Bạn đang xem bài viết Hàm Right Và Các Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Hàm Right Trong Phân Xuất Ký Tự được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ giải thích các đặc trưng của hàm Right trong Excel và chỉ ra những cách tối ưu để sử dụng công thức hàm Right trong Excel
Hàm RIGHT trong Excel giúp phân xuất số kí tự xác định trong chuỗi văn bản
Cụ thể:
Text (bắt buộc) – chuỗi văn nguyên bản mà bạn muốn phân xuất kí tự.
Num-chars (không bắt buộc) – số kí tự muốn phân xuất, tính từ kí tự bên phải
+ Nếu bỏ sót num-chars, 1 kí tự cuối cùng của chuỗi sẽ được trả lại (mặc định)
+ Nếu num-chars nhiều hơn tổng kí tự của chuỗi, tất cả kí tự sẽ được trả lại
+ Nếu num-chars là số âm, công thức hàm RIGHT sẽ trả về #VALUE! Error (giá trị lỗi).
Ví dụ, thể lấy ra 3 kí tự cuối của chuỗi văn bản ô A2, dùng công thức:
Kết quả trả về như sau:
Lưu ý quan trọng: hàm RIGHT trong EXCEL luôn trả về một chuỗi văn bản, ngay cả khi giá trị gốc là một chữ số. Để công thức hàm RIGHT cho ra giá trị là số nên kết hợp công thức với hàm VALUE.
Trong thực tế, hàm RIGHT trong Excel hiếm khi được sử dụng độc lập, chúng sẽ được sử dụng với một hàm khác để tạo những công thức phức tạp hơn trong Excel.
Cách phân xuất chuỗi ký tự con theo sau một ký tự xác địnhTrong trường hợp bạn muốn phân xuất một chuỗi kí tự con theo sau một kí tự nhất định, sử dụng cả hàm SEARCH hay FIND để xác định vị trí của kí tự đó, trừ vị trí kí tự được chọn trong tổng chuỗi kí tự được trả về ta dùng hàm LEN, kéo số kí tự muốn chọn từ phía bên phải chuỗi văn bản nguồn.
Ô A2 chứa kí tự đầu và cuối được phân tách nhau bởi khoảng trống, kéo kí tự cuối sang một cột khác. Sử dụng những công thức trên, sau đó ghi A2 vào khoảng trống của chuỗi, và điền kí tự vào khoảng trống “”.
=RIGHT(A2,LEN(A2)-SEARCH(” “,A2))
Kết quả trả về:
Để giải quyết, cần xác định vị trí của dấu phân cách cuối cùng trong chuỗi nguồn (trong ví dụ là dấu (:) cuối cùng). Để thực hiện cần có những hàm chức năng khác:
Lấy số lượng dấu phân cách trong chuỗi nguồn:
Tính tổng độ dài của chuỗi văn bản, dùng hàm LEN: LEN(A2)
Tính chiều dài của chuỗi khi không có dâu phân cách bằng hàm SUBTITUTE để bỏ toàn bộ các dấu phân cách: LEN(SUBSITUTE(A2,”:”,””)
Trừ chiều dài chuỗi văn bản gốc không chứa dấu ngăn cách từ tổng chuỗi văn bản nguồn: LEN(A2)-LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)
Để đảm bảo công thức đúng, có thể chia công thức ra các ô riêng, sẽ có 2 kết quả trả về, ô A2 chứa số lượng dấu (:).
Thay thế dấu phân cách cuối cùng với từng kí tự riêng biệt. Để phân xuất văn bản đứng sau dấu phân cách trong chuỗi, cần “đánh dấu” dấu phân cách cuối cùng. Để đánh dấu, cần thay thế dấu (:) cuối cùng với kí tự không xuất hiện trong chuỗi nguồn như (#)
Nếu đã quen sử dụng hàm SUBSTITUTE trong Excel, có thể bạn nhớ lựa chọn thứ 4 (instance_num) chỉ cho phép thay thế một vị trí xác định của kí tự nhát định. Khi tính xong số lượng dấu phân cách của chuỗi, bổ sung vào lựa chọn thứ 4 bằng hàm SUBSTITUTE sau:
=SUBSTITUTE(A2,”:”,”#”,LEN(A2)LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)))
Nếu đặt công thức này trong một ô riêng biệt, kết quả sẽ quay lại chuỗi: ERROR:432#Connection timed out
Lấy vị trí của dấu phân cách cuối cùng trong chuỗi. Dựa vào kí tự được thay thế với dấu phân cách cuối cùng, sử dụng cả hàm SEARCH hoặc FIND để xác địn vị trí của kí tự trong chuôi. Thay thế dấu (:) cuối cùng với dấu (#), dùng công thức: =SEARCH(“#”,SUBSTITUTE(A2,”:”,”#”,LEN(A2)LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””))))
Trong ví dụ này, công thức trả về 10, là vị trs của dấu (#) trong chuỗi thay thế.
Trả về chuỗi kí tự con về bên phải dấu phân cách cuối cùng. Vị trí của dấu phân cách cuối cùng trong chuỗi đã xác định, trừ số đó từ tổng độ dài của chuỗi, sau đó dùng hàm RIGHT để trả về những kí tự cần từ phần kết của chuỗi nguồn: =RIGHT(A2,LEN(A2)SEARCH(“$”,SUBSTITUTE(A2,”:”,”$”,LEN(A2)-LEN(SUBSTITUTE(A2,”:”,””)))))
Kết quả trả về:
Ví dụ, để kéo 5 kí tự cuối từ chuỗi A2 và chuyển kí tự phân tách thành số, dùng công thức:
Giả sử, ô A1 chứa ngày 18/01/2017. Nếu cố phân xuất năm với hàm RIGHT(A1,4), kết quả trả về là 2753 – 4 con số thể hiện 18/1/2017 trong hệ thống Excel.
Vậy làm thể nào để lấy lại một phần nhất định của ngày? Sử dụng hàm sau:
Hàm DAY để phân xuất ngày: =DAY(A1)
Hàm MONTH để phân xuất tháng: =MONTH(A1)
Hàm YEAR để phân xuất năm: =YEAR(A1)
Nếu công thức hàm RIGHT không hiệu quả trong trang tính, hầu hết là do những nguyên nhân sau:
Có một hoặc nhiều hơn các khoảng trống trong dữ liệu nguồn. Để nhanh chóng dời những khoảng trống trong ô, sử dụng thêm hàm TRIM hay CELL CLEANER.
Số lượng kí tự num-chars nhỏ hơn 0. Nếu số lượng kí tự num-chars được tính bằng nhwungx công thức khác hay một tổ hợp những hàm khác nhau và hàm RIGHT trả về giá trị lỗi #VALUE!, hãy kiểm tra lại tổ hợp hàm.
Giá trị nguồn là ngày tháng.
Để có thể ứng dụng tốt Excel vào trong công việc, chúng ta không chỉ nắm vững được các hàm mà còn phải sử dụng tốt cả các công cụ của Excel. Những hàm nâng cao giúp áp dụng tốt vào công việc như SUMIFS, COUNTIFS, SUMPRODUCT, INDEX + MATCH … Những công cụ thường sử dụng là Data validation, Conditional formatting, Pivot table …
Cách Dùng Hàm Right Để Lấy Ký Tự Bên Phải Trong Excel
Trong Microsoft Excel, hàm RIGHT là một trong những hàm trích xuất các ký tự không mong muốn từ dữ liệu. Điều này rất hữu ích vì khi bạn sao chép hoặc nhập văn bản vào bảng tính, đôi khi nó sẽ bao gồm ký tự rác cùng với dữ liệu của bạn. Hoặc, có thể bạn chỉ muốn lấy phần cụ thể của văn bản, chẳng hạn như tên của một người, chứ không phải toàn bộ họ và tên của họ.
Chú ý: Hướng dẫn trong bài viết này áp dụng cho Microsoft Excel 2023, 2023, 2013, 2010 cũng như Excel cho Microsoft 365.
Công thức của hàm RIGHT – Cú pháp và đối sốTrong Excel, cú pháp của hàm đề cập đến bố cục và thứ tự các đối số của hàm. Đối số là các giá trị được hàm sử dụng để tính toán.
Cú pháp của hàm bao gồm tên, dấu ngoặc đơn và đối số của hàm.
Công thức của hàm RIGHT trong Excel là:
=RIGHT(Text,Num_chars)Các đối số của hàm cho biết dữ liệu nào cần được xem trong hàm và độ dài của chuỗi văn bản cần trích xuất.
Text (bắt buộc): là dữ liệu bạn muốn trích xuất dữ liệu. Có thể sử dụng tham chiếu ô để chỉ ra dữ liệu trong bảng tính hoặc sử dụng văn bản thực tế trong dấu ngoặc kép.
Num_chars (tùy chọn): chỉ định số lượng ký tự bên phải của đối số chuỗi mà hàm sẽ giữ lại. Đối số này phải lớn hơn hoặc bằng Không (0). Nếu bạn nhập một giá trị lớn hơn độ dài của văn bản hiện có, hàm sẽ trả về tất cả các giá trị đó.
Chú ý: Nếu như bạn bỏ qua đối số Num_chars, hàm sẽ sử dụng giá trị mặc định là 1 ký tự.
2 cách sử dụng hàm RIGHT trong Excel Nhập trực tiếp công thức hàm RIGHT vào bảng tính ExcelTrong ví dụ bên dưới, chúng ta sẽ dùng hàm RIGHT để trích xuất cụm từ ” Canhrau” ra khỏi văn bản gốc “*&^%Canhrau” đang nằm ở ô B1 trong bảng tính Excel.
Và bạn sẽ nhập công thức hàm RIGHT vào ô C1 như thế này:
Để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn, bạn hãy chọn hàm và đối số của hàm trong hộp thoại Function Dialog. Điều này sẽ giúp bạn không cần phải nhập tên, dấu phẩy, dấu ngoặc của hàm vào đúng vị trí tương ứng.
Bước 1: Nhập dữ liệu như bạn đã nhìn thấy trong ô B1 ở trên. Sau đó, hãy chọn ô C1 để biến nó thành ô đang chọn.
Mẹo: Sử dụng chuột để chọn các ô giúp ngăn ngừa lỗi phát sinh do nhập sai tham chiếu ô.
Bước 2: Chọn tab Formulas từ Menu chính.
Bước 3: Chọn Text để mở trình đơn thả xuống.
Bước 4: Chọn hàm RIGHT trong danh sách để hiển thị hộp thoại Function Dialog.
Bước 8: Nhập 7 vào dòng này. Vì chúng tôi muốn lấy 7 ký tự ngoài cùng bên phải.
Bước 10: Cụm từ ” Canhrau” sẽ được xuất hiện trong ô C1. Và khi bạn nhấp chuột vào ô C1, bạn sẽ nhìn thấy công thức hàm RIGHT hoàn chỉnh được xuất hiện trên thanh công thức phía trên của trang tính.
Ghi chú: Hàm RIGHT thường được dùng để trích xuất một số ký tự nhất định từ phía bên phải của chuỗi văn bản. Nếu như bạn muốn trích xuất các ký tự nằm phía bên trái của dữ liệu thì hãy sử dụng hàm LEFT. Nếu dữ liệu bạn muốn lấy không nằm ở hai bên trái phải của nó, thì bạn hãy sử dụng hàm MID để trích xuất dữ liệu.
Cám ơn bạn đã đọc và sẽ gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới trên Blog của chúng tôi.
Cách Tính Lương Trong Excel Sử Dụng Hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right,
Tiếp tục các bài tập trong Excel, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục làm bài tập tính lương trong Excel sử dụng hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If. Mời các bạn tham khảo.
Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lương trong Excel sử dụng hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If. Mời các bạn tham khảo.
CÁCH TÍNH LƯƠNG TRONG EXCEL SỬ DỤNG HÀM VLOOKUP, HLOOKUP, LEFT, RIGHT, MID VÀ IF
Bài tập tính lương trong Excel sẽ giúp các bạn làm quen và sử dụng các hàm Vlookup, Hlookup, Left, Right, Mid và If một cách thuần thục qua đó các bạn có thể áp dụng các hàm này vào các tình huống một cách hợp lý.
Mã nhân viên được kết hợp bởi 3 yếu tố sau: Xếp loại (A, B, C, D), Số năm công tác và Mã phòng ban.
Đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng hàm Right và Hlookup để điền đủ Phòng ban.
Bước 1: Nhập vào ô D6 công thức như sau: =HLOOKUP(RIGHT(B6,2),$A$16:$D$17,2,0).
.
Bước 2: Sau khi nhập công thức xong thì ấn Enter để hoàn thành. Sau đó bạn giữ và kéo ôD6 xuống dưới để hệ thống tự điền các ô còn lại.
Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng hàm Left để điền mã Xếp loại của nhân viên đó
Bước 3: Nhập vào ô G6 công thức: =LEFT(B6,1).
Bước 4: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó giữ và kéo ô G6 xuống để điền các ô còn lại
Để điền Số năm công tác, chúng ta sẽ sử dụng hàm Mid để lấy 2 ký tự ở giữa của Mã nhân viên.
Bước 6: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó kéo xuống để điền các ô còn lại
Bước 8: Các bạn ấn Enter để hoàn thành sau đó kéo xuống để điền các ô còn lại
Cuối cùng, chúng ta sẽ tính Tổng lương bằng cách lấy Lương cơ bản * Ngày công * Hệ số lương.
Bước 9: Các bạn điền vào ô J6 công thức: =E6*F6*I6 sau đó ấn Enter để hoàn thành và kéo xuống để điền nốt các ô còn lại
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-luong-trong-excel-su-dung-ham-vlookup-hlookup-left-right-mid-va-if-25908n.aspx Từ trước cho tới nay, cách tính phần trăm % rất phổ biến, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, sử dụng thường xuyên trong Excel. Các bạn đọc bài viết các cách tính phần trăm nhanh và chính xác để có thể làm quen với dạng toán phổ biến này.
Các Hàm Tính Toán Thông Dụng Trong Excel
Excel là bảng tính hỗ trợ các hàm giúp các bạn trong quá trình tính toán và xử lý dữ liệu, nếu các bạn biết các hàm tính toán, cách sử dụng chúng thì công việc của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng hơn.
I. NHÓM HÀM THỐNG KÊ. A. Nhóm hàm tính tổng. 1. Hàm SUM.Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).
Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
Chức năng: Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Ví dụ: =SUM(D7:D12) tính tổng các giá trị từ ô D7 đến ô D12.
Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range).
Các tham số:
+ Range: là dãy số mà các bạn muốn xác định.
+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn các bạn muốn tính tổng (có thể là số, biểu thực hoặc chuỗi).
+ Sum_range: là các ô thực sự cần tính tổng.
Chức năng: Tính tổng các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
Ví dụ: =SUMIF(A1:A5,”Nam”,B1:B5) tính tổng các ô từ B1 đến B5 với điều kiện giá trị trong cột từ A1 đến A5 là Nam.
B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình. 1. Hàm AVERAGE.Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).
Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.
Chức năng: Trả về giá trị trung bình của các đối số.
Ví dụ: =AVERAGE(D7:D12) tính giá trị trung bình các ô từ D7 đến D12.
Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1,Array2,Array3…).
Các tham số: Array1: bắt buộc, đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.
Array2, Array3 … tùy chọn, các đối số mảng từ 2 đến 255 mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng.
Lưu ý: Các đối số trong các dãy phải cùng chiều, nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
Chức năng: Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng các tích đó.
C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. 1. Hàm MAX.Cú pháp: MAX(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà các bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
Chức năng: Hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
Ví dụ: =MAX(A5:A9) đưa ra giá trị lớn nhất trong các ô từ A5 đến A9.
2. Hàm LAGRE.Cú pháp: LARGE(Array,k).
Các tham số:
+ Array là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
+ k là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
Chức năng: Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
3. Hàm MIN.Cú pháp: MIN(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
Chức năng: Hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Ví dụ: =MIN(A4:A7) trả về số nhỏ nhất trong số các ô từ A4 đến A7.
4. Hàm SMALL.Cú pháp: SMALL(Array,k).
Các tham số:
+ Array là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
+ k là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
Chức năng: Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
D. Nhóm hàm đếm dữ liệu. 1. Hàm COUNT.Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Chức năng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
Ví dụ: =COUNT(D7:D12) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy từ ô D7 đến ô D12.
Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2…).
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Chức năng: Hàm đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Ví dụ: =COUNTA(A1:A7) đếm các ô chứa dữ liệu trong dãy từ ô A1 đến ô A7.
3. Hàm COUNTIF.Cú pháp: COUNTA(Range, Criteria).
Các tham số:
+ Range: dãy dữ liệu các bạn muốn đếm.
+ Criteria: điều kiện, tiêu chuẩn cho các ô đếm.
Chức năng: Hàm đếm các ô chứa giá trị theo điều kiện cho trước.
Ví dụ: =COUNTIF(A1:A8,”<50″) đếm tất cả các ô từ A1 đến A8 có chứa số nhỏ hơn 50.
II. HÀM LOGIC. 1. Hàm AND.Cú pháp: AND(Logical1,Logical2…).
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Lưu ý:
+ Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic. + Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua. + Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
Ví dụ: =AND(C7=”Nữ”,D7=7) vì cả 2 biểu thức đều đúng lên giá trị trả về là TRUE.
Cú pháp: OR(Logical1,Logical2…).
Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE(1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE(0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
+ Nếu A1 nhỏ hơn 10 hoặc A3 nhỏ hơn 10 thì hàm trả về giá trị TRUE.
+ Nếu A1 lớn hơn 10 và A3 nhỏ hơn 100 thì hàm trả về giá trị FALSE.
3. Hàm NOT.Cú pháp: NOT(Logical).
Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.
Chức năng: Hàm đảo ngược giá trị của đối số, sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số.
III. NHÓM HÀM TOÁN HỌC. 1. Hàm ABS.Cú pháp: ABS(Number).
Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.
Chức năng: Lấy giá trị tuyệt đối của một số.
Ví dụ: =ABS(D10) trả về giá trị tuyệt đối của ô D10.
Cú pháp: POWER(Number, Power).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
+ Power là số mũ.
Chức năng: Hàm trả về lũy thừa của một số.
Ví dụ: =POWER(10,2) kết quả trả về là 100.
3. Hàm PRODUCT.Cú pháp: PRODUCT(Number1, Number2…).
Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
Chức năng: Sử dụng hàm Product thay cho toán tử nhân để tính tích một dãy.
Ví dụ: =PRODUCT(A1,A5) nhân các số trong dãy số từ A1 đến A5.
4. Hàm MOD.Cú pháp: MOD(Number, divisor).
Các đối số:
+ Number là số bị chia.
+ divisor là số chia.
Chức năng: Lấy giá trị dư của phép chia.
Ví dụ: =MOD(25,2) giá trị trả về là 1.
5. Hàm ROUNDUP.Cú pháp: ROUNDUP(Number, Num_digits).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên một số.
Lưu ý:
Cú pháp: EVEN(Number).
Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
Nếu number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
7. Hàm ODD.Cú pháp: ODD(Number).
Tham số: Number là số mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
8. Hàm ROUNDDOWN.Cú pháp: ROUNDDOWN(Number, Num_digits).
Các tham số:
+ Number là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
+ Num_digits là bậc số thập phân mà các bạn muốn làm tròn.
Chức năng: Làm tròn xuống một số.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hàm Right Và Các Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Hàm Right Trong Phân Xuất Ký Tự trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!