Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Học Thổi Sáo Trúc Cho Người Mới # Top 6 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Học Thổi Sáo Trúc Cho Người Mới # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Học Thổi Sáo Trúc Cho Người Mới được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội Dung Có Trong Bài Viết

Có nhiều bạn thắc mắc cách tập sáo cho người mới. Do không có thời gian hoặc điều kiện đi học một khóa học thổi sáo trúc.

Với từ ngữ gần gũi dễ hiểu, bằng kinh nghiệm thổi sáo nhiều năm. Sáo Trúc Thăng Long mong rằng có thể giúp các bạn có thể tập thổi nhanh và hiệu quả nhất.

Các Bước Tập Thổi Sáo Trúc Cho Người Mới

– Trước khi học thổi sáo trúc các bạn nên bắt đầu bằng việc đeo head phone hoặc mở loa thưởng thức. Nghe thật kĩ các bản độc tấu sáo trúc hoặc các bản thu sáo. Hay những Video hướng dẫn thổi sáo trúc trên youtube mà bạn thích.

– Để thổi sáo trúc hay được đòi hỏi bạn phải tập luyện thật chăm chỉ. Tuy nhiên tập luyện chăm chỉ cũng chưa. Quan trọng các bạn cần là một khóa dạy thổi sáo trúc bài bản.

Hạn chếtrong việc tập luyện thổi sáo trúc phần lớn tới từ những thói quen sai. Các bạn cần lưu ý đặc biệt điều này để tập đúng và thổi được những giai điệu hay và truyền cảm cho người nghe nhất.

1 Thứ Nhất Đó Là Nghe Thật Kĩ Một Bài Nhạc

– Nghe để bạn có thể cảm thấy được sự biến chuyển tinh tế trong từng nhịp điệu.

Nhịp hay còn gọi là Trường Độ trong âm nhạc. Vấn đề Trường Độ thường được người chơi nhạc coi trọng nhất. Để chơi Sáo được cùng beat. Hay hòa tấu cùng với dàn nhạc yếu tố đầu tiên đó là phải chơi chuẩn nhịp.

Với những người tự tập nhạc không theo trường lớp đa phần hay bị mắc lỗi nhịp lệch nhịp là nhiều nhất sau đó mới đến các yếu tốt khác.

– Sự biến chuyển tinh tế của âm thấp âm cao (được gọi là Cao Độ trong âm nhạc tức là các nốt đô, rê, mi fa…)

Bạn đừng nên quá mải mê nhớ mặt chữ đô, rê, mi, fa… Mà quên đi những điều vô cùng quan trọng.

Nghe và cảm nhận được sử thay đổi, hay sự phối hợp nhịp nhàng giữa Cao Độ với Trường Độ,… Nếu những người chơi sáo mà chỉ nhớ rằng Đô mở ngón thế nào Rê mở ngón thế nào… thì nó được gọi là học vẹt. Như vậy tiếng sáo các bạn thổi nó chỉ phát được ra âm một cách thật vô cảm. Hay nói chính xác hơn là không có cảm xúc.

Có nhiều bạn tự học sáo hay đi xin cảm âm để nhìn vào đó để mở các ngón tập theo. Điều này vốn đã không tốt. Vì ngay từ ban đầu khi học thổi các bạn đã quá lệ thuộc.

Khi học sáo trúc theo Cảm Âm được viết sẵn sẽ làm cho tư duy tự cảm nhận của bạn lười suy nghĩ và không phát triển. Vì vậy, các bạn có nên từ bỏ cách học này không, đến đây các bạn có thể tự trả lời được …

– Tiếp theo đó là sự biến chuyển trong độ mạnh nhẹ của âm thanh. Trong sáo tiêu đó chính là kỹ thuật nhấn hơi ở những trọng âm trong bài.

Trong âm nhạc gọi nó là Cường Độ. Mấu chốt vấn đề này đó là độ mạnh nhẹ của âm tạo chiều sâu cho nốt nhạc trong bài.

Âm được nhấn mạnh đúng trọng âm tạo cảm giác gần. Những âm thổi nhẹ buông lơi như mơ màng tạo cảm giác xa xăm. Đấy là chiều xâu không gian, cũng là chiều sâu mà người chơi thể hiện được trong bài.

Học Thổi Sáo Trúc-Bí Quyết Giúp Bạn Thổi Sáo Trúc Hay

– Vấn đề về Âm Sắc sắc thái biều cảm. Trong âm nhạc thường phân biệt rõ ở những nhạc cụ khác nhau hơn là trọng một nhạc cụ.

Cái này các bạn nên hiểu như sau. Cây sáo này có âm ấm áp, cây sáo kia có âm the thé, hay cây sáo này nghe âm mờ quá.

Mấu chốt vẫn là ở người chơi cây sáo đó, công phu luyện tập thổi sáo trúc chăm chỉ là cái đánh giá khách quan nhất về âm sắc của sáo.

Người mới tập chơi sáo Trúc nên thổi âm Đô Muốn thổi sáo trúc hay, ,người mới tập nên thổi sáo nốt Đô (C5) trước. Sẽ dễ chơi và thuận lợi hơn cho quá trình tập. Các tác phẩm do Nghệ sỹ Việt Nam chuyển soạn cho sáo đa phần chuyển soạn cho tone Đô(C5).

Đeo head phone hoặc dùng loa tốt mở nghe ở một không gian yên tĩnh vừa thưởng thức vừa cảm nhận. Rồi bạn cũng cầm sáo Đô và chơi cùng

Bạn phải đảm bảo rằng sáo chuẩn tone, được như của nghệ sỹ càng tốt. Các bạn có thể nhờ các đại lý bán sáo trúc uy tín để được tư vấn hướng dẫn cách thổi sáo cho người mới tập.

Cần chăm chỉ-nghiêm túc khi học thổi sáo trúc. Quá trình tập thổi sáo cần sự nhiệt huyết và nghiêm túc cao độ trong việc nghe và cảm nhận.

Bạn có thể là vừa nghe vừa thử thể hiện. Ta phải chạy ngón và thổi được 15/19 nốt nhạc sáo trúc cơ bản. Vừa nghe vừa tập từng note một . Thậm chí bạn không cần quan tâm nó là âm đô hay âm rê…

Cần kiên trì, không hấp tấp chơi nhanh hết bài. Không nóng vội, chơi từng note một cho thật tròn trong cái ấy là quan trọng nhất.

Để thổi sáo Trúc hay người học cần có tinh thần cầu thị

Việc chơi được âm sáo tròn trong đầy dầy là rất khó. Người học thổi sáo trúc không nên bảo thủ. Nhiều người học thổi sao lầm tưởng mình chơi trôi chảy, học thổi sáo trúc rất đơn giản.

Cách kiểm tra hơi cho người học thổi sáo trúc

Những bạn nào chơi sáo còn cảm thấy mình không thể thổi được các note cao. Hoặc thổi được nhưng cảm giác chưa được thoải mái. Hoặc thổi được nhưng tiếng sáo còn gắt, xé tiếng hoặc khó nghe. Hoặc thổi những note quãng 3 xong thấy như đứt hơi mệt, thở phì phò.

Như vậy là chưa làm chủ được về hơi, Bạn thổi hơi chưa gọn, lực hơi chưa đúng, còn thiếu sự chính xác.

Mấu chốt nằm ở chỗ khi thổi cần: Tia hơi gọn. Càng note cao càng cần ép chặt môi đề tia hơi thật gọn. Lực hơi cũng thay đổi âm trầm nhất thổi nhẹ nhàng âm càng cao lực hơi càng mạnh.

Một người được coi là điều hơi tốt, làm chủ cây sáo dù có thổi đến sol3 là âm cao nhất của cây sáo mà âm vẫn đạt trong và người nghe không cảm thấy khó chịu. Còn âm trầm thì tròn đầy rền vang.

Không ngừng học hỏi cách thổi sáo của người dạy và người học cùng

Không gì bằng niềm đam mê, hăng say luyện tập . Nghe nhiều và phân tích từng note, từng câu, từng đoạn nhạc. Xem người thổi sáo trúc sử dụng kỹ thuật gì.

Tự đặt câu hỏi xem lúc đó họ làm thế nào. Luôn luôn giao lưu học hỏi.

Hãy bắt đầu bằng những bài tập sáo trúc đơn giản nhất

Những bài bạn thấy dễ tập dễ thổi nhất hãy tập ngay. Biết nghe biết phân tích cái hay cái đẹp trong âm nhạc.

“Hãy nhớ rằng đỉnh cao nghệ thuật chính là sự thăng hoa cảm xúc của nghệ sỹ vậy không có lý do gì mà ta không tập cho cảm xúc của chúng ta có ngày từ những note nhạc đầu tiên”.

Hy vọng các bạn Sáo Trúc Thăng Long đã giúp cho những ai đang muốn tập thổi sáo trúc tìm được những điều thú vị trong bài viết.

Để nhận được tư vấn tốt nhất cho khóa học thổi sáo trúc, các bạn vui lòng liên hệ theo số điện thoại Sáo Trúc Thăng Long : 086887628

Hướng Dẫn Thổi Sáo Trúc 6 Lỗ Cơ Bản Cho Người Mới Học

Hướng dẫn thổi sáo trúc 6 lỗ cơ bản cho người mới học

Hướng dẫn thổi sáo trúc 6 lỗ cơ bản cho người mới học đã được trình bày khá nhiều trên mạng đặt biệt là trên youtube, tuy nhiên mình thấy chưa có chi tiết và tổng quan cho lắm và điều này sẽ làm các bạn mới học thổi sáo khó khăn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách thổi sáo trúc 6 lỗ một cách tổng quát và cụ thể từng chi tiết về cách bấm lỗ sáo trúc.

Trước khi học thổi sáo trúc hay một nhạc cụ bất kỳ thì bạn cần nắm rõ những nốt nhạc để quá trình thực hành được dễ dàng. Nắm vững 7 nốt nhạc đó là Đô (C) – Rê (D) – Mi (E) – Fa (F) – Sol (G) – La (A) – Si (B) và được kí hiệu bằng những chữ cái tương ứng.

Bạn là một người mới học thì bạn nên học từ những cái cơ bản nhất như cách bấm thổi sáo 6 lỗ với quãng 1,2,3, cách thổi các nốt thăng (#), các nốt giáng (b), khi sử dụng thuần thục rồi mới đến những chức nâng mở rộng và nâng cao.

Bạn có thể thực hành với bài nhạc “Cháu lên 3”

Sol sol la fa la sol la fa

Sol la fa đô đô fa sol la

Sol fa sol la sol fa sol đô fa

Đô la sol fa đô đô la sol fa

Bạn thực hành thổi sáo trúc 6 lỗ với bài “Tình nhi nữ” bao gồm cả quãng 1 và 2

Đô rê fa sol la mi rê đô rê

Fa sol la2 đô2 rê2 fa sol la si la

Rê la2 sol fa sol sol la rê đô

Đô đô rê fa mi rê đô la sol la

Rê la sol fa sol sol la rê đô

Rê mi sol la rê fa…

Việc thổi những nốt nhạc trên quãng 3 sẽ đơn giản rất nhiều nếu bạn thổi sáo nhuần nhuyễn trên quãng 1 và 2.

Khi bạn đã biết cách thổi sao trúc 6 lỗ về những nốt thăng thì việc thổi những nốt giáng sẽ rất dễ nhớ, vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ: nốt đô trước rê thì giáng của rê sẽ bằng thăng của đô (rê giáng = đô thăng).

Cách Học Thổi Sáo Cho Người Mới Bắt Đầu

Sáo là một trong những loại nhạc cụ phổ biến từ khá lâu. Với thiết kế đơn giản và tiện dụng, sáo đã trở thành nhạc cụ gần gũi và thông dụng trong các loại nhạc cụ hiện nay. Nếu bạn là người có đam mê và mới tập chơi chỉ cần lựa chọn đúng những bước khởi đầu sẽ giúp bạn học được cách sử dụng loại nhạc cụ này một cách nhanh chóng và thuần thục.

– Tư thế cầm và thổi sáo đúng

– Cách lấy hơi

– Kiến thức về nhạc lý

2, Mua cho mình một cây sáo chuẩn và phù hợp

Chọn một cây sáo tốt để dùng rất quan trọng đối với những người mới học thổi sáo vì các âm thanh của cây sáo không chính xác sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt tới tai nghe và việc luyện tập kỹ thuật sau này.

Sáo có rất nhiều loại, mỗi loại sáo cũng có những tone khác nhau. Nếu bạn đang tập làm quen với sáo hãy lựa chọn sáo có tone Đô 5 (tone C5) là thích hợp nhất bởi các nốt trên thân sáo ứng với các nốt của tone trầm và cũng là tone có ở khá nhiều bài hát. Trên thân cây sáo Đô khoảng cách giữa hai nốt Đô và Rê giúp việc chuyển nốt trở nên dễ dàng hơn so với các loại sáo khác. Vậy nên Sáo YRS24B Soprano Recorder Yamaha là loại sáo thích hợp cho những ai mới bắt đầu tập chơi.

– So sánh độ dày của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và chiều dài bằng nhau nhưng có độ dày khác nhau thì ống nào có độ dày lớn hơn sáo sẽ phát ra tiếng trầm hơn.

– So sánh chiều dài của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và độ dày bằng nhau nhưng có chiều dài khác nhau thì ống sáo nào dài hơn sẽ phát ra tiếng sáo trầm hơn.

Trong giai đoạn bắt đầu tập sáo, bạn nên chọn những loại sáo có chất lượng vừa phải và chọn một số âm trầm để dễ thổi hơn. Sau một thời gian luyện tập và quen với sáo, bạn sẽ chọn được cho mình một tone phù hợp để chọn cây sáo phù hợp với mình hơn.

3, Học cách cầm sáo và thế bấm ngón chuẩn

Cầm sáo tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải luyện tập khá nhiều. Trong giai đoạn bắt đầu tập sáo, để cầm được sáo đúng đôi lúc sẽ khiến bạn đau tay và thấy ngược nhưng không sao, mọi thứ rồi sẽ quen dần.

ĐỂ PHÁT RA ĐƯỢC ÂM SÁO CHUẨN BẠN CẦN ĐỂ Ý ĐẾN HAI BỘ PHẬN LÀ MÔI VÀ NGÓN TAY:

– Bốn ngón tay (hai ngón út, hai ngón cái) giữ ống sáo sao cho ống sáo nằm vững khi sáu ngón kia cùng mở một lúc. Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.

– Đặt lỗ sáo vào giữa khe môi trên và môi dưới, lấy môi dưới làm điểm tựa đồng thời xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ. Mím môi (môi sát với răng) và bắt đầu thổi (kết hợp với bấm ngón).

4, Tập các bài hát đơn giản – các bài cảm âm dễ thổi

Cảm âm dễ thổi là cảm âm của những bài hát không cần sử dụng quá nhiều kỹ thuật (tuy vậy các bạn cũng nên học cách đánh lưỡi đơn và rung hơi), không phải thổi lên các nốt quá cao vì nhiều bạn mới chơi sẽ không lên được. Các đoạn nhạc sẽ được lặp đi lặp lại một số câu vậy nên bạn sẽ không cần phải nhớ quá nhiều các nốt nhạc.

MỘT SỐ BÀI CẢM ÂM ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI TẬP THỔI SÁO:

– Đàn Gà Trong Sân: bài này nhịp điệu vui tươi dễ nhớ dễ tập.

– Cháu Lên Ba Cháu Đi Mẫu Giáo: sở dĩ các bạn lên tập bài này bởi chỉ gồm năm câu, sau đó thổi lặp lại.

– Chúc Bé Ngủ Ngon: bài này câu và nhịp điệu chậm, bạn thoải mái thời gian thao tác các ngón tay.

– Chú Voi Con Ở Bản Đôn: bài này nhịp điệu vui tươi dễ nhớ dễ tập.

– A Song From Secret Garden: đây là bài siêu nổi tiếng, nhạc nước ngoài, mình khuyên các bạn mới tập thổi sáo nên học bài này vì âm điệu của nó nghe quen thuộc mà lại rất hay…….

5, Tham gia câu lạc bộ (CLB), hội nhóm sáo trúc

Mình khuyên các bạn nên tham gia vào các câu lạc bộ sáo trúc vì các thành viên nhiệt tình sẽ trực tiếp chỉnh sửa cho bạn những lỗi cơ bản vì trong sáo bạn sẽ mắc lỗi rất nhiều và cứ đi theo một con đường sai thì việc sửa chữa là rất khó. Bạn cũng có thể tranh thủ những buổi họp mặt câu lạc bộ để giao lưu và trao đổi những khúc mắc của bản thân mình trong quá trình học để nhận được những lời khuyên cùng những gợi ý hữu ích từ những người có cùng đam mê.

Nguồn: TOPLIST

Cách Bấm Thổi Các Nốt Nhạc Trên Sáo Trúc 6 Lỗ ⋆ Học Sáo Trúc Online

Sau khi bạn đã hoàn thành phần nhạc lý & luyện tập thổi được sáo có âm thanh ổn định (bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách thổi sáo ra tiếng). Thì hôm nay, các bạn sẽ học đến phần Nốt trên cây sáo 6 lỗ, và cách bấm các nốt thăng (#), giáng (b) và lên quãng.

Vì học thổi sáo dễ hay khó còn tùy thuộc vào tố chất từng người cũng như cường độ luyện tập của mỗi người. Nếu thời gian đầu, bạn cảm thấy khó khăn, tiếng sáo nghe đanh, chát tai, bạn nên luyện tập kỹ hơn phần thổi sao cho tiếng sáo đúng, dễ nghe. Khi luyện dần, đến 1 lúc nào đó bạn quen với cây sáo, hoặc cây sáo vỡ tiếng, thì lúc đó âm thanh của bạn thổi sẽ nghe cực thích.

Lưu ý: 7 nốt “đồ rê mi fa sol la shi” được ký hiệu trong nhạc lý như sau:

” Do (C) – Re (D) – Mi (E) – Fa (F) – Sol (G) – La (A) – Si (B)

** Màu đen: Bịt kín lỗ. ** Màu trắng: Không bịt. ** ↑ : Thổi mạnh

1. Cách bấm thổi 7 nốt nhạc “Quãng 1” trên sáo trúc 6 lỗ

Người mới tập làm quen với thổi sáo thì nên tập thổi nhuần nhuyễn 8 nốt này trước, từ “Do Re Mi Fa Sol La Si Do2” rồi ngược lại “Do2 Si La Sol Fa Mi Re Do”.

2. Cách bấm thổi 7 nốt nhạc “Quãng 2” trên sáo trúc 6 lỗ

Nếu đã tập lướt ngón quen tay các nốt ở quãng 1 và 2 thì vô nốt ở quãng 3 sẽ dễ hơn nhiều.

** ↑ : Thổi mạnh ** Mỗi nốt đều có 2 cách thổi nên Chúng tôi để 2 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

Nốt thăng bấm với cách mở nửa lỗ sẽ hơi khó và với chúng tôi thì quá là khó luôn, nên chúng tôi đã liệt kê thêm các cách bấm không phải mở nửa lỗ đễ dễ chơi hơn. Điều nữa là nốt thăng của nốt này sẽ là nốt giáng của nốt tiếp theo, nên bạn có thể tập nhớ luôn để dễ chơi. Ví dụ: nốt Re sau Do thì thăng của Do sẽ bằng giáng của Re ( Do thăng = Re giáng).

** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì mình sẽ để thêm 2, 3 hình, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

Nếu bạn đã nhớ các cách bấm nốt thăng ở trên thì với nốt giáng sẽ rất dễ nhớ, vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ: nốt đô trước rê thì giáng của rê sẽ bằng thăng của Do (Re giáng = Do thăng).

** Những nốt nào có 2 hay 3 cách bấm thì chúng tôi để thêm 2, 3 hình tương ứng, bạn bấm kiểu nào thuận tay thì bấm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Học Thổi Sáo Trúc Cho Người Mới trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!