Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Tự Học Đệm Hát Guita Cơ Bản # Top 6 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Tự Học Đệm Hát Guita Cơ Bản # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Tự Học Đệm Hát Guita Cơ Bản được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn tự học đệm hát Guita cơ bản

Việc đệm hát guitar giỏi không phải là một công việc quá dễ dàng, nhưng nó cũng không quá khó nếu như các bạn được tập luyện đúng cách và chăm chỉ tập luyện. Bài hướng dẫn sau giúp bạn tự học đàn guitar đệm hát của các bạn được dễ dàng và hiệu quả nhất.

Điều kiện cần để tự học đệm hát guita cơ bản

Cần học bắt giọng hát và bắt nhịp nhanh chóng: Để có được kỹ năng bắt giọng hát và bắt nhịp nhanh chóng thì bạn cần phải rèn luyện thật nhiều, hãy bắt đầu từ những bài hát đơn giản hay những bài hát quen thuộc, bài hát mà bạn yêu thích để việc ghi nhớ được dễ dàng hơn. Có thể lúc ban đầu khi mới tập bạn còn chưa quen và còn nhiều những sai sót, tuy nhiên chỉ cần nắm vững được lý thuyết cũng với việc luyện tập thật nhiều thì bạn hoàn toàn có thể bắt giọng hát và bắt nhịp bài hát không những chính xác mà lại còn rất nhanh.

Chút sắc màu sáng tạo: Sự hài hòa của hòa âm là điều cực kỳ quan trọng khi chơi 1 bản nhạc, vì vậy bạn nên đánh y như những gì có trong bài, sau khi đã thực sự quen thuộc với giai điệu, với các nốt, các khúc ngân trầm bổng thì bạn có thể thay đổi một vài chỗ để tạo được những nét mới mẻ. Những dấu ấn riêng của bạn trong mỗi giai điệu sẽ góp phần tạo nên nét mới mẻ và độc đáo hơn cho bản nhạc, khi đó nó không đơn thuần chỉ là đi đánh lại một bản nhạc sẵn có mà là bạn đang chơi đệm hát guitar bằng chính cảm nhận của bản thân mình về bài hát. Những thay đổi này sẽ làm cho người nghe có những cảm xúc theo hướng dẫn dắt của bạn.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay trái và tay phải: Trong đệm hát guitar, cả hai tay đều đóng vai trò rất quan trọng, trong đó tay phải sẽ đóng vai trò chủ chốt dùng để rải, quẹt tạo nên giai điệu cho bài hát. Để tạo nên nét mới lạ cho bản nhạc thì sẽ không chỉ dừng lại ở sự điêu luyện và phối hợp đều đặn giữa hai tay mà đôi tay cần có sự sáng tạo.

Cách sử dụng đàn guitar đệm hát cơ bản nhất

Đàn guitar chắc hẳn cũng đã ít nhiều biết về tư thế cầm đàn guitar, Đàn guitar có 6 dây và bạn nên đánh dấu từ 1 đến 6 từ dưới lên, tay phải dùng để rải nốt và tay trái dùng để bấm dây. Trên bàn tay phải: ngón cái = p, ngón trỏ = i, ngón giữa = m, ngón kế út = a. Trên guitar: ngón cái p dùng để gảy những dây 4, 5, 6 (dây bass), ngón a gãy dây 1, ngón m gãy dây 2 và ngón i dùng để gãy dây 3.

Rải dây: Thả lỏng bàn tay phải dùng một lực vừa phải đầu các ngón tay tiến hành rải từ dây 6 đến dây 1. Lưu ý: bạn giữ cố định cổ tay đến cánh tay cố định. Bạn cần luyện tập khoảng 15 – 20p hàng ngày trong khoảng 1 tuần để các ngón tay lưu nhớ thự tự của mình trên dây đàn.

Bấm nốt: Dùng các ngón tay trái từ ngón trỏ đến ngón út (1, 2, 3, 4) bấm vào các ngăn 1 đến 4 theo lần lượt 6 dây. Việc này tập các bạn ngón tay của bạn trở linh hoạt cũng như nhớ vị trí trên ngăn guitar.

Hợp âm đàn guitar cơ bản cho người mới học đệm hát

– Chữ viết in đứng một mình : Âm giai Trưởng (A: La trưởng)– Chữ viết in có chữ “m” đứng cạnh: Âm giai thứ (Cm: Đô thứ)– Có số 7 : Hạ ác âm của âm gia đó (C7: Đô bảy; Am7: La thứ bảy) – tương tự với số các số khác– Chữ in có kèm dấu # (thăng): tăng hợp âm lên nữa cung. (C#: Đô thăng trưởng)

HỢP ÂM GUITAR CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC GUITAR ĐỆM HÁT

Cách bấm hợp âm rê trưởng

Cách bấm hợp âm mi trưởng

Cách bấm hợp âm fa trưởng

Cách bấm hợp âm la trưởng

Với một người mới bắt đầu học Guitar, có lẽ không gì tuyệt vời hơn khi những ngón tay sử lý một cách linh hoạt trên thanh Guitar và biết cách chuyển những hợp âm trưởng. Hãy hát theo những nhịp mà mình đang tập.

Lưu ý khi chơi đàn Guitar

Ngồi đúng tư thể và cầm đàn Guitar đúng tư thế

Không nên tập Guitar nhiều giờ trong một ngày, điều này sẽ làm cho đầu những ngón tay của bạn bị đau rát, tổn thương và dễ sinh ra tâm lý chán nản à bỏ cuộc giữa chừng.

Nên chọn những Guitar có chất lượng tốt để có âm thanh ổn định, âm không bị lỗi “Những model đàn Guitar giá rẻ cho sinh viên”

Giữ gìn và bảo quản Guitar đúng cách khi không chơi nữa.

Hướng Dẫn Tự Học Piano Đệm Hát Cơ Bản

Piano đệm hát có chút khác biệt so với Piano solo, người chơi cần nắm vững kiến thức về hợp âm, nhịp điệu và lựa chọn cho mình những thế bấm thích hợp. Tự học Piano đệm hát hay Piano solo đều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu nắm vững các kiến thức và có phương pháp rèn luyện phù hợp thì bất cứ ai cũng sẽ hoàn toàn có thể chinh phục được bộ môn này!

Piano đệm hát là gì? Tự học Piano đệm hát là như thế nào

Có hai hình thức chơi Piano phổ biến nhất hiện nay là Piano solo và Piano đệm hát. Piano solo thể hiện giai điệu của bài hát. Còn Piano đệm hát là phần Piano làm nền cho người hát hoặc cho giai điệu của các nhạc cụ khác, thường là là Violin. Chính vì vai trò làm nền cho các giai điệu khác nên Piano đệm hát khi chơi tách riêng sẽ không thể hiện giai điệu của bài hát, mà nó chỉ là nền nhạc được tạo ra từ những hợp âm hay vòng hòa âm. Chơi Piano đệm hát sẽ phụ thuộc vào kiểu đệm và hợp âm là chính, chứ không cần phải đọc nhiều nốt nhạc như khi chơi Piano solo.

Piano với đặc trưng các âm thanh trầm bổng hòa quyện với nhau, tạo thành những giai điệu du dương, da diết, sâu lắng đã chinh phục được nhiều trái tim người hâm mộ âm nhạc. Không thể so sánh về độ khó giữa Piano solo và Piano đệm hát, bởi vì mỗi trường phái đều có các khó khăn riêng.

Tự học Piano đệm hát yêu cầu người chơi cần có nhạc cảm, biết cách sáng tạo các giai điệu riêng cho mình và nhớ vòng hòa âm của bản nhạc. Khác với học đàn Piano solo, tự học Piano đệm hát chỉ có phần melodies – giai điệu, còn phần đánh là của pianist tự soạn hòa âm và phần kĩ thuật ngón cũng do pianist sáng tạo sao cho phù hợp nhất, thu hút nhất. Đôi khi có các bản nhạc không chỉ dừng lại ở một vài hợp âm trong vòng hòa âm mà còn có sự biến tấu, thêm bớt hợp âm để tạo sự mới mẻ cho bản nhạc.

Người chơi Piano đệm hát cần nắm vững nhạc lý và vòng hòa thanh để đệm đàn không bị phô, bởi vì Piano không có nhạc nền như Organ, nên nếu phạm phải dù chỉ là một lỗi nhỏ, khán giả cũng có thể sẽ nhận ra ngay.

Tự học Piano đệm hát cũng đòi hỏi người học phải thuộc tất cả mọi giọng trên phím đàn, để có thể xử lý tốt các bài hát có chất giọng khác nhau do Piano không có phần trans nên không thể nâng giọng được.

Hướng dẫn tự học Piano đệm hát

Tự học Piano đệm hát có hai cách: đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu và đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc

Đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu: Cách này thường được dùng trong đệm hát hoặc đệm cho một nhạc cụ chơi giai điệu khác.

Đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc: Cách này thường được sử dụng trong đệm hát khi người hát không nắm chắc giai điệu hoặc để chơi solo cho một bản nhạc.

Đệm hòa âm không hoặc ít đường nét giai điệu

– Dùng cả hai tay đều bấm hợp âm cùng lúc và chơi như đập nhịp: đây là cách đệm đàn Piano đơn giản nhất và thường dùng để đệm cho người hát không nắm vững nhịp. Nếu muốn âm thanh nghe dày hơn, hay hơn thì người chơi có thể chèn thêm nốt vào hợp âm.

– Rải những nốt chính của hợp âm trên các quãng rộng: Thông thường tay trái sẽ rải các hợp âm còn tay phải sẽ giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm. Cách này cũng có những biến thể để nghe âm thanh thật hơn, dày hơn. Ví dụ như hợp âm C: thay vì bấm Đô – Mi – Sol, có thể bấm là: Sol – Mi – Sol – Đô bằng cách rải quãng.

– Rải hợp âm nhưng dùng móc kép hai tay đuổi nhau: dùng âm khu rộng của Piano để rải ngược hoặc xuôi chiều, làm tăng tính sáng tạo, độc đáo cho bản nhạc.

– Tổng hợp: Đây là kiểu đệm phối hợp những cách đệm nói ở trên sao cho hài hòa, dễ nghe nhất. Cách đệm này giúp cho bản nhạc có thêm màu sắc, tiết tấu hơn, giúp cho người hát cảm nhận tốt hơn khi biểu diễn.

Đệm hòa âm kết hợp giai điệu cùng lúc

Cách đệm này khác với cách đệm hợp âm không giai điệu ở chỗ bàn tay phải chơi thêm phần giai điệu của bản nhạc, còn tay trái thì đệm giống những kiểu ở trên, nhưng phải phối hợp khéo léo để giai điệu hòa cùng với hợp âm. Phải luyện tập nhiều để có thể chơi tốt kiểu đệm này.

Khi đã nắm vững các kiến thức và phương pháp rèn luyện trên thì bất cứ ai cũng sẽ hoàn toàn có thể tự học Piano đệm hát cơ bản. Tuy nhiên, nếu tìm được một khóa học đệm hát Piano cơ bản, một giáo viên giảng dạy nhiệt tình để hỗ trợ thêm cho việc tự học Piano đệm hát ở nhà thì việc học tập sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hướng Dẫn Cách Tự Học Guitar Điệu Borelo Đệm Hát Cơ Bản Tại Nhà

Điệu bolero được áp dụng cho rất nhiều bài hát nhạc vàng , nhạc trữ tình như một số bài: Duyên phận, Phượng buồn, Đừng xa em đêm nay, Rừng lá me bay , Hoa sứ nhà nàng,…

Đặc điểm cơ bản của guitar điệu borelo:

Phách số 1 bị chia ba thành 1 nốt móc đơn và 2 nốt móc kép , tốc độ của 2 nốt móc kép tương tối nhanh. ABM Music bày cho bạn cách đánh điệu borelo nhanh hơn, hiệu quả mà không bị chệch nhịp là nên dậm chân và đọc cách đánh thật nhiều lần trước khi tập trên đàn guitar.

Các biến thể khi đánh điệu borelo chủ yếu là thay đổi tại phách 3 và phách 4, vì vậy để tăng tính mượt mà cho bài hát nên sử dụng phương pháp thay đổi bass khác nhau trong một hợp âm, hay còn gọi là bass chính bass phụ, ngoài ra cũng có các kiểu tiến lùi nốt ở các phách này

Cách đánh điều Borelo cơ bản bằng Guitar như sau:

Có thể các bạn chưa biết các bài hát Borelo ở Việt Nam được xây dựng trên 2 loại nhịp chính là nhịp 4/4 và nhịp 2/4 cách chơi 2 điệu Bolero này như sau:

+ Cách chơi Borelo nhịp 4/4 bằng đàn Guitar:

Để học bolero nhịp 4/4 bạn nên xem 2 video sau:

+ Tiếp đến là học bolero nhịp 2/4 trên đàn Guitar:

Thông thường mọi người thường chơi bolero ở nhịp 4/4 nhưng các bài hát có phần điệp khúc khi chúng ta chuyển sang thì những phách mạnh ở nhịp 4/4 sẽ được nhấn mạnh hơn để tăng sự dồn dập chính vị vậy lúc này nhịp 4/4 sẽ được chuyển qua thành nhịp 2/4

Để học bạn tiến hành bấm hợp âm Am miệng đọc âm thanh Bùm-chờrátchát-Chát và chơi như trên hình:

Để chuyển nhịp 4/4 thành nhịp 2/4 bạn có thể xem video sau:

Lưu ý khi mới học chơi đàn Guitar điệu Borelo thì các bạn cần chú ý các điểm sau:

– Xác định nhịp của bài hát gồm các nhịp 2/4,4/4,3/4,6/8 … – Phân đoạn bài hát ra thành các phần khác nhau với các bài borelo thì đoạn mở đầu thường là nhịp 4/4 còn điệp khúc sẽ qua nhịp 2/4.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Tự Học Đàn Guitar Đệm Hát

Tuyển Tập Điệu Đệm Đàn Guitar Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao là thư viện điệu đệm không thể thiếu của người chơi đàn guitar. Tuyển tập tổng hợp gần như tất cả điệu đệm đàn guitar hay được sử dụng phổ biến nhất trong âm nhạc hiện đại, sẽ giúp người chơi đàn thoải mái lựa chọn cho mình những điệu đệm phù hợp nhất cho các bài hát yêu thích.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU VALSE]

Boston thực chất là điệu Valse chậm thịnh hành ở Mỹ vào những năm 1910. Ở Pháp người ta còn gọi là Valse Boston. Nếu điệu Valse có tốc độ khoảng 120 – 180 thì Boston chỉ khoảng 60-65. Điệu Boston thường được dùng để đệm cho những ca khúc viết ở nhịp 3/4, với sắc thái buồn hoặc những bài hát tính chất du dương, bay bổng

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BOSTON]

SlowRock là điệu đệm có tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi & hết sức tình cảm. Các nhạc phẩm dành cho SlowRock thường được viết ở nhịp 6/8. Điệu SlowRock rất dễ chơi và vô cùng quen thuộc với người mới nhập môn guitar qua bài hát Tuổi Hồng Thơ Ngây. Nhạc sỹ thiên tài Trịnh Công Sơn viết phần lớn những nhạc phẩm của mình ở nhịp 6/8 với điệu SlowRock.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU SLOWROCK]

Blues là điệu nhạc rất có tính tiết tấu, bởi vậy mà đệm điệu Blue sẽ rất phù hợp với các bài nhạc trẻ mới theo hơi hướng nhạc Hàn & Âu Mỹ

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BLUES]

Disco thường được gọi vui là điệu đàn “tập thể”, là điệu nhạc dùng để đệm cho những bài hát có tính chất vui vẻ, rộn rã. Điểm đặc trưng của nó là âm trầm phát ra đều đặn, liên tục ở tất các các phách của tiết nhịp. Điệu Disco dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4 rất phù hợp với các buổi sinh hoạt tập thể, đông người

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU DISCO]

Fox là vũ điệu phát triển từ một loại hình múa của người Mỹ da đên. Foxtrot có nghĩa là bước đi của con chồn. Điệu Fox phù hợp với những bài hát có tính chất nhí nhảnh, nhún nhảy & yêu đời. Điệu Fox dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU FOX]

Rumba & Bolero là hai điệu nhạc khác nhau nhưng tiết tấu gần giống nhau. Đều thuộc dòng nhạc Latinh, Rumba là điệu nhạc múa Cuba dùng nhiều âm hình tiết tấu năm tiếng trong một ô nhịp. Bolero là điệu nhạc múa dân gian Tây Ban Nha có nhiều mõ lắc đệm. Với một cây guitar chúng ta không thể khắc họa những nét riêng của 2 điệu nhạc này mà chỉ có thể mô phỏng một cách tương đối tiết tấu của chúng. Điệu Bolero & Rumba dành cho các bài nhạc được viết ở nhịp 4/4 & rất phổ biến khi đệm các bài thuộc dòng nhạc Vàng, dòng nhạc Quê Hương

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU BOLERO & RUMBA]

Chachacha là một điệu thuộc dòng Latin, vui nhộn, đầy đam mê thường được dùng để đệm các bài hát có tính chất trữ tình, nóng bỏng. Điệu Chachacha dành cho các ca khúc được viết ở nhịp 4/4.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU CHACHACHA]

Tango là điệu nhạc khiêu vũ phương tây gốc Phi có pha lẫn chất múa Tây Ban Nha. Những bản Tango thường được viết ở nhịp 2/2 hoặc 4/4. Điệu nhạc này khá là uyển chuyển, mềm mại, thích hợp với những bài hát bay bổng, lãng mạn.

[XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHƠI ĐIỆU TANGO]

viết bởi Kenshin Hoàng Hiếu

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Tự Học Đệm Hát Guita Cơ Bản trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!