Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Đan Áo Người Lớn Triết Cổ được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cô Hà Vũ có thâm niên đan lâu năm, có nhiều tác phẩm đẹp đăng lên hội Hame đan móc
Được sự đồng ý của cô, tớ gõ lại các chia sẻ của cô cho mọi người cùng học hỏi, lưu trữ được lâu dài
Bài viết chia làm 3 phần
* Triết cổ
* Triết nách
* Đan tay và triết tay cho vừa với nách áo
Áo cô đan cho cháu ^-^
– Đan đủ độ dài áo ta bắt đầu triết nách xong triết cổ
– Điều cơ bản nhất của tất cả các loại áo: cổ thân trước sâu từ 7-12cm
– Cổ tròn( để chui được dễ dàng cần triết sâu 7cm)
Cách làm: đếm tổng số mũi sau khi triết nách xong chia đôi và triết vê 2 phía, triết từng bên một theo công thức 4-3-2-1-1
Thân sau cũng chia tương tự nhưng triết nông hơn khoảng 4cm( tùy theo từng loại len)
– Cổ tim: Triết cổ thân trước 4-6 dòng sau đó mới triết nách
Có 2 cách
Cách 1: triết mỗi dòng 1 mũi đến khi số mũi còn lại đủ để đan vai rồi đan thẳng lên đến độ dài áo cần thiết
Cách 2: triết cách hàng, mỗi hàng 1 mũi đến khi đủ đan vai rồi dừng lại
Thân sau áo cổ tim như thân áo cổ tròn
– Cổ thuyền áo nữ: triết rộng cũng như thân trước các áo, độ sâu 7cm, triết theo công thức 7-6-5-4-3-2-1
Thân sau cũng tương tự triết theo công thức 6-5-4-3-2-1-1
Độ sau cũng như các thân áo cơ bản nếu thích cổ trễ thì triết sau 2 bên như nhau: 7cm
Ngoài ra còn có cổ lá đề, cổ sen, cổ tàu… đều triết tương tự
2. Triết nách
– Nách trước 5-4-3-2-1. Sau khi triết xong đan lên 5-7cm thì thêm 1 mũi gần đến vai thêm 1 mũi nữa
– Nách sau 4-3-2-1 và vai sau phải đan dài hơn vai trước 2-3cm để khi khâu áo sẽ đẹp hơn
– Muốn để nách áo cong và đẹp với thân bằng cách đo độ dài nách áo 1/3 thân hoặc với áo bé từ 18- 20cm để trừ đường khâu có độ phồng của cơ thể khi mặc vào
– Vai khi triết nên triết theo kiểu dốc vai để có độ dốc ôm vào cơ thể, thường tổng số mũi sẽ chia ra triết làm 2-3 lần
Ví dụ có 10 mũi
Lần 1 triết 3 mũi
Lần 2 triết 3 mũi
Cuối cùng triết 4 mũi
3. Cách đan và triết tay áo len
– Phần đan tay áo khi lấy mũi đan gấu bao nhiêu thì khi thêm đến phần chiết số mũi = tổng số mũi đan gấu+ 20 tới 25 mũi tùy theo sợi len to hay nhỏ và cổ tay
– Phần triết nách tay là 4-3-2-1-1-1, chỗ triết 1-1 lặp lại khoảng 10 lần thì đo vào nách áo nếu gần được thì ta thu theo 2-3-4-5, số mũi còn lại chia đôi để triết hết.
Còn muốn làm tay măng séc thì gấu mới dóc lòng tôm và thêm mũi ra để khi làm khuyết cho chườm lên
Một lần nữa thay mặt mọi người cháu cám ơn những chia sẻ nhiệt tình của cô Hà Vũ
Chúc cô và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc ạ 🙂
Học Đan Len Cơ Bản &Amp; Đan Áo Gile Hoàn Chỉnh Cho Cả Gia Đình
Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dạy đan móc len và làm đồ handmade, hiện đang sở hữu trang page Xíu handmade (https://www.facebook.com/xiuhandmadedn) có gần 9000 Likes và followers, gần 40 khóa dạy đan, móc onilne, với hơn 3000 học viên trong và ngoài nước.
Xin chào các bạn! Mình là Xíu, mẹ bỉm sữa 9X.
Các bạn nghĩ gì về một bà mẹ bỉm sữa ở nhà chăm con, một tay lo hết công việc nội trợ chu đáo (Không có ông, bà giúp đỡ, không người giúp việc) và mỗi tháng có hơn 30 triệu thu nhập từ công việc làm hàng handmade và dạy đan móc online?
Không những có thời gian để tự chăm con, gần gũi với con hơn, tự tay nấu những món ngon cho chồng, con… mà còn và được làm công việc mình yêu thích với mức thu nhập khá khá thì còn gì bằng đúng không ạ?
Mình đến với đan, móc rất tình cờ, khi đó (cách đây hơn 3 năm) mình chỉ có ý định đan 1 chiếc khăn tặng người yêu (ông xã bây giờ). Mình cứ thế lạc vào thế giới đan, móc rất rất lớn rồi cứ thể mê mẩn trong mê cung đó.
Mình phải mất hơn 4 hôm để ổn định lại tinh thần – vì tạo sao cái gì cũng có thể làm được chỉ từ len và sợi như thế…? Lúc ấy chỉ vào ngắm các sản phẩm của chị em thôi, nào thú bông, búp bê, áo, váy, giầy, hoa, túi là đã đủ làm mình hoa mắt chóng mặt rồi! Thế là mình bắt tay vào tìm tòi làm ra những sản phẩm từ đơn giản rồi đến phức tạp, lúc ấy là sinh viên mới ra trường, chưa việc làm nên mình đã nhận làm hàng để trang trải cuộc sống. Bước đầu cũng khá khó khăn, vì mình chưa nhiều kinh nghiệm, lại ít người biết đến nên mình bán giá rất rất là rẻ, luôn và ai đặt gì mình cũng nhận hết, khó thì cứ mò hoài cho ra thôi.
Nhờ vậy mà tay nghề mình lên rất nhanh, từ đó sản phẩm sắc sảo hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Khi mình khởi nghiệp, chưa có nhiều khóa học, nhất là các khóa học online để mọi người được chỉ dạy dễ dàng nhất như bây giờ. Vì vậy, mình đã mạnh dạn mở lớp với mong muốn các bạn gái giống mình sẽ được kết nối đến với thành công nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Đây là việc làm thực sự rất ý nghĩa với mình, nó không chỉ mang tới cho mình những người bạn, một nguồn thu nhập nhỏ nhỏ mà xa hơn, là rất nhiều chị em khác cũng sẽ tự tay làm ra được những sản phẩm đẹp, ý nghĩa. Cho đến nay, mình vẫn ngày ngày vừa đan, móc, chăm gia đình và thực hiện các khóa học Online. Công việc này giúp mình tự tin với đôi tay mình, sống và làm với đam mê của chính mình rất là sướng, lại có thể cân bằng được cuộc sống trong gia đình.
Học Đan Len Cơ Bản Và Đan Áo Gile Hoàn Chỉnh Cho Cả Gia Đình
Giới thiệu khóa học
Chắc hẳn trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, hình ảnh bà hay mẹ với đôi kim đan và cuộn len đã quá quen thuộc. Chỉ một loáng, từ cuộn len biến thành chiếc khăn cái áo như điều kỳ diệu.
Và trong khóa học đan len này, gói ghém rất nhiều điều kỳ diệu cho chị em phụ nữ. Từ những kỹ thuật và kiến thức cơ bản, các bạn hoàn toàn có thể tạo ra những chiếc áo gile rất đẹp cho cả gia đình.
Bạn có tưởng tượng chồng bạn, con bạn sẽ vui như thế nào khi nhận được chiếc áo do chính tay bạn đan tặng, mùa đông sẽ ấm áp hơn bao nhiêu không?
Chỉ với một set nguyên liệu nhỏ gồm: len, kim đan, đánh dấu len, kéo… bạn có thể tự tay tạo ra những chiếc áo ấm và đẹp không kém gì đi mua ngoài tiệm.
Chỉ phải bỏ ra số tiền bằng 1 chiếc áo len đi mua, bạn đã có thể sở hữu nhiều kỹ thuật cơ bản của đan len, và có thể tự tay đan ra rất nhiều chiếc áo. Tùy vào sở thích và sự sáng tạo của bạn, bạn hoàn toàn có thể biến tấu thành rất nhiều chiếc áo khác nữa.
Đến với khoá học “Học đan len cơ bản và đan áo gile hoàn chỉnh cho cả gia đình” của giảng viên Nguyễn Thị Hồng Loan bạn sẽ được chia sẻ tất tần tận những kiến thức về các kỹ thuật đan len. Trong suốt khóa học bạn sẽ được chia sẻ kiến thức từ các chuẩn bị đến các kỹ thuật đan len, móc, chiết,… để hoàn thiện một chiếc áo gile hoàn chỉnh. Chỉ với một khoá học là bạn có thể đan áo len hoàn thiện được nhiều chiếc áo gile cho cả gia đình mà không phải mất quá nhiều tiền ra cửa hàng mua. Ngoài ra bạn cũng có thể đan áo gile cho bé gái để dành tặng có con gái yêu dấu của mình. Ngoài ra bạn cũng sẽ được giảng viên chia sẻ cách mix màu len sao cho thời trang và đẹp mắt nhất. Cách lựa chọn màu len phù hợp với từng lứa tuổi, từng người trong gia đình.
Đảm bảo sau khi kết thúc khoá học handmade online bạn sẽ trang bị cho mình được kỹ năng đan len chuyên nghiệp. Thậm chí bạn có thể tận dụng tài năng này của mình để chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm áo gile thủ công cho chính bạn. Như vậy bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ chính những chiếc áo gile xinh xắn này.
Đan Áo Len Nam Cổ Tim Cực Chất Thể Thao
Mẫu áo len nam cổ tim với kiểu dáng cơ bản được thiết kế bởi Pat Menchini độc đáo ở cách kết hợp các sọc màu sắc và kiểu đan phần cổ áo đầy ấn tượng.
Kích thước áo len nam cổ tim
size áo: S(M:L:XL:XXL:XXXL)
Ngực áo: 101(112:123:134:145:155) cm
Dài áo: 67(67:68:69:70:70) cm
Dài tay: 48 cho tất cả các size.
Dụng cụ và nguyên liệu đan áo len nam cổ tim
len King Cole Majestic DK (50%super wash wool,30% acrylic,20% polyamide, 50g/121m) màu trắng sữa (A), màu vải jean (B) và màu đỏ mận (C)
1 đôi que đan 3.25mm, 1 đôi 4mm
Thử len: 22 mũi và 26 hàng dùng que 4mm đan mũi moss đo được chiều dài 10 x10 cm
Các mẫu sử dụng đan áo len nam cổ tim
Mẫu đan Moss: Hàng 1 (mặt phải): (K1,P1) lặp lại cho đến mũi cuối, K1. Hàng 2 (mặt trái) (K1, P1) cho đến mũi cuối cùng, K1.
Hướng dẫn đan áo len nam cổ tim
Hướng dẫn đan phần lưng áo
Bắt 109(121: 133: 145: 157: 169) mũi dùng que đan 3.25mm và len màu A.
Hàng 1 (mặt phải): k2, (p1, k1) đến mũi cuối cùng k1.
Hàng 2: k1, (p1, k1) đến hết.
Lặp lại hai hàng 1, 2 thêm hai lần nữa, tăng 1 mũi ở 2 đầu của hàng cuối cùng. Số mũi lúc này là 111(123: 135:147: 159:171) mũi.
Đổi sang que đan 4mm và bắt đầu đan mẫu sọc như sau:
Hàng 1 (mặt phải): đan xuống hết hàng dùng len màu A
Hàng 2: đan lên hết hàng dùng len màu A.
Hàng 3 -14: lặp lại hàng 1 và 2 sáu lần nữa.
Nối len màu B
Hàng 15: Đan xuống hết bằng len màu B
Hàng 16-18: Đan 3 hàng dùng mẫu đan Moss và len màu B.
Ngắt len B
Hàng 19 đến 32: đan như hàng 1 – 14
Nối len màu C
Hàng 33 -36: dùng len màu C đan giống hàng 15-18
Ngắt len màu C.
Mẫu 36 hàng này sẽ được lặp lại cho đến khi đo được chiều dài là 67(67:68:69:70:70)cm tính từ gấu áo. Kết thúc với hàng đan ở mặt trái.
Sau đó chiết 8 (8:9:10:11:12) mũi ở mỗi đầu mỗi bên của 8 hàng tiếp theo, sau đó là 6 (10:11:11:12:13) ở đầu 2 hàng tiếp theo để tạo dáng vai áo. Trượt 35(39:41:45:47:49) mũi còn lại ở giữa sang que đan tạm cho phần cổ áo.
Hướng dẫn đan phần thân trước
Đan tương tự như phần thân sau cho đến khi đo được chiều dài là 47(47:47:46:46:46)cm thì kết thúc với hàng đan ở mặt trái.
Tạo dáng cho cổ áo bên trái
Hàng tiếp theo (mặt trái): vẫn tiếp tục theo mẫu 56(62:68:74:80:86) mũi, chuyển mũi cuối cùng này sang 1 sợi len để đánh dấu, đan tiếp các mũi còn lại theo mẫu.
Vẫn tiếp tục đan các sọc màu như đã thiết kế trước đó, nhưng lúc này chúng ta sẽ đan nhóm 55(61:67:73:79:85) mũi cho phần bên trái của cổ áo.
Hàng tiếp theo (hàng phải, hàng giảm mũi): đan tiếp theo mẫu đã thiết kế cho đến 3 mũi cuối, k2tog, k1.
Lặp lại hàng giảm mũi này trên 10(12:12:16:16:18) hàng ở mặt phải tiếp theo. Số mũi còn 44(48:54:56:62:66) mũi.
Lặp lại hàng giả mũi trên cứ 4 hàng 1 lần, lặp 6 (6:7:5:6:5) lần. Số mũi lúc này là 38(42:47:51:56:61) mũi.
Tiếp tục đan cho đến khi phần thân trước đo được chiều dài bằng chiều dài phần thân sau (tính từ gấu cho đến phần tạo dáng vai áo).
Tạo dáng phần vai bên trái
Sau đó chiết 8 (8:9:10:11:12) mũi ở hàng tiếp theo và 3 hàng xen kẽ tiếp theo để tạo dáng phần vai áo. Đan tiếp 1 hàng nữa, sau đó chiết hết 6 (10:11:11:12:13) mũi còn lại.
Tạo dáng phần cổ áo bên phải
Ở mặt phải của thân trước, nối len phía cổ áo.
Hàng tiếp theo (hàng giảm mũi mặt phải): k1, k2tog tbl, đan hết các mũi còn lại (giảm được 1 mũi).
Lặp lại hàng giảm mũi này trên 10(12:12:16:16:18) hàng ở mặt phải tiếp theo. Số mũi còn lại là: 44(48:54:56:62:66 mũi. Sau đó lặp lại hàng giảm mũi này cứ 4 hàng một lần, lặp lại 6 (6:7:5:6:5) lần. Số mũi lúc này là 38(42:47:51:56:61) mũi.
Tiếp tục đan cho đến khi phần thân trước đo được chiều dài bằng chiều dài phần thân sau (tính từ gấu cho đến phần tạo dáng vai áo).
Tạo dáng phần vai bên phải
Sau đó chiết 8 (8:9:10:11:12) mũi ở hàng tiếp theo và 3 hàng xen kẽ tiếp theo để tạo dáng phần vai áo. Đan tiếp 1 hàng nữa, sau đó chiết hết 6 (10:11:11:12:13) mũi còn lại.
Hướng dẫn đan phần tay áo
Phần tay áo được đan từ phần vai xuống.
Bắt 77(83:89:93:99:105) mũi sử dụng len màu C. Bắt đầu đan từ hàng 33, đan 8 hàng theo mẫu như ở phần lưng áo. Tiếp tục đan theo mẫu để trùng với phần thân sau và thân trước đồng thời tạo dáng phần tay áo như sau:
Hàng tiếp theo (hàng giảm mũi mặt phải): k1, skpo, đan theo mẫu đến 3 mũi cuối, k2tog, k1. (giảm được 2 mũi)
Đan tiếp 7 (5:5:5:5:3) hàng.
Lặp lại 8 (6:6:6:6:4) hàng này thêm 6 (8:11:7:3:6) lần nữa. Tổng số mũi lúc này là: 63(65:65:77:91:91) mũi.
Lặp lại hàng giảm mũi (giảm được 2 mũi)
Đan tiếp 5 (5:3:3:3:3) hàng.
Lặp lại 6 (6:4:4:4:4) hàng này thêm 6 (6:5:11:17:16) lần nữa. Tổng số mũi còn lại là 49(51:53:53:55:57 mũi
Đan tiếp (không giảm mũi) cho đến khi đo được chiều dài là 48 cm thì kết thúc với hàng ở mặt phải.
Ngắt len B và C
Hàng tiếp theo (mặt trái): đan lên sử dụng len A, giảm 6 mũi đều nhau dọc theo hàng đan. Số mũi còn lại là 43(45:47:47:49:51) mũi.
Đổi sang que đan 3.25mm và đan theo mẫu RIB như là phần gấu áo của thân sau cho đến khi đo được chiều dài 6cm. Chiết lỏng tay và theo mẫu RIB.
Đan viền cổ áo
Nối vai trái.
Dùng que đan 3,25mm và len màu C, ở mặt phải áo, đan xuống 35(39:41:45:47:49) mũi từ phần lưng áo (trước đó chuyển sang que đan tam). Móc và đan xuống 49(51:53:55:57:57) mũi dọc theo phần bên trái cổ áo (xấp xỉ khoảng 5 hàng móc 4 mũi), k1 mũi ở chính giữa thân trước, cuối cùng là móc và đan xuống 50(52:54:56:58:58) mũi phần cổ áo bên phải. Tổng cộng là 135(143:149:157: 163: 165) mũi.
Hàng 1 (mặt trái): đan theo mẫu mũi moss.
Hàng 2: đan mũi moss 83(89:93:99: 103: 105) mũi, sk2po, đan theo mẫu moss cho đến hết.
Hàng 3: đan theo mẫu mũi moss.
Nối len màu B
Hàng 4: với len màu B, K82(88:92:98: 102: 104), sk2po, K đến hết hàng. (giảm 2 mũi)
Hàng 5: với len màu B đan theo mẫu mũi moss.
Hàng 6: với len màu B, đan theo mẫu moss 81(87:91:97:101: 103) mũi, sk2po, đan theo mẫu moss đến hết
Hàng 7: với len màu B đan theo mẫu mũi moss.
Ngắt len màu B, tiếp tục với len màu C
Hàng 8: K80(86:90:96:100:102), sk2po, đan xuống cho đến hết
Hàng 9: đan theo mẫu mũi moss.
Hàng 10: đan theo mẫu moss 79(85:89:95:99:101) mũi, sk2po, đan theo mẫu moss đến hết.
Chiết hết theo mẫu moss, chiết chắc tay đối với 3 mũi ở giữa phần thân trước.
Hoàn thiện áo
Khâu nối vai phải và viền cổ, khâu phần tay áo với phần thân. Khâu phần sườn áo, sau đó tay áo với nhau. Lưu ý: các sọc màu phải khớp nhau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Cơ Bản Khi Đan Áo Người Lớn Triết Cổ trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!