Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chơi Bóng Bàn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 8 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chơi Bóng Bàn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chơi Bóng Bàn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ thuật chơi bóng bàn rất đa dạng, không phải ai cũng có thể dễ dàng biết hết được. Bài viết này để giúp cho những người mới chơi biết qua những kỹ thuật chơi bóng bàn cơ bản để giúp cho bạn có thể dễ dàng tiếp cận hơn với bóng bàn.

1. Kỹ thuật chơi bóng bàn cho người mới 1.1. Cách cầm vợt

Cầm vợt và bước đầu tiên khi bạn mới chơi bóng bàn. Nếu cầm vợt sai kỹ thuật thì thì rất khó để bạn đánh bóng cũng như và đỡ được những pha đánh bóng của đối thủ. Có hai cách cầm vợt chủ yếu hiện nay là: Cầm vợt ngang tay: Đưa ngón cái áp vào cán trước của cốt vợt và đồng thời áp ngón trỏ vào sau cán vợt. Còn các ngón còn lại thì để tự nhiên. Cầm vợt dọc tay: Ta sẽ dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp với vợt tại điểm cách đều cốt vợt và mặt vợt. Còn các ngón còn lại thì để tự nhiên.

1.2. Cách giao bóng bàn

Sau khi đã biết được cách cầm vợt thì bước tiếp theo là ta học cách giao bóng. Giao bóng tốt là tiền đề để dồn đối thủ vào thế bị động từ đó nâng cao tỷ lệ chiến thắng. Bước 1: Để bóng trên tay, giữ vợt cao hơn mặt bàn và ở phía cuối của bàn bóng bàn. Bước 2: Tung bóng lên cao, không được để bóng xoáy và bóng không được bay cao quá 16cm. Bước 3: Bóng rơi ngang tầm đánh thì dùng vợt đánh bóng để đưa bóng bay qua lưới và chạm vào mặt bàn của đối thủ. Có rất nhiều kiểu giao bóng trong bóng bàn như là: Giao bóng xuống thuận và trái tay, giao bóng lên thuận và trái tay, giao bóng sang thuận tay sang trái, giao bóng trái tay sang phải…

1.3. Cách đỡ giao bóng bàn

Sau khi thành thạo giao bóng thì tiếp đến ta cần thành thạo đỡ bóng. Đỡ bóng có vai trò rất lớn để ta chuyển hóa từ thế thủ sang thế công để dành lại ưu thế trong trận đấu. – Với bóng nhanh thuận và trái tay thì ta nên lùi lại đợi cho bóng bay chậm đi rồi thực hiện chặn trái tay. – Với bóng xoay xuống nhanh thì ta ngửa vợt ra sau rồi thêm lực để đỡ bóng. Nếu bóng xoáy không lớn thì ta không nên ngửa vợt quá. – Đối với giao bóng ngắn thì di chuyển lên trên rồi dựa vào cổ tay để chỉnh mặt vợt đỡ bóng phù hợp.

2. Kỹ thuật chơi bóng bàn nâng cao

Ngoài những kỹ thuật trên thì còn một số kỹ thuật bóng bàn khác mà bạn cũng không nên bỏ qua.

2.1. Kỹ thuật cắt bóng

Đây là kỹ thuật tạo sự biến hóa khi đón bóng của đối thủ. Cắt bóng thuận tay Bước 1: Đứng cách bàn bóng khoảng 1m, thả lỏng người để chuẩn bị cắt bóng. Bước 2: Đưa chân trái lên trước trong khi dồn trọng tâm vào chân phải, khuỵu gối, hóp bụng. Bước 3: Người nghiêng sang phải, co tay, cẳng tay hất lên trên để cho vợt ngửa. Bước 4: Người xoay sang trái đồng thời vung vợt xuống dưới, chếch sang bên trái. Cắt bóng trái tay Kỹ thuật này giống với cắt bóng thuận tay tuy nhiên hướng lại ngược lại với cách trên. Tuy vậy để đỡ được những pha bóng này thì ta cần lực tay rất lớn để tạo ra những pha trả bóng nhanh và chuẩn xác.

Bóng bàn là môn thể thao rất hấp dẫn với nhiều người. Bóng bàn rất dễ chơi. Nhưng để thành thục kỹ thuật đánh bóng bàn thì không phải là điều dễ dàng. Đòi hỏi người chơi phải luyện tập rất chăm chỉ. Ngoài sau giờ phút tập luyện bóng bàn vất vả, để nghỉ ngơi thì bạn có thể thư giãn bằng cách xem những thông tin bóng đá rất thú vị tại BaotinbongVn, địa chỉ cung cấp kết quả bundesliga chúng tôi cùng với rất nhiều tin tức bóng đá rất thú vị khác trên toàn thế giới.

2.2. Kỹ thuật giật bóng bàn

Đây là kỹ thuật được rất nhiều người chơi lâu năm và Vận Động Viên yêu thích sử dụng với việc tạo ra những đường bóng có độ xoáy cao và nhanh.

2.2.1 Giật bóng thuận tay

Bước 1: Đưa chân thuận phía sau, chân không thuận chếch lên trước. Bước 2: Chân dang bằng vai, người tạo với đường biên bàn một góc 45 độ. Bước 3: Vụt bóng nhanh từ sau lên trước, trái sang khi bóng bay tới. Bước 4: Đánh xong bóng thì ta chuyển trọng tâm người sang chân trái rồi trở lại vị trí đầu.

2.2.2. Giật bóng trái tay

Bước 1: Đứng thẳng người, hơi hướng lên trước. Bước 2: Vung vợt mạnh vào bóng giống như giật bóng thuận tay nhưng ta đưa chân ở vị trí ngược lại so với giật bóng thuận tay.

Hướng dẫn cho bạn cách dán vợt bóng bàn đơn giản và dễ thực hiện Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật đỡ giao bóng bàn và bóng xoáy cơ bản

2. Video hướng dẫn kỹ thuật chơi bóng bàn

Hướng dẫn cách cầm vợt

Hướng dẫn cách giao bóng

Hướng dẫn các tư thế đứng khi chơi bóng bàn

Hướng dẫn kỹ thuật đôi công trái

Hướng dẫn kỹ thuật đẩy bóng trái tay

Hướng dẫn kỹ thuật giật trái

Kỹ Thuật Giật Bóng Bàn Cơ Bản Và Nâng Cao

Trong kỹ thuật giật bóng bàn có 5 kiểu giật bóng :

+/ GIẬT XUNG (hay còn gọi là giật bắn)

+/ GIẬT VỒNG (hay còn gọi là giật cầu vồng)

+/ GIẬT XOÁY NGANG (hay còn gọi là giật ứng dụng) ở kiểu giật này thường gặp ở những người đánh, sử dụng tay trái còn người đánh , sử dụng tay phải rất hiếm

+ /GIẬT ĐỐI LẠI

+/ GIẬT XOÁY XUỐNG

Chân phải đứng sau, chân trái đứng lên trước.

Hai chân dang rộng, tạo góc 45 độ giữa cơ thể với đường biên ngang bàn, giữa cẳng tay và cánh tay tạo góc khoảng 150 – 160 độ, giữa cánh tay và thân người khoảng 45 độ,vai phải thả lỏng thấp hơn vai trái.

Trong quá trình đánh bóng: Khi bóng tới đúng điểm thuận tay, nhanh chóng lăng vợt hướng vòng cung từ sau ra trước, sang trái và hơi chếch lên trên. Kết hợp miết cổ tay, đồng thời xoay hông và phần thân trên, trọng tâm chuyển từ chân phải sang chân trái.

– Cần phán đoán tốt hướng bóng, điểm rơi và chọn thời điểm giật bóng.

– Quá trình tiếp xúc bóng với vợt phải chính xác, lực vừa đủ nếu không bóng sẽ bay ra ngoài.

– Sau khi đánh bóng, thả lỏng thân và trở về vị trí.

– Lưu ý khi xoay hông giật bóng không được gượng ép hoặc cố vượt ngưỡng sẽ gây chấn thương nếu động tác không ăn nhập.

Để cân bằng cho hai bên khi đánh bóng, kỹ thuật giật bóng trái tay ra đời. Cách cầm vợt ngang, giật bóng có sức xoáy lớn được nhiều cao thủ sử dụng.

Chân trái đứng sau chân phải, khoảng cách giữa hai chân dang rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp về chân trái, hai chân hơi trùng xuống. Tạo góc 45 -50 độ giữa người và bàn.

Khi bóng tới đưa vợt từ bên trái tay sang phải hướng từ dưới lên. Điểm tiếp xúc giữa bóng và vợt có thể là giữa trên hoặc giữa dưới sao cho phù hợp với cú giật bóng.

Lực cổ tay là chủ yếu, dùng để vẩy bóng và miết vào bóng tạo cú đánh vòng cung đưa bóng qua lưới. Thực hiện cú xoay hông vặn mình từ trái qua phải, trọng tâm được chuyển dịch đồng bộ.

– Ước định điểm bóng và hướng bay của bóng trước khi tung cú giật bóng trái tay.

– Chọn khoảng cách phù hợp, dùng lực vừa đủ để tạo ra quả bóng khó.

– Phối hợp nhịp nhàng các động tác với cơ thể để tránh bị chấn thương.

Kỹ thuật giật vồng thuận tay

Đây là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt dọc, giật vồng vợt ngang và cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng.

Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh thuận tay

– Đặc điểm: Nếu so sánh với bóng tấn công nói chung thì vị trí đứng giật bóng hơi xa hơn, động tác hơi lớn, tốc độ hơi chậm, độ vòng cung lớn, bóng có độ xoáy lên mạnh. Đường vồng thứ nhất tương đối cao, đường vồng thứ hai tương đối thấp, sau khi rơi xuống chạm bàn lao về phía trước đồng thời rơi trượt xuống dưới. Đối phương đánh trả không thỏa đáng dễ xuất hiện bóng cao hoặc ra ngoài bàn. Nói chung dùng giật bóng để đối phó với bóng xoáy xuống có thể tạo ra cơ hội đập vụt.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí cách bàn khoảng 60cm, chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể đặt lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân người hơi xoay sang phải, vai phải hơi hạ thấp, tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa ra sau và hạ thấp, đưa vợt xuống phía dưới sau bên phải thân, đồng thời xoay trong làm cho mặt vợt hơi nghiêng trước. Đợi khi bóng bật lên đang ở thời điểm cao thì dùng lực của cánh tay, cẳng tay làm chính vung vợt lên phía trên và ra trước đón bóng (cùng lúc với xoay thân sang bên trái). Ở thời điểm bóng bật bàn đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng mũi bàn chân phải đạp đất, lườn và háng bên phải xoay sang bên trái để trợ lực. Cẳng tay với sự kéo theo của cánh tay phát lực đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng lên trên và ra trước sang trái. Cần phải sử dụng đầy đủ sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy lên mạnh mẽ. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà ra trước lên trên sang trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng giật xung thuận tay

– Đặc điểm: Tốc độ bóng nhanh, đường vồng thấp nhưng dài, bóng có độ xoáy lên mạnh, sau khi bật lên khỏi bàn có xung lực lao trước lớn đồng thời trượt xuống dưới. Đây là biện pháp giành điểm chủ yếu của vận động viên giật bóng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần dựa vào vị trí của bóng đến mà xác định. Chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang phải. Cánh tay tách khỏi thân người, tay phải cầm vợt đưa xuống phía dưới bên phải thân để vợt cao ngang mặt bàn đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước. Sau khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn, dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt về phía trước và lên trên để đón bóng. Cùng lúc thân trên cũng xoay sang bên trái. Khi bóng đến ở thời điểm cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa và trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng dùng phát lực của cẳng tay là chính đưa vợt theo hướng ra trước lên trên để ma sát vào bóng, kết hợp với vận dụng động tác và sức mạnh của cổ tay làm cho bóng xoáy mạnh lên trên. Sau khi đánh bóng, tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái.

Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng thuận tay

– Đặc điểm: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh ra có xu hướng xoáy lên xoáy nghiêng bên phải mạnh. Trong quá trình bay bóng quẹo sang bên trái. Khi chạm mặt vợt đối phương bóng sẽ bắn sang bên phải, tăng thêm độ khó cho việc đánh trả của đối phương.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Về cơ bản cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, điểm khác nhau ở đây là mặt vợt nghiêng sang trái đánh vào phần giữa bên phải hoặc phần dưới bên phải của bóng. Ngoài ma sát lên trên ra , còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang phải làm cho bóng sản sinh xoáy nghiêng lên bên phải mạnh mẽ.

Né người giật vồng thuận tay

– Đặc điểm: Khi gặp trường hợp bóng đến nửa bàn bên trái, không dùng kỹ thuật trái tay để đánh trả mà di chuyển nhanh ra ngoài góc trái bàn, né người và dùng kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh trả. Từ đó đạt được việc phát huy uy lực của giật vồng thuận tay ở vị trí nửa trái bàn. Đây là một trong những kỹ thuật thường dùng của các vận động viên bóng bàn có cách đánh giật vồng vợt dọc.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước tiên cần nhanh chóng di chuyển ra ngoài góc trái bàn, thân người nghiêng về bàn, chân trái đứng ra trước, thân trên hơi cúi về trước và hóp bụng. Căn cứ vào tình hình bóng đánh đến để sử dụng các kỹ thuật giật vồng thuận tay đánh bóng cho thỏa đáng, khi đánh bóng cần dựa vào sự khác nhau về điểm rơi và tính chất của bóng đến để điều chỉnh hợp lý vị trí đưa vợt và phương hướng vung vợt….

Kỹ thuật giật vồng trái tay

Kỹ thuật giật vồng trái tay là một trong những kỹ thuật chủ yếu của cách đánh giật vồng vợt ngang. Vận động viên có cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng cũng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật này.

Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh trái tay

– Đặc điểm Cũng giống với giật vồng xoáy mạnh thuận tay, nhưng phần lớn là các vận động viên vợt ngang sử dụng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng ở vị trí giữa hoặc lệch sang bên trái bàn, thân người cách bàn khoảng 60cm hoặc xa hơn một chút. Chân phải hơi đứng ra trước hoặc đứng song song, trọng tâm cơ thể rơi vào cả hai chân, hai gối hơi co, thân trên hơi xoay sang trái. Tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa sang trái và hạ thấp đưa vợt xuống phía trái thân người, đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi bàn đến điểm cao thì cánh tay vung vợt lên trên và ra trước đón bóng. Cùng lúc với nâng thân trên xoay sang phải. Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hơi lệch trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng lấy cẳng tay phát lực là chính ma sát vào bóng theo hướng lên trên và hơi ra trước, đồng thời nâng gót chân lên kết hợp với lưng, lườn và háng xoay nâng lên trên sang phải trợ lực cho động tác tay làm cho bóng xoáy lên mạnh hơn. Sau khi đánh bóng, cánh tay vung vợt theo đà lên trên ra trước và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Kỹ thuật giật vồng giật xung trái tay

– Đặc điểm: Cũng giống với giật vồng giật xung thuận tay, nhưng kỹ thuật này thường được phần lớn các vận động viên vợt ngang sử dụng.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cần căn cứ vào vị trí của bóng đến mà xác định, chân phải đứng hơi ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trái, hai gối hơi co, hóp bụng và ngực, lưng, lườn, háng và thân trên hơi xoay sang trái, tay phải co tự nhiên, khủy tay áp sát thân người, tay cầm vợt đưa sang bên trái thân và lệch dưới. Đồng thời cẳng tay xoay ngoài làm cho mặt vợt nghiêng trước. Đợi khi bóng đến bật lên khỏi mặt bàn thì dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt ra trước lên trên để đón bóng. Cùng lúc xoay thân trên sang phải. Ở thời điểm bóng cao hoặc thời điểm bóng bắt đầu đi xuống, dùng mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên của bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, lấy cẳng tay phát lực là chính đưa vợt ma sát vào bóng theo hướng ra trước và lên trên, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân trái sang chân phải.

Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng trái tay

– Đặc điểm: Trên cơ bản giống với giật vồng xoáy ngang trái tay. Chỉ khác là sau khi bóng đánh đi có kèm theo xoáy lên nghiêng trái rất mạnh, trong khi bóng bay sẽ quẹo phải. Khi bóng tiếp chạm mặt vợt đối phương thường bắn lệch sang bên trái, tăng thêm độ khó cho đối phương khi đánh trả.

– Thực hiện kỹ thuật động tác: Cơ bản kỹ thuật động tác giống với giật vồng xoáy ngang trái tay, điểm khác nhau là mặt vợt nghiêng sang bên phải, đánh vào phần giữa bên trái của bóng hoặc phần dưới bên trái của bóng, ngoài ma sát vào bóng theo hướng từ dưới lên trên còn phải tăng thêm sức mạnh ma sát vào bóng theo hướng ra trước sang trái làm cho bóng sản sinh xoáy lên xoáy nghiêng bên trái mạnh.

Để thêm phần xoáy ngang trong cú giật, vấn đề chính là sử dụng cổ tay của bạn. Nếu bạn để cổ tay thẳng ngang bạn chỉ có cú giật bóng xoáy lên thuần túy. Nhưng nếu bạn thả chúc cổ tay xuống, là bạn sẽ tiếp giáp vòng cung phía ngoài của bóng. Nếu chổng ngược cổ tay lên, là bạn tiếp giáp vòng cung phía trong của bóng, làm nó lạng ra phía tay thuận. Yếu tố quyết định để tạo thêm xoáy ngang cho bóng là điều chỉnh hướng của đỉnh đầu vợt. Nếu bạn để đầu vợt chúc xuống bóng sẽ đi cong vào, nếu đầu vợt chổng lên thì đường bóng sẽ lạng cong ra theo hướng ngược lại. Vì vậy, chính vị trí của đỉnh đầu vợt này nó sẽ quyết định trình trạng xoáy ngang bạn tạo cho bóng. Khi nào bạn nên sử dụng giật xoáy ngang? Ý đồ chính là cố gắng đẩy xa đối thủ ra khỏi vùng chính giữa với bàn. Nếu bạn muốn đẩy đối thủ sang hướng chéo bạn cần sử dụng cú móc để làm đường bóng cong. Nếu bạn định đẩy đối thủ sang hướng thẳng, bạn cần sử dụng cú miết lạng ra (lái cổ tay). Cần chắc chắn rằng bạn làm như vậy là để đẩy xa đối thủ ra khỏi vị trí. Một ưu điểm nữa trong việc sử dụng thêm xoáy ngang trong cú giật là nó sẽ gây khó khăn hơn cho đối thủ kê chặn, vì có ít nhiều biến đổi. Họ đang quen với các đường bóng xoáy lên đơn thuần tới, nhưng khi đường bóng có thêm phần cong ngang thì việc chặn bóng trở nên khó khăn hơn. Nhược điểm: Nó sẽ kém ổn định hơn vì bạn không có được xoáy lên thuần túy để dễ đưa bóng rơi vào bàn. Xu hướng của xoáy ngang là làm cho cú đánh giảm đi độ chính xác.

Cú đánh này có độ tin cậy không cao.

Cần phải chú ý vị trí chân mình, hai chân phải đứng đúng tư thế dang rộng, bạn có thể đứng vuông góc với bàn hoặc có thể chếch sang phía thuận tay một chút

Ban đầu, vợt mở gần như “dựng đứng”, có thể úp, vị trí vợt cần thấp ngang gối hoặc khoảng giữa hông và gối bạn

Thực hiện miết bóng khi tiếp xúc và sau đó vợt kết thúc đúng vị trí ở trên cao tầm đầu của mình với góc 90 độ tại khuỷa tay và góc 90 độ tại nách

Lỗi thường gặp: Tạo xoáy lên bóng với vợt bắt đầu thấp, kết thúc ở trên cao và thực hiện miết bóng tại phía sau lưng của bóng. Nhưng như vậy sẽ bị hạn chế về tốc độ, thỉnh thoảng bóng sẽ bay vượt quá ra ngoài bàn. Giải pháp để đánh bóng nhanh hơn

Ta cần úp vợt về phía trước

Động tác đánh có chút ít cũng hướng về phía trước

Bắt đầu với vợt thấp hơn mặt bàn

Kết thúc với vợt cao trên mắt

Khi tiếp xúc thực hiện miết bóng

Phương đánh thẳng đứng để nâng bóng xoáy xuống

Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi

Mặt vợt úp, hướng vợt từ sau ra trước, lệch sang trái

Tư thế cần có vị trí chân tốt và đứng rộng, vuông góc với hướng bạn muốn đưa bóng đi.

Hạ vợt xuống thấp giữa hông và gối.

Chuyển động ra trước, miết vào bóng khi tiếp xúc và kết thúc vợt, văng hết đà lên cao, mặt vợt úp.

Khi rời xa bàn bạn sẽ có thêm chút thời gian để có thể bắt đầu xoay thêm lườn và có vị trí bắt đầu hướng phía gối trái hoặc ra sau 1 chút, nhưng nếu ở gần sát bàn, bạn không thể có thời gian xoay người nhiều, nên ở gần bàn cú đánh ngắn hơn, ở xa bàn cú đánh dài hơn, đánh bóng ở vị trí gần bàn, mặt vợt úp – hướng vợt từ trong ra ngoài, sang phải.

Vị trí vợt bắt đầu thấp còn kết thúc trên cao. Vì vậy, đối phó với xoáy xuống động tác đánh theo chiều thẳng đứng khá nhiều, chứ không phải là hướng ra trước. Điều này giúp cho việc nâng bóng lên cao vượt qua khỏi lưới. Bản chất của bóng xoáy xuống là làm cho bóng rúc lưới. Vì vậy bạn phải nâng bóng lên qua lưới bằng động tác đánh miết bóng theo hướng thẳng đứng, mặt vợt úp, hướng vợt từ trong ra ngoài – sang phải. Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi.

Trong các kỹ thuật làm quen với môn bóng bàn, có lẽ không có kỹ thuật nào có thứ tự ưu tiên trong giáo trình tập bằng kỹ thuật giật bóng xoáy xuống. Bất cứ trường phái nào, tấn công hay phòng thủ; hay bất cứ dùng loại mút gì, dù là mút tàu, tension hay phản xoáy, đều phải luyện tập kỹ thuật giật bóng xoáy xuống vì giao bóng xoáy xuống và gò bóng là cách mở đầu một quả bóng hiệu quả để phòng thủ. Do đó, kỹ thuật giật bóng xoáy xuống buộc mọi người chơi phải có và luyện tập nghiêm túc. Thế nhưng, sự thành công trong việc luyện tập này hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tố chất của nguời tập cho dù các huấn luyện viên cũng đã hết mình chỉ dẫn.

Trước khi tìm hiểu về khái niệm Điểm Đánh, chúng ta cần phải tìm hiểu một vài khái niệm đưa tới sự xuất hiện khái niệm điểm đánh trong kỹ thuật bóng bàn.

Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết về hiện tượng cốt vợt đàn hồi, nhưng hiện tượng bóng chạm vào các điểm khác nhau trên mặt vợt cho kết quả khác nhau thì không ai phủ nhận được, và đó là hiện tượng của cốt vợt đàn hồi. Việc giải thích sự khác nhau trên bề mặt vợt sẽ rất dài dòng nên sẽ không nêu ở đây, nhưng nói gọn ghẽ nhất, các điểm chạm trên bề mặt vợt là khác nhau cho từng kỹ thuật. Ví dụ điểm chạm của động tác gò bóng sẽ khác hẳn với điểm chạm của động tác giật trên cùng bề mặt vợt, ví dụ như gò và giật bên thuận tay. Nếu chia mặt vợt làm hai nửa trên và dưới thì điểm chạm của cú giật sẽ ở nửa trên, còn của gò bóng ở nửa dưới.

Tương tự như điểm chạm trên mặt vợt, quỹ đạo bóng cũng khác nhau dưới tác động của xoáy. Nói một cách đơn giản nhất, chiều xoáy của bóng tạo ra áp lực và làm bóng có quỹ đạo khác nhau, việc khác nhau của quỹ đạo bóng còn làm thay đổi điểm rơi trên mặt bàn, dẫn đến sự thay đổi về cự ly của người đánh và độ cao thấp của vợt khi tiếp xúc bóng. Nói chung, sự “biến hóa” của quỹ đạo bóng cũng là một yếu tố góp phần làm lệch vị trí chạm bóng trên mặt vợt, nếu người chơi không có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh trong trường hợp này gọi là điều chỉnh điểm đánh bóng.

Có một clip rất hay diễn tả quỹ đạo bóng theo xoáy như sau: đoạn 1 diễn tả bóng xoáy lên, quỹ đạo bóng uốn cong xuống rất lớn, đoạn 2 diễn tả bóng xoáy xuống, quỹ đạo bóng hơi thẳng, chứng tỏ bóng sẽ có điểm rơi xa hơn bóng xoáy lên, đoạn 3 bóng có xoáy sang phải, quỹ đạo bóng bay lệch sang trái.

Thứ nhất: Bóng chạm ở đầu vợt luôn có góc bóng bị lệch, những người bắt đầu học giật trái đều nhận thấy điều khác thường là dù động tác giật trái tay có lăn từ trái sang phải, bóng vẫn cứ đi đường thẳng qua thuận tay của đối phương, cho dù trước đó với động tác chận đẩy thì bóng vẫn đi chéo bàn về góc trái tay của đối phương.

Thứ hai: Vợt càng được tăng cường tính kim loại để giảm độ đàn hồi (như tăng cường Cacbon, arylate, các loại sợi kim loại khác), hiện tượng lệch như trên sẽ giảm đi rõ rệt, cho dù vẫn đánh đúng bằng động tác đó.

Thứ ba: Điểm chạm trên mặt vợt khác nhau cho hệ quả khác nhau, cụ thể là các điểm của những động tác ngược nhau thì có điểm chạm ngược nhau, đối xứng nhau qua tâm điểm của vùng sweet spot trên mặt vợt. Điều này cho thấy có sự tồn tại hai trục đàn hồi của vợt.

Vùng sweet spot trên mặt vợt

Chính vì sự khác nhau này làm cú giật dễ bị hỏng nếu như trước đó người chơi đã gò bóng bằng thuận tay. Khi gò bóng bên thuận tay, bạn sẽ chạm bóng ở điểm 10g trên vợt và hình thành điểm đánh trong phản xạ của bạn. Nếu sau đó là giật thì bạn sẽ giật tại điểm 10g được hình thành từ cú gò trước đó, chứ không còn là 4g như khi tập luyện. Trường hợp này chỉ là trường hợp đơn giản nhất vì chưa có sự thay đổi về xoáy của bóng đến (bóng đưa qua đều là xoáy xuống).

Điều này cho thấy không thể chỉ chơi bóng bàn bằng phản xạ, mà còn cần sự can thiệp bằng việc tự điều chỉnh trong thực hiện kỹ thuật, cụ thể là phải thay đổi cách đánh. Việc tập theo phản xạ thường xuyên xảy ra trường hợp khi tập bằng bóng cố định thì giật rất tốt, nhưng khi vào thi đấu bóng đa dạng thì tỷ lệ bóng hỏng là rất lớn.

Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Giật Bóng Bàn Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Kỹ thuật giật bóng bàn là kỹ thuật chuyền lực từ tay đến vợt vào bóng sao cho tạo ra một đường bóng có tốc độ và độ xoáy lý tưởng. Tốc độ của đường bóng giật đủ để đối phương không với được bóng khi đang ngoài tầm tay. Độ xoáy của bóng phải đủ để qua lưới an toàn và cắm xuống phần bàn đối thủ.

Điểm mấu chốt của kỹ thuật này nằm ở tốc độ và độ xoáy của bóng. Yêu cầu người chơi phải truyền lực vừa đủ vào bóng kết hợp nhuần nhuyễn với mặt vợt tạo ra tốc độ và độ xoáy thích hợp. Kỹ thuật giật bóng là một trong những kỹ thuật phản ánh rõ trình độ của người chơi.

2.2. Là kỹ thuật không quá khó

Giật bóng là kỹ thuật không quá khó. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện được kỹ thuật này. Phần đông những người tập chỉ cần tập thêm cách vung tay xoay lườn là có thể tập luyện được. Cùng với đó, tập bằng vợt mút tốt, làm quen đường bóng, điều chỉnh tốc độ và độ xoáy trong quá trình tập luyện. Như vậy, về cơ bản bạn đã thực hiện được kỹ thuật giật bóng bàn.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Đứng chân trước chân sau. Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau. Hai chân dang rộng bằng vai. Gối hơi khuỵu hạ thấp trọng tâm.

+ Người tạo với đường biên bàn 1 góc 45 độ.

+ Cẳng tay và cánh tay tạo 1 góc khoảng 150 – 160 độ.

+ Thân người gập xuống, vai thả lỏng, cánh tay tạo với thân người 45 độ.

– Đánh bóng:

+ Khi bóng tới vị trí thuận lợi, nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, sang trái và hơi chếch lên trên theo hình vòng cung. Đồng thời miết cổ tay, xoay hông và thân trên. Chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái.

b. Kỹ thuật giật bóng trái tay

Kỹ thuật này được sử dụng để cân bằng cho 2 bên khi đánh bóng. Kỹ thuật giật bóng trái tay áp dụng với cách cầm vợt ngang, giật bóng có độ xoáy lớn.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Đứng chân trước chân sau. Chân trái đặt trước, chân phải đặt sau, dang rộng bằng vai. Gối hơi khuỵu hạ thấp trọng tâm. Người tạo với bàn 1 góc khoảng 45 – 50 độ.

– Đánh bóng:

+ Khi bóng tới vị trí thuận lợi, đưa vợt đánh bóng từ bên trái sang phải hướng từ dưới lên trên. Điểm tiếp xúc giữa bóng và vợt có thể giữa bóng hoặc hơi lệch xuống dưới sao cho phù hợp với cú giật bóng. Trọng tâm chuyển từ chân trái sang chân phải.

Kỹ thuật này có vị trí đứng hơi xa hơn tấn công thông thường, tốc độ chậm hơn, động tác lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên kỹ thuật này tạo ra độ vòng cung lớn, bóng có độ xoáy mạnh.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Đứng cách bàn khoảng 60cm, chân trái đứng hơi ra trước, trọng tâm đặt ở chân phải. Hơi khuỵu 2 gối, bụng và ngực hóp lại, thân người hơi xoay sang phải. Kết hợp với hạ thấp vai, tay phải co tự nhiên, cẳng tay đưa sau và hạ thấp. Đưa vợt xuống dưới sau bên phải thân, vợt hơi nghiêng trước.

– Đánh bóng:

+ Khi bóng đi đến vị trí thuận lợi, dùng lực cánh tay và cẳng tay vung vợt lên phía trên, ra trước đánh bóng. Ở thời điểm bóng bật bàn đi xuống, dùng mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa lệch trên của bóng.

+ Mũi chân phải đạp đất, lườn và hàng xoay từ bên phải sang trái.

b. Kỹ thuật giật vồng giật xung thuận tay

Kỹ thuật naỳ có tốc độ nhanh, đường vòng thấp nhưng dài. Tạo ra độ xoáy bóng lớn. Đây là kỹ thuật được các vận động viên sử dụng để giành điểm chủ yếu.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Chân trái hơi ra trước, trọng tâm đặt ở chân phải. Hai gối hơi khuỵu xuống, hóp bụng và ngực, thân trên hơi xoay sang phải.

+ Cánh tay tách khỏi thân, tay phải cầm vợt đưa xuống phía dưới bên phải thân. Vợt hơi nghiêng trước.

– Đánh bóng:

+ Sau khi bóng bật lên khỏi bàn, vung vợt về phía trước và lên cao đánh bóng. Thân người xoay sang trái kết hợp. Khi bóng đến thời điểm cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống dùng mặt nghiêng vợt trước đáng vào phần giữa và phần trên bóng.

Nên nhớ dùng lực cổ tay làm bóng xoáy mạnh lên trên.

c. Kỹ thuật giật vồng xoáy mạnh trái tay

Kỹ thuật này cũng giống kỹ thuật giật vồng mạnh thuận tay, những phần lớn các vận động viên chuyên nghiệp vợt ngang sử dụng.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Đứng hơi lệch về trái bàn, cách bàn khoảng 60cm. Đứng thế chân trước chân sau hoặc đứng song song với bàn. Trọng tâm giữa 2 chân. Gối hơi khuỵu hạ thấp trọng tâm. Tay phải co tự nhiên, tay trái hạ thấp đưa vợt xuống dưới thân, xoay cổ tay sao cho mặt vợt nghiêng.

– Đánh bóng:

+ Khi bóng giật lên khỏi bàn đến điểm cao nhất thì cánh tay vung vợt từ dưới lên trên và ra trước đón bóng. Kết hợp xoay thân trên sang phải.

+ Khi bóng đến thời điểm đi xuống, xoay mặt vợt hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hơi lệch trên bóng. Làm đồng thời với xoay hông, lưng và lườn để trợ lực. Sau khi đánh bóng, tay vung theo đà ra trước và nhanh chóng trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu.

d. Kỹ thuật giật vồng giật xung trái tay

Kỹ thuật này thường được các vận động viên vợt ngang sử dụng.

– Tư thế chuẩn bị:

+ Vị trí đứng cần căn cứ vào hướng sóng đến. Chân phải hơi ra trước, hai gối khuỵu xuống hạ thấp trọng tâm, trọng tâm đặt vào chân trái. Bụng và ngực hóp, thân người hơi xoay sang phải.

+ Tay phải co tự nhiên, khuỷu tay áp sát thân, tay cầm vợt đưa sang trái thân, lệch dưới.

– Đánh bóng:

+ Khi bóng bật khỏi mặt bàn dùng lực của cẳng tay là chính vung vợt ra trước lên trên để đón bóng. Đồng thời thân xoay sang phải.

+ Thời điểm bóng cao nhất hoặc bắt đầu đi xuống, mặt vợt nghiêng trước đánh vào phần giữa trên bóng. Kết hợp linh hoạt chuyển trọng tâm từ chân trái sang phải.

e. Kỹ thuật giật vồng xoáy nghiêng thuận trái tay

Kỹ thuật này cũng cơ bản giống như kỹ thuật giật vồng xoáy thuận và trái tay. Điểm khác nhau ở độ nghiêng mặt vợt. điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là ở phần dưới bên phải hoặc trái của bóng.

Nếu bạn có ý định đẩy đối thủ sang hướng chéo, bạn cần sử dụng cú móc làm đường bóng cong. Nếu muốn hướng đối thủ sang hướng thẳng thì thì sử dụng cú miết lạng ra…

Nhược điểm: Kỹ thuật giật xoáy ngang kém ổn định hơn vì bạn không có được xoáy thuần túy để dễ đưa bóng vào bàn. Xu hướng của kỹ thuật này làm cho tốc độ bóng giảm.

4.1. Giật đối lại thuận tay a. Giật thuận đối lại chặn bóng

Tư thế chuẩn bị:

+ Hai chân dang rộng bằng vai, bạn có thể đứng vuông góc hoặc hơi chếch với bàn sang hướng tay thuận một chút.

+ Vợt mở gần thẳng đứng, vị trí vợt thấp ngang gối hoặc giữa hông và gối.

Đánh bóng:

+ Thực hiện miết bóng. Sau đó kết thúc đúng vị trí trên cao tầm đầu với 1 góc 90 độ tại khuỷu tay và 90 độ tại nách.

Hạn chế: Tốc độ bóng thấp, có trường hợp bóng sẽ bay vượt quá ra ngoài bàn.

b. Giật thuận đối lại xoáy bóng

Thực hiện miết bóng khi tiếp xúc. Phương đánh thẳng đứng để nâng bóng xoáy xuống. Đứng vuông góc với hướng bạn đưa bóng đi

Mặt vợt úp, hướng vợt từ sau ra trước, lệch sang trái

a. Giật bóng đối lại Bóng chặn

+ Hạ vợt xuống dưới thấp giữa hông và gối.

+ Chuyển động từ sau ra trước, miết vào bóng khi tiếp xúc và kết thúc vợt, văng hết đà lên cao, mặt vợt úp.

b. Giật trái đối lại xoáy xuống

+ Vị trí vợt bắt đầu ở dưới thấp và kết thúc trên cao. Vì vậy, đối phó với xoáy xuống động tác đánh theo chiều thẳng đứng khá nhiều. Điều này giúp bóng lên cao vượt qua khỏi lưới.

Hầu như toàn bộ người chơi bóng bàn (dù có thầy riêng) vẫn không hài lòng về cú giật bóng xoáy xuống của mình là không đủ uy lực hay tỷ lệ thành công còn thấp hơn mong đợi. Để thuận tiện cho việc tập luyện, mời các bạn cùng Xmhpfc theo dõi video hướng dẫn sau đây:

Kỹ Thuật Chèo Thuyền Kayak Cho Người Mới Bắt Đầu

Hai Watersports hướng dẫn kỹ thuật chèo thuyền kayak

Kỹ thuật chèo thuyền kayak cơ bản cho người mới bắt đầu:

Để bắt đầu chèo thuyền kayak, hãy ngồi vào trong thuyền. Sau đó, đặt lưng của bạn sát về phía sau ghế ngồi, đầu gối để cong và thả lỏng thoải mái.

Duỗi thẳng chân ra và co lại một nấc là điểm đặt chân phù hợp. Vì nếu chân bạn quá thẳng, bạn sẽ cảm nhận thấy áp lực bị đè nén lên phần lưng dưới. Còn nếu chân bạn ở tư thế cong quá nhiều thì có thể sẽ va đụng vào bộ phận cố định đầu gối của thuyền khi bạn chèo.

Với vị trí đặt tay trên mái chèo. Hãy bắt đầu với hai cánh tay để song song chính giữa và rộng bằng vai. Khi bạn đưa mái chèo lên phía trên đỉnh đầu thì khuỷu tay cần tạo một góc gần bằng 90º. Độ dài phần lưỡi và phần cán của mái chèo phía ngoài vị trí cầm tay của bạn cần đều nhau.

Minh họa kỹ thuật chèo thuyền kayak

Chu kỳ chèo:

Khi bắt đầu một chu kỳ chèo. Ta hơi cuộn phần thân trên sao cho có thể để đặt mái chèo kayak vào trong nước ở khu vực gần bàn chân và sát mép nước thuyền. Giữ thẳng cánh tay dưới và thả long cánh tay trên. Hơi cong một chút sao cho cổ tay của cánh tay trên hơi sát với mắt. Cố gắng tạo nhiều lực khi bát đầu chu kỳ chèo và ít hơn ở cuối chuy kỳ. Giữ cho cánh tay thoải mái và cầm lỏng mái chèo

Kết thúc một chu kỳ khi tay dưới của bạn ở ngang phần bụng, chèo một cách tự nhiện nhưng chậm lại.

Sau khi nâng mái chèo lên khỏi mặt nước để chuẩn bị cho một chu kỳ chòe tiếp theo cố gắng cuộn người về phía trước càng xa càng tốt

Cố gắng duy trì nhịp điệu tuy nhiên cần lưu ý vào từng chu kỳ chèo. Hãy lưu ý rằng chèo về phía trước không có nghĩa là bạn chèo trên một đường thẳng

Kỹ thuật đổi hướng :

Cầm mái chèo như bình thường. Đặt lưỡi mái chèo vào trong nước xa về phía trước nơi bạn có thể dễ dàng với tới. Giữ mặt trong (mặt lực) của lưới mái chèo hướng ra xa con thuyền. Giữ tay trên thấp.

Kéo mái chèo thành một vòng cung lớn bắt đầu từ phía mũi ra phía lái. Khi bắt đầu cú chèo mũi thuyền được đẩy ra xa mái chèo và khi kết thúc cú chèo thì thân thuyền được kéo sát vào mái chèo. Đây là điểm khác biệt đối với kỹ thuật chèo thông thường về phía trước là chỉ kéo mái chèo đền ngang hông và kéo sát vào thân thuyền

Minh họa kỹ thuật chèo thuyền kayak

Giờ thì bạn có 1 cách nhìn sơ bộ về kỹ thuật chèo kayak cơ bản cho người mới bắt đầu. Việc tiếp theo là bạn nên tìm một môi trường mà bạn có nhiều cơ hội luyện tập, học hỏi cũng như thi đấu. Những câu lạc bộ chèo thuyền kayak tại địa phương luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn. Ví dụ như một số CLB kayak tại Hạ Long, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chơi Bóng Bàn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!