Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bài Tập Dưỡng Sinh Kinh Lạc được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng và cải thiện chất lượng nòi giống dân tộc theo hướng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thấm nhuần tư tưởng đó, sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm tài liệu về Kinh lạc trong và ngoài nước, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kinh lạc và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông đã biên soạn bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc nhằm phổ cập tới cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân từ năm 2008Nhằm phổ biến sâu rộng tài liệu kinh lạc đến từng người dân và từng tổ chức xã hội ở cơ sở, các trung tâm học tập cộng đồng, Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Bellrings (Tiền thân là Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kinh lạc và chăm sóc sức khỏe cộng đồng), Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất chủ trương đẩy mạnh giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện chủ trương trên, nay Quyển “Hướng dẫn bài tập Dưỡng sinh kinh lạc và tổ chức hoạt động của câu lạc bộ Tự chăm sóc sức khỏe” được tái bản.
Bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc là một trong những phương pháp tập luyện dưỡng sinh phù hợp với việc cải thiện sức khỏe, đi sâu vào văn hóa của người Việt Nam. Từ khi đưa vào ứng dụng phổ biến trong cộng đồng (2008) đến nay đã thu hút được rất nhiều người tham gia. Luyện tập Dưỡng sinh Kinh lạc trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đa số những người tập đều chia sẻ qua thời gian tập luyện sức khỏe ngày càng tốt lên, đời sống tinh thần được nâng cao.
Thực tế đã chứng minh giá trị to lớn của bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc, vừa đơn giản, dễ nhớ, dễ tập, dễ phổ cập. Dưỡng sinh Kinh lạc xứng đáng trở thành một di sản văn hóa của Việt Nam, như tâm nguyện của cố chúng tôi Phạm Đức Dương, nguyên chủ tịch TW Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông.
Trong quá trình tham khảo và luyện tập Dưỡng sinh Kinh lạc, kính mong các bạn đọc chân thành góp ý để bài tập ngày càng phù hợp hơn, từ đó góp phần phổ cập rộng rãi phong trào luyện tập Dưỡng sinh Kinh lạc tới cộng đồng trong và ngoài nước.
Các đơn vị, cá nhân có góp ý và nhu cầu sách xin liên hệ: Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Bellrings – Điện thoại: 0899 151215
Địa chỉ: Số 1 lô 3.5 ngõ 34 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: Bellrings.vn@gmail.com
Website: Bellrings.vn
LINK TẢI SÁCH: HƯỚNG DẪN BÀI TẬP DƯỠNG SINH KINH LẠC & HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CLB TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP DƯỠNG SINH KINH LẠC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: BS. THẢO – BS. HOA – KTV. SƠN
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DƯỠNG SINH KINH LẠC
Theo quan điểm của Y học Phương Đông, Kinh lạc là hệ thống đường dẫn khí huyết, giúp khí huyết vận chuyển qua lại liên tục, thông suốt trong cơ thể.
Có 12 kinh mạch chính (chủ chốt) của toàn bộ hệ thống kinh lạc. Ngoài ra còn 2 mạch là Mạch Nhâm và Mạch Đốc kết hợp với 12 đường kinh tạo thành hệ thống 14 đường kinh chính trong cơ thể.
Nguyên lý kinh lạc của y học phương Đông chỉ ra rằng:
– Thống bất thông (Thống có nghĩa là đau, đau là do khí huyết tại nơi đó không thông, bị ứ tắc).
– Thông bất thống (Khi khí huyết lưu thông thì hết đau).
Cho nên từ xa xưa, cha ông ta đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc, tiêu biểu đó là: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Đó là những phương pháp tác động vào kinh lạc để “điều và dưỡng” hệ thống kinh lạc nhằm lưu thông, điều chỉnh sự vận hành của khí huyết. Qua đó giúp phòng bệnh và điều trị bệnh. Các phương pháp này đã được ứng dụng hàng ngàn năm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Với yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, mọi người cần được trang bị phương pháp để tự mình chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy cần có một phương pháp đơn giản để hướng dẫn cho mọi người có thể tự thực hiện được việc chăm sóc sức khỏe.
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã chỉ ra rằng: “Sức khỏe là tình trạng khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái”. Câu nói của Người đã đúc kết quan điểm của Y học cổ truyền và Y học hiện đại về một trong những điều kiện căn bản để có sức khỏe. Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng quá trình sống và lao động có nhiều yếu tố gây bệnh tác động vào cơ thể làm cho khí huyết một số chỗ bị ngưng trệ, tổn thương, tinh thần bị ảnh hưởng. Việc làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái là việc cần được làm thường xuyên hằng ngày để có sức khỏe tốt.
Nội dung bài dưỡng sinh kinh lạc có 3 phần:
– Đầu tiên là 6 động tác khởi động giúp cơ thể thích nghi dần từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động.
– Tiếp theo là 8 động tác chính sẽ tác động vào hệ thống kinh lạc, giúp cho khí huyết lưu thông.
– Cuối cùng là 6 động tác thư giãn điều hòa làm tăng tính gắn kết cho những người tham gia tập luyện.
Lưu ý:
– Người hướng dẫn hô nhịp 1,2,3,4 người tập hô nhịp 5,6,7,8.
– Kết thúc mỗi động tác khép chân về vị trí ban đầu, đưa hai tay thẳng lên qua đầu, kết hợp vỗ thẳng tay và nhún chân 6 lần theo nhịp đếm 1,2,3,4,5,6.
– Tất cả các động tác đều thực hiện chậm đều. Khi thực hiện kết hợp với việc thở chậm đều thì hiệu quả sẽ cao hơn.
– Các động tác khi vỗ lòng bàn tay phải luôn khum.
– Đối với người cao tuổi và người có sức khỏe yếu: Nếu chưa thể đứng tập được thì có thể ngồi ghế tập, rồi từng bước nâng dần thời gian đứng tập.
– Nên tập theo nguyên tắc sau:
+ Tập đúng huyệt.
+ Tập chậm.
+ Lực vỗ vừa phải.
+ Vận động hết tầm của khớp.
18 Cách Tập Dưỡng Sinh Trên Giường
Thứ sáu – 23/09/2011 09:29
Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí
dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các
bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn
hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào,
tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến,
giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng
thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích
thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng
luyện tập để nâng cao sức khỏe.
1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên
bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách
(không dùng cơ ngực).
2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn
đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay
nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến
mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất
cả khoảng 15-20 lần vuốt.
Tác dụng: Tăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt,
bệnh ở mũi.
3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa
day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên
đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy
lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5
lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất
cả 20 lần.
4. Gập đầu về phía trước
Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo
đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.
Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.
Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận
hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai
và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.
5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên
dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên
xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái,
sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa
cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt
kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm
xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.
6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:
Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng,
ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên
1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc
người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên
thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp
lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt
khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới
phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp
thở
7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái
xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho
vùng đó nóng lên (hình 9).
8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:
Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản
(nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100
lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có
cảm giác nóng thì tốt (hình 10).
9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:
Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía
dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100
lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc
cảm giác nóng thì tốt.
10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép
ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía
trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn
(hình 11).
11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón
út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miết
đi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay
duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi
lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không
nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).
Tác dụng: Làm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo
phì.
12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô
đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai
xuống dần.
Tác dụng: Điều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm
mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).
13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay
baolấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân
khác(hình 14).
Tác dụng: Làm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và
chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.
14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay
duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối
dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần
(hình 15).
15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần
cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế,
lăn lưng bập bênh.
Tác dụng: Vận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi;
tăng cường công năng tứ chi.
16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai
chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).
Tác dụng: Tăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các
khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo
phì.
17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu
ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến
gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).
18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung
nghĩ vào huyệt đan điền.
Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.
Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.
Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên
làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp.
Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần
làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.
Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.
Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.
Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.
Tác giả bài viết: BS. Nguyễn Đức Lê
Tập Dưỡng Sinh, Khí Công Giúp Tâm Sáng, Thân Khỏe!
Phóng to
Các cô, bác đội dưỡng sinh người cao tuổi P.14, Q.Phú Nhuận đang tập sáng 27-5
TT – Năm giờ sáng 27-5, tại trường tiểu học Phạm Ngọc Thạch, có hơn 20 cô bác đang thực hiện các bài tập dưỡng sinh theo hướng dẫn được phát ra từ một máy cassette đặt ở góc sân trường.
Trường là sân tập của đội dưỡng sinh Câu lạc bộ (CLB) Người cao tuổi P.14, Q.Phú Nhuận, chúng tôi Hình ảnh trên cũng thường thấy tại một số CLB dưỡng sinh trên địa bàn TP.HCM.
Tuổi cao vẫn khỏe!
Bác Trần Thị Vân (64 tuổi, 541/53 Huỳnh Văn Bánh, P.14) – người phụ trách đội dưỡng sinh – cho biết đội dưỡng sinh của P.14 có hơn 40 người, trong đó 70-80% là những người từ 65-78 tuổi. Mỗi sáng sớm, các cô bác đều tập trung về đây tập 56 động tác dưỡng sinh tay không của cố bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng và 12 động tác dưỡng sinh với gậy của cụ Mai Hắc Đẩu.
Hai vợ chồng bác Trần Thị Gái, 72 tuổi và Nguyễn Văn Thoại, 73 tuổi (231/28 Lê Văn Sĩ) cho biết đã tập dưỡng sinh từ nhiều năm nay. Bác Gái bị tiểu đường 15 năm nay, nhờ dùng thuốc điều trị đều đặn kết hợp với luyện tập dưỡng sinh nên vẫn duy trì được sức khỏe khá tốt.
Bác Nguyễn Thị Nhâm (72 tuổi, 462/15 Huỳnh Văn Bánh) cho biết thường xuyên đau nhức khớp do tuổi già, ngồi và đi lại rất khó khăn, hay mất ngủ. Bảy năm nay nhờ kiên trì tập dưỡng sinh, bác thấy trong người khỏe hơn, đi lại dễ dàng. Riêng bác Nguyễn Thị Còn (541/65 Huỳnh Văn Bánh) dù đã 75 tuổi nhưng da dẻ hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn. Bác cho biết đã tập dưỡng sinh đều 10 năm nay. Tập xong, bác còn đi bộ thêm 1-2km, đánh cầu lông cho thêm khỏe.
Tại chúng tôi còn có các CLB: CLB Thể dục dưỡng sinh tâm thể (201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5) có nhiệm vụ truyền đạt những kiến thức xung quanh việc giữ gìn sức khỏe thông qua các báo cáo chuyên đề sức khỏe; CLB Dưỡng sinh người lớn tuổi Trần Hưng Đạo, văn phòng đặt tại Liên đoàn Thể dục TP; CLB Thái cực trường sinh (5 Tân Cảng, P.25, Bình Thạnh); CLB Hướng dẫn viên dưỡng sinh chúng tôi (42 Phan Đăng Lưu, P.5, Q.Phú Nhuận): có chức năng bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các hướng dẫn viên, cử hướng dẫn viên dưỡng sinh giúp đỡ những nơi chưa có phong trào luyện tập dưỡng sinh. Chưa kể còn nhiều CLB khác hoạt động trong phạm vi hẹp (như CLB Trường sinh y pháp) hoặc hoạt động không ổn định…
Không điều trị bách bệnh
TS.BS Phạm Huy Hùng – chủ nhiệm bộ môn dưỡng sinh, khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược chúng tôi phó chủ tịch Hội Thể dục dưỡng sinh chúng tôi – cho biết dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập giúp nâng cao sức khỏe và phòng bệnh, không có tác dụng điều trị “bách bệnh” (muốn điều trị bệnh phải được khám, chẩn đoán và hướng dẫn của thầy thuốc, kết hợp với ăn uống, khi cần thiết phải dùng thuốc) mà chỉ góp phần đẩy lùi bệnh mạn tính, giúp sống lâu, sống khỏe, sống có ích. Tức là giúp “tâm sáng, thân khỏe”. Hiện nay phong trào tập dưỡng sinh tại TP rất phát triển với hàng trăm CLB, đội, nhóm được thành lập ở các quận huyện, phường xã cho đến tận khu phố.
Theo TS Hùng, Hội Dưỡng sinh chúng tôi (do Liên đoàn Thể dục, Sở Thể dục thể thao TP quản lý; trụ sở hội đặt tại Liên đoàn Thể dục: 257 Trần Hưng Đạo, Q.1) có bốn bộ môn là bộ môn dưỡng sinh tâm thể: dạy các bài tập thể dục phổ thông nhất (thể dục buổi sáng, thể dục bảy động tác, bài thể dục với gậy…); bộ môn yoga (Ấn Độ) chủ yếu tập phương pháp Hatha Yoga (yoga thể dục) gồm các bài tập cột sống, bài tập cơ sau thân, tập cơ bụng và các bài tập tác động đến tuyến nội tiết, làm dẻo dai khớp tay chân, cột sống; bộ môn thái cực gồm môn thái cực quyền với những bài thái cực quyền tay không, thái cực phiến (tập có quạt), thái cực kiếm (tập có kiếm) và môn thái cực trường sinh. Tập thái cực giúp tinh thần thư thái, khí huyết lưu thông, tay chân dẻo dai, cứng cáp; bộ môn khí công (luyện thở) được thực hiện theo các bài khí công của cố GS Ngô Gia Hy.
Tất cả bài tập này phải tập đều đặn, kết hợp với luyện thở mới đạt được kết quả tối đa cho sức khỏe. Một người có thể tập nhiều môn khác nhau và tuổi càng cao, thời gian tập càng nhiều mới có hiệu quả (người trẻ tập 20-30 phút/ngày, người lớn tuổi 60-90 phút), song cũng tùy sức khỏe từng người.
Nhiều phương pháp luyện tập
Ở VN, việc luyện khí công để nâng cao sức khỏe cũng có nhiều phương pháp tập khác nhau. Như các bài khí công của Trung Quốc hoặc các bài dưỡng sinh, khí công hiện đại của VN (có kế thừa của nước ngoài và sáng tạo thêm cái mới của ta) do GS Ngô Gia Hy, BS Nguyễn Văn Hưởng, BS Nguyễn Khắc Viện, GS Tô Như Khuê… nghiên cứu, sáng lập, giảng dạy.
Ngay trong các động tác của yoga cũng đều có bài luyện thở. Đây là những phương pháp luyện thở mang tính khoa học, có người nghiên cứu nhiều năm đúc kết lại, đã chứng minh được tính hiệu quả đối với sức khỏe, có sách nghiên cứu, có người luyện tập nhiều.
Ngoài ra còn có nhiều phép luyện thở khác nhưng ra đời một thời gian rồi tự biến mất, hoặc phát triển một thời gian trong một nhóm nhỏ nào đó. Do đó, độ tin cậy và tính hiệu quả của một phương pháp dưỡng sinh, khí công cũng phụ thuộc vào các yếu tố trên.
Bài Tập Photoshop Kèm Hướng Dẫn, Tải File Bài Tập Thực Hành Ps
Bài tập Photoshop kèm hướng dẫn, Tải file bài tập thực hành Photoshop; kèm các video hướng dẫn chi tiết từ Tự Học Đồ hoạ. Đây là những file bài tập giúp bạn học tập và cải thiện kỹ năng của mình trong quá trình học photoshop.
Bài tập photoshop cơ bản kèm hướng dẫn.
Tự Học Đồ Hoạ chia bài tập photoshop thành 2 nhóm gồm: Nhóm bài tập Photoshop cơ bản (bài tập thực hành lý thuyết); và bài tập photoshop nâng cao (bài tập thực hành). Với nhóm cơ bản chủ yếu là giúp bạn thực hành với công cụ và phần mềm; Có hướng dẫn và thực hành trực tiếp với phần mềm không có bài tập. Chúng không giúp tạo ra sản phẩm, nhưng nó giúp bạn có được nền tảng kiến thức tốt. Nhóm bài tập thực hành gồm nhiều phần thực hành với các sản phẩm thực tế. Thông qua các bài tập thực hành này giúp bạn tạo ra các sản phẩm từ photoshop thực tế, một lần nữa cùng cố kiến thức của bạn
Bài viết mới được đăng dữ liệu vẫn đang được cập nhật, chúng tôi sẽ sớm bổ sung những phần còn thiếu.
Đây là phần mở đầu trong loạt hướng dẫn photoshop cơ bản cấp tốc với độ dài khoảng 30 phút. File bài tập photoshop ở chuyên đề này chỉ gồm 1 ảnh duy nhất. Mục tiêu giúp các bạn làm quen với phần mềm photoshop, mặc dù đây là những kiến thức căn bản nhất. Thế nhưng tôi luôn nói với học viên của mình rằng lượng kiến thức này là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không nắm thật vững những kiến thức này thì việc học photoshop vô cùng khó khăn. Chỉ với một file bài tập photoshop duy nhất. Các bạn sẽ được làm quen với 4 chuyên đề chính bao gồm:
Bài tập photoshop này giúp các bạn mới bắt đầu học có được kiến thức cơ bản nhất về photohsop. Trong quá trình tạo file làm việc mới trong photoshop, bạn sẽ hiểu “khi nào thì cần làm gì”. Bạn không thể tạo ra một file thiết kế tốt nếu chính bạn còn không biết phải tạo một file làm việc hợp lý nhất. Một số kiến thức bạn cần phải hiểu thật rõ bao gồm: Pixel là gì, thế nào là mật độ điểm ảnh; mật độ điểm ảnh bao nhiêu là đủ, hệ màu nào là cần thiết cho công việc nào. Đây không hoàn toàn là một bài tập để bạn có thể thực hành nhưng bạn cần phải làm đi làm lại nếu muốn làm chủ được photoshop
Bài tập tiếp theo mà bạn cần học đó là thêm một đối tượng, hay một bức ảnh vào photoshop. Có rất nhiều cách để bạn làm được điều này bạn vẫn cần phải hiểu “khi nào thì cần làm gì”. Điều đó là hết sức quan trọng, tại sao lại dùng cách này mà không phải cách kia. Tại sao lại có người nói kéo thả có người nói dùng lệnh. Tại sao lại để layer smart object mà không phải layer bình thường. Tất cả những kiến thức đó bạn cần phải nắm bắt thật kỹ. Trong bài tập này có thể tôi không đề cập tới nhưng nhất định bạn phải tìm hiểu thật kỹ. Là một người thiết kế chuyên nghiệp không chỉ bắt trước như một con vẹt, phải hiểu tại sao lại như vậy.
Bài tập photoshop tiếp theo mà bạn cần phải học đó là cách để lưu file và xuất file. Nếu là người mới học bạn cũng như tôi, không biết làm việc đó như thế nào. Tôi từng loay hoay và bực mình vì chuyện làm ra được một cái ảnh mà không đăng nó lên được facebook. Đơn giản gì bỏ qua những kiến thức cơ bản nhất. Bạn cần hiểu rõ ràng rằng Ctrl + S khác gì với Ctrl + shift +S. Xuất file ảnh như thế nào là đúng, khi nào dùng 300px/inch, khi nào là 72px/inch. Các định dạng ảnh khác nhau chỗ nào…. Tất cả những kiến thức cơ bản đó buộc bạn phải thực hành và nắm thật kỹ.
Hướng dẫn bài tập: https://tuhocdohoa.vn/xuat-anh-trong-photoshop/
Với mục đích nâng cao kiến thức của các bạn về sử dụng công cụ trong photoshop. Đây là những bài tập giúp các bạn làm chủ những công cụ quan trọng nhất trong photoshop. Trong đó có 2 nhóm công cụ và hộp thoại quản lý bao gồm: Các công cụ tạo vùng chọn; Pen tool và quản lý layer trong photoshop. Nhiệm vụ của các bạn khi tải và thực hành làm bài tập với các chuyên đề này đó là tạo ra các sản phẩm giống như hướng dẫn. Nhóm bài tập Ps này bao với hướng dẫn dài khoảng 30 phút gồm 3 nội dung chính như sau:
Layer – cách sử dụng và quản lý layer trong photoshop
Vùng chọn, cách tạo và quản lý vùng chọn trong photoshop
Pen tool – Cách sử dụng và ứng dụng của pen tool trong Ps
Bạn cần hiểu một cách sâu sắc, màu đơn sắc là gì. Có những cách nào giúp bạn có thể tạo ra màu đơn sắc trong photoshop. Màu đơn sắc được ứng dụng trong những trường hợp nào. Bạn cũng cần hiểu mà CMyk và màu RGB khác nhau ra sao. Đồng thời những kiến thức về phối trộn các layer màu cũng cực kì cần thiết. Bạn cần thực hành nhiều hơn về màu trong photoshop ở các phần bài tập nâng cao sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức này. Tuy vậy đây là phần kiến thức cơ bản bạn cần nắm được. Hãy cố gắng học thật kỹ nó.
Màu chuyển sắc là một khái niệm khác mới. Chúng ta có rất nhiều cách để tạo ra các loại màu chuyển sắc. Tuy nhiên với photoshop chúng ta chủ yếu biết đến Gradient. Cách mà chúng hoạt động không giống với màu đơn sắc. Đây là giải màu được tạo ra bởi sự phối trộn màu đơn sắc theo giải, tạo ra các dải mã màu khác nhau. Nếu bạn là người mới học thì bạn sẽ thấy nó không thực sự cần thiết. Tuy nhiên trong photoshop thiết kế và blend màu đây lại là loại màu được sử dụng nhiều nhất.
Cân bằng sáng trong photoshop với lever và cuver
Lever và cuver là 2 lệnh giúp các bạn căn chỉnh độ sáng của bức ảnh trong photoshop. Với bài tập photoshop này bạn sẽ hiểu khi nào dùng lever, khi nào dùng cuver. Trong nhiều hướng dẫn tôi đã nhắc rất nhiều đến lệnh này tuy vậy chưa thực sự rõ ràng. Thông qua bài tập thực hành này bạn có thể tải ảnh về và thực hiện theo. Tuy rằng cả Lever và cuver đều chỉnh sáng bức ảnh. tuy nhiên ứng dụng của chúng lại không giống nhau. Khi làm việc với công cụ này bạn có thể tải thêm nhiều bức ảnh khác trên mạng để thực hành nhiều hơn
Cân bằng màu với color balance, và hue saturation
Đây là bài tập trong photoshop giúp các bạn có thể đổi màu một đối tượng bất kì. Chỉ cần đối tượng không thuộc 2 màu đen và trắng thì đều có thể áp dụng 2 công cụ này. Với hue saturation nó sẽ giúp bạn thay đổi màu sắc một cách triệt để. Đối với color balance lệnh này giúp các bạn cân bằng cường độ về màu lại một lần nữa. Ứng dụng của 2 lệnh màu này cũng không giống nhau. Chính vì vậy khi làm việc bạn cần thực hành nhiều hơn với các bài tập mà chúng tôi đã gửi tới các bạn.
Bài tập photoshop nâng cao kèm hướng dẫn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bài Tập Dưỡng Sinh Kinh Lạc trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!