Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chuẩn Bị Thực Đơn Bữa Ăn Cho Bé 1 Tuổi Đúng Cách Nhất được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để chuẩn bị bữa ăn cho bé 1 tuổi đã điều hết sức lo ngại đối với những bà mẹ trẻ. Họ phải luôn tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với con của mình để bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé khỏe mạnh và mau lớn hơn.
1 tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập trung cho việc đứng, đi lại, đây là những bước đi chập chững đầu tiên của trẻ. Vì thế mẹ cần phải tập trung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi bước sang giai đoạn này.
Mẹ có biết cân nặng của bé khi bước sang 1 tuổi là bao nhiêu không?
Theo các chuyên gia trung bình các bé 1 tuổi nặng 10-12kg. Thể trọng lúc này của bé phụ thuộc vào khối lượng cơ và xương. Ngay thời gian này tốc độ tăng trưởng của bé khá nhanh. Mỗi tháng bé có thể tăng 0.2kg về cân nặng và tăng 2cm về chiều cao.
Tốc độ chuyển hóa của trẻ 1 tuổi rất nhanh 3,6 – 4 calo/ giờ. Do đó các bé thường cảm thấy đói nhanh hơn so với người lớn. Ngoài ra việc hiếu động ở trẻ giúp trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, vì thế những người mẹ hãy cung cấp năng lượng đầy đủ kịp thời cho trẻ
2/ Hướng dẫn cách chuẩn bị bữa ăn cho bé 1 tuổi
Theo như bác sĩ và các chuyên gia, một bữa ăn cho bé 1 tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng cần có:
+ 3 bữa cháo/ ngày
+ 500-600ml sữa/ ngày
+ Tráng miệng với sữa chua và trái cây
Trong đó 3 bữa cháo cần đáp ứng đủ: 40gr gạo, 30gr thịt, cá, tôm, 1 quả trứng gà, 20gr rau xanh, 10gr dầu ăn
Bên cạnh đó mẹ cần tập cho bé ăn rau củ quả, nhai nuốt như mọi người. Ngoài ra nguồn thực phẩm dành cho bé 1 tuổi cần phải đa dạng, thường xuyên thay đổi món ăn.
Nếu trẻ biếng ăn thì mẹ không nên ép mà hãy cho trẻ ăn từng chút một, sau đó bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm khác như sữa
Ngoài việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ 1 tuổi đầy đủ chất thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đúng giờ cũng quan trọng không kém
Cách 1: Thời gian biểu cho trẻ 1 ăn dặm
7h: 1 chén cháo hoặc nuôi, mì nấu với thịt heo, cà rốt
15h: 1 miếng phô mai hoặc sữa chua, 1 ít trái cây ( đu đủ, xoài, dưa hấu, chuối)
18h: 1 chén cháo cá, su su, dầu đậu nành
Cách 2: Thời gian biểu cho trẻ 1 ăn dặm
7h: 1 chén cháo băm thịt, cà rốt xắt nhỏ
15h: 1 miếng phô mai hoặc 1 ít đu đủ chín
18h: 1 chén cháo ba ba, dầu đậu nành
Cách 3: Thời gian biểu cho trẻ 1 ăn dặm
9h30: 180ml sữa, 1 miếng thanh long
11h30: ½ chén cơm, 30g thịt heo
14h30: 1 miếng phô mai, 1 miếng chuối
3/ Cách chăm sóc dinh dưỡng bữa ăn cho bé 1 tuổi
Ở độ tuổi này bé thường hay kén ăn, rất dễ bị suy dinh dưỡng, vì thế mẹ không được để bé bỏ bú, nếu mẹ cắt sữa bú đêm cho trẻ, trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng
Nếu bé dễ ăn, tự tìm kiếm thức ăn thì mẹ hãy hạn chế để bé có thể phát triển một cách cân đối, không bị béo phì do thừa chất dinh dưỡng.
Bên cạnh việc chuẩn bị những bữa ăn cho bé 1 tuổi, để giúp bé phát triển toàn diện hơn,, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé để quan sát, trò chuyện và vui chơi cùng bé.
Đây là giai đoạn quan trọng để bé có thể học khẩu hình miệng và học từ giọng nói, cách hoạt động và cử chỉ của người lớn.
Tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động, theo sát bé thay vì bồng bế thường xuyên để hạn chế làm cho bé bị ảnh hưởng não trong quá trình phát triển.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi
Trẻ nhỏ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý đến thực đơn ăn dặm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi,giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần.
HUGGIES® sẽ đưa ra một số hướng dẫn để giúp các mẹ chuẩn bị thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu việc ăn dặm một cách dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây
Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng
Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm
Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ
Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn
Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, mặc dù sữa vẫn chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên tập cho bé ăn dặm đồng thời tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.
Hàng ngày, chế độ ăn cho bé 6 tháng tuổi cần cung cấp đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất cần thiết gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm: Bột, thịt (hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ…) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ.
Thực hiện phương pháp tô màu bát bột đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi: thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và ăn hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ mỗi ngày.
Để bé thích nghi dần với thức ăn mới và đảm bảo bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
Khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn.
Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho bé thử với một muỗng cà phê, rồi tăng lên 2, 3, 4 muỗng.
Thời gian tập cho bé 6 tháng ăn dặm thường trong vòng 2-3 ngày. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ đặc của thức ăn.
Với những bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau mỗi cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần. (Gợi ý: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?)
Thời gian biểu ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ
Các bé ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú sữa mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.
Những lưu ý khi nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các món ăn dặm cho bé không cần cầu kỳ hay nấu nướng quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cũng cầ lưu ý một số vấn đề sau đây:
Khi nấu cháo cho bé, không nên dùng nước lạnh
Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo vì nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên. Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.
Không nên hâm đi hâm lại cháo trong 1 ngày
Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày, vì lúc này, bé còn nhỏ nên chưa ăn được nhiều. Nếu như mẹ lỡ tay nấu nhiều thì nên chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh chứ không nên hâm đi hâm lại nhiều lần trong một ngày. Khi hâm lại như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm theo mùa
Để đảm bảo được độ tươi và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản, tăng trưởng, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khoẻ.
Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng
Đối với các loại thực phẩm để trong tủ đông như thịt, cá, khi mẹ lấy ra để nấu các món ăn dặm cho bé 6 tháng, tuyệt đối không dùng nước sôi để rã đông hoặc để rã đông theo nhiệt độ phòng. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển, khiến thực phẩm bị hư. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Để rã đông đúng cách, trước khi nấu khoảng 4-5 tiếng, mẹ nên cho xuống ngăn mát để thực phẩm được rã đông từ từ. Cách này vừa giúp thực phẩm giữ được sự tươi ngon, vừa giữ được chất dinh dưỡng.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh
Gợi ý giúp mẹ thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Cách Nấu Các Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé 1 Tuổi Thực Đơn Ăn Dặm
Công thức các món cháo dinh dưỡng ngon cho trẻ 1 tuổi trở lên
Thực đơn ăn dặm các món cháo ngon giàu dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong lươn cũng rất nhiều như chất đạm 12,7g, chất béo 25,6g, năng lượng 285 calo.
Vì vậy, lươn thường được các bà nội trợ, các bà mẹ chế biến thành nhiều món cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt chẳng hạn.
Thịt gà và bí đỏ đều có tính ấm, nên khi kết hợp với nhau sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
Chuẩn bị: 50g thịt gà, 50g bí đỏ, 80g gạo tẻ
Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ. Bí đỏ hấp và tán sao cho nhuyễn.
Gạo tẻ sơ chế, đun chín nhừ, sau đó cho bí đỏ và thịt gà ninh khoảng 10 phút. Nêm gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý: Cho trẻ ăn khi cháo còn ấm giúp trẻ ăn ngon hơn và hương vị cháo cũng không bị mất đi.
4. Cháo thịt/ xương nấu cùng đậu cô ve
Nguyên liệu: gạo tẻ 25g, đậu 30g, thịt 20g
Cách làm: Thịt heo và đậu xay nhuyễn. Đối với xương thì ninh lấy nước dùng để nấu cùng gạo.
Sau khi gạo được nấu thành cháo trắng đặc, cho thịt heo và đậu xay nhuyễn vào nấu khoảng 2 phút, nêm gia vị vừa miệng và tắt bếp.
6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh
Mẹ có thể biến tấu cháo dinh dưỡng với cháo tôm nấu cùng cải thảo hoặc cải xanh. Hai loại cải này đều thích hợp cho việc nấu cùng tôm.
Món cháo này thích hợp với những trẻ đang bị rôm sẩy, nóng trong người.
Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, tôm 2 con lớn, 1 bẹ cải thảo hoặc 10g cải xanh.
Cách làm: Gạo vo sạch, nấu thành nồi cháo trắng đặc. Tôm luộc chín, bóc vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ.
Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím. Cải thảo hoặc cải xanh băm nhỏ, cho xào cùng tôm.
Cháo trắng chín, cho hỗn hợp tôm và rau vào đảo đều trong 2 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.
9. Cháo chim cút cùng vỏ quýt khô
Chuẩn bị: Chim cút 1 con, gạo nếp, gạo tẻ, vỏ quýt 30g.
Chim cút sơ chế, bỏ ruột, đầu, ướp mắm muối. Vỏ quýt tán thành bột, sau đó nhồi vào bụng chim cút và cho nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp.
Đun khoảng 20 phút, thấy cháo chín hơi đặc, nêm gia vị vừa đủ, tắt bếp.
Mẹ lấy phần cháo cho trẻ, phần thịt có thể lấy hoặc không. Mỗi ngày, cho trẻ ăn 1 lần và có thể ăn liên tục từ 5 – 10 ngày.
12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót
Mẹ nhớ rau ngót phải nấu chín để tránh bị sống, có mùi hăng, trẻ ăn sẽ không ngon miệng.
Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.
Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.
Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu.
Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng. Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ.
Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp.
Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan
Đối với sườn heo, sau khi ninh nhừ lấy nước nấu cháo, mẹ gỡ phần thịt, xé nhỏ và cho vào cháo.
15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai
Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.
Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.
Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp.
Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút.
Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp.
Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.
Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai.
Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.
Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan hoặc thêm chút dầu ăn dành cho trẻ.
Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.
Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.
Với món ăn này, mẹ nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng để cháo không dậy mùi tanh của gan khi nguội.
21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót
Chuẩn bị: Gạo tẻ 30g, đậu hũ miếng nhỏ, rau ngót 30g.
Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, mịn. Đậu hũ nghiền nát, rau ngót làm sạch, xay nhuyễn hoặc xắt nhỏ.
Khi nồi cháo đang sôi, cho rau ngót vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, tiếp tục trút hết đậu vào nồi cháo, đảo đều. Mẹ lại nêm gia vị lần cuối và tắt bếp.
Mẹ múc cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn cho bé để cháo có vị ngậy thơm.
Mâm Cơm Việt (Tổng hợp)
7 Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn Dễ Làm, Đủ Chất
Bé 2 tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tư duy và ngôn ngữ nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Bé biếng ăn kéo dài sẽ không đảm bảo dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vì thế, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn đầy đủ dinh dưỡng và thật hấp dẫn.
Bé 2 tuổi biếng ăn khiến mẹ rất lo lắng và không biết phải làm sao để con ăn ngon miệng trở lại. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ biếng ăn đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Trẻ bị bệnh tiêu hóa: Trẻ bị mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày hay hô hấp sẽ ăn uống kém hơn. Lúc này, mẹ cần điều trị bệnh cho con thay vì tìm cách trị biếng ăn. Một số trẻ có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc bị chấn thương.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi không hợp lý: Các bữa ăn quá gần nhau, thực đơn lặp đi lặp lại hay thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn.
Mắc chứng biếng ăn bẩm sinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ và chơi mà không bao giờ đòi bú.
Biếng ăn do tâm lý: Trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể là do thường xuyên bị người lớn quát mắng, ép ăn quá nhu cầu.
Trẻ 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để phục vụ cho sự phát triển. Nếu biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến một số hệ quả nghiêm trọng như:
Thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn tăng trưởng
Chậm phát triển trí não
Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị mắc bệnh
Chỉ số EQ thấp, thụ động, tiếp thu chậm.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em 2 tuổi rất cao do đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Hiểu được sự phát triển của con sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi ăn cơm phù hợp và đầy đủ để trẻ phát triển toàn diện.
Bé 2 tuổi đã đi vững và chạy nhảy khá tốt, có thể đứng nhón chân khi lấy đồ vật trên cao. Bé cũng đã biết bắt chước người lớn một số biểu cảm, hành động và rất thích nô đùa với trẻ khác. Đặc biệt, bé 2 đã bắt đầu có những hành vi ngang bướng, làm ngược lại ý của người lớn. Các chuyên gia gọi đó là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
Đây cũng là giai đoạn bé học nói và hoàn thiện về ngôn ngữ. Trẻ 2 tuổi có thể nói được khoảng 2 đến 4 từ, lặp lại từ khi nghe hội thoại, phân biệt được màu sắc và biết chơi một số trò như lắp ráp, tìm vật bị giấu.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi mỗi ngày như sau:
Bé 2 tuổi ăn gì ? Mỗi ngày, bé cần được ăn 2 bữa chính với cơm nát và 2 bữa phụ với cháo hoặc súp, phở. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng hoa quả, sữa chua sau mỗi bữa ăn. Trẻ 2 tuổi cũng vẫn cần uống sữa. Vậy trẻ 2 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày ? Mẹ cho cần cho con uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức.
Khẩu phần ăn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần đảm bảo 4 nhóm chất gồm: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng cụ thể trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ, 3 – 4 quả trứng/tuần.
Thời gian ăn hợp lý cho bé 2 tuổi:
Mẹ nên cho bé 2 tuổi ăn đúng giờ để hệ tiêu hóa của con có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn.
Một vài lưu ý giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ
Chuẩn bị các món ăn cho bé 2 tuổi hấp dẫn, nhiều màu sắc;
Để bé tự chủ động lựa chọn món ăn và tự xúc ăn;
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng những câu chuyện thú vị và không ngừng khen ngợi bé;
Cho bé ngồi ăn cùng bàn với gia đình để con cảm thấy mình đã lớn và cần tự lập hơn;
Cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn với các việc đơn giản.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chuẩn Bị Thực Đơn Bữa Ăn Cho Bé 1 Tuổi Đúng Cách Nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!