Bạn đang xem bài viết Khám Phá Ẩm Thực Miền Trung Với 25 Món Ăn Ngon Mát Lòng Du Khách được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với người miền Bắc và Nam, chắc chắn ẩm thực miền Trung khá khác biệt, nhiều điều đáng khám phá. Muốn hiểu đồ ăn miền Trung ra sao, thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng là biết ngay. 1. Đặc trưng ẩm thực miền TrungMiền Trung nước ta không được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu hay địa hình tốt. Nhưng chính vì thế mà con người miền Trung tần tảo biết trân quý từng nguyên liệu, sản vật. Thế giới ẩm thực ở miền Trung không phải là đa dạng nhất nhưng chắc chắn có chiều sâu riêng. Các món ăn tuy đa phần đều dân giã nhưng được chế biến một cách cẩn thận, tỉ mỉ, thanh lịch và nhẹ nhàng. Người Trung cũng thích ăn cay và mặn nên hai vị này khá nổi bật trong những món ăn. Những tỉnh có nền ẩm thực nổi bật nhất phải kể đến Huế, Quảng Nam và Nha Trang, Đà Nẵng.
2. 25 món ăn ngon miền Trung được nhiều người yêu thích nhất 2.1. Bún xào nghệMón này chỉ đơn giản gồm lòng heo xào lên với nghệ ăn cùng bún, rau răm, hành, Cách nguyên liệu đều giá rẻ, nhưng hương vị thì độc lạ không giống món bún nước khác. Ở Huế bán bún xào nghệ rất nhiều, là món ăn quen của dân bản địa.
2.2. Chè HuếChè Huế được gọi là chè 36 món. Mỗi một nguyên liệu trong chè Huế đều mang đậm vị thanh tao, tinh tế, cầu kỳ của cố đô. Vào mùa hè có cốc chè giải nhiệt thì mọi mệt mỏi, nóng nực cũng qua nhanh.
2.3. Bánh bèoBánh bèo có cả ở Huế, Đà Nẵng lẫn Quảng Bình, Nha Trang. Ở mỗi tỉnh thành bánh bèo lại được làm khác đi đôi chút, nhưng nhân vẫn luôn là tôm, thịt đặt trong chén nhỏ. Khi ăn chan hoặc chấm nước mắm.
2.4. Bún mắm nêmNhắc đến ẩm thực miền Trung cũng phải nhắc đến bún mắm nêm, món khó kiếm ở cả miền Nam lẫn Bắc. Mắm nêm không quá mặn, cũng không quá ngọt và rất dậy mùi. Bún ăn dạng trộn với các loại thịt, rau sống,…
2.5. Nem lụiNem lụi là món ăn khai vị hoặc ăn xế chiều yêu thích của người Huế, Đà Nẵng. Nem được làm từ thịt, bột nướng trên than hoa thơm lừng, khi ăn cuốn bánh tráng với bún rối, rau sống, dưa chuột, chuối xanh,…
2.6. Cao lầuCao lầu là món nổi tiếng của phố cổ Hội An. Món này ngày xưa chỉ dành cho giới vua chúa. Cao lầu có sợi mì như mì Quảng, ăn cùng thịt xá xíu, tai heo và nước tương trộn lên.
2.7. DonCon don là một loài thực vật cùng họ với hến, ăn cũng khá giống, vị ngọt mát. Don được tìm thấy nhiều ở các sông miền Trung như sông Trà và sông Vệ (Quảng Ngãi). Don có thể xào, nấu canh, hấp lên ăn như hến vậy.
2.8. Bánh hỏi lòng heoBánh hỏi khá giống bánh cuốn của miền Bắc. Bánh được ăn cùng thịt lợn luộc, lòng luộc. Món này là bữa sáng quen thuộc của người Phú Yên, Bình Định.
2.9. Bánh xèoMón ăn vặt miền Trung quen thuộc nhất chắc chắn là bánh xèo. Gọi là bánh xèo vì khi khách gọi, người đầu bếp mới đổ bột lên chảo, tạo ra tiếng ‘xèo xèo’ vui tai hấp dẫn. Bánh xèo Huế rất nổi tiếng và giờ đây đã trở thành món ăn phổ biến toàn quốc.
2.10. Bánh căn 2.11. Bún bò HuếBát bún bò Huế mang dấu ấn hương vị ẩm thực miền Trung rất rõ ràng. Đó là vị đậm đà và cách chế biến tinh tế. Bún bò Huế không lẫn hương vị với các loại bún bò khác vì nước dùng có rất nhiều gia vị khác biệt. Trong bún có thịt bò, bò viên, chả cua, móng giò siêu nhiều hương vị và dinh dưỡng.
2.12. Mì QuảngMì Quảng là đặc sản của Quảng Nam nhưng giờ cũng có nhiều tỉnh bán mì Quảng ngon không kém. Mì ăn rất thấm gia vị từ nước lèo, ăn với thịt xá xíu, tôm,… và đặc biệt là bao giờ cũng có một miếng bánh đa kèm theo trong bát.
2.13. Cơm hếnCơm hến không dành cho những ai không biết ăn cay. Món ăn miền Trung này siêu cay, khi ăn ai cũng phải xuýt xoa. Nhưng độ bùi bùi, ngon ngọt của hến ăn kèm cơm rất xứng đáng để ăn thử.
2.14. Nem nướng Nha TrangNem nướng của Nha Trang ăn hơi giống nem lụi nhưng món ăn kèm đa dạng hơn. Thú vị nhất là những miếng ram giòn rụm ăn vui rất vui mồm.
2.15. Cơm gà Tam KỳTam Kỳ (Quảng Nam) có món cơm gà khá lạ miệng. CƠm được làm từ cả gạo lẫn nếp trộn vào nhau nên ăn rất dẻo. Thịt gà thì xé miếng, bóp với rau thơm, hành tây và gia vị. Món ăn không bị ngấy mà rất đậm đà.
2.16. Bún cá dầm Nha TrangĐến Nha Trang đừng chỉ ăn nem nướng mà bỏ quên món cá dầm. Bún cá dầm là món rất đặc sắc chỉ có ở thành phố biển. Nước dùng ninh từ xương cá chứ không phải xương lợn như bình thường nên món ăn này đậm vị biển.
2.17. Bún sứa Nha TrangNha Trang vẫn tiếp tục có thêm một món bún đặc sản đáng thử nữa là bún sứa. Bún sữa ăn kèm với cả thịt nạc cá và các loại rau thơm. Vị dứa sần sật, giòn ngọt ăn rất nổi bật.
2.18. Bánh đậpBánh đập là món ăn vặt có ở khắp các tỉnh miền Trung. Bánh này giống như phiên bản kết hợp của bánh tráng và bánh ướt, ăn với thịt nướng hoặc thịt luộc, lòng luộc,…
2.19. Gỏi cá mai Ninh Thuận 2. 20. Bánh bột lọc HuếMón ngon ẩm thực miền Trung này cũng đã được phổ biến ở cả miền Bắc lẫn Nam. Vỏ bánh dai dai từ bột năng ăn vui miệng. Nhân bên trong là tôm, thịt và mộc nhĩ. Bánh được gói trong lá chuối, có thể mua về làm quà khi du lịch được.
2.21. Lẩu thả Phan ThiếtLẩu thả thực chất chính là tên địa phương của lẩu hải sản. Lẩu thả của người Phan Thiết phải đầy đủ các loại nguyên liệu đại diện cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng được xếp quanh nồi lẩu, khi ăn thì gạt dần vào. Món lẩu này đẹp cả phần nhìn lẫn phần vị.
Dưa món nguyên liệu thì đơn giản nhưng làm khá khó. Các loại cà rốt, dưa chuột, củ kiệu, đu đủ,… phải ngâm theo chuẩn công thức mới có được vị giòn đặc biệt. Trong ngày Tết, nhà nào ở miền Trung cũng phải có món này.
2.23. Cơm gà Hội AnQuán cơm gà nổi tiếng nhất đất Hội An tất nhiên là quán Bà Buội quen thuộc. Được nấu từ chính nước luộc gà và cho thêm gia vị, cơm Hội An siêu thơm, ăn kèm với thịt gà luộc, lòng gà xào và đu đủ ngâm.
2.24. Các loại gỏiỞ miền Trung người dân khá thích ăn gỏi. Các món gỏi thì nhiều vô vàn như gỏi da bê, gỏi lưỡi heo ngó sen, gỏi lá sách bò, gỏi cá, gỏi lưỡi bò,… Mỗi món lại có hương vị đặc trưng rất riêng.
2.25. Ram bắpĐây là món ngon của tỉnh Quảng Ngãi. Ram bắp gồm bắp được giã nhuyễn, cuốn trong bánh tráng chiên lên đúng kiểu ram. Món này cũng cuốn với bánh tráng, rau sống quen thuộc hoặc ăn không chấm nước mắm.
Để khám phá ẩm thực miền Trung không nhất thiết phải tới miền Trung. Hiện ở các tỉnh thành khác cũng có không ít hàng quán bán đồ miền Trung khá chuẩn vị. Bạn đã thưởng thức được bao nhiêu món trong số trên rồi?
Khám Phá 20++ Món Ngon Miền Tây Hấp Dẫn Lấy Lòng Mọi Du Khách
Đến với Tây Nam Bộ, chắc chắn thực khách sẽ không thể kiềm lòng trước những đặc sản miền sông nước nơi đây. Cùng khám phá xem những món ngon miền Tây có gì đặc biệt mà “ai đi đến đó lòng không muốn về”?
1. 5 món ngon miền Tây ai cũng quen tên 1.1. Bánh xèoBánh xèo miền Tây mang trong mình những nét rất riêng. Đó là cái “hồn cốt” của ẩm thực miền Tây không thể lẫn vào đâu được. Điểm khác biệt của món này là có kích thước lớn, mỏng hơn so với bánh xèo những nơi khác.
Bánh có sự kết hợp hài hòa giữa thứ bột gạo quen thuộc cùng thịt ba chỉ béo ngậy, tôm tươi sống, đậu xanh thơm ngon và giá sạch. Ăn kèm rau rừng khi còn nóng và chấm với nước mắm chua chua, ngọt ngọt. Ngon đến nao lòng! Thật không hổ danh là thứ đặc sản “nức tiếng” miền sông nước.
1.2. Canh chua 1.3. Cháo cá lóc đồngNguyên liệu chính của món ngon miền Tây này chính là cá lóc đồng. Loại cá này thường được bắt trên ruộng, sông những hôm nước lớn hay ngày mưa. Cháo được chế biến có vị ngọt ngọt, tươi ngon của thịt cá lóc. Kết hợp nấm rơm mềm thơm hòa quyện cùng vị đặc trưng của rau đắng. Tất cả đã tạo nên món ăn cực kỳ hấp dẫn, lạ miệng.
1.4. Gỏi ngó senGỏi ngó sen là một trong những đặc sản “trứ danh” của miền Tây. Món ăn này thường kết hợp cùng với tôm sú, thịt ba rọi, mực hoặc gà xé,… Bạn sẽ cảm nhận được vị giòn dai, ngọt thanh, thơm mùi mắm, ăn kèm với bún là hoàn hảo.
1.5. Lẩu mắmLẩu mắm có vị thơm đậm đà từ nước dùng nấu cùng mắm cá linh và mắm cá sặc. Món ăn này hấp dẫn bởi sự đa dạng của nguyên liệu và các loại rau ăn kèm. Cho ra vị thơm ngọt ngất ngây, khiến ai cũng mê mệt. Đơn cử như: giá đỗ, rau rút, chuối xanh, bông súng, rau đắng, thịt ba chỉ, mực ống, tôm tươi, cá lóc,…
2. Các món gỏi miền TâyNhững ai chăm chỉ khám phá đặc sản ẩm thực miền Tây mới biết dân ở đây họ chuộng gỏi thế nào. Món gỏi nào cũng có thể ăn chơi, làm mồi nhậu hay là bữa ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Sự đa dạng, phong phú về nguyên liệu, đặc biệt là tên gọi rất sáng tạo là điều làm nên sự độc lạ cho gỏi miền Tây. Nào là gỏi ba khía, gỏi bồn bồn, gỏi củ hũ dừa, gỏi sầu đâu,…
Những món khai vị này mang đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thậm chí cả đắng hòa quyện lẫn nhau. Ăn kèm với bánh phồng hoặc bún rối, chan một ít nước mắm gia giảm vừa miệng nữa thì bảo đảm bạn sẽ không thể buông đũa được đâu.
2.1. Gỏi củ hũ dừaMón gỏi củ hũ dừa có nguồn gốc từ Bến Tre, được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp. Đặc biệt, để chế biến món này, người dân phải đốn hạ cả cây dừa để lấy phần củ hũ. Đây là phần đọt cây dừa có vị ngon và giòn ngọt. Khi ăn cũng không cần thêm thắt quá nhiều nguyên liệu ăn kèm. Chỉ cần chút cà rốt ngâm chua ngọt, tôm luộc, thịt, rau răm. Chấm với chén mắm tỏi ớt là mọi hương vị đã bung tỏa trong khoang miệng.
2.2. Gỏi sầu đâuMón ngon miền Tây này nghe tên đã thấy buồn buồn nhưng lại níu chân thực khác tứ phương đấy! Lá sầu đâu mọc nhiều ở An Giang, có vị đắng lạ. Đem trộn gỏi với khô cá lò tho nướng, cà chua, dưa leo, xoài, rưới nước sốt me chua ngọt. Vừa có vị đắng, hậu ngọt, vừa có vị bùi bùi, dai dai,… khiến bao người “phải lòng”.
2.3. Gỏi khô cá khoaiNguyên liệu chính làm nên hương vị cho món gỏi này chính là cá khoai. Loại cá sống chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, từ Trà Vinh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Không cần quá cầu kỳ trong việc chuẩn bị nguyên liệu. Chỉ cần dăm ba trái cóc, trái xoài, vài cọng rau răm và cá khoai nướng chín là đã có món ăn thơm ngon rồi. Vị chua của cóc, xoài hòa lẫn với vị ngọt thơm của thịt cá khô, vị mặn của nước mắm tạo nên vị ngon khó cưỡng. Món này ăn với cơm nóng thì bắt cơm phải biết.
2.4. Gỏi bồn bồnNghe tên món này chắc chưa ai hình dung ra được đúng không? Bồn bồn thực chất là một loại cỏ hoang, mọc nhiều ở ao, ruộng ở miền sông nước. Người dân miền Tây tận dụng được vị ngọt giòn của loại cỏ này để chế biến thành món khai vị độc đáo.
Sợi bồn bồn màu trắng nõn trộn cùng tai heo, tôm, thịt luộc thêm chút nước mắm, chanh, đường cân bằng hương vị. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm, giòn ngọt tự nhiên, chua, cay, mặn dung hòa.
2.5. Gỏi ba khíaMón gỏi vô cùng dân dã nhưng hấp dẫn khó tả. Nền tảng món này là đu đủ bào sợi, nhưng để có được vị ngon là phải nhờ vào mắm ba khía “trứ danh”. Tùng miếng đu đủ quyện đều trong nước sốt sền sệt, dậy mùi thơm nồng kích thích vị giác. Đừng quên nhất định phải có rau thơm, hành phi, đậu phộng rang để cái the the, bùi béo chốt lại trong khoang miệng một dư vị khó quên.
3. Món nhậu miền Tây ngon 3.1. Thịt ba chỉ lắc quấtMón thịt ba chỉ lắc quất có hương vị đậm đà, thơm đặc trưng của quất, chua chua, ngọt ngọt, cay cay. Hòa với lớp da heo sần sần, thịt cắt mỏng, đảm bảo ăn là mê say.
3.2. Đuông dừaĐúng là khi nhìn “ngoại hình” béo núc của những chú đuông dừa khiến nhiều người có phần e dè. Nhưng hãy thử ăn đi sẽ biết. Dân nhậu chỉ cần cho đuông dừa ngậm nước mắm và cứ thế ăn sống. Tao nhã hơn là đem chiên với trứng hay lăn qua lớp bột áo. Đuông dừa béo ngậy, cắn phụp một miếng là khiến ai nấy cũng ngẩn ngơ vì thơm bùi và đã miệng.
3.3. Khô cá lócKhô cá lóc chỉ cần nướng lên rồi đập dập là có thể nhậu ngay. Khi đó, chắc chắn là không thể thiếu món nước mắm me dằm ớt, hay nước mắm xoài. Hoặc trộn gỏi thành những món nhậu rất nhanh và ngon.
3.4. Thịt rắnNhững món ngon được chế biến từ thịt rắn là mồi nhâm nhi hấp dẫn được người dân miền Tây cực ưa chuộng. Rắn ăn được chủ yếu là những loại không có độc. Ví dụ như: rắn nước, rắn lục bình, rắn hổ hành,… Chế biến bằng cách làm sạch, để nguyên con, nguyên da, nướng chín lên bếp than hồng. Ăn tới đâu, xé tới đó, vị ngọt đã đời. Hoặc cũng có thể làm món rắn xào xả ớt, hầm sả, xà lá cách, cũng rất tốn mồi.
3.5. Cá lóc nướng truiCá được chọn để nướng thường là những con vừa phải, khoảng 0,5kg. Cá được sơ chế sạch, dùng nhánh tre xiên dọc cắm xuống đất rồi phủ rơm lên nướng chưa đầy 10 phút là chín. Ăn kèm với bánh tráng, rau sống, chấm cùng mắm nêm, muối chanh ớt hay mắm tỏi ớt đều rất ngon. Đây là một trong những món nhậu miền Tây ngon phù hợp cho cả phái nữ.
4. Các món Nam Bộ ngon 4.1. Lẩu cá kèoTrời mưa gió mà làm một nồi lẩu cá kèo chuẩn vị Nam bộ thì ngon hết sảy. Cá kèo ngọt thịt, nước lẩu chua chua, có vị chát nhẹ của các gia vị, chính là đặc trưng của món ăn này.
4.2. Canh chua cá bông lauCách nấu canh chua cá bông lau không quá phức tạp. Với sự hòa quyện giữa cá bông lau, bạc hà, đậu bắp, cà chua, nước cốt me,… Sẽ mang đến cho cả gia đình nồi canh chua vô cùng hấp dẫn, thơm ngon, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi.
4.3. Cá kho tộCá kho tộ là một món ăn thường xuất hiện trong các mâm cơm thường ngày của người dân Nam Bộ. Sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời nếu như bạn được thưởng thức miếng cá kho nhừ thấm đẫm vị cay ngọt đặc trưng. Ăn cùng cơm trắng thì đảm bảo không gì sánh bằng.
4.4. Bò tùng xẻoBò được tẩm ướp các loại gia vị đậm đà sau đó đem nướng trên bếp than. Chỉ cần nghe thấy tiếng xèo xèo trên bếp đảm bảo bạn sẽ thấy muốn thưởng thức ngay lập tức. Đặc biệt, vì được chế biến theo bí quyết riêng nên bò mềm mà không bị dai, ăn kèm bánh mì thì không ai nỡ từ chối.
4.5. Bò bíaĐây là món ăn nhẹ giúp gia tăng khẩu vị cho bữa cơm gia đình. Chỉ cần cuốn bánh tráng với hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng là đã có một cuốn bò bía ăn ngập miệng. Chấm cùng nước sốt tương hột chưng, ớt xay, hành phi, đậu phộng thì vương vấn khó quên.
4.6. Bánh giá chợ GiồngKhông biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Bánh giá mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
5. Các món chè Nam Bộ ngon nhất 5.1. Chè thưngChè thưng (chè bà ba) được làm nên từ rất nhiều nguyên liệu bổ dưỡng. Ví dụ như: hạt sen, nước cốt dừa, đỗ xanh, khoai lang, sắn,… Vừa có hương vị đa dạng, vừa chữa cảm mạo, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Món chè này thường được dùng nóng, thích hợp cho những ngày mát mẻ, mưa gió.
5.2. Chè khoai môn lá dứaMột trong những món ngon miền Tây Nam Bộ không thể không nhắc tới chè khoai môn lá dứa. Những ngày hè oi ả, người dân nơi đây thường làm món chè này để tráng miệng, thanh nhiệt cho cơ thể.
5.3. Chè chuối cốt dừaChuối và dừa là những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Vì thế, những món ăn nơi đây cũng thường gắn với 2 loại hoa quả quen thuộc này. Sự hòa quyện tinh tế giữa vị ngọt của chuối, nước cốt dừa sánh mịn, beo béo khiến ai ăn qua một lần khó lòng quên được.
5.4. Chè sương sa hạt lựuMón ngon Nam Bộ này tuy bình dân nhưng cũng khá bắt mắt. Nào là màu trắng trong của sương sa, màu đỏ hạt lựu, nào là màu vàng nhân đậu xanh, trắng đục của nước cốt dừa. Khi ăn sẽ thấy hương vani thoang thoảng, thêm chút đá bào sẽ làm dịu đi phần nào cái nắng chói chang của phương Nam.
5.5. Chè bánh lọt đậu xanhChè bánh lọt đậu xanh rất thích hợp để giải khát trong tiết trời nóng nực. Với sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, béo nhẹ của nước cốt dừa lại dai dai của bánh lọt sẽ khiến bạn mát rượi cả lòng.
Khám Phá Cách Nấu Crawfish Ngon Khó Cưỡng ! Bí Quyết Ẩm Thực Trung Nam
Crawfish là món ăn được rất nhiều người yêu thích
Crawfish là món ăn hấp dẫn ở Việt Nam gần đâyCrawfish hay còn gọi là tôm hùm đất, là một món ăn quen thuộc tại nhiều nước trên thế giới. Tôm hùm đất du nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng vài năm gần đây mới trở thành cơn sốt vì nhiều lý do. Món crawfish tuy ít thịt nhưng ngọt và chắc, có hương vị đậm đà. Nước sốt đi kèm thường là sốt bơ tỏi hoặc cajun cay cay, khá hợp vị. Đặc biệt, màu sắc crawfish sau khi chế biến có màu đỏ rất bắt mắt, hấp dẫn người nhìn.
Món ăn này chủ yếu có tại các nhà hàng và thường dùng kèm với bánh mì cùng với các loại rau củ như khoai tây, ngô ngọt… Crawfish đặc biệt được bạn trẻ yêu thích khi ngồi nhâm nhi, tán chuyện cùng nhau. Thay vì dùng đũa, thìa, dĩa, mọi người thường sẽ cầm ăn trực tiếp bằng tay để cảm nhận được độ ngon của món ăn.
Bí quyết chọn Crawfish ngonChọn mua nguyên liệu là khâu không thể thiếu để có cách nấu crawfish ngon. Vậy phải chọn tôm hùm đất như thế nào ?
Tôm hùm đất có nguồn gốc từ loài Crawfish của khu vực Bắc Mỹ. Nó sống ở khu vực nước ngọt và nước lợ trong đầm lầy. Loại tôm hùm đất này có hình dáng tương tự với tôm hùm nhưng bé hơn. Kích thước của tôm hùm đất chỉ bằng ngón tay. Hình dáng của loài giáp sát này khá ấn tượng với kiểu thân tôm mà càng lại to giống cua.
Khi chọn tôm hùm đất, bạn chú ý các đặc điểm của tôm để tránh bị lừa mua phải loại tôm khác. Tôm hùm đất ngon là loại tươi, còn sống, thân mình có màu nâu đỏ, vỏ tươi bóng tự nhiên. Đặc biệt, khi ấn thử vào tôm, bạn thấy thân tôm mềm, có độ đàn hồi, co giãn tốt, vỏ tôm cứng.
Bạn nhớ chọn những con tôm còn nguyên càng và chân. Nên chọn con có càng to, chân tôm và đuôi tôm chụm lại. Thịt tôm bám chặt vào vỏ, không có mùi hôi thối là tôm tươi. Ngoài ra, bạn nên chọn cửa hàng uy tín để mua tôm đảm bảo chất lượng.
Tôm hùm đất là món ăn bổ dưỡng có cách làm cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Cách nấu crawfish ngon gồm các bước sau đây:
Các nguyên liệu chế biến món ăn này đa số là ngoại nhập. Bạn chuẩn bị theo số lượng phù hợp với số người ăn những nguyên liệu sau:
Bước 1: Cho nước cam và nước vào nồi bắc lên bếp đun sôi. Tiếp đó cho bột cajun, bột ớt, gia vị dầu cay và hành tây đã cắt lát cùng vào, có thể cho vỏ cam vào để tạo độ thơm. Sau đó cho bột ngọt và một phần bơ vào rồi nếm gia vị cho vừa miệng.
Bước 2: Cho Crawfish vào nồi đun khoảng 15 phút thì tắt bếp. Đậy vung nồi lại để thêm 10 phút nữa rồi mới vớt tôm hùm đất ra. Số nước dùng còn lại cho khoai tây đã thái miếng lớn và ngô ngọt cắt khúc cùng với xúc xích vào. Bắc lên bếp đun khoảng 10 phút cho chín thì vớt ngô, khoai và xúc xích để lên đĩa crawfish trước đó.
Bước 3: Tiến hành nấu sốt cajun bơ tỏi. Cho nồi lên bếp, đợi nồi nóng cho bơ vào, khi bơ chảy hết thì cho thêm tỏi đã băm nhỏ vào cùng phi thơm. Đổ bơ và tỏi vào nồi nước luộc tôm hùm đất trước đó. Hòa tan bột năng vào bát nhỏ rồi đổ vào nồi bơ tỏi. Bắc nồi lên bếp khuấy đều đến khi sốt có độ sánh là được.
Cách Làm Chân Giò Nấu Giả Cầy Miền Bắc Ăn Với Bún Ngon Tuyệt ~ Ẩm Thực Thông Thái
Chân giò nấu giả cầy là một trong những món đặc sản của vùng đất Bắc Bộ. Sức hấp dẫn của món ăn này đến từ sự hoà quyện hương vị đậm đà giữa riềng, sả, mắm tôm và vị ngọt của giò heo.
Nguyên liệu
Chân giò đã thui: 1 cái
Thịt đùi: 300g
Giềng: 1 bát
Sả: 3 củ
Hành khô: 3 củ
Mẻ: 3 thìa
Mắm tôm, nước mắm, đường, bột nghệ
Tiết lợn (nếu muốn)
Cách làm
Sả bóc lớp vỏ già rồi thái nhỏ. Hành khô đập dập băm nhỏ, giềng cạo vỏ xay nhỏ.
3 thìa mẻ bạn lọc lấy lưng bát con nước.
Để ướp chân giò bạn cho thịt chân giò vào tô sau đó ướp với các nguyên liệu sau:
Phần sả, giềng, hành khô đã băm nhỏ
Phần mẻ đã lọc qua rây
1 thìa đường
1/2 thìa bột nghệ
1 thìa nước mắm
1 thìa bột canh
1 thìa mắm tôm
Dùng đũa hoặc đeo bao tay trộn thật đều cho thịt ngấm gia vị. Ướp chân giò từ 30 đến 45 phút.
Chân giò sau khi đã ướp được 30 – 45 phút, lúc này bạn cho chân giò vào nồi, cho thêm 2 muỗng dầu ăn, bật bếp và xào khoảng 5-7 phút cho thịt chân giò săn lại.
Cho thêm 2 bát nước vào, đậy vung và đun sôi. Nếu nấu ăn với bún thì bạn có thể cho nhiều nước hơn một chút để chan ăn với bún. Hơn nữa trong thời gian ninh chân giò thì nước cũng cạn bớt.
Khi nước sôi, dùng muôi hớt lớp bọt nổi bên trên cho món ăn thêm đẹp mắt sau đó ninh thêm 30 phút nữa để chân giò chín.
Sau khi ninh 30 phút nước cũng cạn bớt, chân giò lúc này cũng đã chín. Bạn có thể dùng đũa xiên thử vào miếng chân giò xem có dễ dàng không. Nếu còn thấy rắn chắc thì bạn đêm đun thêm 5 đến 10 phút nữa.
Nếu ăn thêm tiết lợn thì cho bát tiết vào lúc này. Đảo đều thêm 2,3 phút cho tiết chín. Nêm nếm gia vị cho vừa rồi múc ra bát, trang trí thêm vài lát rau mùi lên trên là có thể thưởng thức.
Chân giò nấu giả cầy ăn với bún rất phù hợp. Bạn có thể luộc thêm rau củ quả như: cà rốt, su hào, đậu bắp để ăn cùng cũng rất ngon.
Khám Phá Cách Nấu Bún Cá Lóc Kiên Giang Làm Say Đắm Thực Khách
Giới thiệu về món bún cá lóc Kiên Giang
Bún cá lóc Kiên Giang là ẩm thực miền Tây Nam Bộ, có nước dùng thơm ngon, chua thanh cùng thịt cá ngọt dịu xua tan đi cái nắng oi ả của mùa hè. Món cá Kiên Giang bạn có thể thưởng thức tại bất cứ đâu, thế nhưng hương vị tại miền Tây và đặc biệt là vùng đất Kiên Giang là đặc biệt nhất.
Cá lóc có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn. Đây cũng là nguyên liệu chính để làm bún cá Kiên Giang. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, cá lóc được chọn có phần thân da màu đen và bụng màu trắng với cân nặng hơn 1kg, to, tròn.
Thịt cá lóc tự nhiên bắt trên đồng dai, thơm và ngọt hơn so với loại cá nuôi. Thịt cá được lọc sạch xương, xào cùng các nguyên liệu cho dậy mùi và săn lại rồi quyện với nước dùng đậm đà vô cùng hoàn hảo. Đây chính là sự khác biệt và là bí quyết nấu bún cá lóc mà bạn thưởng thức tại Kiên Giang
Cách nấu bún cá lóc Kiên Giang ngon đúng chuẩn Nguyên liệu cần chuẩn bị
2 con cá lóc to và nặng khoảng 1kg/con
Tôm biển: 1 kg
Khô mực loại nhỏ để chế biến nước dùng: 0,1 kg
Xương ống heo: 2 kg
Một khúc mía nướng sơ qua
Bún tươi: 3 kg Mỡ heo: 2 muỗng
Tỏi băm nhuyễn: 1 muỗng
Màu điều: 4 muỗng
Rễ ngò: 2 muỗng
Rau: dọc mùng rau răm, giá đỗ, húng lủi, ngò gai, ngò rí, hành lá,…
Gia vị: muối, đường phèn, hạt nêm, ớt băm, nước mắm Phú Quốc, hạt tiêu, ớt tươi.
Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu– Cá lóc béo, có trứng và tự nhiên tại đồng, sông sẽ giúp thịt cá khi chế biến thơm, ngọt và dai hơn
– Mực chọn làm nước dùng cần chọn loại có mình dày, có độ trong, không bị tróc da.
– Tôm sắt có màu lên màu đẹp và chắc hơn nhưng thịt không ngọt như tôm thẻ, bạn có thể lựa chọn theo sở thích của gia đình mình.
Bí quyết nấu bún cá lóc Kiên Giang Sơ chế nguyên liệu– Cá lóc đánh vảy kỹ, dùng muối làm sạch nhớt, lạng da, làm đầu, ruột, cắt vây và làm sạch máu. Rửa sạch với nước rồi lau khô và khứa cá thành 3 phần.
– Nướng mực cùng hành tím để chuẩn bị nấu nước dùng.
– Chặt mía đã nướng thành các khúc.
– Chần xương ống qua nước sôi rồi rửa sạch với nước và để cho ráo. Các bước nấu bún cá lóc Kiên Giang
Bước 1: Nấu nước dùng bún cá Kiên GiangCho các khúc mía vào nồi rồi thêm 10 lít nước nóng. Cho xương ống và một chút muối, đun với lửa to. Hớt bọt để nước dùng không bị đục, giảm lửa rồi cho mực và hành tím đã nướng vào, đun trong 3-4 giờ. Thêm nước sôi để nước dùng không bị thiếu.
Bước 2: Chế biến cá lóc– Cá đã làm sạch và khô ướp cùng với 2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm và nửa muỗng hạt tiêu khoảng 15 phút rồi hấp chín. Nước thu được sau khi hấp cho vào nồi nước dùng.
– Gỡ bỏ phần da và xương, bẻ cá thành các miếng vừa ăn rồi cho vào đĩa riêng. Nếu cá có trứng thì tán nhuyễn, đầu và lòng cá cũng cho riêng ra bát. Phần xương cá nên tận dụng cho vào nồi nước dùng để đun lên.
Bước 3: Chế biến các nguyên liệu khác– Tôm biển bóc vỏ, rút ruột rồi chẻ đôi theo chiều dọc và ướp cùng với muối, hạt nêm và tiêu. Phi thơm hành tỏi với mỡ heo rồi xào tôm đến khi săn lại. Cho thêm dầu điều và đường phèn rim tôm cho đậm đà và đẹp mắt. Tắt bếp và thêm tiêu cho đượm vị rồi cho tôm ra đĩa.
Bước 4: Nêm gia vị– Cho các gia vị vừa đủ đậm đà, nước xào tôm, 2 muỗng dầu điều, đường phèn, nước mắm và phần trứng cá đã tán nhuyễn vào nồi nước dùng. Đun sôi thêm 2-3 phút rồi tắt bếp.
Cách trình bày món bún cá Kiên Giang, bún cá của miền TâyChần bún và cho mỗi tô khoảng 150g. Xếp phần thịt cá, tôm cùng các loại rau gia vị đã cắt nhỏ vào tô. Chan nước dùng ngập bún rồi rắc tiêu, ớt băm, chanh và nước mắm. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu bún cá lóc Kiên Giang ngon đúng điệu rồi.
Cách nấu bún cá lóc Kiên Giang sẽ chẳng còn khó khăn nếu bạn nắm được những nguyên liệu cơ bản và quy trình nấu đặc biệt của vùng miền. Hãy trổ tài khéo tay của mình để chiêu đãi gia đình bằng một bữa tiệc bún cá lóc thơm ngon chuẩn vị miền Tây ngay hôm nay thôi nào!
Khám Phá 22 Món Ăn Nhật Bản Nổi Tiếng, Thật Ngon Và Dễ Làm
Không chỉ nổi tiếng là một quốc gia với nhiều cảnh đẹp, nền công nghệ phát triển bậc nhất thế giới, Nhật Bản còn chinh phục mọi người bởi những món ăn ngon với một nền ẩm thực độc đáo. Nếu bạn yêu thích quốc gia này, thì không thể bỏ lỡ 22 món ăn Nhật Bản thơm ngon và dễ làm trong bài viết bên dưới!
SushiCó lẽ khi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản thì sushi sẽ là món ăn được mọi người nhớ đến đầu tiên. Ít ai ngờ rằng Nhật Bản là quốc gia đã đưa món ăn sushi lên một tầm cao mới nhưng không phải là quốc gia mà món ăn này ra đời đầu tiên.
Sushi có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Đây là một món ăn từ cá lên men và bọc trong cơm chua. Sau đó, món ăn lan rộng sang Trung Quốc rồi mới đến Nhật Bản. Trong ẩm thực Nhật Bản, sushi được chia khoảng 6 đến 7 loại chẳng hạn: Nigiri, Gunkan, Temaki, Norimaki, Chirashi….
Nguyên liệu chính để làm món sushi là cơm trộn giấm và cuộn các loại hải sản tươi như cá, tôm, mực, bào ngư… Để ăn sushi chuẩn vị, bạn phải chấm kèm với wasabi hoặc nước tương Nhật Bản. Để tạo nên món sushi ngon, đầu bếp không được sử dụng giấm thông thường mà là loại giấm có pha đường, muối, rượu Mirin.
Để thưởng thức được trọn vẹn vị thơm ngon của sushi, người Nhật thường đặt miếng sushi nằm ngang, dùng đũa kẹp ở giữa, từ từ chấm vào wasabi và cho vào miệng. Bạn sẽ cảm nhận được vị lạ của cơm trộn giấm, vị hải sản tươi ngọt cùng với hương cay nồng của wasabi xông lên mũi.
Sashimi là một món ăn độc đáo và đặc trưng trong ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Theo người Nhật, món Sashimi là một món ăn mang lại sự hạnh phúc và may mắn nên rất được người Nhật coi trọng.
Món ăn này là sự kết hợp của các loại hải sản tươi sống như cá hồi, mực, bạch tuộc… Bạn chỉ cần cắt lát các loại hải sản tươi sống và trang trí thêm một ít hoa văn là đã có một đĩa Sashimi hấp dẫn.
Thật thiếu sót khi Sashimi không được ăn kèm cùng với wasabi – một loại nước chấm đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Món ăn sẽ không còn vị tanh của hải sản, thay vào đó là vị ngọt, vị tươi của các loại hải sản ăn sống. Món Sashimi sẽ mang lại cho bạn một cảm giác mới và lạ miệng bất ngờ
Kaiseki RyoriNếu yêu thích Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ phải lòng với nét ẩm thực Kaiseki Ryori độc đáo. Điều đặc trưng trong ẩm thực Kaiseki Ryori là sự hòa quyện giữa các món ăn theo các mùa trong năm tạo nên những hương vị riêng biệt.
Thông thường, một Kaiseki sẽ có tổng cộng 14 món với đầy đủ các món từ món từ món khai vị, món chính đến món tráng miệng. Xen kẽ giữa các món ăn, thực khách sẽ được thưởng thức những tác trà nóng hổi, thơm lừng.
Shabu là món lẩu nổi tiếng của Nhật Bản với nguyên liệu chính là thịt bò. Những lát thịt bò được thái lát mỏng và nhúng trực tiếp vào nước lẩu giúp giữ nguyên vị ngọt và tươi của thịt. Phần nước lẩu được nấu từ bắp cải và rong biển, mang đến cho thực khách một cảm giác thanh mát khi thưởng thức món Shabu. Món lẩu sẽ được phục vụ kèm với một ít cơm và một số món ăn khác để tăng sự thú vị khi trải nghiệm món ăn của khách hàng.
Bên cạnh món sushi, sashimi nổi tiếng Nhật Bản, có lễ món thịt nước Yakitori cũng là một món ăn được nhiều người Nhật và cả người Việt yêu thích. Món ăn được làm từ thịt gà, gan gà, các loại rau được xiên cùng trên một chiếc đũa tre và nướng bằng lò than.
SukiyakiSukiyaki là một món ăn truyền thống của gia đình Nhật Bản. Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, gắp thức ăn cho nhau bên cạnh một nồi lẩu nghi ngút khói. Điều này thể hiện được tình cảm và sự gắn bó giữa các thành viên với nhau.
Món Sukiyaki thường được nấu ngay tại bàn. Thực khách sẽ nhúng những miếng thịt bò cắt mỏng hay các loại rau củ vào nước lẩu và thưởng thức
TonkatsuMón Tonkatsu đã ra đời từ cuối thế kỷ 19 và là một món ăn độc đáo ở nước Nhật. Món ăn là sự kết hợp giữa thịt lợn thăn chiên giòn ăn cùng với bắp cải sú và súp simo.
Bạn cũng có thể chế biến món ăn này tại nhà bằng cách: lựa chọn thịt thăn lợn, ướp với muối và tiêu, rắc lên một ít bột mì, nhúng qua trứng và bột chiên xù rồi chiên giòn lên là được.
Mì RamenMì Ramen còn được gọi với một cái tên khác là “mì quốc dân” vì đây là món ăn được hầu hết mọi người yêu thích. Sở dĩ mì Ramen chinh phục được nhiều “tín đồ” ẩm thực bởi lẽ mì có nước dùng rất ngọt được hầm từ xương heo và nêm nếm với nước tương Shoyu ngon tuyệt.
Shabu-shabuCó nhiều thông tin cho rằng, món lẩu Shabu-shabu bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa với nguyên liệu chính là thịt cừu. Sau khi đến Nhật Bản, các đầu bếp đã biến tấu với thịt bò để phù hợp với khẩu vị người Nhật.
Nước lẩu Shabu-shabu được nấu từ bột cá khá thanh và ngon. Bạn sẽ nhúng từng lát thịt bò vào lẩu, chấm qua nước xốt mè đậm đà và thưởng thức.
Mì SobaNếu yêu thích ẩm thực nước Nhật, chắc chắn bạn đã từng thưởng thức món mì Soba trứ danh. Mì Soba được chế biến từ bột kiều mạch vì thế rất giòn và dễ gãy. Mì sau khi luộc chín, nhúng trong nước lạnh và đặt vào chiếc đĩa hình vuông. Món mì này ăn kèm với nước tương shoyu thì ngon tuyệt.
Cơm trộn trứng sốngThật bất ngờ khi chỉ cần kết hợp cơm nóng dẻo với trứng gà sống là có ngay một món ăn hấp dẫn đậm chất Nhật Bản. Món cơm trộn trứng sống còn được ăn kèm với nước tương và một ít hành ngò để tăng thêm hương vị.
Mì UdonMì Udon được chia thành hai loại là mì udon nóng và lạnh. Vào những ngày hè, mì udon lạnh sẽ được ăn cùng với bắp cải dưa leo, trứng luộc. Vào mùa đông, mì udon sẽ được chế biến cùng với nước dùng Dashi từ thịt, rau củ, cá và tảo biển ăn kèm nước tương và rượu mirin.
DonburiDonburi là cái tên được gọi chung cho những món cơm có cách chế biến là đặt nhân (đồ ăn) lên phần cơm và nén trong tô. Donburi xuất hiện từ thời Edo. Khi đó, mọi người thường cho cơm nóng và một cái chén và đặt phần thịt lợn nướng ở giữa cùng với một ít loại rau, đậy kín lại và mang theo bên người.
Cơm cà riKhi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản mà không nhắc đến món cơm cà ri quả là một thiếu sót. Theo nhiều người nhận xét, cơm cà ri Nhật thường thanh, ngọt và không đậm mùi như món cà ri Ấn Độ.
Khi đến Nhật, chắc chắn bạn không thể nào bỏ lỡ được một bát cà ri bò, ăn kèm súp Miso và salad tươi, món ăn này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn.
Cơm nắm (Onigiri)Cơm nấm Nhật Bản đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Ngày xưa, cơm nấm (Onigiri) chỉ là một nấm cơm đơn giản kết hợp với cá hồi và các nguyên liệu muối chua.
Ngày nay, cơm nắm (Onigiri) được biến tấu có thêm nhiều thành phần như mè, bơ, cá ngừ trộn sốt mayonnaise, tôm… Món cơm nấm Nhật Bản thật dễ làm và tiện lợi để mang theo bên mình.
TakoyakiTakoyaki là một món ăn không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản và được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Món ăn là sự kết hợp giữa lớp vỏ bột bao phủ bên trong với nhân bạch tuộc. Phía trên, bạn cho thêm một ít hành tây, gừng đỏ sốt, mayonnaise và tương ớt là có thể thưởng thức.
Cơm chiên (Chahan)Cơm chiên (Chahan) là món cơm rang thịt lợn và trứng kiểu Nhật. Đây là món ăn khá dễ làm và là cách hiệu quả để bạn không bỏ thừa phần cơm, thịt và rau hôm trước. Cơm chiên ngon là hạt cơm phải tách rời, đảo qua một ít dầu và thêm một ít rau, củ, trứng.
NattoNatto là món ăn được làm từ đậu nành được ủ lên men tự nhiên ở 40 độ C và kéo dài 24 tiếng. Mùi vị hăng nồng của món ăn khiến nhiều người cảm thấy thích thú nhưng số ít người cảm thấy khó ăn. Món Natto cung cấp nhiều protein, canxi, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Chazuke (hay Ochazuke)Chazuke (hay Ochazuke) Nhật Bản còn được gọi là món cơm trà xanh. Món này là sự kết hợp từ trà xanh, dashi, nước trà nóng lên cơm và thường ăn vào có vị mặn. Chazuke (hay Ochazuke) là món cơm trộn phổ biến và nhiều người Nhật yêu thích.
Món tôm TempuraTempura được chế biến từ thịt, rau, củ, tôm nhúng bột và chiên ngập dầu. Sau khi các loại nguyên liệu đã chín phần nhân, phần ngoài thì giòn, món ăn sẽ được bày lên đĩa ăn kèm với nước sốt hoặc muối. Tempura có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha. Từ khi du nhập vào Nhật Bản, nó đã trở thành một món ăn nổi tiếng và tạo nên nét độc đáo cho ẩm thực xứ sở hoa anh đào.
TofuMón Tofu Nhật Bản sở hữu một hương vị thanh tao nhẹ nhàng. Món được chế biến từ miếng tàu hũ mát lạnh, mềm mịn thơm ngát mùi đậu nành. Đây là món ăn hấp dẫn thích hợp giải khát trong mùa hè.
Ẩm thực Nhật Bản có gì thú vị? Khám phá ẩm thực Nhật Bản qua từng món ăn
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Ẩm Thực Miền Trung Với 25 Món Ăn Ngon Mát Lòng Du Khách trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!