Xu Hướng 12/2023 # Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Hướng Dẫn Đầy Đủ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Hướng Dẫn Đầy Đủ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ớt chuông còn gọi là ớt sừng hay còn gọi là ” ớt ngọt ” hoặc là một trong những loại cây rau củ giá trị có hàm lượng trong vitamin-A, C . Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, đỏ. Chúng thường được trồng trong nhà kính và đôi khi được trồng trong nhà lưới che bóng ở các vùng khí hậu ôn hòa.

Khí hậu thích hợp để trồng ớt chuông

Ớt chuông về cơ bản là một cây trồng mùa mát và nhiệt độ ban ngày dưới 30°C là thuận lợi cho sự phát triển của cây và đạt năng suất. Ngày nay, với sự ra đời của một số giống lai tốt với khả năng thích nghi rộng hơn, nó có thể được trồng thành công ở nơi có khí hậu ấm áp.

Vụ Đông – Xuân: ươm hạt giống vào tháng 8, tháng 9 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 10 → thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau.

Vụ Xuân – Hè: ươm hạt giống vào tháng 12 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 1 → thu hoạch vào tháng 3 – 4.

Vụ Xuân – Hè thường cho năng suất thấp vụ Đông – Xuân vì trong thời gian này cây ớt chuông dễ bị sâu bệnh hơn.

Cây trồng phải khỏe mạnh, kháng được bệnh và sâu bệnh.

Tuổi cây con phải từ 35 đến 40 ngày tuổi.

Chiều cao của cây con nên từ 16 – 20 cm.

Cây phải có hệ thống rễ đã phát triển tốt.

Cây con phải có ít nhất 4 – 6 lá trên thân tại thời điểm trồng.

Đất trồng ớt chuông được cày xới tơi xốp và sau đó tạo thành luống cao 30 đến 40cm, có chiều rộng 75cm và chừa khoảng trống 45cm giữa hai luống.

Trước khi tạo luống, nên bón lót phân hữu cơ hoặc phân trùn quế cùng với cát, mùn cưa (10kg trên m2). Luống đất nên được tẩm hợp chất hữu cơ formaldehyde (4 lít/m2) và phủ tấm polythene trong 3-5 ngày. Sau đó bỏ tấm polythene đi; các luống được xới nhiều lần mỗi ngày trước khi trồng.

Các cây con đã sẵn sàng sẽ được trồng với khoảng cách giữa các cây là 40cm và Khoảng cách hàng đến hàng là 50cm . Trước khi trồng, cây con nên được phun Imidacloprid (0,3mVl) để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh.

Luống đất nên được tưới đẫm nước và giữ ẩm lúc trong lúc trồng. Cây ớt cũng có thể được thực hiện trên luống cao với lớp phủ nhựa để tiết kiệm nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Tưới nước cho cây hàng ngày bằng bình hoa hồng cho đến khi cây con phát triển tốt.

Sau đó, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp 2-3 lít nước cho mỗi mét vuông đất mỗi ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết địa phương.

Nguồn nước tưới tiêu cho cây ớt chuông phải là nước sạch, tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù để tưới.

Phân bón chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân tươi.

Lượng phân bón khuyến nghị cho một 1.000m2 (1 sào đất) là: 2,5 tấn phân chuồng ủ mục, 15kg phân đạm, 10kg phân lân, 15kg kali.

Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng + 10kg lân + 3kg đạm + 4,5kg kali.

Bón thúc:

Lần 1 khi cây hồi xanh: 1,5kg đạm.

Lần 2 khi cây ra nụ: 3kg đạm + 3kg kali.

Lần 3 cây ra quả rộ: 4,5kg đạm + 4,5kg kali.

Lần 4 sau thu hoạch đợt 1: bón số phân còn lại.

Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho sulfat kali hoặc các phân hỗn hợp, phức hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương.

Khi cây có quá nhiều quả, cần loại bỏ bớt một số quả, để thúc và đảm bảo chất lượng quả ớt chuông tốt nhất. Thao tác này được gọi là tỉa hoa quả. Việc tỉa quả được thực hiện khi quả có kích thước bằng hạt đậu. Việc cắt tỉa trái này thường được kiểm tra và thực hiện thường xuyên nhằm tăng kích thước của trái ớt khi thu hoạch, do đó tăng chất lượng sản xuất.

Bệnh thán thư (Colletotrichum nigrum): Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt. Dùng thuốc Zineb 0,3%, Boocdo hoặc Oxyclorua đồng 0,7%.

Bệnh sương mai (Phytophthora infestans): phá hoại tất cả các bộ phận trên cây ớt. Bệnh phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh ra cả cây, gây thối nhũn, sau đó khô giòn và gãy. Phun phòng bằng thuốc Zineb 0,3%, Oxyclorua đồng 0,7%.

Nhện trắng (Polyphaga tarsonemus Latus): gây hiện tượng xoăn ngọn, xoăn lá. Dùng Applause 0,2%, Ortus, Kinalux để diệt.

Rệp (Aphis sp): thường xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Dùng thuốc Actara để trừ.

Thu hoạch quả ớt bắt đầu từ ngày 60 kể từ ngày trồng đối với ớt chuông màu xanh, 80-90 ngày đối với ớt chuông lai màu vàng và đỏ. Việc thu hoạch tiếp tục cho đến 170-180 ngày với ớt màu xanh và đến 200-250 ngày đối với ớt màu đỏ và vàng.

Ớt chuông được phân loại theo kích thước và màu sắc sau khi thu hoạch. Bọc quả trong môi trường chân không từng quả và bảo quản ở nhiệt độ 7-8°C sẽ tăng thời gian bảo quản lên đến 45-60 ngày. Các nông dân thường đóng gói ớt trong thùng carton từ 10kg -12kg ớt khi di chuyển đến thị trường cung cấp.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ớt Ngọt (Ớt Chuông)

1. Thời vụ trồng cây ớt ngọt (ớt chuông)

– Vụ Đông – Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 – 2, thường cho năng suất cao nhất.

– Vụ Xuân – Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3 – 4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

2. Mật độ, khoảng cách trồng cây ớt ngọt (ớt chuông)

– Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách:

+ Hàng cách hàng 50cm,

+ Cây cách cây 45 – 50cm.

-Mật độ trồng từ 2800 – 3000 cây/1000m 2

3. Trồng cây ớt ngọt (ớt chuông)

– Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều tối. Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm thường xuyên thì mới lớn nhanh

– Không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây để cây phục hồi và phát triển nhanh

Cây ớt đủ tiêu chuẩn đem trồng

Trồng cây ớt

4. Chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông) 4.1. Điều chỉnh thời vụ

– Nhiệt độ thích hợp cho ớt ngọt (ớt chuông) phát triển từ 18 – 25 o C, độ ẩm 80 – 90%. Trong điều kiện nhà che nylong ớt ngọt (ớt chuông) có thể trồng được quanh năm

4.2. Kiểm soát lượng nước tưới

– Thiết bị tưới

+ Sử dụng dây tưới nhỏ giọt được điều khiển chế độ tưới tự động theo hệ thống đã được trang bị.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây ớt ngọt (ớt chuông)

+ Hoặc là chế độ phun sương được cài đặt theo thời gian từ 10h30 đến14h trong ngày, độ ẩm từ 70-80%.

Hệ thống tưới phun mưa

+ Phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt với nồng độ dung dịch dinh dưỡng gồm N, P, K và vi lượng theo tỉ lệ: N: 172 ppm; P:41 ppm; K: 300ppm; Ca: 180ppm; Mg: 48 ppm.

– Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Ngoài ra tùy theo tình trạng của cây có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng qua lá kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật.

Bể chứa nước và phân bón

– Lượng dung dịch tưới (bắt buộc phải thực hiện):

– Yêu cầu tưới nước vào cây luôn luôn phải dư nước 10% (không được hạn chế bằng số lít/hốc).

– Yêu cầu phân tích hàm lượng NPK của dung dịch tưới đầu vào (3 lần/vụ) và dung dịch tưới dư thải ra. Thực hiện đo pH của dung dịch qua mỗi lần pha phân bón để điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng, nếu pH xuống thấp hơn khoảng khuyến cáo thì dùng KOH để tăng pH lên. Đồng thời, đo EC dung dịch đầu vào để kiểm tra nồng độ dung dịch theo giai đoạn của cây. ( EC là để quản lý nồng độ dung dịch phù hợp cho từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng).

– Trong quá trình chăm sóc cần theo dõi sinh trưởng của cây trồng mà có sự điều chỉnh thành phần phân bón hợp lý hơn. Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá như: Terrasort4, Growmore 10-30-10, Growmore 6-30-30 theo từng giai đoạn của cây.

Lượng phân bón: Tính cho 1000m 2

* Bón lót:

– Vôi: 80 – 120kg; Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3, 50kg super lân, 01kg Trichoderma.

– Phân bón Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 50kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

– Phân hữu cơ đậm đặc Dynamic hoặc Growell: 40kg

* Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3-4 tuần sử dụng lượng phân bón như sau:

Phân bón Nitrophoska tím (15- 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

Cây ớt ở giai đoạn cây con

– Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 – 8 tuần lượng phân bón như sau:

+ Phân bón Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

+ Đạm Ure: 10kg

Cây ớt ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa

– Sau đó khoảng 20 – 30 ngày bón thúc một lần với lượng phân bón tương tự thúc lần 2. Nên phun thêm phân qua lá để bổ sung vi lượng cho cây, khỏang 7-10 ngày phun 1 lần, thường dùng các loại phân qua lá như Seaweed, Growmore 10:10:20, … không nên sử dụng các loại phân cá, phân bắc, phân từ chất thải công nghiệp chưa qua chế biến…. để bón cho cây.

4.4. Kiểm yếu tố khí hậu

– Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-28 oC vào ban ngày và 18-20 oC vào ban đêm, tối thích cho sinh trưởng là 18-28 o C. Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả.

– ớt ngọt (ớt chuông) sản đảm bảo chất lượng cao nhất khi nhiệt độ ngày là trong khoảng từ 80o đến 88oF và khi nhiệt độ ban đêm vẫn ở mức trên 62 oF, nhưng bên dưới 72 o F.

+ Kiểm soát nhiệt độ đạt được bằng cách sử dụng các hệ thống khác nhau bao gồm cả lò sưởi, quạt thông gió, tấm làm mát bay hơi, và các loại khăn che

+ Sử dụng máu phun sương để kiểm soát độ ẩm

+ Ánh sáng sử dụng bóng điện, hệ thống đóng mở nhà kính để kiểm soát ánh sáng trong nhà kính

4.5. Chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

– Làm giàn cho cây ớt ngọt (ớt chuông): Ớt lai F1 sinh trưởng mạnh, cần phải làm giàn giúp cây không đổ ngã, chăm sóc dễ dàng, cây ít nhiễm bệnh. Thời gian thu trái dài. Thời gian làm giàn thích hợp khoảng 45 đến 50 ngày sau trồng.

– Giai đoạn thu hoạch cần tiến hành buộc cây vào giàn để cây không bị gập ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây

Buộc cây lên dây giàn ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa và giai đoạn cây ra quả

– Tỉa nhánh: Nên tỉa bỏ bớt chồi nhánh ở phía dưới, chừa lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 15-20 cm tùy cây), nhờ vậy giúp tăng tỉ lệ đậu trái, trái phát triển tốt, thu hoạch tập trung, năng suất cao.

Bấm ngọn cho cây ớt – Tỉa cành cho cây ớt

– Bố trí quạt đủ công suất hoặc nuôi ong giúp cho quá trình thụ phấn tốt

4.6.1. Loại trừ mọi khả năng xâm nhập của các loài dịch hại

– Vệ sinh cỏ dại bên trong và xung quanh nhà lưới.

– Kiểm tra độ kín của nhà lưới: Khắc phục các kẻ hở của cửa ra vào, lỗ hổng, lưới… Gia cố phần chân nền của nhà lưới bị mưa xói sụp. Thực hiện kiểm tra nhà lưới với tầng suất mỗi ngày 1 lần.

– Ngăn ngừa chuột phá hoại: Kiểm tra độ kín của chân nhà lưới, lấp các lỗ hổng, đặt bẫy chuột và kiểm tra định kỳ bẫy ở ngoài nhà lưới. Dọn dẹp rác thải hữu cơ là nguồn thức ăn cho chuột, thùng rác phải đảm bảo chuột không vào được.

– Cách ly tiếp xúc với các nhà lưới khác (Công nhân, cán bộ kỹ thuật phải tuân thủ nội quy ra vào nhà lưới).

– Tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển: Chế độ phân bón cân đối, các thiết bị hổ trợ: Hệ thống rèm che, quạt thông gió, hệ thống phun sương…

– Xử lý giá thể gieo trồng bằng nấm Trichoderma với tỉ lệ (2 kg/15.000 kg giá thể).

– Phun thuốc sát trùng nhà lưới trước khi gieo trồng bằng thuốc bảo vệ thực vật gồm: Hopsan 1.5ml/L, Suprathion 40EC 2ml/L.

– Loại bỏ sớm cây bị nhiễm bệnh nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

– Phun thuốc định kỳ theo chương trình phòng trừ dịch hại một cách thích hợp và triệt để.

– Phun thuốc sát trùng bên ngoài xung quanh vách lưới, phòng cách ly, lối đi lại và những chỗ côn trùng hay ẩn nấp.

– Đặt bẫy dính màu vàng để bẫy và theo dõi các loài côn trùng gây hại.

– Bệnh héo rũ cây con (Damping off root rot): do một số nấm như Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium gây ra. Nấm tấn công làm cây con chết rũ ngang gốc thân hoặc phần tiếp giáp giữa gốc và mặt giá thể. Không nên tưới vườn ươm quá ẩm. Phòng trừ bằng thuốc Kasumin, Aliette….

Bệnh héo rũ trên cây ớt

– Bệnh héo xanh vi khuẩn (Bacterial wilt): do vi khuẩn Pseudomomas solana cearum. Bệnh thường xuất hiện trên cây trưởng thành và nặng nhất khi cây đang mang nhiều trái non. Ban đầu các lá bệnh bên dưới bị héo, sau vài ngày toàn bộ cây đột nhiên có triệu chứng héo xảy ra. Khi cây chết mà lá, thân vẫn còn xanh. Bệnh lan truyền qua đất, xâm nhập vào phần rễ làm thối toàn bộ rễ và lan truyền qua mạch dẫn nhựa trên thân. Phòng ngừa bằng thuốc Kasumin…

Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây ớt

– Bệnh thán thư trái (Anthracnose): do nấm Collectotrichum spp. gây ra. Vết bệnh trên trái có các đường viền xếp đồng tâm lõm sâu, có màu vàng đến nâu đậm. Vết bệnh lan rộng nhanh chóng, nhất là trong mùa mưa. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau hóa khô gây rụng trái. Bệnh có thể làm giảm năng suất 70-80%. Phòng ngừa bằng: Ridomil, Kasumin…

Bệnh thán thư trên quả ớt ngọt (ớt chuông)

– Bọ trĩ , rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ: Tập trung phá hại lá non, đọt non, bông, trái non bằng cách hút nhựa làm lá quăn queo. Phòng trừ bằng các loại thuốc: Suprathion, Radian, Confidor…

Triệu chứng nhện đỏ hại trên ngọn cây và quả ớt ngọt (ớt chuông)

– Thời gian cách ly của một số thuốc đã được sử dụng trong nhà lưới trồng ớt:

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất – Bộ NN&PT NT

Để ớt sai quả, chín đều, bà con nông dân cần cung cấp đầy đủ cho ớt các loại phân bón sau: Phân gia cầm hoai mục, vôi bột, đạm và ka li cho ớt theo tỷ lệ 1N: 1 K2O…

Hỏi: Bệnh khô trái trên cây ớt là bệnh gì? Tôi đã phun thuốc bổ sung canxi và bón vôi nhưng cây không bớt bệnh…

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay

Ớt cay là cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tương đối ổn định cả trong và ngoài nước. Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh, một số công ty đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ với người dân. Để hỗ trợ kỷ thuật cho bà con nông dân trồng ớt cho năng suất cao, quản lý sâu bệnh tốt, chúng tôi hướng dẫn quy trình kỷ thuật như sau:

1. Thời vụ, giống– Ở Hà Tĩnh nên trồng ớt trong vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, chuyển trồng từ tháng 11 đến tháng 1, thu hoạch từ tháng 3.– Giống: Sử dụng giống ớt chỉ thiên số 25, ớt lai số 20 ….2. Gieo ươm cây giống – Lượng hạt giống : 20 gam / 1 sào (500m 2). – Ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 4-6 giờ, vớt ra, ủ vào khăn bông ẩm sau đó cho vào túi nilon buộc kín miệng cho đến khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo (Thường sau 2 ngày thì ớt nảy mầm).– Gieo ươm trên khay ươm hoặc trên luống đã làm đất tơi xốp.Chọn đất thoát nước, tới xốp, giàu hữu cơ. Đất cày bữa kỹ, lên luống, bón bổ sung phân chuồng hoai, luống rộng 1-1.2 m rãnh 0,25 m. Gieo hạt theo hàng hoặc gieo vãi, sau khi gieo, tiến hành phủ tro trấu hoặc rơm chặt nhỏ, tưới nước giữ ẩm. Chuyển trồng khi cây con đưa trồng vào lúc 30-35 ngày tuổi(4- 6 lá)Đối với cây giống gieo trên luống ươm, cần tưới ẩm mềm đất trước khi nhổ trồng để hạn chế đứt rễ.

Mô hình trồng ớt cay liên kết với công ty Nafood Nghệ An tại Thạch Trị – Thạch Hà vụ Đông – Xuân 2023 – 20233. Làm đất, chuyển trồng– Mật độ khoảng cách: luống rộng 1,2m trồng hàng đôi, hàng cách hàng cách hàng 60 cm; cây cách cây: 50 cm. mật độ 28 vạn cây/ha– Mật độ: 28 vạn cây/ha– Đất bón vôi, cày bừa, lên luống, bón lót phân chuồng và phân vô cơ– Không nên chuyển trồng vào những ngày nắng to, khô hanh, trông xong cần tưới đủ ẩm để giúp cây ra rễ nhanh.4. Chăm sóca. Phân bón:+ Bón lót: Lượng bón tính trên một sào (500m 2): Vôi 25 kg, phân chuồng 0,6-0,8 tấn, Kalisunfat (kali trắng): 2 kg; NPK (16:16:8): 25 kg.+ Bón thúc: Chia làm 4 lần bón (lượng bón tính trên 1 sào 500 m 2)Lần 1: Sau khi trồng ớt được 20 – 25 ngày : Urê: 3Kg; NPK (16: 16: 8): 5Kg; Kali: 2,5 kg; Calcium nitrat: 3KgLần 2: Khi ớt bắt đầu ra hoa (50-55 ngày): Urê: 3Kg; NPK (16:16: 8): 5Kg; Kaliclorua: 2 kg; Calcium nitrat: 3kgLần 3: Khi ớt bắt đầu thu bói: Urê: 3Kg; NPK (16:16: 8): 10 – 15 kg – 15Kg; Kali: 2.5 kg; Calcium nitrat: 3Kg.Lần 4: Khi ớt cho thu hoạch rộ ( sau trồng 100-110 ngày): Urê: 3Kg; NPK(16: 16: 8): 5Kg; kali: 2.5kg; Calcium nitrat: 3 kgb. Làm cỏ, tưới nước: – Làm cỏ, xới xáo, vét rãnh, vùn luống khi cây ớt bắt đầu ra hoa. – Tưới đủ ẩm, giai đoạn ra hoa không tưới vào buổi sáng, những ngày ít nắng nên tưới sớm tránh hiện tượng ẩm ướt trên ruộng.c. Tỉa cành, làm giá đỡ: – Tỉa cành, lá: Tỉa toàn bộ cành dưới điểm phân nhánh, tỉa bỏ các lá già để tạo thông thoáng trên ruộng. tiến hành tỉa vào các ngày nắng ráo. – Làm già đỡ: Dùng cọc tre cao khoảng 1,2 m đóng dọc theo luống trồng, cọc cách cọc 1m, dùng dây nilon quây xung quanh luống dọc theo cọc tre để đỡ các cành, tránh gãy cành hoặc đỗ ngã khi mưa gió.5. Phòng trừ sâu bệnhTiến hành phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại: Bệnh thán thư, bệnh đốm lá vi khuẩn, bệnh thối mềm vi khuẩn, sâu ăn lá, rệp, sâu xanh đục trái, nhóm chích hút (Bọ trĩ, bọ phấn trắng)… theo đúng hướng dẫn trên bao bì các loại thuốc đặc hiệu.6. Thu hoạch:Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu vàng, đỏ. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt thường cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. /.

Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV/sononghiephatinh.gov.vn

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Ớt Ngọt

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ớt ngọt

Hương vị của loại ớt này cũng không cay mà lại ngọt nên được gọi là ớt ngọt. Ở nước ta loại ớt này được trồng nhiều ở vùng Đà Lạt nên nhiều người gọi chúng với tên gọi khác là ớt Đà Lạt.

Ớt ngọt hay còn có tên gọi khác là ớt chuông. Chúng có nguồn gốc từ các nước châu Âu và lan rộng ra toàn thế giới nhờ độ thơm ngon và lạ mắt của chúng. Sở dĩ chúng có tên ớt chuông là do hình dáng quả của loại ớt này to và thuôn dài như những quả chuông. Mỗi quả ớt trưởng thành thường có đường kính khoảng 5-8cm và kích thước to như một quả ổi.

Không chỉ có một mà loại ớt này còn có đến 3 màu sắc khác nhau là màu đỏ, xanh và vàng. Ớt vàng và đỏ được ưa chuộng nhất không chỉ bởi màu sắc mà còn giá trị dinh dưỡng có trong đó nhiều hơn trong ớt ngọt xanh. Ớt ngọt hiện nay được nhiều gia đình chọn mua làm thức ăn hàng ngày trong các món xào hay nấu. Ngoài ra ớt ngọt còn có công dụng chữa bệnh và là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao.

Giá trị dinh dưỡng trong ớt ngọt: Theo như nghiên cứu thì trong quả ớt ngọt rất giàu vitamin A, C cùng các loại dưỡng chất thiết yếu khác. Bên cạnh đó chúng còn có các chất chống lại oxy hóa cao. Hàm lượng Vitamin C theo nghiên cứu gấp 3 lần một quả cam trung bình. Ăn thường xuyên ớt ngọt sẽ giúp cải thiện làn da, chống lại oxy hóa và giảm cholesterol rất nhiều. Bên cạnh đó loại ớt ngọt đỏ và vàng còn có khả năng phòng chống ung thư do có hàm lượng lycopene cao. Cách trồng và chăm sóc cây ớt ngọt

Tiêu chuẩn chọn giống: Ớt ngọt hiện nay ở nước ta có 2 loại chính loại cho quả đỏ khi chín và loại cho quả vàng khi chín. Hiện có 2 nhóm chính: Nhóm quả vỏ xanh đậm khi còn xanh, khi chín thì chuyển sang màu đỏ và nhóm quả chín có màu vàng. Với loại quả này cho khối hình vuông và cho thịt quả dày ăn có vị ngọt. Hiện nay trên các cửa hàng bán hạt giống có bày bán sẵn hạt giống quả ớt ngọt cũng như cây con giống có khả năng kháng lại sâu bệnh hại cho năng suất cao. Thời vụ trồng ớt ngọt:Ớt ngọt ở nước ta được trồng theo 2 vụ đó là vụ đông xuan và vụ xuân hè. Với vụ đông xuân đúng vụ cây cho năng suất cao nhất còn vụ xuân hè trái vụ thường sẽ cho giá bán cao hơn chinh vụ.

Chọn và làm đất trồng: Ớt chuông phát triển ở loại đất đai màu mỡ hoặc có thể là loại đất cát pha thịt nhẹ có độ PH hơi axit. Trước khi trồng nên bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục và vôi bột để xử lý hết các mầm bệnh đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá cho đất trồng sau này.

Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây: Hạt giống sau khi đã chuẩn bị sẵn bạn ngâm với nước ấm khoảng nửa ngày rồi sau đó đem gieo hạt giống xuống đất có phối trộn trấu và mùn cưa. Giữ ẩm hàng ngày sau đó bạn tiến hành

Khi cây con được khoảng 1 tháng lúc này đã cao khoảng 20cm và ra nhiều lá thật. Bạn tiến hành đem ra cấy với khoảng cách mỗi cây cách nhau khoảng 60cm. Khi cấy xong bạn đem những bầu cây này vào nơi thoáng mát để cây mau chóng bén rễ và giữ ẩm hàng ngày bằng việc tưới nước ngày 2 lần vào lúc ban sớm hoặc lúc chiều tối.

Nhiều người có thể trồng luôn cây con trực tiếp mà không cần cấy.

Chế độ chăm sóc cây ớt ngọt

Chế độ nước: Ớt ngọt là loại cây đòi hỏi một lượng nước tưới khá dồi dào. Chính vì thế sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước và duy trì độ ẩm cho đất thường xuyên. Nên duy trì độ ẩm thường xuyên ở mức 75-80%. Nên chú ý không để cho phần rễ của cây bị ngập úng vì có thể phát sinh mầm bệnh ở đó.

Cắt tỉa cỏ dại và cành cây: Với những cây cho nhiều cành và lá thì nên cắt tỉa bớt lá già lá khô héo chỉ để lại lá ngon và xanh để nuôi. Thường xuyên nhổ sạch cỏ dại để giúp cho đất được thông thoáng và sạch sẽ. Chế độ bón phân cho cây:

Tùy vào độ dinh dưỡng của đất và thời gian sinh trưởng của cây mà bạn tiến hành bón thêm phân bón cho phát triển tốt. Sau khi cấy cây được khoảng nửa tháng bạn tiến hành bón lót cho cây đợt đầu tiên bằng phân NPK hoặc phân chuồng ủ hoai mục.

Đợt thứ 2 tiến hành bón sau đó khoảng nửa tháng và đợt thứ 3 vào lúc sau đợt 2 khoảng 1 tháng. Khi cây ớt cho thu hoạch lần đầu tiên mỗi lần bón thêm phân và vun xới cho đất thật tơi xốp.

Thu hoạch: Sau khi trồng thì đến 67 ngày cay bắt đầu cho ra hoa và đến tháng thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch những quả đầu tiên. Một năm đầu tiên cây ớt sẽ cho ra hoa liên tục và cho thu hoạch quả thành nhiều lứa. Với loại ớt ngọt này tùy theo nhu cầu mà bạn có thể thu hoạch ớt từ lúc còn xanh hoặc thu hái lúc quả đã ngả đỏ hoặc vàng. Khi hái quả nên hái cả cuống, chú ý không làm ảnh hưởng đến chùm hoa và các quả non. Nếu không bị sâu bệnh phá hoại, năng suất trung bình có thể đạt 3 tạ/sào.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay

Ớt cay là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều gia đình Việt, tuy nhiên mức thụ ở phân khúc này vẫn còn ít. Hiện nay ớt cay còn được trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để chế biến thành các loại thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời…nhờ tính chất capsaicine chưa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có nhiều hướng gia tăng.

I: CÂY ỚT CAY Tên khoa học: Capsicum frutescens L. Họ cà: Solanaceae

Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800-1.000kg ớt tươi /1.000m2.

Thân: khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống.

Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông.

Hoa: Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.

Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40 % tùy giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.

Trái: Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen vàng; trái không cay hay rất cay.

Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,

Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

III. GIỐNG ỚT

Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu NN Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1. Giống lai F1:

– Giống Chili (công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái 1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

– Giống số 20 (công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2.

– Giống Hiểm lai 207 (công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

2. Giống địa phương:

– Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm bệnh virus và thán thư trên trái.

Giống ớt Chỉ Thiên – Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

– Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên thu hoạch tốn công, trái rất cay và kháng bệnh đén trái tốt nên trồng được trong mùa mưa.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng

Kỹ thuật trồng ớt sừng trâu cho năng suất cao 1. Kỹ thuật ươm giống ớt sừng trâu

Trước khi ươm giống cần chuẩn bị đất tơi xốp, có trộn một ít phân chuồng hoai mục, chọn khay ươm, bầu ươm hoặc luống ươm thoát nước tốt. Trên mỗi hàng dùng ngón tay hoặc que nhỏ vạch hàng, tiến hành đặt hạt ớt và lắp nhẹ lại. Nên gieo cạn khoảng 1cm, phủ nhẹ lớp xơ dừa, trấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời dễ trồng cây con sau này.

Giai đoạn này ớt nhỏ nên dễ bị kiến tha, vì vậy cần rải 1 ít thuốc kiến xung quanh các hốc gieo để phòng kiến tha hạt. Phun tưới ẩm nước mỗi ngày, chỉ 25 ngày sau khi gieo hạt có thể đem cây con ra đồng trồng được (lúc cây cao khoảng 10 – 12cm trồng là thích hợp nhất).

2. Hướng dẫn cách trồng ớt sừng trâu

Bà con làm luống trước khi trồng, nên sử dụng màng phủ để trồng ớt. Màng phủ có tác dụng chống các loại côn trùng sâu hại, đặc biệt là bù lọc. Ngoài ra còn có tác dụng điều hòa độ ẩm cho cây ớt, không làm lem đất, giữ được cấu trúc đất, điều hòa nhiệt độ và trừ cỏ dại. Sử dụng màng phủ để trồng ớt sẽ tăng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt để trái ớt ở phía dưới không bị hư thối.

Cách trồng cây ớt trên luống có màng phủ: Bà con sử dụng dụng cụ đục lỗ hoặc dùng lon sữa bò để tạo lỗ rồi đặt cây con vào.

3. Cách chăm sóc cây ớt

Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.

Tiến hành bón thúc cho cây con sau khi trồng 10 ngày. Chế độ bón và lượng phân bón thúc cho cây sẽ khác nhau tùy vào quá trình phát triển của cây. Việc bón thúc là rất quan trọng đối với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp vì khi phủ rồi rất khó bón phân và tốn công. Với những vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ tiến hành bón phân cũng được.

Cách bón phân: sử dụng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1.000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát. Để hạn chế phân bay hơi (bốc phân) có thể bón trước lượng phân này trong quá trình làm đất và tưới đủ ẩm nếu như diện tích trồng lớn. Giai đoạn cây con dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt. Đây là thời điểm hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng.

Để hạn chế bệnh ở cây không dùng phân đạm (UREA). Bổ sung định kỳ 2 tuần/lần phân Canxi Nitrate với liều 2kg/1.000mChú ý:2 để tăng sức đề kháng và giảm hiện tượng rụng hoa, rụng trái sau này.

Lượng phân bón dùng cho 1000m2 ớt sừng trâu như sau:

– Phân chuồng: 3 khối

– Canxi Nitrate: 15kg

Chia đều nhiều lần bón; bón càng nhiều lần càng tốt; tùy vào điều kiện phát triển của cây mà có thể giảm bớt lượng NPK.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Ớt Chuông Hướng Dẫn Đầy Đủ trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!