹ làm 2 việc rất giỏi:

Đầu tiên, họ xác định được rõ lộ trình luyện phát âm tiếng Anh mà họ chắc chắn có kết quả.

Sau đó, họ sẽ dành 100% công sức để luyện tập và thực hành theo lộ trình này.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể tìm được lộ trình luyện phát âm tiếng Anh thực sự hiệu quả? Hôm nay, tôi sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc này đi rất nhiều.

Luyện Phát Âm Tiếng Anh – Bí Quyết Để Thành Công

Có 1 sự thật về luyện phát âm tiếng Anh:

Có quá nhiều âm mà bạn cần thành thạo: 44 âm cơ bản và hàng trăm cụm âm khó phát âm hơn nhiều.

Điều này thực sự không hề dễ dàng…

Bạn phải rất chăm chỉ luyện từng âm, từng từ, cụm từ rồi câu. Chưa kể vì lượng âm nhiều như vậy, bạn có thể quên mất âm trước đó đã từng luyện.

Tuy nhiên, có 1 cách luyện tập khác thông minh hơn, tốn ít công sức hơn, lại mang hiệu quả cao hơn.

Đó là nguyên lý 80/20 (Pareto) giúp bạn tăng gấp đôi hiệu quả luyện phát âm tiếng Anh.

Khi áp dụng chúng, các học viên của tôi đã có những kết quả tuyệt vời mà tôi sẽ chia sẻ với bạn ngay sau đây.

Hãy xem sự thay đổi kỳ diệu khi thực hành nguyên lý 80/20

Trước khi đi vào chi tiết lộ trình cụ thể để bạn có thể thành thạo phát âm chuẩn Mỹ chỉ sau 32 ngày, tôi muốn chia sẻ với bạn kết quả thực tế.

Khi hướng dẫn các học viên đi theo nguyên lý 80/20 – lộ trình chuẩn luyện phát âm, tôi đã nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực.

Và đây:

Đến đây chắc chắn bạn sẽ tự hỏi:

Làm thế nào tôi có thể sử dụng nguyên lý này để thành thạo phát âm tiếng Anh chỉ sau 32 ngày?

Nguyên Lý 80/20 – Lộ Trình Luyện Phát Âm Chuẩn Nhất

Tôi chắc là bạn đã từng thấy hàng loạt giáo trình luyện phát âm với 44 âm tiếng Anh cơ bản (20 nguyên âm và 24 phụ âm).

Thầy giáo sẽ hướng dẫn bạn lần lượt cách phát âm và học sinh ở dưới sẽ bắt đầu bắt chước theo.

Bạn được học 44 âm trong khoảng 12 buổi, mỗi buổi học từ 3-5 âm trong 2 tiếng, mỗi âm trung bình được hướng dẫn, dạy 20 – 30 phút.

Bạn luyện 1 cách dàn trải đủ cả 44 âm và không giỏi được thứ nào cả.

Đây là cách học truyền thống, kéo dài hàng chục năm và vẫn hiệu quả miễn là bạn luyện tập chăm chỉ và tốn nhiều thời gian, công sức, năng suất thấp.

Nhưng trên thực tế, vẫn có cách luyện phát âm hiệu quả hơn khi bạn tập trung vào 1 số âm thực sự quan trọng theo nguyên lý Paretto 80/20.

Quy luật 80/20 hay Nguyên lý Pareto (đặt tên theo nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto) hoạt động dựa trên các tiền đề: 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra.

Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh và cuộc sống, ví dụ như:

80% các vấn đề là do 20% nguyên nhân gây ra.

80% lợi nhuận của một công ty đến từ 20% khách hàng.

80% khiếu nại đối với một công ty cũng đến từ 20% khách hàng.

80% những bước đột phá về khoa học xuất phát từ 20% các khoa học gia.

80% sự chú ý của công chúng tập trung vào 20% ngôi sao truyền thông.

Điều này cũng đúng với chính quá trình luyện phát âm tiếng Anh của bạn.

80% giọng nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ của bạn đến từ 20% âm cơ bản (8 âm cốt lõi).

Đó chính là yếu tố chủ chốt giúp bạn thành thạo phát âm tiếng Anh.

Và bây giờ, hãy khám phá chi tiết 3 chặng trong lộ trình luyện phát âm tiếng Anh:

Chặng 1: Luyện 8 âm quan trọng – khoảng 8 ngày.

Chặng 2: Luyện 40 âm – khoảng 20 ngày.

Chặng 3: Luyện và hiểu các kỹ thuật nâng cao – khoảng 3 ngày.

Hãy đọc tiếp.

Chặng 1: Luyện 8 âm quan trọng – khoảng 8 ngày

Để thực hiện bước này, bạn cần luyện tập cơ miệng trước.

Có 4 bài thực hành cơ miệng dẻo mà bạn cần luyện:

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc: Vì sao phải luyện tập cơ miệng?

Tiếng Anh có rất nhiều âm không hề giống với tiếng Việt.

Nếu chưa biết gì về các âm tiếng Anh, không thể nào ngay từ đầu bạn đã biết cách đặt khẩu hình miệng sao cho đúng được.

Chính vì thế, bạn cần có các bài luyện tập cơ miệng trước để làm quen dần.

Bên cạnh đó, những động tác này rất giống với khẩu hình các âm tiếng Anh cần luyện, và cũng là những thứ cơ bản nhất.

8 âm Anh Mỹ quan trọng bạn cần nắm được trước khi luyện các âm khác đó là: /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/

Tại sao những âm này lại quan trọng?

8 âm này xuất hiện trong 80% các từ tiếng Anh. Các âm này rất mạnh, tạo ra trọng âm của từ, giúp giọng nói tiếng Anh của bạn nghe rất Tây.

Như bạn đã biết, tiếng Anh là ngôn ngữ có trọng âm.

Trọng âm trong tiếng Anh không khác gì dấu trong tiếng Việt. Nếu không nắm được phần này, người bản xứ sẽ không hiểu bạn nói gì, và khả năng nghe của bạn cũng sẽ không tốt.

Để phát âm những âm này, khẩu hình của bạn cần có đặt ở vị trí tối đa, cơ miệng dãn tối đa. Nhờ đó cơ miệng của bạn được luyện tập để trở nên mềm dẻo và linh hoạt nhờ được luyện tập hiệu quả.

Thêm nữa, 8 âm này cũng là những âm khóvới khẩu hình không giống khi nói tiếng Việt.

Chính vì thế dẫn đến việc người Việt gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm những âm này và mất rất nhiều thời gian để phát âm chuẩn.

Thậm chí, nhiều người cố chuyển các âm tiếng Anh vốn dĩ không giống tiếng Việt này thành các âm tương tự trong tiếng Việt.

Đó là lý do chính dẫn đến việc phát âm sai, khiến họ dù luyện tập nghe nói nhiều đến đâu, nhưng do hệ thống âm của họ không chuẩn nên họ vẫn không thể nghe, nói được âm đúng.

8 âm quan trọng này chứa các tổ hợp khẩu hình phổ biến và khó nhất trong hệ thống âm Anh Mỹ.

Cho nên, khi đã nắm được cách phát âm của 8 âm quan trọng, chứng tỏ bạn đã hoàn toàn nắm được hầu hết cấu trúc để tạo âm, nhờ vậy, việc luyện phát âm các âm còn lại sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Cụ thể:

Âm /iː/, /ɑː/, /eɪ/ tạo ra độ rung trong cuống họng, tạo trường âm mạnh. Ví dụ: Bạn hãy thử phát âm các từ sau:

Âm /ɜː/ thường xuất hiện trong chữ “r”, mà cách phát âm chữ r chính là sự khác biệt nổi bật nhất giữa giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ. Ví dụ: Hãy phát âm những từ sau:

Âm /dʒ/, /j/, /θ/, /l/ là những âm không có trong tiếng Việt và thường bị phát âm sai nhiều nhất.

Chặng 2: Luyện 40 âm – khoảng 20 ngày

Sau khi thành thạo 8 âm cốt lõi thì việc luyện các âm còn lại sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn nên luyện 40 âm này theo từng cặp âm có sự tương đồng nhau như bảng sau đây:

Sở dĩ luyện theo các cặp âm như vậy vì chúng có cách đọc gần giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn khi nghe.

Nhận biết và lặp lại các cặp âm tương đồng là một bước để bạn thành thạo phát âm.

Vì thế nếu biết cách phân biệt cách phát âm của chúng, bạn sẽ nói tiếng Anh chuẩn hơn, giống người bản xứ hơn.

Để phát âm chuẩn các âm này, bạn cần thực hiện các hoạt động sau:

Đặt khẩu hình giống âm chuẩn.

Phát âm theo âm chuẩn cho đến khi tự tin mình đã phát âm giống với từ điển.

Mỗi âm, bạn nên luyện theo từng bước như sau:

Bước 1: Kéo dài âm đang luyện tập trong 3 giây.

Bước 2: Kéo dài âm đang luyện tập trong 1 giây.

Bước 3: Phát âm âm đang luyện tập với tốc độ người bản ngữ.

Để luyện 40 âm này tốt nhất, trước đó bạn hãy luyện tập với 4 bài tập cơ miệng mà tôi đã nêu ở chặng 1.

Bạn có thể tải hướng dẫn chi tiết từng bước tập luyện cho mỗi bài tập ở phần cuối bài viết.

Lý do đơn giản để cách học phát âm này vô cùng hiệu quả vì:

Khi bạn luyện tập thành thạo 8 âm cốt lõi này (20%) ở bước 1 thì 36 âm còn lại bạn chỉ cần chỉnh cách phát âm 1 chút, với nỗ lực ít hơn, trong thời gian luyện ngắn hơn.

Đây là cách học thông minh nhất để nhanh chóng có giọng nói tiếng Anh chuẩn khi làm ít hơn, tập trung vào 1 vài âm thực sự quan trọng, chứ không dàn trải toàn bộ năng lượng, thời gian vào tất cả các âm.

Chặng 3: Luyện và hiểu các kỹ thuật nâng cao – khoảng 3 ngày

Sau khi luyện thành thạo 2 chặng trên, tức là bạn đã có thể phát âm được chuẩn các âm Anh Mỹ trong IPA.

Nhưng để có thể trình tiếng Anh của bạn lên mức cao hơn, chuyên nghiệp hơn, bạn cần phải luyện thêm các kỹ thuật nâng cao về: trọng âm, ngữ điệu và nối âm.

1. Trọng âm

Như tôi đã đề cập ở chặng 1, trọng âm trong tiếng Anh giống như dấu trong tiếng Việt. Đó chính là chìa khóa để hiểu và nói tiếng Anh chuẩn.

Đối với tiếng Anh, trọng âm của từ, của câu không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Bạn không thể nhấn trọng âm vào bất cứ chỗ nào bạn thích.

Nếu bạn nói sai trọng âm sẽ khiến người nghe cảm thấy khó hiểu. Thậm chí nếu nhấn sai trọng âm, bạn còn làm nghĩa của từ và từ loại thay đổi.

Chính vì thế bạn cần phải nắm được trọng âm để nói tiếng Anh tự tin hơn.

2. Ngữ điệu

Ngữ điệu là chúng ta nói như thế nào, không phải về nội dung mà là cách nói. Cụ thể là sự lên xuống giọng trong khi nói.

Điều này rất quan trọng vì nếu bạn lên xuống giọng không đúng chỗ sẽ dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu cho người nghe.

Và đặc biệt, ngữ điệu chính là thứ để bạn truyền tải cảm xúc thông qua lời nói. Ngữ điệu khác nhau sẽ truyền tải thông điệp khác nhau.

Đôi khi bạn không thể hiểu được đối phương nói gì, nhưng chỉ cần để ý cách họ nói, bạn hoàn toàn có thể biết được họ đang vui, buồn, tức giận hay căng thẳng…

Bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều chỉ cần nghe qua cách họ nói. Nắm chắc được điều này, bạn sẽ nói tiếng Anh tự nhiên hơn.

3. Nối âm

Nối âm là điều rất đặc trưng trong tiếng Anh.

Nối âm là khi có 2 từ đứng cạnh nhau, 1 từ bắt đầu bằng 1 nguyên âm, từ còn lại kết thúc bằng 1 phụ âm. Phụ âm đó sẽ kéo dài đến trước từ bắt đầu bằng nguyên âm.

Ví dụ: 2 từ “near” và “it”, khi được đặt cạnh nhau thì bạn nối âm “r” vào từ “it”, đọc thành: nearit.

Trong giao tiếp hàng ngày, người bản xứ nói rất nhanh và họ có xu hướng nối âm của các từ với nhau.

Nếu không nắm được cách nối âm này, bạn sẽ thấy bỡ ngỡ khi giao tiếp với người bản xứ.

Vì thế, bạn cần luyện tập nối âm để có thể nghe hiểu và nói tiếng Anh một cách chuyên nghiệp nhất.

Thông thường, nếu không có thời gian thì chỉ cần luyện chặng 1 và 2 là bạn đã có thể hoàn toàn phát âm chuẩn Anh-Mỹ.

Còn nếu muốn trở thành người giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp, nói tiếng Anh tự nhiên như người bản xứ, bạn cần phải luyện tiếp chặng thứ 3.

Và giờ, đến lượt bạn…

Đây là lộ trình chuẩn mà chúng tôi đưa ra trong 32 ngày. Bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn, tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Dĩ nhiên, quá trình luyện phát âm cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng với lộ trình này, bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn 1 cách nhanh nhất.

Chắc chắn đây là lộ trình tốt nhất, tuyệt vời nhất mà bạn được biết. Tôi muốn bạn thực sự sử dụng được những thông tin hữu ích này.

Bạn sẽ thay đổi cách phát âm tiếng Anh của mình như thế nào sau khi áp dụng lộ trình này?

Đừng quên, người Mỹ có câu tục ngữ nổi tiếng: “Practice makes perfect!” – Luyện tập là con đường dẫn đến thành công! Thế nên luyện nói tiếng Anh mỗi ngày là con đường duy nhất giúp bạn chinh phục tiếng Anh!

Có rất nhiều cách để bạn áp dụng lộ trình này và luyện nói tiếng Anh, như Native 1 to 1 là một ví dụ!

Lộ Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Từ A

Tuy nhiên, không nhiều người Việt Nam tự tin về kĩ năng này của mình, thậm chí rất nhiều bạn đã từng nói chuyện với người nước ngoài và nhận được hai kết cục: hoặc là họ không hiểu mình hoặc là mình không hiểu họ nói gì. Vậy nguyên nhân của hai vấn đề này xuất phát từ đâu? Câu trả lời chính là PHÁT ÂM TIẾNG ANH – PRONUNCIATION.

Nhằm giúp các bạn cùng vượt qua chướng ngại này, cô sẽ gửi đến các bạn bài viết ” Lộ trình học phát âm từ cơ bản đến nâng cao ” với phương pháp học do chính cô và các Coach tại Ms Hoa Giao tiếp xây dựng để giúp các bạn nắm chắc nền tảng học phát âm Tiếng Anh và nâng cao hơn nữa kĩ năng phát âm của mình.

I. CHẶNG 1: HỌC CÁC PHÁT ÂM CHUẨN XÁC

1. Phát âm các âm đơn

2. Phân biệt các cặp âm giống nhau

Tại sao vậy nhỉ? Vì khi học từng cặp âm, các bạn sẽ nhận ra sự khác biệt giữa chúng và điều chỉnh được cách phát âm của mình để người nghe có thể phân biệt những âm này với nhau đấy.

Cô lấy một ví dụ cho các bạn, đó chính là âm /i/ và âm /i:/ Rất nhiều bạn đọc hai âm này giống nhau, và khi các bạn học chúng một cách đơn lẻ, các bạn sẽ khó có thể nhận ra được sự khác biệt giữa chúng.

Nói đến Pronunciation – phát âm tiếng Anh, có thể sẽ rất nhiều bạn định nghĩa phát âm là cách chúng ta đọc một từ Tiếng Anh. Tuy nhiên trên thực tế, phát âm còn rộng hơn thế rất nhiều đấy.

Đôi khi trong giao tiếp, mặc dù các bạn đã học cách đọc từng từ rất chuẩn, tuy nhiên vẫn gặp một số những khó khăn nhất định khi nghe người bản ngữ nói, vậy lý do bắt nguồn từ đâu? Hay tại sao khi nghe người nước ngoài nói ta lại thấy rất du dương như một điệu nhạc, còn người Việt Nam tuy có nhiều bạn phát âm chuẩn nhưng lại không thể hay được như vậy?

1. Trọng âm

Vì thế, việc tập phát âm có trọng âm sẽ giúp các bạn nắm bắt được thói quen phát âm của người bản ngữ, không những nâng cao kĩ năng phát âm của bạn mà còn giúp bạn nghe tốt hơn khi đối thoại.

2. Ngữ điệu

Tiếp theo đó chính là ngữ điệu. “Làm thế nào để nói mà nghe tây tây nhỉ?” là thắc mắc chung của rất nhiều bạn. Ngữ điệu đóng vai trò rất quan trọng đển truyền tải cảm xúc, ngay cả trong Tiếng Việt cũng vậy. Khi ngạc nhiên, chúng ta thường có xu hương cao giọng, còn khi buồn bã, chúng ta lại trầm giọng xuống.

Trong Tiếng Anh, nếu các bạn lắng nghe thật kĩ, các bạn sẽ nhận thấy rằng họ cũng lên giọng và xuống giọng khi nói. Ví dụ như khi hỏi “What’s your name?” thì giọng sẽ đi xuống thay vì đi lên.

3. Các bài giảng nâng cao kỹ năng phát âm

III. BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Bài tập

2. Đáp án

Học Tiếng Anh Từ Đầu Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

{{ sentences[sIndex].text }}.

Your level :

{{level}}

{{ completedSteps }}%

{{ sentences[sIndex].text }}.

Your level :

{{level}}

{{ completedSteps }}%

Bên cạnh đó, sự tiến bộ của bạn theo thời gian phụ thuộc vào kỹ năng nghe để hiểu. Do đó, 2 kỹ năng này bạn cần phải lưu ý trong quá trình luyện nghe.

Đối với người bắt đầu làm quen hoặc nghe kém

Bước 1. Lựa chọn tài liệu nghe

Bước 2. Nghe lại nhiều lần câu giao tiếp tiếng Anh làm quen với tốc độ nghe để quen dần ngữ âm, giai điệu nói trong tài liệu.

Bước 3. Tăng độ dài câu chuyện hoặc đoạn hội thoại với tốc độ nghe tiêu chuẩn.

Bước 4. Luyện nghe từ các bản tin trên tivi, Youtube hoặc Podcast.

Đối với người đã có kỹ năng nghe cơ bản

Bước 1. Nghe các đoạn hội thoại tiếng Anh ở tốc độ nhanh hơn tốc độ chuẩn một chút. Ở cấp độ này, bạn vẫn phải đảm bảo hiểu được đại ý của cả đoạn hội thoại, và sau đó cố phát âm thật chuẩn theo bảng phiên âm Quốc tế IPA.

Bước 2. Nghe các đoạn hội thoại khó hơn khi chứa một số từ/cụm từ mới. Bạn vẫn phải đảm bảo hiểu được đại ý cả đoạn hội thoại này. Sau đó, ghi lại các từ/cụm từ mới học.

Bước 3. Nghe lại nhiều lần và hiểu được từ 80 – 90% của cả đoạn hội thoại.

2. Cách tìm tài liệu học nghe tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

+ Học từ vựng:

Word Skills của nhà xuất bản Oxford

English Vocabulary in Use của Cambridge

+ Học Ngữ pháp

Oxford Practice Grammar

+ Học Nghe:

Tactics for Listening (The Third Edition)

Target Listening; Listening to The News 1 and 2

Open Forum 1, 2 và 3

Learning To Listen 1, 2 và 3

Listen In 1, 2 và 3

+ Luyện kỹ năng Nói:

Let’s Talk 1, 2, 3; 240 Speaking Topics with Sample Answers

Contemporary Topics.

+ Kỹ năng Đọc hiểu:

Bộ giáo trình luyện thi của nhà xuất bản Cambridge

Select Reading

Reading Challenge

+ Kỹ năng Viết: 

240 Writing Topics with Sample Essays

Learn To Write Better Academic Essays của Collins

Writing Essentials, Great Writing 1, 2, 3, 4 và 5

Writing Academic English.

+ Sử dụng app học tiếng anh cho người mới bắt đầu: ELSA Speak.

3. Các phương pháp học nghe tiếng Anh từ đầu cho người mới bắt đầu

Bước 1. Làm quen với bài nghe. Hãy luyện nghe từ 3 đến 5 lần để cảm nhận được chất giọng đọc, ngữ điệu. Lúc này, bạn chưa cần phải hiểu nội dung và không sử dụng transcript của bài nghe. Đây là cách tự học tiếng Anh đòi hỏi sự kiên nhẫn cao.

Bước 2. Nghe hiểu nội dung cơ bản. Nghe kết hợp với transcript của bài. Gạch vào những đoạn không hiểu ngữ nghĩa và đoán nghĩa. Sau đó, tra từ điển để học cách phát âm và nắm được nghĩa của từ.

Bước 3. Nghe hiểu toàn bộ nội dung cả đoạn.

Cách học nói tiếng Anh giao tiếp lưu loát cho người mới bắt đầu

Khả năng lưu loát khi giao tiếp giúp bạn ghi điểm cao trong mắt người nghe. Để nói lưu loát, bạn nên áp dụng một số cách học nói tiếng Anh sau.

1. Phản xạ giao tiếp nhanh nhạy khi nghe

Phản xạ giao tiếp là yêu cầu bắt buộc bạn phải đạt được khi học tiếng Anh. Để phản xạ tốt, bạn cần:

Kỹ thuật nói đuổi là kỹ thuật nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người bản xứ trong nội dung nghe. Kiểu nói đuổi từ chậm đến nhanh giúp bạn đạt được tốc độ nói của bản xứ.

3. Kể chuyện bằng tiếng Anh

Khi kể chuyện bằng tiếng Anh, các câu văn của bạn sẽ được liền mạch và rõ ràng. Bạn sẽ được luyện nói với những câu văn dài, có nối âm. 

Hãy chọn các câu chuyện thiết thực trong cuộc sống, nắm bắt cốt truyện và đọc theo giọng văn của mình. Bạn có thể so sánh giai điệu kể chuyện của mình so với bản gốc để cải thiện tốt hơn.

Lưu ý: Khi kể chuyện, hãy cố gặng để giọng kể của bạn đáp ứng quy tắc và cách phát âm tiếng Anh chuẩn theo phiên âm IPA.

4. Trực tiếp giao tiếp tiếng Anh với bạn bè hoặc người bản xứ

Không gì hiệu quả hơn việc thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè và người bản xứ. Khả năng trôi chảy khi nói bằng phương pháp này sẽ tự nhiên hơn so với các phương pháp học khác.

Ngoài ra, nếu như bạn không có thời gian để tham gia và tiếp cận trực tiếp với người bản xứ, bạn có thể sử dụng app luyện nói tiếng Anh ELSA Speak có sử dụng công nghệ AI nhận diện giọng nói để luyện tập.

Những yếu tố giúp bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp thành công

Khi học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu cần phải quan tâm đến các yếu tố sau:

Phát âm (Pronunciation)

Yếu tố quyết định sự thành hay bại trong giao tiếp chính là phát âm. Đối với việc học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu, học phát âm tiếng Anh rất quan trọng. Bạn sẽ tập làm quen với nguyên âm, phụ âm hay nguyên âm đôi trong hệ thống bảng phiên âm chuẩn quốc tế IPA.

Giọng điệu (Accent)

Bạn thích giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ, hay giọng của một số nước khác? Bạn có thể học bất kỳ theo giọng tiếng Anh nào. Tuy nhiên, ELSA Speak khuyến khích bạn nên học tiếng Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ vì đây là 2 kiểu giọng phổ biến nhất trên thế giới.

Từ vựng (Vocabulary)

Vốn từ sử dụng trong giao tiếp rất quan trọng, giúp bạn thể hiện được nội dung bạn muốn truyền tải cho người nghe. Hiện nay, bạn chỉ cần học khoảng 3000 từ vựng là có thể sử dụng để giao tiếp thành thạo rồi.

Ngữ pháp (Grammar)

Đối với giao tiếp, ngữ pháp không phải là vấn đề nặng ký đối với bạn khi học tiếng Anh cơ bản. Tuy nhiên, bạn vẫn phải biết được một số cấu trúc ngữ pháp như thì, câu điều kiện, mệnh đề hoặc cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

Nên học tiếng Anh ở đâu?

Khi bắt đầu, nếu bạn là người khó xcs định được phương hương học tập, bạn có thể lên trung tâm Anh ngữ học, đồng thời sử dụng app để rèn luyện hàng ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lộ Trình Học Tiếng Anh Từ Khi Bắt Đầu Đến Thành Thạo + Tài Liệu Cho Từng Cấp Độ trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!