Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 8 Tháng được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi là hết sức quan trọng, bởi vì đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nguồn năng lượng để phát triển toàn diện. Vậy thực đơn cho trẻ ở độ tuổi này sẽ có những gì và nên cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?1. Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì?
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ đã có những sự thay đổi nhất định về mặt thể chất, chẳng hạn như bắt đầu tập nói, tập bò; vì vậy cha mẹ cần phải cung cấp đầy đủ những năng lượng thiết yếu để con có một ngày dài năng động.
2. Nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ?
Thông thường, lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là 750- 1000 ml sữa. Khi cho bé tập ăn dặm, mẹ nên giảm từ từ lượng sữa và tăng dần lượng bột, có thể cho bé ăn 2 bữa bột/ ngày. Thức ăn hằng ngày của bé cần có đầy đủ bột gạo, rau củ và đạm động vật như thịt bò, thịt cừu xay. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh quy trong bữa ăn để tăng khả năng nhai và giúp răng phát triển.
Đối với trẻ được 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ trong một ngày. Các món ăn phụ nên là các loại hoa quả xay, sữa chua, trứng luộc băm nhỏ, trái cây hoặc sinh tố. Khi chế biến thức ăn cho bé, thực phẩm phải được thái thành những miếng nhỏ và nấu nhừ giúp trẻ dễ nhai và tránh bị mắc hóc khi ăn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ cũng nên cho thêm một chút nước mắm và một thìa nhỏ dầu ăn để tăng thêm hương vị, giúp trẻ thích thú hơn khi thưởng thức món ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được sinh ra đã biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng, nghĩa là biết ăn khi đói và dừng lại khi no, vì vậy việc ép trẻ ăn quá nhiều đã vô tình kìm hãm khả năng bẩm sinh này của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này của trẻ.
Vuốt thìa
Quay đầu đi khi cha mẹ cho ăn
Mím chặt môi khi thấy thìa lại gần miệng
Nhổ thức ăn ra khỏi miệng
Khóc
Trong trường hợp trẻ không muốn ăn các loại thức ăn rắn hơn, bạn nên đợi một vài ngày và thử lại sau đó. Một số trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn những trẻ khác để thích nghi với việc ăn bằng thìa. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và không nên ép trẻ ăn khi chúng không muốn, tránh tạo tâm lý sợ ăn, biếng ăn cho trẻ.
3. Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn những gì?
Việc bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm có thể gây hại tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, bao gồm:
Thực phẩm giàu calo: nếu cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều calo ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Đồ ăn chứa nhiều muối và đồ ngọt: các chức năng thận của trẻ 8 tháng tuổi chưa thực sự hoàn thiện như của người lớn, vì vậy khi cho trẻ ăn mặn sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức để lọc muối ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ tạo cảm giác nhanh no, khiến trẻ không muốn ăn bữa chính, thậm chí có thể gây sâu răng khi trẻ vừa mọc răng.
Sữa bò: trong 12 tháng đầu đời, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ. Tuy nhiên, các loại sữa bò có thể gây ảnh hưởng xấu tới các chức năng thận của trẻ, vì vậy các mẹ không nên cho con dùng sữa bò vào thời điểm này.
Hải sản: các loại hải sản có vỏ như cua, ốc, sò, tôm đều nằm trong danh sách các loại thực phẩm không dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Đây là những loại thực phẩm có chứa các chất dễ gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt trẻ nhỏ còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu, nên có nguy cơ cao bị dị ứng khi sử dụng chúng.
4. Một số lời khuyên khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm
Đồ ăn chiên rán không phải là lựa chọn tốt cho trẻ sơ sinh.
Chế độ ăn của bé trong giai đoạn này nên bao gồm các loại ngũ cốc, trái cây, rau và thịt. Bạn nên cho trẻ ăn 2-3 bữa mỗi ngày.
Ngoài gạo, lúa mạch, ngũ cốc hoặc yến mạch, bạn cũng nên cho trẻ ăn thêm các sản phẩm làm từ ngũ cốc khác như bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khô. Tránh các loại ngũ cốc có đường và nhiều màu sắc.
Cho bé ngồi trên ghế cao khi ăn, bởi vì việc cho ăn khi trẻ đang bò xung quanh có thể khiến bé bị mắc nghẹn.
Giảm số lần cho trẻ bú sữa hoặc bú bình để tập cho trẻ ăn dặm.
Để biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng hiện tại đã phù hợp hay chưa, bé thiếu những chất gì, cơ thể có cân bằng dinh dưỡng hay không, bạn nên cho bé khám sức khỏe tổng quát thường xuyên. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em. Bé yêu của bạn sẽ được khám toàn diện, từ mắt, răng miệng, huyết áp, cân nặng đến làm các xét nghiệm cần thiết, kết hợp với chẩn đoán bằng hình ảnh. Gói khám giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe cho bé, sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần. Bé sẽ được sử dụng các dịch vụ khám toàn diện, đánh giá các chức năng cơ bản gan thận, đường máu, tình trạng dinh dưỡng và viêm gan virus B.
Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Mới Tập Thể Hình
Bất kỳ ai mới bắt đầu tập thể hình, hay những người mới quay trở lại phòng tập sau một thời gian dài, thường mong muốn có được kết quả tập luyện nhanh chóng.
Thế nhưng phần lớn chỉ quan tâm đến các bài tập, lịch tập chứ ít chú ý xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thể hình chặt chẽ.
Điểm mấu chốt là bạn càng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, bạn càng có thể tăng cân tăng cơ hiệu quả.
Thực tế mà nói, nếu bạn tìm hiểu các tài liệu về thể hình tại nước ngoài sẽ thấy không nhiều nghiên cứu về các kĩ thuật tập luyên để phát triển cơ bắp và sức mạnh, so với hàng ngàn các nghiên cứu về ảnh hưởng của thực phẩm bổ sung và chế độ dinh dưỡng cho người tập thể hình.
Các nghiên cứu nói trên cho thấy chế độ ăn uống cho người tập thể hình, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, tinh bột và chất béo), calories, thời gian dùng bữa hay sản phẩm hỗ trợ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tập luyện của bạn.
Để bạn có thể nhanh chóng nắm bắt những quy tắc dinh dưỡng thiết yếu nhằm có được một cơ thể khỏe đẹp, chúng tôi đã tổng hợp 9 nguyên tắc dinh dưỡng thể hình quan trọng mà bạn nên biết.
Nguyên tắc #1: Ăn đầy đủ chất đạm (protein)
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn cần ít nhất 2.2 gram chất đạm (protein) trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Chất đạm chứa các amino acids giúp hình thành các cơ bắp.
Lượng chất đạm khuyên dùng hàng ngày là 1.1 gram trên mỗi kg trọng lượng đối với người bình thường; tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy các vận động viên, đặc biệt là những người muốn phát triển thể trạng cơ bắp cần dùng gấp đôi lượng đạm ấy.
Đặc biệt, những người mới bắt đầu luyện tập thể hình cần khoảng 3.3 gram protein trên 1 kg trọng lượng cơ thể – mỗi ngày – trong 6 tháng đầu tập luyện, vì đây là khoảng thời gian cơ thể phản ánh lại kết quả tập luyện một cách rõ rệt nhất. Ví dụ, đối với người nặng khoảng 81kg, về cơ bản cần 270 gram protein mỗi ngày và ít nhất 180 gram.
Nguồn protein tốt nhất là từ thịt nạc của các loại động vật như thịt gà, gà tây, thịt bò, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Đó là những nguồn protein hoàn chỉnh nhất, chứa những amino-acids cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
>> Hướng dẫn cách tăng cân tăng cơ khi tập gym >> Làm thế nào để tăng cân nhanh cho người gầy?
Nguyên tắc #2: Tăng lượng tinh bột
Bạn cần ăn khoảng 2-3 gram đường bột (hay còn gọi là tinh bột – carbohydrates) mỗi ngày trên mỗi 450 gram trọng lượng cơ thể.
Nếu chất đạm là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho quá trình tăng trưởng cơ bắp, thì đường bột là chất mang tính quyết định trọng yếu thứ hai.
Đường bột được lưu trữ ở cơ bắp dưới dạng glycogen, giúp cho các cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh và cung cấp năng lượng trong suốt quá trình tập luyện.
Để tăng cân tăng cơ thì một người mới tập nặng 81 kg cần 360-450 grams đường bột hàng ngày.
Nên ưu tiên các chất tinh bột hấp thụ chậm như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, khoai lang, các loại đậu, hoa quả và rau.
Nguyên tắc #3: Không kiêng các loại chất béo
Lượng calories nạp vào cơ thể hàng ngày cần có 20-30% đến từ chất béo.
Những người thừa năng lượng do ít vận động thường được khuyên giảm thiểu lượng chất béo bão hòa trong thực đơn hàng ngày, tuy vậy bạn cần khoảng 5-10% số chất béo hàng ngày là bão hòa. Bởi chế độ ăn nhiều chất béo hơn (cụ thể là nhiều chất béo không bão hòa đơn và chất béo bão hòa) sẽ giúp duy trì lượng testosterone tốt hơn các chế độ ăn quá ít béo.
Đừng quên rằng việc duy trì lượng testosterone ở mức độ lí tưởng là điểm trọng yếu để có cơ bắp khỏe mạnh và tránh mỡ thừa.
Các loại thịt đỏ như thịt cổ, vai hoặc mông bò không những cung cấp lượng béo bão hòa mà còn bổ sung nguồn protein chất lượng.
Trái bơ, hạch, dầu olive, trái olive hay bơ đậu phộng chứa các chất béo không bão hòa đơn; cá thịt béo như cá hồi, cá trê, dầu hạt lanh (flaxseed oil) hay quả óc chó là những nguồn cung cấp omega-3, các chất béo không bão hòa đa cần thiết.
Nguyên tắc #4: Tính lượng calories hàng ngày
Nguyên tắc #6: Luôn uống nước đầy đủ
Nước là chất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ thể. Nếu không có nước, cơ thể không thể sống sót lâu được.
Bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể vì:
Trên 65% cơ thể của bạn là nước (hầu hết tế bào cơ là nước).
Nước làm sạch cơ thể bạn, rửa chất độc, tạp chất có thể khiến bạn bị bệnh.
Nước cần thiết cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Các quá trình sản sinh năng lượng, xây dựng cơ thể, đốt cháy mỡ cần nước. Thiếu nước sẽ khiến các quá trình này ngưng lại.
Nước giúp bôi trơn khớp xương.
Khi mà nhiệt độ bên ngoài tăng, nước sẽ giúp nhiệt độ cơ thể giữ ở mức bình thường.
Nước giúp kiềm chế thèm ăn. Có đôi lúc bạn thèm ăn là do thiếu nước.
Nước giúp làm tăng trao đổi chất.
Bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mình. Đừng đợi đến khi khát mới uống.
Nguyên tắc #7: Dùng sản phẩm hỗ trợ (thực phẩm bổ sung)
Trước và sau khi tập luyện, bạn nên uống ít nhất 20 grams whey protein. Whey protein thường được xem là một loại thực phẩm bổ sung, nhưng bạn nên xem nó như một bữa ăn quan trọng vào những thời điểm then chốt ngày.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn nên chủ yếu đến từ nguồn thức ăn tươi ít qua chế biến. Tuy nhiên, các loại thực phẩm bổ sung là một lựa chọn không tồi.
Lấy ví dụ như 30 phút ngay trước khi vào tập, để chuẩn bị sức lực cho toàn bộ quá trình tập luyện sau đó, bạn có thể uống 20 grams whey protein hoặc hỗn hợp whey + casein cùng với khoảng 40 grams tinh bột tiêu hóa chậm. Tiếp đó, trong vòng 1 giờ ngay sau khi luyện tập xong, bạn bổ sung ngay cho cơ thể 20-40 grams whey protein cùng với 60-100 grams tinh bột hấp thụ nhanh.
Nguyên tắc #8: Ăn đúng loại tinh bột cần thiết vào đúng thời điểm
Nên ăn thức ăn chứa tinh bột chậm hấp thụ khoảng 30 phút trước khi luyện tập; trong khi đó các loại tinh bột hấp thụ nhanh phù hợp để dùng sau buổi tập.
Như đã nói ở nguyên tắc #2, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn đường bột lâu tiêu hóa hơn cho phần lớn các bữa ăn, kể cả những bữa trước khi bạn luyện tập.
Các nghiên cứu đã cho thấy những vận động viên thường ăn các loại tinh bột tiêu hóa chậm có xu hướng ít mệt mỏi hơn, trong khi đó đốt cháy được nhiều mỡ thừa hơn và ít có cảm giác đói khi tập luyện.
Nguồn thực phẩm tốt chứa tinh bột tiêu hóa chậm là các loại quả, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.
Sau khi tập, nên chọn các loại tinh bột nhanh tiêu hóa như bánh mì trắng, bánh vòng nhạt, khoai tây bỏ lò hay các loại thực phẩm thể thao.
Chúng làm tăng lượng hormone insulin đồng hóa, giúp chuyển hóa lượng tinh bột đã nạp dưới dạng glycogen trong các cơ bắp. Insulin cũng giúp các amino-acids tiến vào với các mô cơ để tổng hợp protein.
Việc cung cấp creatine cho cơ cũng rất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, giúp các sợi cơ phát triển nhanh chóng. Thông thường, bạn cần duy trì mức insulin ổn định vì các lí do sức khỏe, nhưng một khi đã bắt đầu quá trình luyện tập đầy khó khăn, bạn cần tăng lượng insulin trong cơ thể.
Nguyên tắc #9: Ăn trước khi đi ngủ
Trước giờ ngủ, hãy dùng khoảng 30-40 grams micellar casein dạng bột pha hoặc 1 chén phô mai ít béo, cùng với 2-3 muỗng dầu hạt lanh (flaxseed oil), 56 gram các loại hạt hỗn hợp hoặc 2-3 thìa canh bơ đậu phộng.
Trong suốt giấc ngủ kéo dài khoảng 7-9 giờ, nếu không có thức ăn trong cơ thể, các amino-acids dưới các cơ bắp sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của não.
Ngủ ít hay nhiều hơn không phải là bí kíp để thay đổi vóc dáng theo ý mình muốn. Bí quyết là ăn loại thức ăn thích hợp trước giờ đi ngủ. Tinh bột tiêu hóa chậm và chất béo có lợi là những sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng lâu tiêu hóa hơn và liên tục cung cấp năng lượng cho não hoạt động, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đối với cơ bắp. Casein cũng là 1 sự lựa chọn tốt.
Nguyên tắc #10: Sử dụng Creatine
Thêm 3-5 grams vào đồ uống trước và sau khi tập luyện của bạn. Creatine là loại thực phẩm bổ sung mà rất nhiều các nhà khoa học, bác sĩ hay nhà dinh dưỡng học khuyên dùng bởi nó có hiệu quả tốt đối với hầu hết các vận động viên ở mọi độ tuổi hay giới tính.
Đã có hàng trăm nghiên cứu về chất dinh dưỡng bổ sung này. Tất cả đều chỉ ra rằng creatine không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho cơ thể.
Sử dụng creatine dưới dạng monohydrate, ethyl ester hay bất cứ dạng nào khác đều có thể giúp tăng thêm lượng cơ nạc, tăng sức mạnh lên đến 10% trong các buổi tập chỉ trong 1 vài tuần sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
chúng tôi
Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé 5 Tháng Tuổi
Ở thời điểm 5-6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm bổ sung năng lượng nhưng thức ăn chính của bé trong giai đoạn đầu vẫn là sữa, vì sữa có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt nguồn canxi dễ hấp thu nhất. Do đó chế độ ăn tháng này bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.
Bột dùng để nấu bột cho trẻ ăn dặm có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.
Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.
– Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
– Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.
– Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…
– 200ml nước – 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút) – 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn – 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê) – 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé
Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm
+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).
+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.
+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín
Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.
11 Cách Nấu Cháo Tôm Cho Bé Ăn Dặm 8 Tháng Ngon Bổ Giàu Dinh Dưỡng
Trong tôm chứa nhiều Omega 3 – tiền thân quan trọng của DHA. Chất dinh dưỡng này giúp bé tránh được những cảm giác buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm ở trẻ em. Quan trọng hơn, DHA giúp cho trí não phát triển tốt giúp bé thông minh hơn. Các axit béo Omega 3 còn có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa rất hiệu quả.
Tôm là thực phẩm được đánh giá là giàu vitamin A và vitamin D giúp bé có hệ xương, răng chắc khỏe và cứng cáp. Ngoài ra, tôm còn rất giàu canxi. Cứ 100g tôm chứa đến 2000mg canxi. Nguồn canxi nhiều nhất tập trung ở thịt, càng và chân của tôm, góp phần vào quá trình cấu tạo mô xương và xây dựng hệ xương khỏe mạnh. Chính vì vậy cháo tôm cho bé ăn dặm là sự lựa chọn của nhiều bà mẹ hiện nay.
Bên cạnh đó, vitamin B12 có trong tôm góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bé. Các nghiên cứu cho thấy, nếu thiếu vitamin B12 cơ thể có thể bị mệt mỏi, yếu ớt, thậm chí là tổn hại đến thần kinh, thiếu máu hay mất trí. Trong 100g tôm chứa tới 11.5μg vitamin B12 và có nhiều nhất ở tôm hùm.
Để nói đến yếu tố giúp bé phát triển khỏe mạnh, giàu năng lượng không thể không kể đến Protein. Và tôm được đánh là thực phẩm chứa ít calo nhưng lại rất giàu protein. Trong 100g tôm thì có tới 18,4g protein. Ngoài ra, trong tôm còn chứa nhiều sắt, selen giúp bé phát triển tốt, phòng ngừa ung thư.
2. Cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm 8 tháng giàu dinh dưỡng nhất
Nguyên liệu
Để có món cháo tôm bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng cho bé, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như sau: 100g bí đỏ, 20g tôm tươi, 20g gạo nếp, một muỗng dầu ăn cho bé. Cùng với đó là muối, hạt nêm gia vị, hành ngò.
Cách thực hiện
Mẹ ngâm gạo nếp với nước trong vài tiếng để hạt gạo nở. Trong quá trình ngâm gạo thì gọt bí đỏ, cắt từng khúc nhỏ hoặc thái thành lát mỏng. Tôm đem bóc vỏ, băm hoặc xay nhuyễn, sau đó ướp với ít hạt nêm và củ hành đã dã nát.
Mẹ có thể làm món cháo tôm ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên, kết hợp với cải ngồng để bé vừa có protein, canxi, vitamin vừa có thêm chất xơ, chống táo bón cho bé.
Nguyên liệu
Để nấu cháo tôm cải ngồng, các mẹ cần chuẩn bị: 150g tôm sú, 80g cải ngồng, 20g gạo dẻo, hai thìa dầu ăn cho bé. Thêm vào đó là gia vị, hạt nêm, nước mắm, hành ngò.
Cách thực hiện
Trước tiên, mẹ bóc vỏ tôm và rửa sạch, sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhỏ tùy thuộc vào khả năng nhai của bé. Ướp tôm với nước mắm và hành tím băm nhỏ. Mẹ có thể tận dụng vỏ tôm rửa sạch, đun sôi với 500ml nước dùng để cháo có thêm nhiều dưỡng chất.
Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi nấu chín thành cháo, sau đó cho tôm và cải ngồng vào nấu chín cùng tới khi hỗn hợp có độ đặc vừa đủ. Cuối cùng cho hành ngò đã được thái nhỏ vào. Khi các nguyên liệu đã chín, mẹ tắt bếp, cho cháo ra bát rồi đợi cháo nguội và cho bé thưởng thức.
Rau dền rất giàu vitamin A và sắt giúp bé phát triển tốt về thị lực. Bên cạnh đó, rau dền còn là một trong những thực phẩm chống táo bón cho trẻ rất tốt. Tôm giàu protein, canxi cho bé phát triển toàn diện. Món cháo tôm rau dền không chỉ cho bé có thêm nhiều năng lượng mà còn giúp bé phát triển trí não, hệ xương răng chắc khỏe.
Nguyên liệu
Các mẹ chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo tôm rau dền như sau: 30g tôm, 10g rau dền băm nhuyễn, 50g bột gạo, một thìa dầu ăn trẻ em và gia vị (hạt nêm, nước mắm).
Cách thực hiện
Một món cháo tôm cho bé ăn dặm 8 tháng tuổi khá quen thuộc với nhiều bà mẹ, đó là cháo tôm cà rốt. Trong cà rốt chứa nhiều vitamin A, C, D, E giúp bé phát triển thị lực. Tôm và thịt bằm giàu chất đạm, canxi, DHA và vitamin D giúp bé có nhiều dinh dưỡng và phát triển hệ xương, răng, trí não.
Nguyên liệu
Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 20g cà rốt đã hấp chín băm nguyễn, 20g tôm bóc vỏ xay hoặc băm nhuyễn, 10g thịt lợn băm nguyễn, ⅔ chén cháo trắng đã được nấu nhừ, một muỗng canh dầu ăn cho bé và ⅓ chén nước.
Cách thực hiện
Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, phô mai có vị béo thơm, bông cải chứa nhiều chất xơ chống táo bón. Tổng hợp lại món cháo tôm phô mai bông cải sẽ giúp bé có hệ dưỡng chất đầy đủ và màu sắc hấp dẫn.
Nguyên liệu
Để nấu cháo tôm cho bé ăn dặm với phô mai và bông cải, mẹ cần chuẩn bị: 150g tôm luộc đã bóc vỏ, 55g súp lơ xanh, 1 miếng phô mai, 1 bát gạo, nước hầm xương heo, gà, ¼ củ hành tây.
Cách thực hiện
Trước tiên, mẹ ngâm gạo với nước sạch trong một tiếng rồi vớt ra và để ráo. Súp lơ thì nên chần qua với nước sôi, sau đó thái từng miếng nhỏ đủ độ ăn nhai của bé. Hành tây mẹ cũng thái nhỏ. Sau đó, cho hành tây vào phi thơm với dầu mè, sau đó cho tôm vào xào và nêm với một ít muối. Tiếp đó, mẹ cho gạo vào nồi, chế thêm nước dùng và đun sôi cho đến khi gạo nhừ, cháo có độ đặc vừa phải. Khi cháo đã nhừ thì cho súp lơ xanh vào và đun sôi cho đến khi chín hẳn. Cuối cùng, mẹ lựa chọn loại phô mai trẻ yêu thích vào khuấy tan, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
Cháo tôm đậu xanh rau ngót là thực phẩm chứa hệ dinh dưỡng đủ đầy cho bé với chất đạm, canxi từ tôm, vitamin B, C từ rau ngót và tinh bột đường từ đậu xanh. Mẹ có thể cho bé từ 1 tuổi ăn dặm với món cháo này.
Nguyên liệu
Các mẹ cần chuẩn bị: tám thìa gạo, một thìa đỗ xanh, bốn con tôm, 50g rau ngót, một miếng phô mai/bơ lạt, dầu ăn trẻ em, hành khô, nước mắm.
Cách thực hiện
Trước tiên, mẹ vo sạch gạo và đỗ xanh rồi cho vào nồi nấu thành cháo nhừ. Tôm đem bóc vỏ, băm nhuyễn rồi ướp cùng nước mắm. Rau ngót đem rửa sạch và băm nhỏ. Sau đó phi hành mỡ thơm rồi cho tôm vào đảo đều trong khoảng 30 giây. Khi cháo đã chín thì cho tôm, rau ngót và phô mai vào khuấy đều. Nấu thêm tầm hai phút, cho ít dầu ăn vào rồi tắt bếp, cho cháo ra bát và đợi nguội cho bé thưởng thức.
Trong cà rốt chứa nhiều vitamin B, C, D, E và caroten (chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi đi vào cơ thể). Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, DHA giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ có thể nấu cháo tôm cà rốt cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu
Mẹ chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: 2 lạng tôm, một củ cà rốt, nửa chén gạo, dầu ăn trẻ em, gia vị, nước mắm.
Cách thực hiện
Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi đun sôi cho đến khi nhừ nhuyễn. Tôm bóc vỏ, cắt đầu rồi băm hoặc xay nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rồi cắt hình hạt lựu. Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ cho cà rốt vào đun cùng, khuấy đều và nêm nếm gia vị vừa đủ. Sau đó, mẹ tắt bếp tầm 15 phút, đầy nắp kín rồi lại bật bếp lên đun khoảng 5-10 phút nữa. Tiếp đến cho tôm vào đun cùng, thêm dầu ăn trẻ em rồi tắt bếp, đợi cháo nguội và cho bé ăn.
Cháo tôm cà rốt (Nguồn: chúng tôi
Nấm rơm là thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất xơ, tro, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin B, C, E… Tôm là thực phẩm chứa nhiều canxi, DHA và các vitamin. Cháo tôm nấm rơm giàu dinh dưỡng vì thế mà trở thành món cháo tôm cho bé ăn dặm phổ biến nhất.
Nguyên liệu
Để có món cháo tôm nấm rơm, mẹ cần chuẩn bị: 400g tôm, 200g nấm rơm, ½ bát gạo tẻ, ¼ bát gạo nếp, gia vị, hành ngò.
Cách thực hiện
Đầu tiên, mẹ đem tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó, băm hoặc xay nhuyễn rồi ướp với muối, hạt tiêu trong khoảng 20 phút.
Gạo đem ngâm khoảng hai tiếng rồi vớt ra để ráo. Sau đó bỏ cả hai loại gạo vào nồi rang đến khi gạt gạo se khô rồi đổ nước vào đun chín nhừ.
Nấm rơm cắt chân, ngâm với nước muối loãng tầm 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Tiếp theo, phi hành mỡ rồi cho tôm vào đảo chín đến khi tôm chuyển sang màu đỏ. Khi cháo đã nhừ thì cho tôm và nấm rơm vào đun thêm từ 3-5 phút. Cuối cùng cho thêm hành mùi vào rồi tắt bếp. Đợi cháo nguội là có thể cho bé ăn được rồi.
Nguyên liệu
Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 20g tôm lột vỏ, 10g nấm, 10g su hào băm nhỏ, 20g bột gạo, gia vị, dầu ăn trẻ em.
Cách thực hiện
Tôm biển đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, nấm cắt bỏ chân, rửa sạch. Sau đó, phi hành mỡ và cho nấm, su hào, tôm vào nấu chín. Sau đó, mẹ tắt bếp và cho bột gạo vào, khuấy đều. Cuối cùng bật bếp đun sôi cháo, cho dầu ăn trẻ em vào và tắt bếp. Để cháo nguội bớt và cho bé thưởng thức.
Món cháo giàu dinh dưỡng này dành cho những bé ăn dặm từ 1 tuổi. Ngoài dưỡng chất từ tôm, thịt bằm như đã nói ở trên thì trứng gà với nhiều chất đạm, chất béo, vitamin sẽ góp phần thúc đẩy bé phát triển tốt nhất.
Để nấu cháo tôm thịt bằm trứng gà, mẹ cần chuẩn bị: 400g tôm sú, một quả trứng gà, 100g nấm rơm, 150g thịt thăn băm nhỏ, 200g gạo nếp, 200g gạo tẻ, hành khô, hành lá, mùi, hạt nêm.
Trước tiên, mẹ mang gạo nếp, gạo tẻ vo sạch, để ráo rồi rang vàng lên. Tôm đem bóc bỏ, rút dây đen và băm nhuyễn. Sau đó ướp với ½ thìa hạt nêm, ¼ thìa nước mắm,¼ thìa hạt nêm và ướp trong 15 phút. Thịt nạc thăn băm nhỏ và ướp với nguyên liệu và tỉ lệ như ướp với tôm.
Nguyên liệu
Trứng gà đánh tan đều trong bát nhỏ. Hành mùi rửa sạch và thái nhỏ.
Tiếp theo, cho gạo đã được rang vào nấu nhừ với nước, sau đó cho hỗn hợp tôm, nấm, thịt băm vào và khuấy đều. Khi hỗn hợp đã đặc vừa đủ và chín đều thì đánh trứng gà vào, khuấy đều và cho hành mùi vào cháo. Cuối cùng tắt bếp và đợi cháo nguội để cho bé ăn.
Cách thực hiện
Như vậy là mẹ đã có 10 công thức cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng rồi. Mẹ có thể áp dụng mỗi lần một công thức để đa dạng bữa ăn cho bé, giúp bé có thêm nhiều chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 8 Tháng trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!