Xu Hướng 3/2023 # Cảm Âm Tây Vương Nữ Quốc Sáo Trúc Bùi Gia # Top 12 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cảm Âm Tây Vương Nữ Quốc Sáo Trúc Bùi Gia # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cảm Âm Tây Vương Nữ Quốc Sáo Trúc Bùi Gia được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TÂY VƯƠNG NỮ QUỐC

Đô rê fa son la mi rê đô rê

Fa son la đố rế fa son la sib la

La đố rế đố rế, rê la son fa sol

Son-la rê đô rê mi fa son rê fa…

đố đố rế fá mí rế đố rế

đố đố rế fá mí rế đố la…

đô rê fa son la mi rê đô rê

fa son la đố rế fa son la sib la

la đố rế đố rế, rê la son, fa son

son-la rê đô rê mi fa son rê fa…

Đô rê fa son la mi rê đô rê

Fa son la đố rế fa son la sib la

La đố rế đố rế rê la son fa sol

Son-la rê đô rê mi fa son rê fa…

đố đố rế fá mí rế đố rế

đố đố rế fá mí rế đố la…

đô rê fa son la mi rê đô rê

fa son la đố rế fa son la sib la

la đố rế đố rế, rê la son, fa son

son-la rê đô rê mi fa son rê fa…

đố đố rế fá mí rế đố rế

đố đố rế fá mí rế đố la…

đô rê fa son la mi rê đô rê

fa son la đố rế fa son la sib la

la đố rế đố rế, rê la son, fa son

son-la rê đô rê mi fa son rê fa…

1 vài hình ảnh về cây sáo tiêu

1 vài hình ảnh về cây sáo ngang A4

1 vài hình ảnh về cây ngang F4

Bùi Gia – Thương hiệu sáo trúc hàng đầu tại Việt Nam

Sáo trúc được sản xuất một cách chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng, đẹp về hình thức mẫu mã, chuẩn về âm thanh.

Chúng tôi luôn cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi tốt.

Là Thương hiệu sáo trúc đã được bảo hộ bởi cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Được nghệ sĩ Bùi Công Thơm- Giảng viên Học viện âm nhạc trực tiếp kiểm tra nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về âm sắc của sáo

Được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về sáo đánh giá cao và đã mua sử dụng biểu diễn sáo trúc

Sản phẩm bảo hành về âm sắc trọn đời, 1 đổi 1 trong vòng 7 ngày.

Khi mua sáo trúc tại cửa hàng, bạn sẽ được hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình để chọn cho mình một cây sáo phù hợp nhất với bạn.

SẢN PHẨM BÁN CHẠY

Facebook Comments

Serie Hướng Dẫn Tự Học Thổi Sáo Trúc Bài 1: Cách Thổi Sáo Trúc

Học thổi sáo trúc, tiêu, sáo Dizi, sáo Mèo – sáo Bầu, cách học thổi sáo nhanh nhất, tự học thổi sáo đang là nhu cầu của rất nhiều người. Bạn là học sinh, sinh viên, bạn là một đứa trẻ, bạn là một thanh niên, bạn là người đã lớn tuổi, đã già, bạn đều có thể tự học thổi sáo và cover cho mình những bài sáo theo ý thích. Có người thổi cho vui cửa vui nhà, có người lấy sáo làm bạn, có người thổi sáo tán gái, và cũng có người học thổi sáo để kiếm thêm thu nhập. Và chúng ta đều hoàn toàn có thể tự học thổi sáo trúc mà không cần phải đến các lớp giảng dạy (Tấc nhiên, có điều kiện và có nhu cầu, các thầy giáo dạy thổi sáo giỏi, các nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ cho bạn những kiến thức mà bạn không thể tìm thấy trên mạng).

Để có thể tự học thổi sáo (bất cứ loại sáo nào), các bạn đều phải thực hiện các bước tập luyện sau:

Các bước để học thổi sáo với loại sáo bất kỳ.

Tập cầm sáo và bấm các nốt trên sáo: mỗi loại tiêu sáo đều có một cách cầm khác nhau và các nốt trên sáo đó được bấm với thế bấm cũng khác nhau, tuy nhiên nó đều có 1 vài nét chung. Một trong số các nét chung đó là cùng 1 thế bấm thì có thể thổi được 2 nốt khác nhau và thường thì nó sẽ lệch nhau 1 quảng 8 (ví dụ thổi nhẹ ra do1, thổi mạnh ra do2) trừ 1 số nốt có thế bấm đặc biệt sẽ khác nhau và sáo Mèo – sáo Bầu thì sẽ không thổi được như vậy (đối với sáo mèo, sáo bầu, 1 thế bấm chỉ thổi được 1 nốt, trừ thế bấm bịt tất cả các lỗ ra sẽ có 2 nốt). Lưu ý: Việc tập cầm sáo rất đơn giản, nhưng việc cầm sáo đúng cách, hợp lý sẽ giúp ích trong việc linh hoạt các ngón tay về sau, cách cầm đúng ban đầu khá khó tập nhưng khi quen sẽ rất có lợi.

Tập thổi sáo kêu: mỗi loại sáo sẽ có cách đặt môi và dùng hơi khác nhau để thổi kêu đúng và tiếng sáo đẹp.

Tập thổi các kỹ thuật thổi sáo từ cơ bản đến nâng cao, các bạn nhớ học từ từ, tập hoàn thiện cái dễ trước. Ban đầu các bạn nên tập rung hơi và đánh lưỡi đơn, tiếp đến là kỹ thuật vuốt, hốt, … các kỹ thuật khó hơn như reo lưỡi (phi lưỡi), đánh lưỡi kép, lưỡi tam thì có thể tập sau (có thể không cần thiết). Nó sẽ giúp các bạn phá cách 1 chút trong bài sáo tạo điểm nhấn và thổi được các tác phẩm khó.

Tập thổi sáo hoàn thiện từng tác phẩm: bước này và bước trên có thể cùng nhau thực hiện, các bạn nên tập hoàn thiện từng bài hát thật tốt hơn là cố tập quá nhiều bài, vì khi tập được 1 bài tốt và hoàn thiện, bạn sẽ không chỉ thổi hay bài đó mà còn dể thổi hay các bài nhạc về sau.

Các bạn có thể đang muốn học thổi sáo Mèo, học thổi sáo Dizi, học thổi tiêu, hay học thổi sáo Bầu. Tuy nhiên, ở seri này mình sẽ chú trong hơn về sáo ngang (sáo trúc, sáo nứa, sáo Dizi nói chung), các loại sáo khác tương tự, chỉ khác thế bấm các nốt và một số kỹ thuật đặc trưng.

Các bước học thổi sáo trúc – học thổi sáo ngang.

Tự học thổi sáo – cách cầm sáo trúc:

Cách cầm sáo 6 lỗ:

Các nốt trên sáo 6 lỗ:

Các nốt trên sáo 6 lỗ tone Đô : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi (Si), Do2, Re2 …Sol3. Khi tập thổi sáo, dù sáo tone khác có các nốt khác, tuy nhiên, chúng ta quy về giống như sáo tone đô gồm các nốt Đô rê mi …

Các nốt cơ bản cho những người bắt đầu tập : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi, Đo2. Và nâng lên 1 quảng 8

Các nốt trên sáo 10 lỗ : Như sáo 6 lỗ nhưng có thêm 4 lỗ mở Đo#, Rê#, Fa#, Sol#.

Ở sáo 10 lỗ, các bạn cần đặt 10 ngón tay đúng vị trí, trong lúc sáo 6 lỗ các bạn có thể đặt linh hoạt và thoải mái hơn. Thực sự thì không nhất thiết phải tập sáo 10 lỗ vì khá ít bài cần đến và nếu cầm được sáo 10 lỗ và chơi được, nhưng thường mọi người không sử dụng tốt cả 10 lỗ bấm trên sáo mà thỉnh thoảng mới dùng đến các lỗ phụ (mở nốt thăng giáng). Tuy nhiên, sáo 10 lỗ cũng có nhiều ưu điểm khác, đặc biệt là cách mở nốt quảng 3 sẽ khác đôi chút để lên quảng nhẹ nhàng hơn, cũng như một số kỹ thuật láy ở quảng 3.

Cách đặt môi đúng và hướng thổi: đặt môi sao cho lỗ sáo nằm chính giữa 2 môi sau đó ngửa sáo ra.

Tập xông hơi các nốt để tăng khả năng ém hơi. Điều này sẽ giúp các bạn thổi được nốt đồ và các nốt cao cũng như giúp tiếng sáo đẹp hơn.

Bước 2 : Cách thổi sáo ra tiếng – Cách thổi sáo kêu.

Tập thổi các nốt cơ bản để ngón linh hoạt hơn.

Tập chạy các gam chính hoặc tập thổi một số bài dể như : Nữ Nhi Tình, Đồng Thoại, Thần Thoại, …

Bước 3 : Tập thổi các nốt trên sáo trúc cơ bản.

Bước 4 : Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo :

các kỹ thuật đầu tiên nên tập là rung hơi, luyến láy và đánh lưỡi đơn. Trong đó rung hơi là kỹ thuật quan trọng nhưng thường được mọi người tập luyện không đúng cách.

Về cơ bản thì đến đây, các bạn đã có thể tập thổi sáo tốt rồi. Ở phần 2 của seri này, mình sẽ giới thiệu các bạn cách cầm và thế bấm của các loại sáo khác và giới thiệu cơ bản về các kỹ thuật thổi sáo.

Các bài viết tiếp theo trong seri:

SIÊU KHUYẾN MÃI – MUA 1 SÁO TẶNG 2 SÁO – MUA TIÊU TẶNG SÁO – MUA SÁO TẶNG TIÊU – GIẢM ĐẾN 40%

Hướng Dẫn Cách Làm Sáo Trúc

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tỉ mĩ từ cơ bản đến nâng cao để làm một cây sáo từ chuẩn cho đến hay.

Tìm hiểu về cao độ, âm sắc, nguyên liệu trúc nứa và nguyên lý âm thanh khi làm sáo, tiêu.

Đầu tiên chúng ta cần biết “như thế nào là một cây sáo chuẩn và hay”.

Như thế nào là một cây sáo tốt, chuẩn và hay.

Người ta sẽ nhận diện một cây sáo tốt thông qua hình thức và âm thanh, trong đó âm thanh được xem trọng hơn.

Về hình thức: hình thức của sáo, tiêu là các yếu tố như độ tròn, độ thẳng, hình thức vỏ sáo, màu sắc, cách trang trí và sự tỉ mĩ, cân đối của lỗ khoét. Yếu tố về hình thức, thẫm mĩ của cây sáo, tiêu sẽ ảnh hưởng 1 phần đến giá trị và giá cả cây sáo. Các yếu tố như độ tròn, độ thẳng còn có ảnh hưởng đến âm thanh, (tròn thẳng sẽ tốt cho âm thanh) tuy nhiên, người làm sáo có kinh nghiệm sẽ biết cách để khắc phục các nhược điểm của cây sáo bị méo và cong, thậm chí có thể xem đó là một lợi thếkhi chế tạo).

Về âm thanh: Âm thanh của sáo là điểm quan trọng nhất để đánh giá giá trị và giá cả của cây sáo trúc, tiêu. Yếu tố âm thanh được chia làm 2 phần là độ chuẩn và độ hay.

Về độ chuẩn: Độ chuẩn của sáo cần có để sáo có thể thể hiện đúng các nốt nhạc, giai điệu, nghe hài hòa và không phô khi hòa beat, hòa tấu. Để kiểm tra độ chuẩn người ta sẽ sử dụng đến các công cụ đo cao độ (tần số âm thanh) là các phần mềm tuner hoặc máy đo tuner, hoặc so sánh với đàn piano, test với beat nhạc. Tuy nhiên, sáo, tiêu khác với các nhạc cụ khác như đàn guitar, piano vì sáo trúc, tiêu thuộc bộ hơi nên cao độ sẽ phụ thuộc vào hơi (hơi mạnh hơn thì cao hơn, ngửa sáo ra thì cao hơn). Do vậy, cao độ của một nốt trên cùng 1 cây sáo có thể chênh lệch nhau với những người thổi khác nhau và cách thổi khác nhau (sự chênh lệch có thể lên đến 1/2 cung – khoảng cách từ 2 nốt nhạc thăng giáng liền kề). Thậm chí, cùng một người, nhưng thổi buổi sáng sẽ khác, buổi chiều sẽ khác buổi trưa sẽ khác vì thể lực, hệ hô hấp sẽ không ổn định. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến cao độ của sáo, nhiệt độ cao hơn thì vận tốc âm thanh cao hơn nên tần số sẽ cao hơn (Tuy nhiên, khi các bạn biết làm nóng sáo và thổi hơi ấm vào lòng sáo thì sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường sẽ bớt đi vì nhiệt độ của luồng hơi của người luôn là 37 độ C).

Về độ hay (âm sắc và độ đầm vang): Âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm thanh. Cùng một cao độ, cùng một bản nhạc, nhưng khi người này hát ta sẽ nghe khác người kia hát, khi nhạc cụ này chơi ta sẽ nghe khác nhạc cụ kia chơi, điều này là do các nhạc cụ khác nhau sẽ có âm sắc khác nhau. Cùng là sáo, là tiêu nhưng các cây sáo khác nhau lại có âm sắc khác nhau ít nhiều. Độ hay ở sáo và tiêu được xét đến với 2 yếu tố là độ đầm vang và âm sắc (màu âm ngọt, êm, nhẹ, ấm, rền …) của tiếng sáo. Điều này phụ thuộc vào cả nguyên liệu làm sáo, tiêu và cách chế tạo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cao độ của tiếng sáo, tiêu.

Các yếu tố về hơi, cách đặt môi và góc hơi: Hơi khỏe hơn, đặt môi để hở phần lỗ thổi sáo nhiều hơn, và góc hơn ngửa hơn (ngửa sáo ra) thì âm cao hơn. Hơi càng khỏe, càng ngữa môi, càng để hở lỗ thổi nhiều thì các nốt cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các nốt thấp.

Các yếu tố về nguyên liệu: Lòng trong sáo không đều, độ dày thành sáo khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cao độ của các nốt khác. Để khắc phục chúng ta có thể thay đổi vị trí các lỗ bấm phù hợp nhưng khi lòng sáo không đều (các mắt trúc chưa được thông sạch, lòng sáo bị biến dạng, uốn lượn) có thể làm tăng giảm độ lệch quảng của sáo. Vậy nên cách tốt nhất là xử lý lòng trong của sáo, tiêu tốt nhất có thể khi làm sáo, tiêu.

Các yếu tố về chế tạo: Quy tắc của chế tạo sáo là càng gần lỗ thổi thì âm càng cao và lỗ thổi, lỗ bấm càng to thì âm càng cao. Nút chặn càng xa thì quảng 2 sẽ càng non so với quảng 1, các nốt cao sẽ càng non so với các nốt thấp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến âm sắc của tiếng sáo, tiêu.

Yếu tố về nguyên liệu: nguyên liệu tốt sẽ cho âm sắc tốt. Nhưng như thế nào là tốt???

Yếu tố về chế tạo: cách khoét lỗ cũng ảnh hưởng đến âm sắc của cây sáo, tiêu. Lỗ dài thì âm sẽ dẹt hơn, lỗ tròn thì âm sẽ tròn hơn, lỗ to thì âm vang hơn, lỗ bé thì âm bí hơn. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào hơi của từng người và kích thước lòng ống nữa. Nếu lỗ to mà hơi yếu hoặc lòng ống bé thì âm sẽ càng xì và lỗ to quá thì rất tốn hơi.

Yếu tố về người chơi: Âm sắc phụ thuộc vào cả người chơi sáo, tiêu, hơi đầy và khỏe, ém hơi, nén hơi tốt sẽ cho âm sắc tiếng sáo đẹp hơn. Ngoài ra, các cao thủ còn biết cách thay đổi thế môi, hay sử dụng lưỡi, họng, … để thay đổi 1 phần âm sắc của tiếng sáo.

Cách lựa chọn nguyên liệu (trúc nứa là chính) làm sáo tiêu tốt, phù hợp và cách xử lý trúc nứa.

Như phần trên đã nói về các yếu tố về nguyên liệu có ảnh hưởng đến độ chuẩn và âm sắc của tiếng sáo, tiêu. Ở phần này, mình sẽ nói rõ hơn về sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc của sáo, tiêu.

Về cơ bản, âm của tiếng sáo sẽ bao gồm âm của không khí trong sáo và âm của thành sáo, cột không khí trong sáo sẽ dao động dựa trên đường kính ống sáo, khoảng cách lỗ và sự phản xạ âm trong lòng sáo.

Đọc bài viết sau để hiểu đầy đủ hơn.

Cách chọn trúc nứa và xử lý trúc nứa làm sáo, tiêu.

Như vậy, các yếu tố về nguyên liệu ảnh hưởng đến âm sắc sẽ là:

Độ to của ống sáo: ống sáo càng to thì âm sẽ nghe trầm ấm hơn, to hơn và vang hơn vì sẽ có nhiều đường truyền dao động khác nhau trong lòng ống. Chúng ta cứ tưởng tưởng trên 1 con đường bị giới hạn bởi 2 lề đường, thì người ta có thể di chuyển thẳng từ điểm này đến điểm kia, hoặc đi các lối đi cong khác nhau để đến điểm còn lại. Nếu đường to thì người ta sẽ có nhiều lối đi hơn đường nhỏ. Do vậy, ống sáo to, sẽ có nhiều đường truyền dao động hơn, tạo ra các tần số khác nhau hơn và làm cho tiếng sáo ấm hơn, đầm đầm hơn.

Sự phản xạ âm thành sáo và âm sắc của thành sáo: đó là độ dẻo, độ đàn hồi và độ chắc của thành sáo. Khi thành sáo có độ đàn hồi tốt, lòng trong của ống sáo phẳng hơn nhẵn hơn, sự phản xạ âm sẽ tốt hơn làm cho tiếng sáo đầm, vang hơn, và thường thì tiếng sáo cũng sẽ đanh hơn vì âm của thành sáo dao động cũng sẽ đanh (tiếng sáo đanh là do tần số phụ cao hơn tần số chính nhiều). Khi thành sáo dẻo kèm theo sự đàn hồi kém hơn, lòng trong không nhẵn và mềm khiến âm bí hơn, nhỏ và kém vang. Thành sáo bị xốp sẽ hấp thụ âm và làm tiếng sáo có nhiều tạp âm, bí âm. Thành sáo mỏng tiếng sáo sẽ vang hơn, dể lên cao hơn (mỏng thì dễ dao động hơn, phản xạ âm cũng tốt hơn) nhưng thành sáo mỏng sẽ làm cho tiếng sáo sẽ xì nhiều ở lỗ thổi và âm sắc cũng mỏng theo.

Sự ảnh hưởng của trúc nứa (nguyên liệu làm sáo chủ yếu) đến âm thanh của sáo.

Trúc nứa được cấu tạo bởi các sợi, bó trúc nứa dọc theo thân của sáo, các bó trúc nứa sẽ cứng cáp dần từ trong ra ngoài. Các sợi trúc nứa bé sẽ tạo thành từng bó, các bó sẽ kết lại thành ống trúc nứa. Có sợi nứa cứng, đàn hồi hơn, có sợi nứa dẻo hơn, mềm hơn và chúng được kết lại với nhau bằng lớp nhựa trong trúc và nứa. Khi trúc nứa đang tươi, sẽ có nhiều nước. Khi chúng ta chọn trúc nứa làm sáo, chúng ta thường khoét thử, cắt thử và xem thớ trúc nứa để biết chất trúc nứa có tốt để làm sáo trúc, sáo nứa và tiêu không.

Kết cấu của các sợi trúc nứa và đặc tính (độ dẻo, độ cứng, độ đàn hồi, …) của nó sẽ ảnh hưởng đến âm thanh của trúc nứa.

Cách chọn và xử lý trúc nứa để chế tạo tiêu sáo tốt nhất.

Để trúc nứa tốt nhất, phù hợp nhất đề làm sáo chúng ta cần chọn những ống trúc nứa có độ đàn hồi, độ cứng, đanh phù hợp. Nếu trúc nứa cứng và đanh quá sẽ cho âm đanh quá, thiếu đi sự mềm mại, mất đi cảm xúc trong tiếng sáo, tiếng tiêu. Nếu trúc nứa non, nhẹ và xốp thì âm của sáo sẽ bí, xì, nhiều tạp âm. Ngoài ra, độ dày và kích thước lòng phải phù hợp theo từng tone sáo, tiêu khác nhau.

Các quy tắc chọn trúc nứa làm tiêu sáo:

Tone sáo càng trầm thì chọn lòng ống càng to và càng dày.

Tone sáo cao hơn thì cần độ đàn hồi tốt hơn, chất trúc nứa đanh hơn, vì tone cao sẽ khó thổi nốt thấp, các nốt quảng 8 thứ 1 như Đô1, Rê1, … nên cần chất trúc nứa có độ đàn hồi tốt để thổi rõ, đầm các nốt đó, và cũng cần sự trong trẻo, véo von hơn.

Các quy tắc trong xử lý trúc nứa chế tạo tiêu sáo:

Làm khô (phơi nắng, hun khói – gác bếp – luộc, hấp, …) phải đảm bảo không quá vội gây nứt, toác và rỗng ống trúc nứa nhưng cũng không nên quá lâu sẽ ủ nước làm mục và trúc nứa phơi thiếu nắng sẽ có màu không đẹp.

Các phương pháp xử lý trúc nứa chế tạo sáo, tiêu:

Phơi nắng: Phơi nắng cũng là một hình thức ép cho trúc nứa khô nhanh hơn nhưng chậm hơn hun khói (cái này cùng tùy nắng to không và bếp có hay sử dụng không). Phơi nắng vừa đủ sẽ cho màu đẹp, sáng và ảnh hưởng ít đến độ rỗng của các thớ trúc nứa.

Hun khói: hun khói là hình thức để trúc nứa trên bếp củi (hun chậm), hoặc lò hun (hun nhanh). Hun khói sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô, mất nhựa, và có màu nâu đen. Hun khói có thể chống mối mọt về sau, một phương pháp chống mối mọt rất tốt.

Để trong nhà: Để trong nhà giúp trúc nứa khô chậm nhất, nó có vẽ tốt, nhưng cũng có khá khá nhược điểm như: ẩm mốc, màu sắc, thời gian khô, … Việc nước ở trong ống trúc nứa quá lâu cũng không tốt khi mà nó sẽ làm thớ nứa bị mục đi phần nào.

Ngâm hoặc bôi dầu bóng: Phương pháp này ít được sử dụng, và thường được sử dụng cho các tiêu sáo dòng đắt tiền. Loại dầu bóng được ngâm, bôi vào lòng sáo cần thiết là một loại dầu bóng an toàn, không độc hại, tạo được độ bóng để phản xạ âm tốt và ít ngăn cản việc ngấm và thoát nước bọt.

Ngậm muối: Có thể ngâm muối, hoặc ngậm muối trong lòng ống trúc nứa. Theo mình thì nên bỏ qua việc ngâm bởi ngâm nước lâu là không tốt (mục thớ, xấu màu võ,…). Việc bỏ muối khô trong lòng trúc nứa là khá tốt, nhưng cần nhiều thời gian để muối ngấm vào trúc nứa (tầm 1 tháng trở lên). Việc ngậm muối sẽ có tác dụng khi thổi thì lòng sáo sẽ nhanh bị ướt hơn, muối cũng làm lấp đi các lỗ hổng.

Luộc nứa trúc: Việc luộc nứa trúc sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô hơn do lớp nhựa bị mất đi thì nước sẽ dể thoát hơi hơn. Phương pháp này thường áp dụng dể làm xổi, làm nhanh.

Sấy trúc nứa: Phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam do không có trang thiết bị, nhưng ở Trung Quốc hình như được áp dụng. Việc sấy khô là rất tốt nếu được áp dụng khi trúc nứa đã để gần như khô, nếu sấy lúc tươi có thể gây nứt và làm rỗng các thớ trúc nứa.

Kiến thức để làm tiêu sáo:

Các nốt trên tiêu sáo theo tone sáo cần làm:

Như sáo đô thì nó là: do re mi fa sol la si. Sáo rê thì là: rê mi fa# sol la si do#2, …Các bạn có thể dùng công cụ chuyển tone trên kênh tiêu sáo để dịch nốt lên.

Các kiến thức cơ bản về tần số, âm thanh.

Quy luật tính tần số âm thanh các nốt:

Quy tắc là: F(do) x T(c)=F(re)

Trong đó: F(nốt gì) là tần số nốt đó, T(n.c) là tỉ lệ tần số cách nhau n cung.

Và: T (n.c) = T(c) ^n

Khoảng cách một quảng 8 là: T(q)=2, tức F(do1)x2=F(do2) và F(do2)x2=F(do3).

Do -1c – re- 1c- mi- 1c/2- fa- 1c – sol – 1c – la – 1c – si – 1c/2 – do2

Vậy T(c) ^6 = T(q) =2.

Chuẩn âm của nhạc cụ: Các nốt sẽ có các tần số nào đó, và nó tỉ lệ với tần số nốt khác. Khoảng cách 1 cung, 1/2 cung, mà ta biết, đó là độ lớn của tỉ lệ đó. Khi người ta nói chuẩn âm của một nhạc cụ, thì có nghĩa là người ta nói nốt A4 của nhạc cụ đó (nếu nó có nốt A4) hoặc tần số các nốt trên nhạc cụ đó, tính tỉ lệ theo nốt A4. Tần số chuẩn của nốt A4 là 440hz, nốt A4# là khoảng 466hz. Nếu để chuẩn âm là 453 thì lúc đó nhạc cụ đó sẽ nằm giữa 2 tone liền nhau. Thường thì người ta để chuẩn âm của sáo trong khoảng 440 đến 447 hz, và khoảng 442 đến 443 là đẹp nhất. Vì Sáo trong dàn nhạc thì nó thường là nhạc cụ chính và phải thể hiện được sự véo von, trong trẻo, nên cao hơn nhạc cụ khác một chút là rất hợp lý ( tuy nhiên cũng còn tùy vào nhiều yếu tố khác).

Khi làm sáo, người ta thường đo test với chuẩn âm cao hơn chuẩn âm dự tính của cây sáo khi hoàn thành vì những lý do sau: khi thổi vào bài, hơi sẽ yếu hơn do thổi dài, nên cao độ sẽ thấp đi, sau một thời gian chơi, tần số của cây sáo thường sẽ tăng lên. Hoặc, họ phải cố tính thổi thấp đi cho giống lúc hòa tấu.

Yêu cầu cần và đủ để có thể chế tạo tiêu sáo (sáo trúc):

Thổi đủ các nốt, tốt nhất là 19 nốt cơ bản từ do1 đến sol3. Tuy nhiên, thực tế nốt sol3 có thể bỏ qua do ít dùng đến.

Thổi chắc chắn, có khả năng xử lý cao độ, cường độ âm thanh (bằng cách đẩy mạnh nhẹ luồng hơi hoặc ấp ngữa môi).

Thực hiện tốt một số kỹ thuật test cơ bản như: rung hơi, đánh lưỡi đơn và kép, reo lưỡi, …

Thổi tiếng đầy và trong, hoặc có khả năng tự điều chỉnh âm sắc.

Nghe được sự cao thấp về tần số, to nhỏ về cường độ, các yếu tố âm sắc,…

Và tiếp theo, mình sẽ trình bày các bước cơ bản để chế tạo, làm sáo tiêu như sau.

Chế tạo sáo trúc, sáo nứa và động tiêu.

Dụng cụ để làm tiêu sáo (sáo trúc):

Dao mổ, hoặc dao khắc, hoặc các loại dao chuyên dùng, … đủ sắc, đủ cứng để khoét được lỗ sáo.

Giáp các loại: giáp mịn để đánh bóng, giáp cứng để mài đầu, mài thô lỗ,…

Khoan: khoan thủ công, khoan máy tay hoặc khoan bàn (tốt nhất là khoan bàn)

Một số dụng cụ khác nếu có thể như: vecni, sơn, dầu, cana, … để làm bóng.

Dao mổ thường dùng để khoét sáo (tiêu) là cán số 3, lưỡi dao mổ số 11. Nên chọn cán và lưới khớp chắc chắn với nhau để giảm gãy dao và có thể quấn dây để tạo sự chắc chắn giữa cán và lưỡi.

Dao trỗ thì thường có lưỡi không sắc bằng lại dày hơn và không có bán lẻ để thay, nên là chủ yếu dùng cán dao trỗ nhưng lại dùng lưới dao mổ để khoét. Khi lắp vào chúng ta bẻ gãy cái chuôi lưỡi dao mổ đi là được.

Ngoài ra, các bạn có thể sáng tạo, chế ra nhiều kiểu khác tùy. Như dùng đũa tre làm cán dao, …vv…

Bước 2: Xử lý ống nguyên liệu bao gồm: Uốn, đánh bóng, vạch chỉ.

Bước 3: Tính toán, khoan lỗ, khoét và test âm.

Bước 4: Hoàn thiện, gia công lại cho đẹp, và hiệu chỉnh lại âm sắc.

Các bước chế tạo sáo, tiêu.

Cách 1: Khoét theo mẫu và hiệu chỉnh. Với cách khoét này, có 2 kiểu là khoét từ dưới lên và khoét đồng thời nhiều lỗ. Nếu khoét từ dưới lên, thì việc đo đạc sẽ an toàn hơn. Nếu khoét đồng thời, thì việc test âm sẽ tốt hơn do test được giai điệu và ngoài ra, khi khoét nốt trên, thì tần số nốt bên dưới sẽ có chút ảnh hưởng.

Với các khoét theo mẫu này, thì mẫu gốc quyết định khá nhiều đến chất lượng cây sáo khi hoàn thành và khả năng khoét ổn định các lỗ bấm là cần thiết. Theo cách tính chuẩn của phương tây mà mình tìm hiểu thì nếu các lỗ khoét như nhau, độ dày gần như nhau, vị trí nút chặn như nhau, thì với 2 nòng trong khác nhau, khoảng cách giữa các lỗ bấm không đổi mà chỉ khoảng cách của chúng với lỗ thổi là thay đổi. Như vậy, khi mà chúng ta khoét chuẩn nốt bên dưới, thì nốt bên trên đo khoảng cách từ nốt bên dưới là hợp lý. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này ở bài viết các phương pháp tính toán thông số làm sáo tiêu. và vào chuyên mục cách làm sáochọn bài viết công cụ tính toán thông số làm sáo của một tác giả phương tây. Các bạn có thể kích vào link đính kèm hoặc vào menu để chọn, hoặc serch trong website này.

Cách 2: Khoét theo tính toán và hiệu chỉnh. Nếu tính toán, các bạn có thể dùng 2 cách. Cách thứ nhất là dùng công cụ tính toán trong website của mình như chỉ dẫn ở trên hoặc tự tạo ra một công thức tính từ bài viết của phương tây. Cách thứ hai là dùng cách tính thuyền thống theo cũng do thầy Trịnh Tuấn truyền lại hoặc các công thức tính cải tiến sau này.

Bước thứ 3 là bước có sự khác nhau giữa mỗi người, mỗi người sẽ có cách tính, cách làm khác nhau. Hiện nay, có các cách chế tạo sáo tiêu chính sau:

Công thức tính toán theo cung khi làm sáo tiêu:

– 51/55 là công thức tính nửa cung.

– 159/185 là công thức tính 1 cung.

Các tỉ lệ này là tỉ lệ khoảng cách từ mỗi lỗ bấm đến lỗ thổi tính từ mép trên lỗ bấm và mép dưới lỗ thổi ( có người lại quan niệm là chính giữa, hoặc đến nút chặn, tuy nhiên, đều có sai số, nên như thế nào cũng được).

Nếu làm theo phương pháp này, thường thì, những cây sáo làm ra sẽ có sự chênh lệch khá nhiều về khoảng cách giữa các lỗ, kể cả khoảng cách các lỗ bấm do việc khoét lỗ không ổn định, xử lý hơi không ổn định,

Có người nói với mình là họ làm ra những cây sáo cùng tone, nhưng khoảng cách các lỗ bấm không bao giờ như nhau vì vốn dĩ các thông số kích thước nó khác nhau. Mình xin khẳng định như thế này: nếu khoét sáo nhựa, thì đưa cho 2 người khoét khác nhau hoặc khoét theo tính toán và hiệu chỉnh ở 2 lần khác nhau thì đến lúc cái khoảng cách đó cũng sẽ như vậy, trừ khi một người khoét và việc xác định lỗ thổi, lỗ định âm là bằng cách đối chiếu mẫu rồi các lỗ trên mới tính toán thì sự chênh lênh sẽ ít hơn nhưng vẫn có. Lý do chính để khoảng cách các lỗ nó khác nhau nhiều là do việc xử lý hơi không ổn định giữa các thời điểm khác nhau và kích thước lỗ khoét và chuẩn âm giữa các lần khoét cũng khác nhau. Vấn đề này các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến cao độ tiêu sáo .

Như vậy, cách làm sáo bằng tính toán và hiệu chỉnh sẽ có sai số nhiều hơn làm theo mẫu và hiệu chỉnh. Tuy nhiên, nó phải là mẫu sáo tiêu phải là mẫu do mình tính toán và hiệu chỉnh qua sau nhiều lần, chứ nếu mà mẫu của người khác, thì việc chênh lệnh luồng hơi, cũng như ngoại cảnh sẽ dẫn đến phải hiệu chỉnh nhiều, mà chỉnh nhiều thì sẽ sai nhiều.

Vậy nên, cách tốt nhất để làm được những cây sáo đúng ý mình đó là dùng mẫu hoặc tính toán, qua nhiều lần hiệu chỉnh và tạo ra một cây mẫu tốt nhất có thể, và dùng nó cho những lần tiếp theo.

Một số kiến thức cụ thể hơn, nâng cao hơn, các bạn tìm hiểu thêm tại Tổng hợp các tài liệu về cách chế tạo tiêu sáo

Công thức tính toán chuẩn của phương Tây.

Cách tính đó áp dụng với nút chặn đặt ngay lỗ thổi, khi ta dịch nút chặn xa ra thì khoảng cách giữa các lỗ bấm sẽ gần lỗ thổi hơn và đặc biệt là các nốt cao hơn như sol, la, si sẽ dịch về lỗ thổi nhiều hơn. Do vậy mà khoảng cách các lỗ bấm sẽ xa nhau hơn.

Lỗ bấm nốt Mi và Fa thường được làm xa nhau 1 chút để dể bấm hơn (chấp nhận mi hơi non 1 chút và fa hơi cao 1 chút – nốt Fa cao 1 chút sẽ làm cho Mi3 và Fa3 có sự chênh lệch rõ ràng hơn – thường thì Mi3 và Fa3 sẽ có cao độ cách nhau không đến 1/2 cung).

Hơi và kích thước lỗ bấm, lỗ thổi sẽ ảnh hưởng đến cao độ, cũng như các yếu tố khác đã trình bày ở phía trên, các bạn nên hiểu và làm chủ được các yếu tố đó thì mới có thể chế tạo sáo và tiêu tốt được.

Ở trang kenhtieusao.com mình có đính kèm công cụ tính toán làm sáo, các bạn có thể xem và sử dụng nó, tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau:

Khoét lỗ sáo từ dưới lên trên, từ nốt thấp đến nốt cao. Khoét lỗ và đo cao độ của âm từ lỗ bé đến lỗ to.

Lỗ sáo, tiêu càng to thì cao độ càng cao. Lỗ sáo tiêu càng gần lỗ thổi thì cao độ càng cao. Vậy nên, nếu âm đã bị cao thì không làm thấp xuống được (trừ khi bị lỗ đấy đi khoét lại). Nếu thấp nhiều thì khoét lên, nếu thấp ít thì khoét rộng lỗ ra.

Cách hiệu chỉnh sai số khi tính toán hoặc áp dụng mẫu để chế tạo sáo tiêu:

Ảnh hưởng của nút chặn trong chế tạo sáo, tiêu.

Nút chặn quá gần sẽ làm tiếng sáo bí hơn, nút chặn quá xa cũng vậy.

Nút chặn xa quá sẽ tăng độ lệch quảng, quảng 2 sẽ non so với quảng 1, các nốt cao sẽ non so với các nốt thấp hơn.

Nút chặn mềm quá, hở sẽ làm âm xì và kém vang, bé đi.

Nút chặn có vai trò khá lớn trong chế tạo sáo, tiêu nhưng ít ai biết đến.

Ở động tiêu, nút chặn đặt ngay miệng thổi, nên ở tiêu quảng 1 và quảng 2 có cao độ khá tương đều nhau. Tuy vậy, ở tiêu do làm bằng trúc, các mắt trúc không được thông lòng kỹ sẽ thường làm cho quảng 2 cao hơn quảng 1 (khác với sáo, quảng 1 cao hơn quảng 2).

Cách làm sáo trúc, động tiêu dể lên quảng 3.

Đuôi sáo: đuôi sáo phải phù hợp, để sáo lên rê 3 dể, đuôi sáo nên nắng để sáo lên mi 3 dể thì lỗ định âm nên to hơn, để sol3 dể lên thì nên làm sáo để cao độ của đuôi sáo (bịt lỗ định âm đi) thấp hơn tần số của lỗ định âm 1/2 cung (gần hơn 1 chút cũng được). Vậy nên, không phải cứ đuôi sáo ngắn là dể lên quảng 3, vì có thể dể lên re3 nhưng lại khó lên sol3.

Về lỗ sáo: để Re3 dể lên thì lỗ nốt rê to hơn, nốt sol thấp 1 chút, để sáo lên Fa3 tốt và không bị non so với nốt mi3 (thường Fa3 và Mi3 có cao độ không lệch nhau đến 1/2 cung) thì nốt Fa nên cao 1 chút, để sol3 dể lên thì lỗ đô, rê và sol nên thoáng hơn 1 chút. Kích thước lỗ phù hợp cũng sẽ dể lên các nốt quảng 3 hơn. Thường thì to hơn sẽ dể lên hơn.

Về lòng sáo: lòng sáo bé sẽ dể lên quảng 3 hơn và ngược lại, nhưng nếu bé quá sẽ bí và không hài hòa âm sắc giữa các quảng âm. Nên phải chọn lòng sáo phù hợp.

Về chất liệu: chất liệu càng đanh, càng đàn hồi tốt, càng phản xạ âm tốt thì càng dể lên quảng 3, sáo vỡ tiếng, hoặc có lòng trong bóng hơn cũng sẽ dể lên quảng 3 hơn.

Về độ chuẩn: có một số nốt, độ chuẩn phải sai lệch đi 1 chút nhẹ thì sáo sẽ lên quảng 3 dể dàng hơn và mượt mà hơn.

Về nút chặn: nút chặn để ở vị trí phù hợp cũng ảnh hưởng đến các nốt quảng 3, và chỉnh nó cũng ảnh hưởng đến cao độ của các nốt khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các nốt cao, các nốt quảng 3.

Bước 1: Xác định vị trí lỗ thổi bằng sáo mẫu hoặc tính toán. Nên để phần đuôi dài ra một chút, để lúc cần thiết có thể cắt bỏ hoặc khoét thêm lỗ thoát hơi. Nếu mẫu là sáo, bạn nên thổi thử để xem nốt nào bị thấp, nốt nào bị cao để còn dịch lên xuống phù hợp. Nếu chỉ là thông số mẫu, hoặc tính toán ra, thì cứ nên để dài ra.

Bước 2: Cắt đuôi để có 1 tần số đuôi phù hợp và khoét lỗ định âm. Nếu bạn chỉ làm 1 lỗ định âm (cách làm thông dụng và được góp ý là tốt nhất về âm thanh) thì bạn nên để tần số đuôi thấp hơn tần số định âm 1/3-1/2 cung, tức là sáo đô thì để là nốt si hoặc cao hơn 1 chút. Nếu xác định để đuôi dài, thì các bạn cứ mở từ dưới lên, nhưng vẫn nên đảm bảo là tần số của đuôi (tức là nốt dưới nốt định âm) thấp hơn 1/3-1/2 cung. Nếu để đuôi dài, các bạn cần chú ý là vị trí nốt của thế bấm rê ít thay đổi, nhưng vị trí lỗ định âm lại bị thấp xuống, nên là khoảng cách từ lỗ định âm đến lỗ mở thế bấm rê sẽ dài ra (ở sáo đô là khoảng cách lỗ đô và lỗ rê).

Bước 3: Khoét các lỗ còn lại. Sau khi khoét ổn lỗ thế bấm rê, thì các lỗ còn lại đơn giản hơn rất nhiều do sự chênh lệch sẽ rất ít. Ở bước này, thì bạn thích khoét từng lỗ lên, hay một lúc nhiều lỗ là do thói quen và kinh nghiệm của chính bạn.

Bước 4: Hoàn thiện cây sáo. Thực tế thì nhiều người có kinh nghiệm và khả năng khoét, thổi test chắc chắn, họ cũng không nhất thiết phải làm đúng trình tự này. Và thực tế, cao độ của cây sáo không có tuyệt đối chuẩn, nên dù có tĩ mĩ đến đâu thì một lúc nào khác, một người khác test lại vẫn thấy có chỗ không tuyệt đối. Theo mình, độ chuẩn chỉ nên nằm trong một khoảng có thể xử lý được bằng người chơi là đủ. Còn lại, chúng ta nên tập trung vào âm sắc, lên quảng nhẹ và một vài nốt hay xảy ra vấn đề như sib2, các nốt quảng 3, …

Cuối cùng, mình xin góp ý, chia sẽ các bước để làm một cây sáo chuẩn như sau:

Hi vọng rằng, sau khi đọc hết bài hướng dẫn này, các bạn sẽ biết cách tự làm sáo, cũng như đúc rút thêm chút kinh nghiệm.

Hướng dẫn trên cũng có thể áp dụng cho việc chế tạo, làm động tiêu và một vài loại sáo khác, tấc nhiên là không hoàn toàn giống nhau nhưng cùng chung một nguyên lý.

Sáo Trúc Mão Mèo Có Thực Sự Tốt?

Một số thương hiệu sáo trúc đáng để các bạn quan tâm và mua:

Sáo trúc bùi gia – một sản phẩm sáo trúc nổi tiếng của anh Bùi Công Thơm

Sáo trúc mão mèo – một sản phẩm sáo cũng được đánh giá cao

Sáo trúc Dilinh

và một số của hàng sáo trúc khác mình không tiện kể tên nhưng theo mình sản phẩm sáo trúc tốt không chỉ là sáo được thỏa mãn được các yêu cầu về chuẩn các tone như âm độ, cao độ…mà nó còn được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các nghệ nhân và sáo còn phụ thuộc rất nhiều vào tay người sử dụng trong từng bài, từng sản phẩm. Khảo sát một vòng trên mạng thì thấy có rất nhiều nhận xét về các sản phẩm sáo trúc của mão mèo và sáo trúc thương hiệu sáo bùi gia với các câu hỏi dạng như sáo trúc mão mèo có thật sự tốt?

Một cây sáo tốt thứ nhất là phải chuẩn âm, tức là có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà sáo có thể phát ra.

Thứ hai là khi mua sáo trúc bạn phải chú ý đến nguyên liệu tốt. sáo trúc thường được làm từ rất nhiều nguyên liệu quen thuộc như trúc, nứa, … Loại nguyên liệu tốt nhất để làm ra cây sáo trúc tốt là nứa bắc. Một loại nứa được trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Cho ra màu âm rất hay. Nứa Nam thì có ưu điểm là đẹp, và Trúc thì cho ra âm thanh trầm ấm. Ngày này . Trước đây trúc khá được ưa chuộng nhưng ngày nay các bạn đi mua sáo sẽ nhận thấy gần như trúc đã được thay thế bằng nứa bởi đối với các nghệ nhân làm sáo, nứa cho ra màu âm trong sáng hơn, đẹp và dễ làm hơn trúc.

Ngoài những tiêu chí trên thì một cây sáo tốt cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sáo nhìn bắt mắt bền và đẹp.

SÁO TRÚC BÙI GIA Hotline: 0972119191 Kỹ thuật: 0974888288 Email: duyenst.bwg@gmail.com Địa chỉ: Km 14/500 – Tổ 9 – Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội Website: saotrucbuigia.com

Facebook Comments

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Âm Tây Vương Nữ Quốc Sáo Trúc Bùi Gia trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!