Xu Hướng 12/2023 # Lập Trình App Inventor Điều Khiển Thiết Bị M5Go # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lập Trình App Inventor Điều Khiển Thiết Bị M5Go được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu

Trong bài viết trước, chúng ta đã làm quen với App Inventor thông qua ví dụ báo thức đơn giản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ lập trình ứng dụng để điều khiển thiết bị M5Go thông qua mạng wifi cục bộ.

Chuẩn bị

Trình duyệt web.

Tài khoản Google.

Điện thoại android.

Ngoài ra, các bạn cần một bộ M5Go đã được lập trình để có thể điều khiển từ xa theo bài viết lập trình điều khiển M5Go từ xa.

Thực hiện

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng thành phần Web của App Inventor để gửi yêu cầu cho M5Go. M5Go được lập trình sẵn theo bài viết lập trình điều khiển M5Go, để nhận yêu cầu được gửi tới. Khi nhận được yêu cầu. M5Go sẽ phát ra một câu hỏi, ghi âm lại câu trả lời rồi phản hồi về cho ứng dụng. Ứng dụng khi nhận được file ghi âm sẽ lưu lại trên thư mục Download của điện thoại.

Thiết kế giao diện

Chúng ta sẽ tạo một dự án mới và vào phần designer để bắt đầu thiết kế ứng dụng.

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng các thành phần chính sau:

Button để xác nhận gửi yêu cầu đến M5Go.

Web để gửi yêu cầu và nhận phản hồi từ M5Go.

Notifier để hiển thị thông báo cho người dùng biết.

Ngoài ra thì các bạn có thể dùng đến các thành phần khác để làm cho giao diện đẹp hơn.

Trong menu thuộc tính của thành phần Web. Chúng ta sẽ thiết lập địa chỉ đường dẫn để gởi yêu cầu đến. Và chọn SaveResponse để lưu tệp ghi âm khi nhận được phản hồi.

Phần xử lý trong ví dụ này khá đơn giản. Khi người dùng nhấn button trên màn hình, thành phần Web sẽ quy định nơi lưu file nhận được. Trong hình trên thì Web1 sẽ lưu file có tên là chúng tôi và lưu vào thư mục Download trong thẻ nhớ.

Sau đó thực hiện gửi yêu cầu đến M5Go với địa chỉ chúng ta đã quy định ở phần designer. Và cuối cùng hiển thị thông báo dạng pop-up để người dùng biết.

Kết luận

Qua các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thành phần File để đọc và ghi nội dung của một tệp trên điện thoại.

Lập Trình Điều Khiển Robot Mbot Với Scratch

***Ý nghĩa của học Lập trình và giáo dục STEM.

***Lập trình điều khiển robot với Scratch

Scratch là một môi trường lập trình kéo thả được phát triển bởi nhóm Lifelong Kindergarten tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) Media Lab do Giáo sư Mitch Resnick đứng đầu. Cuốn sách sử dụng môi trường lập trình mBlock 5 là phiên bản nâng cấp của Scratch 3.0, được phát triến bởi hãng Makeblock, một trong những công ty về giáo dục STEAM hàng đầu trên thế giới. Môi trường mBlock 5 có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành Windows, MAC, Linux hay Chromebook. Với Scratch, người học tập trung vào việc làm quen, hiểu ngôn ngữ lập trình là gì, rèn luyện tư duy logic. mBlock 5 là một bước phát triển tiếp theo, kế thừa hoàn toàn những ưu điểm của Scratch, ngoài ra hỗ trợ lập trình kéo thả điều khiển các loại phần cứng đa dạng như các robot mBot, Codey, Ultimate, AirBlock… hay các bảng mạch Arduino Uno, Microbit, MegaPi…, qua đó cung cấp khả năng hiện thực hóa các ý

tưởng và biến những ý tưởng đó trực tiếp thành các sản phẩm công nghệ.

***Nội dung cuốn sách

Chương 1 cuốn sách giới thiệu về robot mBot, cấu tạo phần cứng như các module điện tử, linh kiện, cảm biến… và các môi trường phần mềm dùng để học tập và giải trí với robot.

Chương 2 hướng dẫn các bạn làm quen với lập trình kéo thả điều khiển robot thông qua môi trường trên ứng dụng di động. Mỗi bài học là một dự án lập trình điều khiển robot, giới thiệu về các module điện tử của robot và kiến thức cơ bản về lập trình như cấu trúc tuần tự, vòng lặp, cấu trúc rẽ nhánh… với mức độ từ dễ đến khó.

Chương 3 cũng gồm các dự án lập trình điều khiển robot với mức độ từ dễ đến khó nhưng trên môi trường máy tính gồm nhiều kiến thức nâng cao hơn, đồng thời các bài học không chỉ dừng ở mức độ giới thiệu mà đi sâu vào giải thích về nguyên lý hoạt động của các module điện tử cũng như phân tích từng bước hoạt động của các cấu trúc lập trình.

***Đối tượng sử dụng

Học sinh từ 8 tuổi trở lên là phù hợp nhất để học và lập trình điều khiển robot với Scratch. Cuốn sách được xây dựng để người học có thể trực tiếp học lập trình điều khiển robot mà không nhất thiết phải học Scratch hay ngôn ngữ lập trình nào khác từ trước. Các kiến thức cần thiết về lập trình và chuyên môn sẽ được lồng ghép trong từng chương, từng bài khi cần thiết.

***Cám ơn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Makeblock vì đã sáng tạo ra mBlock 5, một môi trường tuyệt vời để làm quen với lập trình điều khiển robot thông qua kéo thả.

Tôi cũng muốn cảm ơn các thành viên nhóm tác giả của tôi đã miệt mài không quản ngày đêm với mong muốn nhanh chóng giới thiệu mô hình giáo dục STEM nói chung và chương trình lập trình điều khiển robot nói riêng đến cộng đồng học sinh Việt Nam.

Điều Khiển Thiết Bị Bằng Mit App Inventor Sử Dụng Nodemcu Esp8266

Điều khiển thiết bị bằng MIT App Inventor sử dụng NodeMCU ESP8266

Tạo App Android bằng MIT APP INVENTOR

Tiếp theo chúng ta cần đặt tên cho dự án.

Sau khi đã cấu hình cho các Button và Web ta chọn vào Block để chuyển qua lập trình kéo thả Block.

Tiếp tục, ta chọn “Web1” và kéo Block đã được đánh dấu. Ở phần này chúng ta sẽ cấu hình địa chỉ IP Web.

Chọn mục “Text” kéo block được khoanh đỏ vào vùng lập trình.

Tiếp theo ở mục Web1 chọn Block “Call Web.Get”.

http://192.168.88.106/gpio/1

http://192.168.88.106/gpio/0

Để có thể tải dự án về điện thoại, các bạn vào mục Build chọn App (project QR code for apk).

Như vậy là đã xong các bạn có thể điều khiển bật tắt thiết bị trên App điện thoại rồi.

Sơ đồ đấu nối Các linh kiện cần thiết cho dự án

Tên linh kiện Số lượng

NodeMCU ESP8266 1

Dây cắm 3

Module Relay 1

Code

const char* ssid = “Phamson”; const char* password = “phamtheson”;

WiFiServer server(80);

void setup() {  Serial.begin(115200);  delay(10);

 pinMode(2, OUTPUT);  // Connect Relay to NodeMCU’s D4 Pin  digitalWrite(2, 0);

 // Connect to WiFi network  Serial.println();  Serial.println();  Serial.print(“Connecting to “);  Serial.println(ssid);    WiFi.begin(ssid, password);    while (WiFi.status() != WL_CONNECTED) {    delay(500);    Serial.print(“.”);  }  Serial.println(“”);  Serial.println(“WiFi connected”);    // Start the server  server.begin();  Serial.println(“Server started”);

 // Print the IP address  Serial.println(WiFi.localIP()); }

void loop() {  // Check if a client has connected  WiFiClient client = server.available();  if (!client) {    return;  }    // Wait until the client sends some data  Serial.println(“new client”);  while(!client.available()){    delay(1);  }  

 String req = client.readStringUntil(‘r’);  Serial.println(req);  client.flush();    int val;  if (req.indexOf(“/gpio/0”) != -1)    val = 0;  else if (req.indexOf(“/gpio/1”) != -1)    val = 1;  else {    Serial.println(“invalid request”);    client.stop();    return;  }

 // Set GPIO2 according to the request  digitalWrite(2, val);    client.flush();

 s += (val)?”high”:”low”; }

Lập Trình Ứng Dụng Android Với App Inventor

Giới thiệu

MIT App Inventor là một ứng dụng web cung cấp người dùng nền tảng để lập trình ứng dụng android. Được phát triển bởi Google và đang được duy trì bởi viện công nghệ Massachusetts (MIT). Mục tiêu của App Inventor là giúp cho người dùng dễ dàng tạo ra các ứng dụng android mà không cần kiến thức lập trình. Bằng cách kéo thả các khối mã và sắp xếp chúng lại với nhau để tạo thành một ứng dụng.

Trong bài viết này. Chúng ta sẽ làm quen với App Inventor bằng cách tạo một ứng dụng báo thức đơn giản.

Chuẩn bị

Trình duyệt web.

Một tài khoản Google.

Một điện thoại android.

Thực hiện Đăng nhập bằng tài khoản Google

Để có thể sử dụng App Inventor, chúng ta cần sử dụng tài khoản Google để đăng nhập. Khi bạn truy cập đường dẫn sau http://ai2.appinventor.mit.edu, App Inventor sẽ yêu cầu bạn sử dụng tài khoản Google để đăng nhập.

Để tạo một ứng dụng mới, nhấn vào nút Start new project ở góc trên bên trái của màn hình. Nhập tên mới cho ứng dụng rồi nhấn nút OK.

Sau khi tạo một dự án mới, trình duyệt sẽ tự động chuyển đến cửa sổ làm việc. Có hai chế độ để làm việc, chế độ designer cho phép người dùng thiết kế giao diện ứng dụng bằng cách kéo thả các thành phần như nút nhấn, hình ảnh, thông báo… Và chế độ Blocks cho phép người dùng lập trình các hành vi của ứng dụng chẳng hạn như hiển thị thông báo khi người dùng nhấn vào một nút.

Trong ứng dụng báo thức, mình sẽ dùng các thành phần sau:

Timepicker để người dùng nhập thời gian cần hẹn giờ.

Button để người dùng xác nhận đồng ý bật báo thức.

Clock để lấy thời gian của hệ thống trên điện thoại.

Label để hiển thị các đoạn văn bản trên màn hình.

Notifier để hiển thị một thông báo dạng pop-up cho người dùng.

Ở menu bên phải gần menu thuộc tính là danh sách các thành phần đang được sử dụng. Chúng ta có thể đổi tên một số thành phần để dễ dàng nhận biết và phân biệt.

Sau khi thiết kế xong giao diện, chúng ta chuyển qua chế độ blocks để lập trình hành động cho ứng dụng.

Đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng khối variables (biến) để lưu giá trị thời gian hiện tại và thời gian cần báo thức. Khối initialize dùng để khai báo một biến mới với một tên cụ thể và một giá trị ban đầu.

Tiếp theo lập trình hành động khi người dùng nhấn nút Ok.

Để kiểm tra thời gian hiện tại có bằng với thời gian báo thức hay không, ta dùng khối Timer. Timer sẽ kiểm tra giá trị thời gian hiện tại với các giá trị thời gian báo thức. Nếu đúng điều kiện thì chuyển sang màn hình cảnh báo. Quá trình này được Timer thực hiện liên tục mỗi milli giây.

Quay lại với cửa sổ designer, chúng ta sẽ tạo thêm một màn hình mới có tên ScreenCanhBao.

Trong quá trình lập trình, có những lúc chúng ta cần phải thử trên điện thoại thật. Do đó, App Inventor cung cấp ba chế độ xem thử cho người dùng. Người dùng có thể tạo một máy ảo để chạy thử chương trình. Hay kết nối với điện thoại bằng cáp USB hoặc thông qua mạng wifi.

Để kết nối với điện thoại, người dùng cần cài đặt ứng dụng MIT AI2 Companion trên Play store.

Kết nối điện thoại với App Inventor qua AI Companion

Nếu chọn cách kết nối qua mạng. Trên thanh menu của App Inventor, chọn Connect rồi chọn AI Companion. Trên điện thoại, vào ứng dụng MIT AI2 Companion, rồi nhập hoặc quét mã để kết nối.

Kết nối điện thoại với App Inventor qua USB

Nếu muốn kết nối qua cáp USB, thì cần cài đặt App Inventor Setup cho máy tính trước.

Trên điện thoại, người dùng phải bật chế độ nhà phát triển và USB debugging. Để bật chế độ nhà phát triển, trong phần thông tin của điện thoại. Tìm đến mục Build number và nhấn nhiều lần vào nó cho đến khi có thông báo “Bạn đã là nhà phát triển”. Sau đó, tìm đến tùy chỉnh cho nhà phát triển (developer options) trong cài đặt, rồi check vào USB debugging.

Sau đó Trên thanh menu của App Inventor, chọn Connect rồi chọn USB.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã tạo ra một ứng dụng android bằng App Inventor. Để build ra file cài đặt apk, các bạn có thể chọn build trên menu của App Inventor.

Lập Trình App Inventor Đọc Và Ghi File

Giới thiệu

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lập trình một ứng dụng “câu hỏi trắc nghiệm’ đơn giản. Ứng dụng sẽ đọc danh sách câu hỏi được chuẩn bị từ trước trong bộ nhớ điện thoại và hiển thị lên màn hình. Người dùng sẽ chọn một trong 4 câu trả lời, các câu trả lời sẽ được lưu lại một file riêng trên điện thoại.

Chuẩn bị Thực hiện Thiết kế giao diện Màn hình câu hỏi

Trong màn hình này, chúng ta sẽ dùng các thành phần chính sau:

File để đọc và ghi tệp trên điện thoại.

Label để hiển thị câu hỏi.

Button để người dùng chọn câu trả lời.

Màn hình kết quả sẽ dùng các thành phần chính sau:

File để lấy danh sách câu trả lời đã lưu.

Label để hiển thị kết quả.

Button khi được nhấn thì trở về màn hình trắc nghiệm.

Ngoài ra, chúng ta còn cần chuẩn bị một file câu hỏi có định dạng là CSV được lưu trong thư mục Download của điện thoại. Các bạn có thể soạn câu hỏi trên Mircosoft Excel rồi export ra định dạng CSV. Hoặc mở trình soạn thảo văn bản và nhập nội dung vào.

Về cấu trúc của file csv thì mỗi một dòng tương ứng với một dòng của excel. Trên mỗi dòng, dấu phẩy dùng để chia nội dung ra tương ứng với các cột của excel.

Ví dụ:

Nội dung dạng bảng tính excel:

Và nội dung file CSV tương ứng:

Lập trình lấy và hiển thị câu hỏi

Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo biến dạng danh sách để lưu các câu hỏi được lấy ra từ file csv.

Ngoài ra trong khối nhóm trên, chúng ta có một khối Procedures do người dùng tự tạo là “doi_cau_hoi”. Procedures cho phép người dùng nhóm một tập hợp các khối code lại với một định danh, khi cần dùng khối code thì chỉ cần gọi procedures với tên tương ứng.

Trong chương trình này. Procedures doi_cau_hoi sẽ lấy ngẫu nhiên một câu hỏi trong danh sách câu hỏi, rồi cho Label và ButtonCauA, B, C, D hiển thị lên màn hình.

Tương tự như màn hình trắc nghiệm, khi màn hình được chuyển qua thì ứng dụng được lập trình để lấy file kết quả.

Cách Thiết Lập Một Điều Khiển Từ Xa Kodi

Bạn vừa thiết lập thành công Kodi trên thiết bị yêu thích của mình, và bây giờ muốn quay lại để xem một vài bộ phim. Nhưng nếu điện thoại đổ chuông hoặc người giao pizza gõ cửa? Bạn sẽ cần tạm dừng Kodi. Nhưng bằng cách nào?

Cách thiết lập một điều khiển từ xa Kodi

Bạn cần một điều khiển từ xa khi sử dụng Kodi

Bắt đầu với việc bật chế độ điều khiển từ xa trong Kodi

Điều khiển từ xa bằng ứng dụng di động

Nếu không có ứng dụng Kodi, hãy thử trình duyệt web

Điều khiển Kodi từ xa mà không cần ứng dụng

Bạn cần một điều khiển từ xa khi sử dụng Kodi

Việc bạn cài đặt Kodi trên nền tảng nào không quan trọng. Quan trọng là bạn sẽ cần một điều khiển từ xa. Đây có thể là bộ điều khiển gốc của thiết bị, nếu điều đó phù hợp nhất với bạn. Nhưng nếu nó không tốt cho việc quản lý Kodi, bạn có thể thích ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động hoặc thậm chí là điều khiển từ xa của TV.

Cho dù bạn chọn tùy chọn nào, tất cả đều tập trung vào một thứ: Bạn cần kích hoạt chế độ điều khiển từ xa trong màn hình cài đặt Kodi. Khi việc này hoàn tất, bạn có thể sử dụng:

Điều khiển từ xa cho một nền tảng cụ thể

Ứng dụng di động Kodi, Kore

Trình duyệt web trên mọi nền tảng

Điều khiển từ xa của TV nếu HDMI-CEC được bật

Tuy nhiên, trước khi bạn có thể thực hiện bất kỳ thao tác nào trong số này, có thể bạn sẽ cần phải kết nối chuột hoặc bàn phím với thiết bị. Với một trong hai thiết bị này được kết nối, bạn có thể điều hướng các menu và cho phép sử dụng điều khiển từ xa trong Kodi.

Bắt đầu với việc bật chế độ điều khiển từ xa trong Kodi

Cho dù bạn có kế hoạch sử dụng ứng dụng Kore hay một công cụ khác để điều khiển từ xa media center Kodi, bạn không thể tiếp tục mà không bật chế độ điều khiển từ xa (Remotes) trong cài đặt Kodi được.

Bắt đầu bằng cách điều hướng đến phần Settings, được tìm thấy ở phần đầu cột bên trái. Ở đây, chọn Service Settings & Control và bật Allow remote control via HTTP. Ghi chú số cổng 8080, sau đó nhập tên người dùng. (Cả hai tùy chọn này có thể được thay đổi. Chỉ để lại số cổng trừ khi bạn biết mình đang làm gì).

Tiếp theo, nhấp vào Password và đặt mật khẩu mới. Điều này sẽ được sử dụng kết hợp với tên người dùng của bạn để thiết lập một kết nối an toàn từ bất kỳ điều khiển từ xa dựa trên ứng dụng nào.

Trước khi bạn hoàn tất, hãy đảm bảo rằng 2 tùy chọn Allow remote control from applications on this system và Allow remote control from applications on other systems đều đã được kích hoạt. Để lưu các cài đặt này, chỉ cần nhấp vào nút quay lại trên bàn phím của bạn hoặc nhấp chuột vào góc trên cùng bên trái.

Điều khiển từ xa bằng ứng dụng di động

Cho dù bạn sử dụng Android hay iOS, bạn có nhiều tùy chọn điều khiển từ xa Kodi để lựa chọn. Tuy nhiên, sự lựa chọn thực tế nhất là Kore, ứng dụng điều khiển từ xa được cung cấp bởi các nhà phát triển Kodi.

Tải xuống Kore dành cho Android.

Tải xuống Official Kodi Remote dành cho iOS.

Tuyệt vời nhất là việc thiết lập Kore rất dễ dàng. Miễn là thiết bị di động của bạn nằm trên cùng một mạng với media center và bạn biết địa chỉ IP, thì bạn đã sẵn sàng để thiết lập rồi.

Sau khi ứng dụng được cài đặt, chỉ cần chạy nó và mở menu hamburger (các bước hướng dẫn sau dành cho Android, nhưng phiên bản iOS cũng tương tự như vậy).

Bây giờ bạn có thể điều khiển từ xa Kodi box của mình từ điện thoại thông minh rồi!

Nếu không có ứng dụng Kodi, hãy thử trình duyệt web

Địa chỉ IP này được nối với số cổng, theo mặc định là 8080. URL bạn nhập vào trình duyệt của mình phải ở dạng:

http://ĐỊA.CHỈ.IP:8080

Bây giờ, từ PC, bạn có thể truy cập từ xa thiết bị Kodi của mình thông qua Chrome hoặc bất kỳ trình duyệt yêu thích nào khác. Tương tự, nếu bạn đang sử dụng thiết bị di động nhưng không có ứng dụng Kore hoặc bạn không có quyền truy cập vào cửa hàng ứng dụng (app store) trên nền tảng, bạn sẽ có thể điều khiển Kodi từ xa qua HTTP.

Mặc dù hữu ích, nhưng các kết nối từ xa qua HTTP thường rất chậm, vì vậy đừng mong đợi kết quả tuyệt vời bằng phương pháp này. Nó có thể sử dụng được, nhưng không tốt bằng cách sử dụng một ứng dụng điều khiển Kodi từ xa. Trong thực tế, có thể sẽ tốt hơn nếu thử một loại điều khiển từ xa hoàn toàn khác.

Điều khiển Kodi từ xa mà không cần ứng dụng

Nếu bạn đang sử dụng Kodi trên thiết bị có điều khiển từ xa riêng, bạn có thể không cần sử dụng ứng dụng. Ví dụ, nếu bạn cài đặt Kodi trên Amazon Fire Stick, bạn có thể kiểm soát nó bằng cách sử dụng điều khiển từ xa Amazon Fire.

Mọi thứ cũng không kết thúc ở đó. Ngay cả khi bạn đã có điều khiển từ xa chuyên dụng cho thiết bị chính rồi, bạn vẫn có thể thích một điều khiển từ xa khác. Vì Kodi box của bạn được kết nối với TV qua HDMI, nếu TV và media center của bạn hỗ trợ HDMI-CEC (CEC là viết tắt của Consumer Electronics Control), bạn sẽ có thể sử dụng điều khiển từ xa của TV để điều khiển Kodi.

Nhưng HDMI-CEC có được kích hoạt trên TV của bạn không? Cách duy nhất để tìm hiểu là đi vào phần cài đặt của TV. Thật không may, vị trí menu này khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và cách HDMI-CEC được đặt tên cũng sẽ khác nhau.

Rất tiếc là HDMI-CEC đã được đổi tên bởi hầu hết các nhà sản xuất TV, vì vậy HDMI-CEC có thể được gọi là Bravia Sync (Sony), EasyLink (Philips), SimpLink (LG), v.v… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn có TV Hitachi, bạn có thể chỉ cần tìm tùy chọn HDMI-CEC là được.

Khi tính năng này được kích hoạt, điều khiển từ xa của bạn sau đó có thể được sử dụng để vận hành media center Kodi. Điều này có thể thuận tiện hơn một ứng dụng, vì vậy bạn thực sự nên dùng thử.

Với việc ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của Kodi, quá trình thiết lập điều khiển từ xa là bước tiếp theo mà người mới bắt đầu hiển nhiên phải thực hiện. Bởi vì không có gì tuyệt vời hơn việc nằm trên một chiếc ghế dài, xem các bộ phim và chương trình truyền hình yêu thích mà không phải động tay động chân vào việc gì cả.

Và việc thiết lập một điều khiển từ xa Kodi thực sự là khá dễ dàng, một khi bạn biết chính xác mình phải làm gì.

Cài đặt Kodi để biến Raspberry Pi thành media center tại nhà

Hướng dẫn cập nhật Kodi trên Android

3 lý do tại sao bạn nên sử dụng VPN với Kodi

Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Trình App Inventor Điều Khiển Thiết Bị M5Go trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!