Xu Hướng 12/2023 # Hướng Dẫn Sử Dụng Sim Du Lịch Nga Của Hãng Beeline # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Sim Du Lịch Nga Của Hãng Beeline được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Beeline là nhà khai thác lớn nhất ở Nga, cung cấp vùng phủ sóng 3G tốt ở hầu hết các khu vực đô thị. Thẻ SIM vẫn hoạt động trong 3 tháng sau lần sử dụng cuối cùng. Để duy trì thẻ sim, bạn phải nạp tiền và phát sinh ít nhất một tin nhắn SMS hoặc 1 cuộc gọi mỗi chu kỳ 90 ngày để giữ cho tài khoản của bạn hoạt động. Gói cước hàng tháng dao động từ 350 đến 2500 RUB.

Cấu hình mạng Beeline

APN: internet.beeline.ru

Tên người dùng: beeline

Mật khẩu: beeline

2 cách để nhận cài đặt Internet Beeline tự động:

Sau khi thực hiện các bước được mô tả ở trên, thiết bị sẽ nhận được các cài đặt trong tin nhắn sẽ cần được lưu trong hệ thống. Khi bạn lưu thiết bị sẽ yêu cầu nhập mật khẩu, bạn có thể nhập mặc định là .

Làm cách nào để kích hoạt SIM? SIM được kích hoạt tự động.

Beeline hỗ trợ các dải tần và công nghệ mạng nào? GSM 900/1800, UMTS 2100, LTE 1800/2600

Làm thế nào để tìm số điện thoại của bạn? Sử dụng mã USSD* 110 * 10 # (ấn nút gọi) hoặc gọi số 067410 – bạn sẽ nhận được phản hồi trong SMS.

Làm thế nào để kiểm tra số dư?

Để kiểm tra số dư bằng mã USSD: * 102 # (ấn nút gọi)

Truy cập trang quản lý tài khoản hoặc trong ứng dụng di động “My Beeline”

Trên iPad: truy cập Settings – Cellular data – SIM programs – My Beeline – My balance and check the balance.

Nếu tin nhắn SMS không được gửi thì sao? Trong cài đặt thiết bị, kiểm tra và đặt các giá trị sau:

Trung tâm SMS số +79037011111;

Loại tin nhắn – văn bản tiêu chuẩn;

Kênh truyền tải là GSM.

Sau đó khởi động lại thiết bị.

Khi gửi SMS, hãy sử dụng tùy chọn “tạo mới”, sử dụng +7 để gửi tin nhắn SMS đến các số của Nga.

Nếu không có mạng trên thiết bị thì sao?

Không có vùng phủ sóng ở vị trí hiện tại.

Thay đổi địa điểm

Có một vấn đề với thiết bị của bạn.

Khởi động lại điện thoại

Lỗi chọn mạng

Cố gắng chọn cài đặt mạng, chọn tự động “Tìm kiếm mạng”. Nếu thiết bị không kết nối mạng với mạng, hãy chọn mạng Beeline theo cách thủ công

Lỗi thẻ SIM

Tháo ra lắp lại thẻ SIM

Sự cố thiết bị

Kiểm tra xem thẻ SIM có hoạt động ở thiết bị khác không. Nếu thẻ SIM không hoạt động, vui lòng đến các cửa hàng của Beeline

Số điện thoại khẩn cấp?

Hỏa hoạn – 001

Cảnh sát – 002

Xe cứu thương – 003

Dịch vụ cứu hộ khẩn cấp – 112 (miễn phí).

Chia sẻ kết nối Internet có được không? Việc chia sẻ kết nối Internet là không có sẵn. Để chia sẻ Internet, bạn có thể sử dụng phải đăng ký tại các cửa hàng của Beeline hoặc vào trang tài khoản của bạn .

Nếu bạn gặp trục trặc hay sự cố không thể vào được Internet, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay khi có thể vào được Internet (qua wifi khách sạn, sân bay) để được tư vấn hỗ trợ. Bạn có thể chat qua Facebook hoặc Zalo/Viber theo số +84935279988.

Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tiếng Nga

Du lịch luôn được coi là một trong những ngành được đẩy mạnh phát triển nhất tại Việt Nam bởi khả năng đem lại những nguồn thu khổng lồ. Đặc biệt là từ những năm 2000 thì khách du lịch Nga được biết đến là trọng điểm cũng như có số lượng người đến du lịch tại Việt Nam khá nhiều. Điều này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ về việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nga.

1. Đôi nét về việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga

Nếu như các bạn đã quá quen thuộc với việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh, tiếng trung, tiếng Nhật hay tiếng Hàn,..thì có lẽ hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga lại có vẻ khá mới mẻ.

Sự mới mẻ này dễ hiểu bởi thực tế tiếng Nga không thực sự phổ biến cũng như có nhiều người theo đuổi như các ngôn ngữ kể trên. Điều này dẫn đến thực trạng là việc tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga khá khó.

Việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nga hiểu đơn giản chính là việc người hướng dẫn sẽ sử dụng ngôn ngữ là tiếng Nga để giải thích cũng như giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử của một địa điểm du lịch cụ thể tại một đất nước nào đó cho những người đi tham quan trải nghiệm là người Nga có thể hiểu rõ hơn về nơi mình đặt chân đến. Đồng thời việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nga chính là người sẽ đồng hành với khách du lịch để có thể giúp họ hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa của đất nước mà họ tham quan, tiêu biểu là Việt Nam.

Trong thời buổi sự gia tăng của lượng khách du lịch Nga tới Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là các địa điểm nổi tiếng như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng hay Hội An,…nhu cầu tuyển dụng việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga ngày càng lớn. Theo con số thống kê, lượng khách Nga đến Việt Nam năm 2013 tăng gấp 2 lần so với cùng thời điểm của năm 2012 và đến nay, con số ấy đã lớn hơn rất nhiều. Những điều này cho thấy được rằng việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga đang trở nên được “săn đón” hơn cũng như có các cơ hội phát triển thực sự đáng mong đợi.

So với các việc làm khác, việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga là việc làm mà thị trường du lịch đang rất “khát” bởi số lượng ứng viên theo đuổi tiếng Nga thực sự không nhiều. Vì vậy, đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho những bạn theo đuổi ngôn ngữ này và có niềm đam mê với du lịch. Khi du lịch đang ngày càng được chú trọng đẩy mạnh, cộng với tiếng Nga đang khan hiếm ứng viên thì không còn một cơ hội nào thuận lợi hơn để các bạn có thể nắm bắt cho mình một việc làm đem đến những trải nghiệm ý nghĩa cùng với một sự mong đợi về mức lương hấp dẫn.

2. Mô tả việc làm hướng dẫn viên tiếng Nga

Là một việc làm khá hot hiện nay, vậy thực tế thì việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga sẽ thực hiện những công việc gì?

– Chịu trách nhiệm đón tiếp khách du lịch Nga

Đóng vai trò là hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga, bạn sẽ phải có trách nhiệm đón tiếp đoàn khách du lịch Nga của mình tại sân bay để họ biết được đoàn và xe sẽ dùng để di chuyển trong chuyến du lịch của mình.

– Sắp xếp khách sạn và phòng cho khách du lịch

Sau khi đã đón được đoàn khách Nga thì nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga chính là sắp xếp và hướng dẫn đoàn khách du lịch Nga của mình cách nhận phòng, số phòng và di chuyển đến đúng phòng của mình để cất đồ và nghỉ ngơi.

– Phổ biến về lịch trình tham quan du lịch trong chuyến đi

Khi các thủ tục ban đầu đã được hoàn thành, hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga sẽ thông báo cho khách Nga biết về lịch trình cụ thể của các ngày trong chuyến du lịch của họ. Đồng thời, mỗi ngày sẽ nói lại về lịch trình của ngày hôm đó để họ dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ.

– Đưa đoàn khách du lịch Nga đi tham quan

– Hỗ trợ khách du lịch Nga trong vấn đề về việc lựa chọn quà

Bên cạnh việc hướng dẫn trong quá trình tham quan thì hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga sẽ phải hỗ trwoj khách du lịch Nga về vấn đề mua, chọn quà lưu niệm hay các đặc sản của Việt Nam.

– Tìm hiểu khẩu vị ăn uống để đưa ra các điều chỉnh

Ăn uống cũng là điều mà các hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga cần quan tâm và chú ý. Bởi việc sống ở hai đất nước khác nhau, khẩu vị khác nhau đôi khi sẽ có những sự không dễ dàng trong việc ăn uống. Vì thế, tìm hiểu nhu cầu ăn uống của khách du lịch là rất cần thiết để có những sự thay đổi phù hợp nhất.

– Thường xuyên kiểm tra về số lượng khách du lịch

Điều này nhằm đảm bảo việc bạn sẽ không làm thất lạc bất kỳ khách du lịch Nga nào tại các địa điểm tham quan, du lịch.

– Thực hiện việc làm các thủ tục check out cho khách

Khi đã làm các thủ tục check-in thì hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga sẽ đảm nhận cả việc thực hiện các thủ tục check-out để trả khách cũng như hỗ trợ khách trở về nước một cách an toàn nhất.

Về cơ bản đó sẽ là những công việc của hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể thì khối lượng cũng như số lượng công việc sẽ có những sự thay đổi nhất định.

3. Yêu cầu việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nga với ứng viên

Việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga đang thực sự là một việc làm “hot” và có nhu cầu tuyển dụng khá lớn. Để có thể ứng tuyển vào vị trí này thì những yêu cầu công việc sẽ là điều cần thiết mà các bạn cần nắm bắt.

– Tốt nghiệp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch và có chứng chỉ về ngôn ngữ Nga.

Đây là yêu cầu đầu tiên mà các bạn cần có được. Điều này nhằm đảm bảo các bạn có được kiến thức và kỹ năng trong việc làm hướng dẫn viên du lịch. Chứng chỉ về tiếng Nga là điều bắt buộc mà bạn cần có, đây là vũ khí quan trọng quyết định tới 80% việc bạn có trúng tuyển hay không.

– Có chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Với việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga thì để có thể hành nghề bạn cần sở hữu cho mình thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch với ngôn ngữ là tiếng Nga.

Việc làm hướng dẫn viên du lịch yêu cầu bạn phải di chuyển như cũng như đảm nhận khá nhiều công việc cùng một lúc. Vì thế, yêu cầu sức khỏe luôn là yêu cầu được đưa ra đối với việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga.

– Có khả năng chịu được áp lực công việc cao

– Có khả năng giao tiếp, trình bày vấn đề tốt, phát âm tiếng Nga chuẩn.

– Có khả năng xử lý vấn đề một cách linh hoạt

– Có kỹ năng quản lý, tổ chức

– Có kỹ năng về team building

– Có kiến thức và am hiểu về văn hóa Việt Nam và văn hóa của nước Nga

– Có khả năng làm việc vào các ngày lễ, ngày nghỉ, làm thêm giờ

Đó là những yêu cầu cơ bản đối với ứng viên nếu như muốn ứng tuyển vào việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga.

4. Quyền lợi từ việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga

Với việc thị trường hiện đang “khan hiếm” hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga thì để thúc đẩy cũng như tuyển dụng được những ứng viên tiềm năng các công ty du lịch sẽ chú trọng vào những quyền lợi mà ứng viên có thể nhận được khi đảm nhận vị trí này.

– Môi trường làm việc năng động, trẻ trung và hiện đại là điều mà các công ty du lịch đem đến cho ứng viên. Giúp họ có những cơ hội được trải nghiệm và phát triển với nghề.

– Được làm việc cùng với hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm và cơ hội để rèn luyện bản thân. Mở ra những cơ hội thăng tiến trong tương lai.

– Có cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, điển hình là tiếng Nga.

– Được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Được thưởng vào các ngày lễ lớn, thưởng sinh nhật, đám hiếu, hỷ, chế độ nghỉ phép hợp lý,…

– Được bao trọn chi phí di chuyển, địa điểm ăn, ở cùng với đoàn du khách.

– Có cơ hội được trải nghiệm và khám phá nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới.

– Được kết bạn và mở rộng nhiều mối quan hệ thông qua công việc hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga.

– Nhận được mức thu nhập hấp dẫn. Thông thường, với việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga, mức lương trung bình dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng, chưa kể những khoản thưởng riêng .

5. Địa chỉ đào tạo việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga uy tín

Nếu như xác định việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga là sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình thì việc chuẩn bị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết.

Điểm danh những trường đào tạo chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch có thể kể đến như:

– Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

– Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Kinh tế quốc dân

– Trường Đại học Thương Mại

– Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Đây là top những trường có chất lượng đào tạo uy tín về chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch cùng với đó chính là những trường có sự đào tạo tốt về tiếng Nga mà các bạn có thể tham khảo.

6. Gợi ý công ty tuyển dụng việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga đang rất lớn. Những công ty có thể kể đến như:

– Công ty Cổ phần Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam – Vietravel

– Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigon Tourist

– Công ty CP DV du lịch Bến Thành

– Công ty lữ hành Hanoitourist

– Công ty CP du lịch Exotissimo Việt Nam

– Công ty CP du lịch Việt Nam – Hà Nội

Lược Sử Ra Đời Hoạt Động Du Lịch Và Vị Trí Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Lược sử ra đời của hoạt động du lịch là gì ?

Cũng như nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất, ngành du lịch được hình thành rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định. Thời cổ đại, các quốc gia chiếm hữu nô lệ với các nền văn minh rực rỡ ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã được hình thành. Con người đã có quá trình giao lưu kinh tế và văn hóa. Nhu cầu tìm hiểu, tham quan và cả nghỉ ngơi đã xuất hiện trước hết ở giai cấp quý tộc chủ nô, rồi tới các thương gia, các nhà tu hành, nhà khoa học, … Các nhà sử học cho rằng, từ 5000 năm trước đây, những chuyến vượt biển đã được bắt đầu ở Ai Cập. Trong những chuyến đi ấy, người ta kết hợp các mục đích, trong đó có cả mục đích du lịch, dù những khái niệm du lịch, hoạt động du lịch chưa ra đời.

Theo những miêu tả được ghi trên tường của đền thờ Deit El Bahari ở Luxor, vào năm 1490 trước Công Nguyên, vua Ai Cập đã tổ chức một chuyến đi vì mục đích du lịch đến miền Punt (có thể là Somali ngày nay). Những người đi du lịch đó thực sự là những người dũng cảm, trong điều kiện di chuyển ở những chặng đường dài như vậy. Những người Sumers vùng Lưỡng Hà đã sáng tạo ra tiền và dùng nó trong hoạt động vận chuyển, và kinh doanh cùng với bánh xe, cách đây gần 6000 năm, được xem là cái mốc quan trọng, đánh dấu sự hình thành ngành du lịch. Các nhà khoa học Mỹ (Robert W Mc’ Wtosh và Charles R. Goeldner) cho rằng, họ là người sáng lập Ngành Du Lịch của nhân loại, vì người ta có thể trả tiền cho việc vận chuyển và lưu trú.

Hàng nghìn năm trước công nguyên, cư dân ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc đã thực hiện những chuyến hành hương tới các đền đài, chùa miếu, lăng tẩm, … trong những lễ hội tôn giáo. Những chuyến đi kéo dài nhiều ngày, thậm chí hàng tháng và cách xa nơi ở của họ, đã dẫn tới việc xuất hiện những nơi ăn ở dành cho người hành hương. Đó chính là những dịch vụ sơ khai cho loại hình du lịch, được gọi là du lịch tôn giáo, nói rộng ra là du lịch văn hóa sau này. Một số nhà tư tưởng, nhà khoa học cũng đã thực hiện những chuyến du lịch dài ngày trên lãnh thổ quốc gia rộng lớn như Khổng Tử (551 – 479 trước Công Nguyên) đã đến nhiều vùng của Trung Hoa, như Herodote (480 – 420 trước Công Nguyên) đã thực hiện những chuyến lữ hành dài ngày từ Hy Lạp tới Ai Cập, Ba Tư, Lưỡng Hà, … Những chuyến đi trong thời cổ đại còn được tiếp tục và ngày càng có nhiều người tham gia.

Từ thế kỷ IV trước Công Nguyên, Hy Lạp đã phát triển cường thịnh. Việc đi đến các vùng đất ở Địa Trung Hải với các mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan nghiên cứu ngày càng thu hút đông đảo giai cấp chủ nô Hy Lạp. Năm 776 trước Công nguyên, địa hội thể thao Olimpic đã đầu tiên tổ chức tại Hi Lạp, thu hút nhiều người tham dự đấu thể thao, (cả người thi đấu và người thưởng ngoạn). Do đó các cơ sở phục vụ ăn, ở cho vận động viên và khán giả cũng các dịch vụ khác đã nảy sinh xung quanh khu vực thi đấu. Loại hình du lịch công vụ, thể thao, tham quan nghiên cứu đã xuất hiện và tồn tại lâu đời trên bán đảo này.

Đế quốc La Mã ra đời và phát triển cực thịnh từ thế kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ I sau công nguyên, đã đánh dấu sự phát triển của các hoạt động du lịch ở Địa Trung Hải. Sự phát triển của đường giao thông, việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ và hoành tráng như các đền thờ, dinh thự, quảng trường ở các thành thị cổ đại La Mã ( đặc biệt là đấu trường Colise’e, nhà tắm Cara Cala và đền Athena ) đã thôi thúc con người từ nhiều vùng đổ về du ngoạn. Người La Mã đã lập ra một hệ thống trạm dừng chân cho khách với các dịch vụ nghỉ trọ, ăn uống, bán cỏ khô cho ngựa hay đổi xe, thay ngựa cho khách. Trong các trạm này, mà ngày nay có tên gọi là các lữ quán (Hostelry) có cả những phòng đặc biệt dành cho quý tộc chủ nô, quan chức và phòng bình thường cho các khách lữ hành.

Cũng từ bán đảo La Mã, nhiều người đã đi du lịch tới các vùng Địa Trung Hải như thăm các Kim Tự Tháp ở Ai Cập, vườn treo Babylon ở Lưỡng Hà, các đền đài ở Hy Lạp … Những cơ sở chữa bệnh, nghỉ mát, nơi có các lễ hội, thi đấu thể thao, … dược lựa chọn, được giới thiệu và ở đó mọc lên các dinh thự làm nơi nghỉ dưỡng, các dịch vụ giải trí, chữa bệnh và sử dụng thời gian rãnh rỗi cho các hoạt động thể thao. Đó là những yếu tố cơ bản dẫn tới sự hình thành các loại hình du lịch và các khu du lịch ở Địa Trung Hải. Vùng Tiểu Á trên Địa Trung Hải cũng là nơi diễn ra các hoạt động khá rầm rộ vào các thế kỷ IV – I trước công nguyên. Tài liệu thành văn cho thấy, năm 334 trước công nguyên ở Ephesus (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào dịp lễ hội đã có khoảng 700.000 khách du lịch tập trung để thưởng thức các hoạt động vui chơi, biểu diễn.

Đó là thời kỳ yên ổn và thịnh vượng của các quốc gia cổ đại với những thành tựu văn minh rực rỡ. Con người vừa có điều kiện thời gian và tiền bạc,vừa đảm bảo an toàn khi đi du lịch. Sự suy tàn các quốc gia cổ đại trong đó có đế quốc La Mã từ thế kỷ IV, và từ khi đế quốc Tây La Mã diệt vong (năm 476) kéo theo sự suy tàn của hoạt động du lịch. Người ta gọi đó là “thời kỳ đen tối” với các cuộc xung đột, thôn tính lẫn nhau của các quốc gia phong kiến châu Âu đang trong quá trình hình thành và phát triển thịnh đạt. Ngoài ra cuộc hành quân chinh phạt, xâm lăng mà đáng kể nhất là các cuộc Thập Tự Chinh (có 8 cuộc Thập Tự Chinh lớn từ phương Tây sang phương Đông : 1096 – 1270), chỉ có các hành hương tôn giáo đến các thánh địa là đáng kể.

Những chuyến du lịch rất ít ỏi và cũng khá mạo hiểm. Ngoài sự mất an toàn,người ta còn gặp trở ngại về sự xuống cấp của đường xá, của các dịch vụ du lịch và sự trở ngại lớn nhất là sự ngăn sông cách chợ mà chế độ phong kiến đã tạo ra ở cả phương Đông và phương Tây. Sự ra đời các lãnh địa phong kiến rộng lớn thời Trung Cổ, đã làm suy sụp các hoạt động du lịch thịnh hành thời cổ đại. Tuy vậy, cũng có những nhà du lịch mạo hiểm và dũng cảm với khao khát tìm hiểu thế giới rộng lớn. Vào năm 1271, một người Italia là Marco Polo đã từ Venise đi Trung Quốc và nhiều nơi ở phương Đông. Ông cũng từng đặt chân lên thương cảng Đại Chiêm (nay là Hội An – Quảng Nam,Việt Nam) Marco Polo trở về Châu Âu năm 1292 và viết cuốn sách “Marco Polo du ký”. Cuốn sách đã gợi lòng ham hiểu biết của nhiều thế hệ người Châu Âu sau này.

Cuối thế lỷ XV, đầu thế kỷ XVI những hiểu biết địa lý, thiên văn, hải dương, và kỹ thuật đi biển đã giúp chon người có những phát kiến địa lý lớn. Từ 1492 đến 1504, Christophe Colombo đã tiến hành 4 cuộc hành trình thám hiểm sang một lục địa mới, mà sau này được gọi là Châu Mỹ. Đó là một phát kiến địa lý lừng danh. Phát kiến lớn tiếp theo là chuyến đi vòng quanh Châu Phi, vượt qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ (năm 1497 – 1499) của Vasco de Gama người Bồ Đào Nha. Chuyến đi vòng quanh thế giới trên biển của đoàn thám hiểm do Fernand Majellan đẫn đầu (trong những năm 1519 – 1522) là phát kiến rất quan trọng,có ý nghĩa nhiều mặt. Những chuyến đi ấy dẫu không phải vì mục đích du lịch, nhưng trên ý nghĩa nhất định, đã mở hướng cho hoạt động lữ hành quốc tế trên phương vận tải thủy. Mặc khác, những chuyến đi ấy có thể coi là những chuyến đi thám hiểm, nghiên cứu lớn của con người với thế giới rộng lớn.

Từ thế kỷ XVI trở đi, những chuyến lữ hành của con người đến các châu lục trở nên phổ biến hơn. Các thương gia, nhà ngoại giao, nhà khoa học, nhà truyền giáo … từ châu Âu đến châu Á, châu Phi, châu Mỹ … đã được coi là những “chuyến lữ hành vĩ đại” ,góp phần giao lưu giữa các nền văn hóa thế giới, và dĩ nhiên tăng cường sự hiểu biết của con người về vùng đất lạ, thoả mãn tâm lý “chuộng lạ” của du khách, mà đó là một trong những lý do chủ yếu để người ta đi du lịch. Tất nhiên, trong lịch sử cũng có những chuyến lữ hành từ châu Á, châu Mỹ tới các châu lục khác, làm cho hoạt động du lịch ngày càng mở rộng hơn như một thực tế đòi hỏi. Các cuộc cách mạng tư sản, bắt đầu từ cách mạng tư sản Netherland (1564 – 1609) đến cách mạng tư sản Anh (1642 – 1660), cách mạng tư sản Mỹ(1776 – 1783), cách mạng tư sản Pháp ( 1789 – 1794)… đã mở ra cho con người sự giao lưu mới với thiết chế tự do tư sản.

Nhiều người có nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao … ở những vùng có khí hậu trong lành, phù hợp, có điều kiện thiên nhiên lý tưởng hay có các tài nguyên nhân văn độc đáo hấp dẫn. Từ đó, một số trung tâm du lịch, khu du lịch được hình thành. Nếu xưa kia, người ta có xu thế đi du lịch tới các kỳ quan thế giới : Kim Tự Tháp ở Ai Cập, vườn treo Babylon; tượng thần Zeus ở Olempia Hy Lạp; tượng thần Helios trên đài Phodes Hy Lạp; đền thờ nữ thần Artemis ở Ephese (Hy Lạp,nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ); lăng mộ Mausolus ở Halicarnasse ( Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay); ngọn hải đăng và thư viện ở Alexandria ( Ai Cập) thì nay đã mở ra nhiều nơi khác với rừng, bờ biển đẹp và suối khoáng …

Các loại hình du lịch dần dần được hình thành, từ các trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế như Roma (Italia), Paris, Nice (Pháp), Carlo (Séc), Baden(Đức). Những nơi này thu hút hàng vạn khách trong và ngoài quốc gia. Du lịch quốc tế bắt đầu có xu hướng gia tăng trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là loại du lịch có tên gọi “Grand Tour” xuất hiện ở Châu Âu cuối thế kỷ XVIII. Đó là các chuyến du lịch của các sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp, đã đến các nước để kiểm chứng thực tế trong 2 tới 3 năm rồi trở về áp dụng trong các công ty, xí nghiệp của mình. Lượng hành khách, thời gian du lịch của khách và các dịch vụ gia tăng đã dẫn tới sự hình thành thị trường du lịch. Hoạt động du lịch đã thành hiện tượng từ cuối thế kỷ XIX.

Song cho đến thế kỷ XX, nói chung khách du lịch chủ yếu tự tổ chức các cuộc hành trình, chứ chưa hình thành các tổ chức phục vụ cho các cuộc du lịch của khách. Sự xuất hiện của phương tiện tàu hoả cũng dẫn tới loại dịch vụ đặt chỗ. Vào năm 1922, một người Anh là Robert Smart, nhân viên tàu hoả đã đặt chỗ khách đi tới các cảng ở nước Anh. Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841, ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả từ Leicester đến Lafburoy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị. Giá dịch vụ vận chuyển là một Sterling / một hành khách.

Hành khách (sau này được gọi là những du khách tham gia vào loại du lịch công vụ) trong cuộc hành trình được phục vụ văn nghệ, nước chè và các món ăn nhẹ. Chuyến đi rất thành công và mở ra dịch vụ các cuộc lữ hành cho du khách. Sau Thomas Cook, nhiều người trên thế giới cũng bắt chước ông trên phương tiện tàu hỏa. Năm 1812, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành một loại tổ chức kinh doanh du lịch rất quan trọng: các hãng du lịch hay còn được gọi là các hãng lữ hành (Travel Agency, Agence de voyage, Reieburo, …) làm cầu nối giữa khách du lịch và các bộ phận phục vụ du lịch để hoạt động du lịch thuận lợi và nhịp nhàng. Cũng từ đây, ngành công nghiệp lữ hành (Travel Industry) bắt đầu manh nha.

Từ nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt là vào 30 năm cuối, du lịch có điều kiện phát triển hơn do Châu Âu và thế giới nói chung ở trong hòa bình,và các nước tư bản đang trong quá trình tích tụ tư bản để chuyển sang một giai đoạn mới. Mặc khác thành tựu khoa học kỹ thuật cũng tạo những điều kiện vật chất cho du lịch được đẩy mạnh. Các phương tiện du lịch đường thủy, tàu hỏa đưa số lượng khách tăng hằng năm và bắt đầu xuất hiện loại du lịch bằng xe đạp và đi bộ. Các khách sạn cũng mọc lên nhiều hơn,đặc biệt ở những vùng được quy hoạch (ở Địa Trung Hải, ở một số nơi tại Thuỵ Sỹ, ở Nice và Cane tại Pháp…). Theo những số liệu chưa chính thức, chỉ năm 1896, các khách sạn tại một số thành phố lớn châu Âu đã đón và phục vụ từ 3 đến 5 triệu khách du lịch các loại.

Vào những năm vắt ngang hai thế kỷ XIX và XX, du lịch bằng ôtô xuất hiện cùng với việc xây dựng đường ôtô và sự phát triển các phương tiện thông tin liên lạc. Người đi du lịch chủ yếu vẫn là các quý tộc, quan chức, thương gia và các tầng lớp tư sản giàu có và tập trung nhiều vào loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí… Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch tiếp tục phát triển với việc sử dụng phương tiện vận chuyện bằng máy bay. Năm 1925, hãng hàng không Đức Lufthansa đã hoàn thành chuyến bay dài 118 dặm và mở ra cho du lịch một hướng vận chuyển khách thuận lợi. Một số nước châu Âu cũng xây dựng và tổ chức các hãng du lịch quốc tế nhằm thu ngoại tệ để khôi phục và phát triển kinh tế. Cho tới cuối những năm 30, du lịch phát triển rất mạnh.

Theo A. Cofechec trong cuốn “Lịch sử phát triển du lịch – Bundapest – 1966”, số người tham gia du lịch ở châu Âu và châu Mỹ khoảng từ 50 – 60 triệu. Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho hoạt động du lịch gần như ngừng trệ. Sau những năm khôi phục nền kinh tế xội hội bị tàn phá, từ thập kỷ sáu mươi du lịch đã dần dần phát triển với tốc độ nhanh. Sự phát triển của kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho nhân loại mở rộng và tăng cường các hoạt động du lịch. Đồng thời, các dịch vụ du lịch cũng ngày càng mở rộng và nâng cao về quy mô và chất lượng. Hàng loạt hãng du lịch ra đời ở các quốc gia, các châu lục trên toàn thế giới với sự liên kết ngày càng đa dạng. Ngày 02/01/1975 Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO) đã được thành lập, và là tổ chức quốc tế về du lịch lớn nhất liên kết các hoạt động du lịch của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trong gần hai thập kỷ qua, cách mạng khoa học kỹ thuật đã đưa tới những thành tựu kỳ diệu cho nhân loại. Việc cơ giới hoá, tự động hoá kỹ thuật tin học ngày càng phát triển đã đem lại năng xuất lao động tăng cao, mức sống ngày càng tốt hơn và thời gian nhàn rỗi của người lao động cũng nhiều hơn. Do đó,các chuyến du lịch cũng tăng lên rất nhanh cả về dòng du khách cũng như độ dài của chuyến du lịch cùng với các dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện. Giai đoạn này được một số nhà nghiên cứu gọi là giai đoạn “bành trướng du lịch”. Du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch đã và đang trở thành hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến, thành ngành kinh tế mũi nhọn của một số nước, ngành “công nghiệp không khói”. Lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóng.

Năm 1950, cả thế giới có 25 triệu lượt khách du lịch, đến năm 1995 đã có 567 triệu lượt khách. Các nhà kinh tế dự báo đến năm 2000 lượng khách du lịch sẽ tăng tới khoảng 600 triệu lượt. Cùng với việc tăng lượng khách, nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch cũng tăng lên hàng trăm lần từ sau chiến tranh thế giới thế 2 đến nay. Điều đó cho thấy nhu cầu du lcịh và khả năng thanh toán của khách ngày càng cao, và các dịch vụ du lịch cũng ngày càng đa dạng hóa, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Cùng với việc phát triển du lịch, các tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch và dịch vụ du lịch cũng ra đời, đã tăng cường khả năng liên kết của ngành kinh tế đặc biệt này. Xu hướng quốc tế hoá du lịch đòi hỏi sự phối hợp giữa các hãng, các công ty du lịch trên phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay, trên thế giới diễn ra những thay đổi quan trọng như hướng đi của các dòng du khách, mà nét nổi bật là xu hướng tới các nước đang phát triển và mới phát triển với loại hình du lịch văn hóa và du lịch môi trường sinh thái. Các nước ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đang là những nước giữa vai trò du lịch quốc tế chủ động. Mặt khác, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng thuy đổi theo từng giai đoạn, mà nét nổi bật mà tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch trong các dịch vụ cơ bản (lưu trú,vận chuyển, ăn uống) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm, giải trí, tham quan…) có xu hướng tăng lên. Một xu hướng nữa là việc sử dụng các dịch vụ du lịch trọn gói ngày càng ít hơn cùng với việc bớt giảm các thủ tục về xuất nhập khẩu hải quan. Khách du lịch ngày càng chủ động hơn trong việc lựa chọn dịch vụ cho mình, kể cả dịch vụ hướng dẫn du lịch.

Ở Việt Nam, đi du lịch cũng là nhu cầu từ xa xưa, và các thế hệ người Việt Nam cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử. Khách du lịch từ đất Việt ra đi chủ yếu thuộc các tầng lớp trên hoặc thương gia, nhà khoa học, nhà tu hành … Mặc khác, nhiều khách du lịch nước ngoài cũng có làm những chuyến lữ hành đến Việt Nam. Tuy vậy ngành du lịch Việt Nam hiện nay có tuổi chưa phải cao nếu kể từ ngày thành lập vào 9/7/1960 theo Nghị định 26/CP của Chính Phủ. Từ Công Ty Du Lịch Việt Nam ngày ấy đến Tổng cục Du Lịch Việt Nam bề thế hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm và đã từng bước trưởng thành. Trong thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế – xã hội, du lịch Việt Nam cũng có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nhiều mặt của đất nước.

Hiện nay cả nước có tới hơn 800 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (không kể các hộ tư nhân) tham gia vào việc kinh doanh khách sạn và các dịch vụ du lịch, có hơn 254 công ty lữ hành nội địa và 78 công ty lữ hành quốc tế. Riêng trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đã cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho gần 3000 người. Các đơn vị kinh doanh du lịch của Việt Nam đã có mối liên kết,hợp tác với hơn 1000 hãng công ty Du Lịch từ 60 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Ngành Du Lịch Việt Nam là thành viên của tổ chức Du Lịch Thế Giới ( WTO) từ tháng 9/1981, thành viên của Hiệp Hội Du Lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) từ 1989, thành viên của Hiệp Hội Du Lịch Đông Nam Á (ASEANTA) từ 1995 …

Đó là con số có ý nghĩa khẳng định thế mạnh của du lịch trong tương lai. Những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam đang được đặt ra vừa cấp thiết vừa lâu dài, nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng được đề ra trong Đại hội lần thứ VIII là : “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung,ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu từ vào khách sạn. Cổ phẩn hoá một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư, cải tạo nâng cấp,liên doanh với nước ngoài, xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn , chất lượng,đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch”.

Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay. Pháp lệnh du lịch Việt Nam được ban hành ngày 20/2/99 đã đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam trong những năm tới mà trước tiên là những sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000. Với mục tiêu : “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới”, du lịch Việt Nam đang chuẩn bị những điều kiện cả trước mắt cũng như lâu dài để đón, và phục vụ khách du lịch gần xa. Một trong những điều kiện ấy là đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch, trong đó có đào tạo hướng dẫn viên, những người được ví như sứ giả, người đại diện đón và phục vụ khách du lịch. Từ đường lối ấy, và từ những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang chuyển mình, đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đang là đòi hỏi khách quan trong đó có việc trang bị kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch.

Vị trí của hoạt động hướng dẫn du lịch

Trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của du lịch, buổi ban đầu, hướng dẫn du lịch chưa hình thành đồng thời. Khách du lịch chủ yếu tự tìm hiểu để thoả mãn những nhu cầu của chuyến đi theo mục tiêu đã định. Sau đó, thường là tại các điểm du lịch những người địa phương đảm nhiệm vai trò giới thiệu cho khách từ những hiểu biết của mình. Cùng với thời gian, dòng du khách lớn lên kéo theo sự đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch cũng ra đời, ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết trong kinh doanh du lịch nói chung.

Hoạt động này từ chỗ là hoạt động kết hợp của những chủ dịch vụ, những nhà khoa học hoặc những người có hiểu biết cụ thể về một hay nhiều lĩnh vực nhất định, về một hay nhiều đối tượng tham quan tại điểm du lịch nhất định được thuê mướn đến chỗ trở thành hoạt động đặc trưng của ngành du lịch. Hướng dẫn viên du lịch ra đời từ đòi hỏi khách quan, đòi hỏi nghề nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu hiểu biết của du khách. Thông thường, hướng dẫn du lịch để thoả mãn những nhu cầu chủ yếu của khách du lịch, mà vì những nhu cầu đó họ sử dụng thời gian rảnh rỗi và tiền bạc cho nó.

Hoạt động hướng dẫn du lịch còn góp phần rất quan trọng vào kinh doanh du lịch nói chung. Thông qua hoạt động hướng dẫn, các dịch vụ du lịch cơ bản như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển được thực hiện chu đáo hơn, phong phú hơn do có sự phối hợp của hướng dẫn viên. Những nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ này thường được đáp ứng chính xác, nhanh chóng, đầy đủ hơn. Ngoài ra, từ hoạt động hướng dẫn du lịch, khách du lịch, cũng góp phần làm cho các dịch vụ bổ sung thêm sôi động. Bởi lẽ, qua các hướng dẫn viên du lịch các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ nắm bắt thị hiếu, tâm lý, đặc tính và cả tình trạng sức khoẻ …của khách du lịch để kịp thời có những điều chỉnh đáp ứng tốt hơn cho khách và do đó, dịch vụ du lịch sẽ phát triển hơn, doanh thu sẽ cao hơn.

Hoạt động hướng dẫn du lịch không chỉ thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch theo mục đích của chuyến du lịch,của loại hình du lịch họ lựa chọn, của những đối tượng mà họ cần tìm hiểu, cần sử dụng mà còn góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình du lịch của họ. Có rất nhiều vấn đề với nhiều tình huống khác nhau xảy ra trong quá trình thực hiện các chuyến du lịch của khách tại nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh, nơi lưu trú, nơi nghỉ dưỡng, chữa bệnh, lúc ăn uống, trên phương tiên vận chuyển qua các vùng, tại điểm du lịch … mà khách du lịch cần tới hoạt động hướng dẫn giúp khách. Và cũng chính từ những đòi hỏi đó – vốn ngày càng trở nên quen thuộc trong du lịch – hoạt động hướng dẫn du lịch càng có vị trí không thể thiếu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh du lịch.

Tóm lại, hoạt động hướng dẫn du lịch ra đời sau quá trình tham quan du lịch trong lịch sử của ngành nhưng đã có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch đã và luôn là một loại dịch vụ rất cơ bản và là dịch vụ đặc trưng của du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch và góp phần to lớn vào doanh thu từ du lịch. Với sự bùng nổ của thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật tin học,hoạt động hướng dẫn du lịch có được sự trợ giúp của nhiều yếu tố nên thuận lợi hơn, đặc biệt là các thông tin tới khách du lịch. Song, hoạt động hướng dẫn du lịch vẫn rất cần thiết và đòi hỏi nghiệp vụ hướng dẫn ngày càng cao hơn.

Đinh Trung Kiênhttps://www.tampacific.net

Lễ Tốt Nghiệp Khóa Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tiếng Nga

Chiều nay, ngày 4/2/2023 trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã long trọng tổ chức “Lễ tốt nghiệp lớp Tiếng Nga du lịch” tại phòng họp A204 . Trải qua hơn 10 tháng học tập tại trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, lớp hướng dẫn viên du lịch Tiếng Nga được Hội bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa cử ra học tập. Tới nay 22 em sinh viên đã trải qua qu á trình học tập và rèn luyện đã hoàn thành tốt khóa học.

Toàn cành buổi Lễ tốt nghiệp lớp hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga

Tới dự Lễ tốt nghiệp có sự tham gia của các thầy cô trong Ban giám hiệu các phó Hiệu trưởng chúng tôi Vũ Văn Hóa; TS. Đỗ Quế Lượng; TS. Lê Khắc Đóa, TS. Trần Công Bẩy. Cùng với đại diện ban chủ nhiệm các khoa đại diện các thầy cô giáo Khoa Nga và khoa Du lịch

Về phía khách mời có Ông. Lê Hồng Dương (Chủ tịch hội bảo trợ và trẻ em mồ côi tỉnh Thanh Hóa); Ông Lê Phan Cừ (Phó chủ tịch hội bảo trợ trẻ em Việt Nam); Bà. Nguyễn Thị Thúy (Phó chánh văn phòng). Cùng các thầy cô bên khoa Tiếng Nga đại diện có PGS. TS Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên chủ nhiệm khoa Tiếng Nga)

GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc buổi lể

Mở đầu buổi lễ tốt nghiệp GS. TS Vũ Văn Hóa- Phó hiệu trưởng lên gửi lời phát biểu tới các thầy cô cùng các em sinh viên, thầy chia sẻ: ” Có thể nói lớp học tình thương chủ yêu là lớp để dành cho các em của hội khuyết tật và bảo trợ trẻ em mồ côi tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, thời gian là 2 năm nhưng thực tế chúng ta học 10 tháng 1 cách liên tục, trong quá trình này GS. Hiệu trưởng Trần Phương và các thầy trong ban giám hiệu cùng cộng tác với các đồng chí tại hội bảo trợ làm việc rất tích cực thì cho đến nay lớp học của chúng ta đã có kết quả và thành công tốt đẹp. Theo báo cáo kết quả đạt được các em đã có một vốn ngoại ngữ rất tốt có thể giao tiếp với người nước ngoài (đặc biệt là du khách Nga) trong quá trình này còn nhiều nghiệp vụ về du lịch được các thầy giáo trong khoa Du lịch giúp đỡ tận tình.

Hôm nay là ngày cuối cùng để nhà trường chia tay các em học viên, có mấy điều tôi xin phép các quý vị đại biểu ở đây muốn nói riêng với các em sinh viên. Các em thân mến quá trình học tập tại nhà trường này rất ngắn nhưng các em đã cố gắng nỗ lực hết mình để học tập tại trường thầy có mấy điều mong muốn muốn gửi tới các em. Mong cho các em sau này ra trường sớm tìm được việc làm tự thân lập nghiệp từ những kiến thức đã học tập tại trường, và thầy mong rằng các em sau này nếu có điều kiện sẽ vào được Đại học là tốt nhất, cánh cửa trường Kinh doanh và Công nghệ luôn mở rộng chào đón các em là sinh viên. Sau này các em ra trường đi làm sẽ là cầu nối giữa nhà trường với xã hội là cách mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới để quảng bá thương hiệu riêng của chúng ta”.

Đại diện hội bao trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam gửi lời chia sẻ tới các em, đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô và ban giám hiệu đã giúp đỡ các em trong thời gian qua

Đại diện hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam cũng có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp, ông cũng gửi lời chia sẻ tới các em, gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã giúp đỡ các em:

Sự phối hợp trợ giúp này cho thấy sự quan tâm, tấm lòng thiện nguyện, biết sẻ chia của nhà trường, của các cơ quan, tổ chức tỉnh thanh hóa cũng như của Hội bảo trợ NTT và trẻ MC VN đối các em mồ côi. Qua khóa đào tạo này, các em đã trưởng thành và ngày hôm nay đã tốt nghiệp khóa đào tạo và một thời gian tới các em sẽ trở thành những người lao động có chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc với hành trang đã được đào tạo.Các em sẽ có việc làm, có thu nhập và đóng góp cho cộng đồng xã hội, trở thành người công dân có ích. Đó là sự mong mỏi của các thầy cô giáo, của nhà trường, của Tỉnh Thanh hóa và của Hội bảo trợ NTT và trẻ mồ côi VN.

Không có gì vui hơn khi được trợ giúp các em và chứng kiến các em trưởng thành, được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản như những em bình thườ ha ông ta có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” để nói lên tình cảm sẻ chia của những người có lòng hảo tâm đã giành cho các em điều kiện để học tập, để trưởng thành, để đứng trên đôi chân của mình. Chúng tôi hy vọng các em luôn luôn ghi tạc những sự trợ giúp quý báu của các thầy cô giáo, của nhà trường của các cơ quan,tổ chức của Tỉnh thanh hóa, của Hội bảo trợ NTT và trẻ mồ côi VN cũng như những nhà hảo tâm và mang theo bên mình để cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, trở thành những người con có ích cho đất nước, cho xã hội và không quên trở lại giúp đỡ, sẻ chia với những em, những người không may phải chịu thiệt thòi, không may mắn trong cuộc sống.

Đại diện cán bộ nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho các em

Đáp lại tình cảm của Nhà trường , Ban giám hiệu và các thầy cô giáo dành cho, sinh viên Lê Thị Thảo thay mặt lớp tiếng Nga du lịch bày tỏ niềm hân hoan vui mừng niềm tự hào, và biết ơn sâu sắc của mình, gửi tới lời cảm ơn tới các thầy cô. Thay mặt 22 bạn sinh viên sẽ cố gắng trau dồi rèn luyện kiến thức của mình để ngày càng tiến bộ hơn, mang những kiến thức đã học đi phục vụ ngoài xã hội, để không phụ công thầy cô bạn bè và nhà trường đã tin tưởng.

10 tháng học tập tai trường được các thầy cô giúp đỡ, tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất về chỗ ăn ở, đi lại, sinh hoạt hàng ngày, đợt thực tập vừa qua nhà trường đã tổ chức cho các em đi thực tập tại Sầm Sơn – Thanh Hóa và Nha Trang, và rất vui rằng đã có những em được nhận lại làm việc luôn tại nơi thực tập, đây thực sự là 1 thông tin rất vui và phấn khởi tới các thầy cô.

Buổi Lễ tốt nghiệp khóa đào tạo hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga đã diễn ra thành công tốt đẹp, qua khóa đào tạo này đã giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn có 1 công việc ổn đinh cho sau này, giúp đỡ các em một phần nào đó, giờ đây các em đã tự tin hơn trên con đường tương lai sắp tới với những kiến thức bổ ích về Tiếng Nga về nghiệp vụ du lịch các em sẽ tìm cho mình một 1 việc ổn định, tự thân lập nghiệp, mong rằng sau khóa đào tạo ý nghĩa này trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ có nhiều khóa đào tạo hơn nữa để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập và giúp ích cho xã hội.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Sử Dụng Các Thứ “Tiếng Hiếm”

(ANTĐ) – Chuyện về “chất và lượng” của hướng dẫn viên (HDV) du lịch nước ta đã được báo giới bàn mãi, nói mãi. Nhưng mới đây, theo số liệu thống kê và báo chí đề cập đến việc “Ngành du lịch thiếu HDV tiếng Nga” đã khiến không ít người chợt giật mình, băn khoăn.

Hướng dẫn viên du lịch sử dụng các thứ “tiếng hiếm” – Một “lỗ hổng” lớn

(ANTĐ) – Chuyện về “chất và lượng” của hướng dẫn viên (HDV) du lịch nước ta đã được báo giới bàn mãi, nói mãi. Nhưng mới đây, theo số liệu thống kê và báo chí đề cập đến việc “Ngành du lịch thiếu HDV tiếng Nga” đã khiến không ít người chợt giật mình, băn khoăn.

Đó là, trong 15-20 HDV du lịch tự do nói tiếng Nga hiện tại chỉ vài người còn trẻ, hoặc vừa tốt nghiệp ĐH ở Nga về hoặc tốt nghiệp ĐH ngành tiếng Nga. Lượng khách Nga ngày một tăng đến Việt Nam là dấu hiệu tốt, cũng là một biểu hiện chứng tỏ sự quan tâm trở lại của người Nga đến với Việt Nam.

So với cùng kỳ năm 2007, một số khách thuộc thị trường ASEAN có sự tăng trưởng mạnh như: Singapore (tăng 27,5%); Thái Lan (41,6%); Malaysia (21,6%); Philippines (55,1%). Một số thị trường khác cũng có sự tăng trưởng cao như: Thụy Điển (tăng 24,9%); Phần Lan (61,4%); Nga (14,8%) so với cùng kỳ năm 2007… Tuy nhiên một số thị trường trọng điểm có xu hướng giảm như: Trung Quốc (giảm 8,3%), Nhật Bản (4,2%); Hàn Quốc (6,3%), Mỹ (3,7%); Canada (2,2%) so với cùng kỳ năm 2007.

(Số liệu thống kê kết quả hoạt động du lịch 7 tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Du lịch)

Khách Nga không đến nỗi khó tính như khách Nhật, nhưng họ cũng có than phiền về chất lượng HDV. Phải thẳng thắn nhìn nhận, nước ta có số người biết tiếng Nga, được đào tạo tại Nga nhiều nhất trong khu vực, nhưng hiện lại khó tìm được HDV nói tiếng Nga thật giỏi. Từ đó để thấy, hiện các doanh nghiệp, công ty lữ hành hoạt động du lịch đánh giá thì một trong những điểm yếu hiện nay của ngành du lịch là khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn hạn chế; thiếu rất nhiều các HDV có thể sử dụng được các ngoại ngữ “hiếm” như Tây Ban Nha, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức… đã tạo nên một “lỗ hổng” khó có thể san lấp trong một thời gian ngắn.

Nhìn vào số liệu thống kê ở trên, hẳn đặt ra cho chúng ta nhiều trăn trở, sự tăng – giảm lượng khách du lịch đều cho thấy nhu cầu cần các HDV sử dụng tốt thứ tiếng xưa nay vẫn được coi là “hiếm” có thể nhìn thấy là Thái Lan, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đứng trước thực trạng này, đã dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp phải tìm đến phương án cứu cánh là sử dụng HDV nước ngoài, HDV không thẻ để hướng dẫn khách quốc tế… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ khách quốc tế đến với Việt Nam. Những người hoạt động trong ngành du lịch thường truyền miệng nhau những câu chuyện vui rằng một HDV biết tiếng Nhật phải phục vụ đến con số hàng nghìn khách (?) Còn khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam thì thực tế đa phần các tour đều sử dụng HDV của họ, còn HDV Việt Nam không trực tiếp tham gia hướng dẫn mà đi theo cho “vui” vì không giỏi tiếng Hàn (?)…

Trong hệ thống giáo dục của nước ta đều có các khoa tại các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đào tạo du lịch. Số lượng đầu vào có, và đây sẽ là một lực lượng hùng hậu bổ sung đội ngũ HDV cho ngành du lịch. Nhưng thực tế cho thấy chương trình đào tạo tại các trường vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến các kỹ năng thực hành. Ngoài ra, theo đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động du lịch thì một trong những điểm yếu hiện nay của lực lượng chuẩn bị tham gia vào ngành du lịch là khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn hạn chế; việc đào tạo HDV sử dụng các ngoại ngữ “hiếm” như Tây Ban Nha, Hàn, Thái, Nga… còn rất ít, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Có một nghịch lý là trong lúc đang thiếu trầm trọng HDV nói các loại ”tiếng hiếm”, thì trong đa phần những người đang theo học chuyên ngành HDV hiện nay, những người học tiếng Nhật, Đức chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số còn lại học tiếng Anh. Rõ ràng nguồn cung nằm ở mức quá khiêm tốn.

Phải chăng đã đến lúc tăng tốc đào tạo các đội ngũ HDV du lịch sử dụng ”tiếng hiếm” bằng cách định hướng để các sinh viên theo học ngoại ngữ tiếng Tây Ban Nha, Nga, Nhật, Đức, Hàn, Thái Lan… Đứng trước tình hình khách du lịch đến với Việt Nam ngày một nhiều, chúng ta không còn chỉ bó hẹp trong hai thứ tiếng phổ biến như Anh, Pháp nữa; vấn đề nóng bỏng hiện nay là làm sao cân đối quan hệ cung-cầu HDV sử dụng các thứ “tiếng hiếm” là rất cần thiết và sớm được bổ sung.

Quân.Trần ( Thực hiện)

Rất ít HDV “chuẩn”

Theo kinh nghiệm đi tour, tôi nhận thấy lượng khách du lịch các nước tới Việt Nam phân bổ theo mùa. Ví dụ khách Pháp đến Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 6; khách Tây Ban Nha vào trong điểm 2 tháng 7 và 8; khách Anh thường đến Việt Nam những dịp cuối năm. Vì vậy, HDV du lịch cũng hoạt động theo mùa. Hiện nay, HDV du lịch chuyên tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc số lượng nhiều, chất lượng chỉ dừng lại ở mức tạm ổn. Thời gian qua chúng ta thiếu trầm trọng HDV du lịch tiếng Tây Ban Nha, sau đó là tiếng Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và tiếng Thái.

Một điều nữa là chất lượng HDV du lịch Việt Nam “chuẩn” rất ít, bộ phận này thường rơi vào các HDV “già” có kinh nghiệm, ưu điểm này lại là nhược điểm bởi đa phần họ thiếu sự năng động, nhiệt tình phục vụ khách. Còn lại là các HDV chỉ biết tiếng, kinh nghiệm đi tour không có dẫn đến không xử lý được nhiều tình huống khó phát sinh khi làm nghề. Điều quan trọng để trở thành một HDV du lịch giỏi, chuyên nghiệp ngoài yếu tố ngoại ngữ là các kiến thức xã hội, hiểu biết về văn hóa, con người… thì đa phần HDV chúng ta lại thiếu.

Lý Ngọc Minh (HDV tiếngTây Ban Nha, Cựu SV trường University of Cantabria, tỉnh Cantabria, TP Santander, Tây Ban Nha)

HDV: Mới chỉ dừng ở mức phiên dịch

Đỗ Hải Minh (Công ty Du lịch Tân Phương Đông)

Nên tập trung công tác đào tạo

Lượng khách Nga có thu nhập cao đến Việt Nam đang tăng nhanh, chi tiêu nhiều và nghỉ ở các vùng biển Việt Nam trong thời gian khá dài. Dự báo đến cuối năm lượng khách này sẽ còn tăng nữa. Nhưng tiềm năng này đang bị đe dọa khi Việt Nam đang thiếu trầm trọng HDV du lịch biết tiếng Nga. Không chỉ thị trường Nga, nhiều thị trường khác cũng không có đủ HDV. Vì vậy, việc tập trung đào tạo đội ngũ HDV là một trong những việc phải làm ngay của ngành du lịch. Bên cạnh đó để hấp dẫn du khách, các doanh nghiệp phải liên kết để cho ra những sản phẩm du lịch thật độc đáo, giá cả hợp lý và mang tính đặc thù Việt Nam. Một tour du lịch cấu thành từ khách sạn, vận chuyển, dịch vụ… vì vậy các doanh nghiệp nếu không liên kết sẽ khó có sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Võ Anh Tài, (Giám đốc Công ty Du lịch Lữ hành Saigontourist, đưa ra ý kiến tại Triển lãm Quốc tế Du lịch ITE 2008)

Phải có kiến thức về xã hội…

Thứ nhất, có thể khẳng định đội ngũ HDV tiếng Anh và tiếng Pháp hiện nay là “chuẩn” nhất. HDV tiếng Tây Ban Nha, Thái Lan… cực kỳ hiếm; đặc biệt thiếu là HDV tiếng Hàn Quốc. HDV tiếng Nga, Trung Quốc còn lại đa phần là những lớp cũ. Thứ hai, một thực tế là hiện nay vẫn còn những HDV theo kiểu, ở một số thứ “tiếng hiếm”, HDV là những đối tượng đi xuất khẩu lao động về, biết ngoại ngữ theo kiểu giao tiếp nhưng hoàn toàn không có nghề. Bộ phận còn lại tốt nghiệp ĐH Hà Nội, học qua một lớp ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn đi làm nghề thì thiếu kinh nghiệm, vốn sống. Còn một số HDV là người nước ngoài, ví dụ thời gian qua lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam khá nhiều, chúng ta lại thiếu HDV tiếng Hàn nên các công ty du lịch lữ hành trong nước đành thuê HDV người Hàn Quốc làm việc, khâu tiếng Hàn quá tốt nhưng họ lại không hiểu chút gì về văn hóa, lịch sử, địa lý Việt Nam. Thứ ba là đánh giá chung về tình hình HDV Việt Nam hiện nay đó là, chất lượng HDV “cũ” tạm gọi là “được”. Còn lớp HDV trẻ thì quả là điều đáng buồn, ngoại ngữ không những chưa giỏi mà kiến thức bắt buộc phải có như văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý… lại quá kém.

Hoàng Văn Sơn (HDV du lịch, Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi)

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng

Yêu cầu của nghề HDV Du lịch

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.

​ Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.

Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.​

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Sim Du Lịch Nga Của Hãng Beeline trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!