Xu Hướng 3/2023 # Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Hợp Lý Và Khoa Học # Top 12 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Hợp Lý Và Khoa Học # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Hợp Lý Và Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 2 tuổi rất cao vì thời điểm này bé đã bắt đầu cai sữa và cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng độc lập. Ngoài ra, Theo các số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng, 2 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do mất cân bằng khẩu phần dinh dưỡng. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi hợp lý và khoa học là rất cần thiết để giúp bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Về mặt vận động phát triển thể chất

2 tuổi bé bắt đầu đi vững và có thể chạy nhảy khá tốt. Nếu như bé vẫn chưa thể tự đi hoặc không chạy nhảy được thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. Về cận nặng ở độ tuổi này, bé trai nặng khoảng 12kg, bé gái nặng khoảng 11.5kg.

Về mặt cảm xúc, ngôn ngữ

Bé bắt đầu biết bắt chước người khác làm, nhất là người lớn. Vì vậy, cha mẹ và người thân trong gia đình cần biểu hiện những hành động tích cực để bé học theo điều tốt. Tuy nhiên, một số trẻ cũng bắt đầu thể hiện hành vi ngang bướng, làm ngược lại những điều người lớn nói.

Về ngôn ngữ: Bé có thể nói được khoảng 2 – 4 từ và biết làm theo những chỉ dẫn đơn giản của người lớn. Bé cũng bắt đầu biết lặp lại những từ nghe trong cuộc đối thoại, biết giúp mẹ việc nhà, phân biệt màu sắc, chơi trò chơi lắp ráp, tìm vật bị dấu.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi hợp lý

Nhu cầu dưỡng chất cho bé 2 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính như: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần. Cụ thể, mỗi ngày mẹ cần bổ sung cho bé thực đơn như sau:

Bé cần được ăn 2 bữa cơm nát

Các loại thực phẩm đa dạng, phong phú (thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả)

2 bữa cháo hoặc súp, phở (bữa phụ)

Tráng miệng với hoa quả, sữa chua

Uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi kết hợp các thực phẩm để bổ sung cho bé bởi khi kết hợp không đúng sẽ khiến cho bé không những ăn không hấp thu mà còn bị đau bụng, khó tiêu. Một số loại thực phẩm không nên kết hợp để bổ sung cho bé như: sữa + chuối, sữa + cam chanh, cà rốt + củ cải, thịt bò + hải sản, đậu đen, hẹ…

Ăn đủ bữa chính với những món dễ tiêu

Dạ dày của bé 2 tuổi còn tương đối nhỏ nên bạn cần chia nhỏ bữa ăn cho bé và không nên ép bé ăn quá nhiều thức ăn trong 1 bữa. Bạn nên cho bé ăn chia làm 3 bữa một ngày (2 bữa cơm nát + 1 bữa cháo) và 2 bữa phụ (nếu trẻ bình thường), 3 bữa phụ nếu trẻ suy dinh dưỡng. Bữa phụ có thể là: yaourt, chè, sữa, trái chuối, sinh tố… + 2 ly sữa + hoa quả chín. Mẹ cần tránh nấu những món khó tiêu, tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đảm bảo lượng sữa

Trẻ 2 tuổi vẫn cần được bổ sung sữa mỗi ngày, bởi sữa cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho trẻ. Vì vậy, bạn cần duy trì bổ sung cho bé 400ml sữa mỗi ngày và có thể bổ sung cho bé ăn thêm những chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai…

Tập cho bé ăn cơm

Giai đoạn này mẹ vẫn cần cho bé ăn cơm nát vì hệ tiêu hóa của bé chưa được tốt và đặc biệt cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé và thường xuyên thay đổi món ăn theo ngày, theo mùa để kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Thức ăn bạn cần cắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu mềm và chọn những loại thực phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Cách nấu một số món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

1. Món thịt viên sốt cà chua

Nguyên liệu gồm: thịt vai, mộc nhĩ, cà chua

Cách làm: Chọn phần thịt vai đem băm nhỏ, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch rồi thái và băm vụn. Trộn thịt với chút mắm, dầu hào, mộc nhĩ rồi viên thành những viên tròn nhỏ.

Cà chua 2 quả lột vỏ, thái mỏng, xào nhừ. Cho 1 bát con nước vào chỗ cà chua đã xào, nêm vào đó 1 -2 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường. Đun sôi rồi cho thịt vào đun nhỏ lửa cho chín mềm là được.

2. Canh rau ngót nấu thịt nạc

Rau ngót nhặt rồi rửa sạch và để ráo, thịt nạc rửa sạch thái nhỏ. Bắc nồi lên bếp và cho ít dầu ăn vào đến khi dầu nóng thì cho thịt vào xào săn rồi cho rau ngót vào xào qua cho gia vị để ngấm vào rau và thịt. Sau đó cho nước sôi vào nấu chín là xong.

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé 1 Tuổi

1 tuổi là giai đoạn bé có những bước phát triển vượt bậc, cả về thể chất lẫn trí tuệ, bởi vậy nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng. Trong đó, cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi được biết đến như là nguồn thức ăn rất phù hợp.

Khác với nấu cháo ăn dặm cho bé 5 tháng hay 6 tháng tuổi, trẻ 1 tuổi trở lên đã có thể ăn được thực phẩm đặc, do đó cách chế biến cũng khác đi.

Bí quyết nấu cháo dinh dưỡng ngon cho bé 1 tuổi

Để có được món cháo dinh dưỡng ngon, hợp khẩu vị và đảm bảo dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

Chỉ nấu vừa đủ cho một bữa, việc nấu nhiều và hâm đi hâm lại khiến cháo mất ngon và giảm dinh dưỡng.

Nếu bạn quá bận và muốn nấu một lần dùng cả ngày, hãy chế biến cháo trắng riêng và thực phẩm như thịt cá riêng, như vậy mỗi lần ăn bạn chỉ việc hâm nóng lại cháo trắng rồi cho thức ăn vào là được.

Cháo phải là cháo đặc, bạn không cần phải chế biến cháo loãng như trước nữa, hệ tiêu hóa của trẻ có thể xử lý tốt.

Thực đơn cần đổi mới để tạo hứng thú ăn cho bé, nhưng phải đảm bảo có đẩy đủ dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, vitamin, chất xơ và chất béo.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi siêu dễ làm

Cháo thịt bò bí đỏ và bông cải xanh

Khỏi phải nói về lượng dinh dưỡng có trong thịt bò và bí đỏ, không phải tự nhiên mà 2 nguyên liệu này rất được ưa chuộng khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị nguyên liệu

100g gạo nếp

50g gạo tẻ

30g bí đỏ

150g thịt bò

1 miếng phô mai

30g bông cải xanh

Dầu ăn và các loại gia vị

Công thức

2 loại gạo bạn vo sạch rồi cho vào nồi chung với nước, đun cho tới khi cháo chín nhừ.

Bí đỏ bạn gọt vỏ rồi thái hạt lựu.

Bông cải xanh rửa sạch, thái nhỏ, phô mai cũng cắt nhỏ.

Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ sau đó ướp với nửa thìa hạt nêm, nửa thìa dầu ăn cho thấm.

Khi cháo vừa sôi thì bạn cho phần thịt bò vào khuấy đều, tiếp đó cho phần bí đỏ, bông cải xanh và phô mai vào, đậy nắp và đun sôi lại lần nữa.

Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp là xong.

Khi cho bé ăn, bạn múc cháo ra bát, chờ cho hơi nguội sẽ giúp hương vị ngon và bé dễ ăn hơn.

Cháo sườn heo đậu Hà Lan

Sườn heo và đậu Hà Lan mang lượng chất đạm lớn, giúp trẻ phát triển thể chất tuyệt vời. Ngoài ra, trong đậu còn có nhiều vitamin và chất xơ giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu

30g gạo trắng

100g sườn heo nạc

10g đậu Hà Lan tươi

Dầu ăn, nước mắm

Công thức

Gạo sau khi được vo sạch thì bạn ngâm với nước tầm nửa tiếng cho nở mềm. Tiếp đó bạn cho gạo vào với nước và đun sôi, căn nước sau cho cháo không quá loãng.

Đậu bạn cũng ngâm nước cho mềm, tiếp đó bạn cho vào nồi, đổ nước và đun cho tới khi đậu chín mềm.

Sườn heo bạn rửa sạch, hầm cho mềm sau đó xé thành sợi nhỏ cho bé dễ ăn.

Sau khi cháo bắt đầu sôi, bạn cho thịt và đậu vào chung, tiếp tục ninh cho nhừ, thêm một thìa dầu ăn vào, nêm nếm lại cho vừa miệng, khuấy đều và tắt bếp là xong.

Múc cháo ra bát và chờ cho cháo hơi nguội rồi mới cho bé ăn.

Cháo gà hạt sen

Thịt gà và hạt sen chứa rất nhiều dinh dưỡng và vitamin, không những vậy hương vị của các loại thực phẩm này còn rất hợp với khẩu vị trẻ nhỏ.

Chuẩn bị nguyên liệu

2 thìa gạo tẻ

250g thịt gà lọc xương

Nửa củ cà rốt

Một ít hạt sen tươi

Dầu ăn và các loại gia vị khác

Công thức

Gạo vo sạch rồi cho thêm nước vào nấu cháo.

Cà rốt bạn gọt vỏ, thái hạt lựu.

Nhặt sạch tim hạt sen sau đó rửa sạch. Cho hạt sen vào nồi nước và luộc cho tới khi chín mềm thì vớt ra để riêng.

Thịt gà bạn rửa sạch, luộc chín và xé nhỏ cho bé dễ ăn.

Chuẩn bị chảo, cho thịt gà, cà rốt vào và xào cho chín tới.

Khi cháo vừa sôi thì trút phần thịt gà, cà rốt vào, thêm hạt sen và khuấy đều.

Đợi tới khi cháo sôi hẳn thì hạ lửa và ninh thêm khoảng 5 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng, thêm 1 thìa dầu ăn rồi tắt bếp.

Múc cháo ra bát, chờ cháo còn âm ấm thì có thể cho bé ăn được.

Hướng dẫn nấu cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi:

Lời kết

Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé 5 Tháng Tuổi

Ở thời điểm 5-6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm bổ sung năng lượng nhưng thức ăn chính của bé trong giai đoạn đầu vẫn là sữa, vì sữa có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt nguồn canxi dễ hấp thu nhất. Do đó chế độ ăn tháng này bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Bột dùng để nấu bột cho trẻ ăn dặm có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.

Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.

– Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…

– Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

– Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

– 200ml nước – 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút) – 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn – 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê) – 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín

Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

Kinh Nghiệm Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu ăn dặm (6 – 8 tháng)

Ở độ tuổi bắt đầu ăn dặm từ 6 – 8 tháng, trẻ nhỏ vẫn còn quen với việc bú sữa mẹ và uống sữa. Do đó, việc ăn cháo loãng có thể làm một số bé không quen, không chịu ăn.

Để giúp bé dễ thích nghi nhất, phụ huynh cần nấu cháo thật loãng và nhuyễn mịn. Trẻ sẽ ít thấy lợn cợn, khó nuốt khi ăn cháo nhuyễn và loãng. Để có cháo loãng, các mẹ nên đổ nhiều nước hơn bình thường. Phần gạo cũng cần nấu chín nhừ và nở hoàn toàn. Sau đó dùng máy xay, máy nghiền hoặc bằng tay để đánh nhuyễn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên đánh cháo bằng tay, tuy nhiên nếu quá bận rộn, bạn có thể dùng máy để tiết kiệm thời gian.

Phần rau củ cần được nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt cá nên băm nhuyễn trước khi nấu rồi ninh nhừ. Khi có rau và thịt nhuyễn, bạn đổ vào cháo trắng và trộn đều lên.

Ở độ tuổi này, phụ huynh cần hạn chế tối đa việc nêm cháo. Vì trẻ nhỏ cần rất ít muối mà lượng muối tự nhiên trong thịt, cá, trứng, sữa cũng đã tương đối. Mặt khác, việc nêm nếm đậm đà tuy giúp trẻ ngon miệng nhưng lại khiến trẻ không thể cảm nhận được hương vị của nguyên liệu. Từ đó, món cháo nào cũng sẽ giống nhau và bé sẽ chán ăn.

Khi múc cháo ra tô, bạn có thể rưới lên bề mặt một muỗng nhỏ dầu ăn. Chất béo trong dầu ăn rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của bé. Lưu ý không nên lạm dụng dầu ăn có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ từ 8 tháng – 1 tuổi, cháo không cần xay nhuyễn mịn và quá loãng. Vì bé đã quen với việc ăn cháo và cần tập nhai dần. Phụ huynh có thể nấu cháo và các loại rau củ, thịt cá mềm nhừ rồi dùng muỗng đánh nhuyễn. Những loại rau củ mềm như bí đỏ, rau sọ có thể cắt hạt lựu rồi nấu nhừ. Những loại thịt có thể bằm nhỏ, cá xé nhỏ. Sau đó, trộn chung cháo, rau củ, thịt cá với nhau tương tự hướng dẫn trên.

Trẻ ở độ tuổi này có thể ăn cháo được nêm nhẹ để tăng thêm vị giác. Trẻ ăn ngon miệng sẽ ăn nhiều hơn và không bị biếng ăn. Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa cũng có thể nấu cháo với các loại giàu hương vị như mè (vừng) rang, thính… Các loại này không phải là gia vị nhưng lại vô cùng thơm ngon.

Phụ huynh cũng nên cho con ăn đa dạng thực phẩm hơn để tạo cảm giác mới lạ, kích thích bé ăn ngon. Những thức ăn thường bị người lớn ác cảm là tanh, nhớt như ốc, sò, cua đồng, lươn – nên cho bé ăn thêm vì đây đều là thực phẩm giàu dưỡng chất. Thay vì dùng dầu ăn thông thường, mẹ có thể thay bằng dầu mè, dầu olive để có hương vị mới mẻ, hấp dẫn hơn.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 1 – 1,5 tuổi

Khi trẻ hơn 1 tuổi, trẻ mọc nhiều răng, cơ hàm và bao tử cũng phát triển. Do đó, bé thể ăn cháo đặc với các loại thực phẩm được xé nhỏ chứ không xay nát hay nghiền nhuyễn.

Đối với cháo, bạn nên rang vàng trước khi nấu để cháo nở bung khi chín và thơm mềm hơn. Phụ huynh không cần đổ nhiều nước mà có thể cho bé ăn đặc. Hạt cháo nấu như thế nào sẽ cho bé ăn như thế ấy chứ không cần đánh nhuyễn như trước kia. Rau củ hay thịt cá cũng chỉ cần cắt nhỏ và nấu chín mềm là được.

Ở độ tuổi này, bạn có thể cho bé ăn các loại rau có mùi vị đặc trưng như ngò om, ngò gai, bạc hà, rau tần ô (cải cúc), hành lá, hành tây hoặc rắc một ít tiêu để bé tập làm quen. Nếu bé không chịu ăn thì cũng không nên ép buộc mà hãy để tự nhiên.

Khi bé hơn 1 tuổi, phụ huynh có thể nêm cháo gần như người lớn nhưng nhạt muối hơn. Việc nêm như thế này giúp bé làm quen với khẩu vị của gia đình mình, tạo tiền đề cho trẻ tập ăn cơm khi ngoài 2 tuổi.

Lưu ý chung khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

Độ loãng/đặc, độ nhuyễn của cháo, phụ huynh cần linh hoạt điều chỉnh theo sở thích và khả năng nhai của bé. Nếu bé mọc răng sớm và nhai thành thạo thì có thể cho ăn cháo nguyên hạt sớm. Ngược lại, khi bé không chịu ăn cháo đặc thì phụ huynh cũng cần kiên nhẫn nấu cháo loãng và từ từ đặc dần cho bé.

Trong thực đơn có hải sản như cá biển, cua biển, tôm biển… ,phụ huynh không nên nêm thêm gia vị. Vì trong hải sản hầu như đều có lượng muối cao.

Khi nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, để đảm bảo dưỡng chất, phụ huynh nên để nhiệt độ phù hợp. Vì nhiều thực phẩm sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng như ban đầu khi gặp nhiệt độ cao. Nấu cháo bằng nồi nấu chậm là sự lựa chọn phù hợp nhất hiện nay. Loại nồi này có nhiệt độ vừa phải nhưng giữ nhiệt tốt giúp thức ăn rất mềm nhưng vẫn giàu dưỡng chất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Bé 2 Tuổi Hợp Lý Và Khoa Học trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!