Bạn đang xem bài viết Cách Ngồi Thiền Yoga: Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt Đầu được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong Yoga, thiền là một kỹ năng đơn giản, hướng dẫn bạn dùng hơn thở của mình để đưa tâm trí và cơ thể của bạn vào trạng thái thư giãn; tăng cường sự thấu hiểu và phát huy hết những tiềm năng vốn có trong con người bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết cách ngồi thiền Yoga sao cho đúng. Với bài viết này, Mstyle sẽ hướng dẫn các bạn – những người mới bắt đầu luyện tập yoga cách ngồi thiền cơ bản và hiệu quả nhất.
I. Cách ngồi thiền Yoga
1. Thiền là gì
Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thiền. Theo từ điển tiếng anh Oxford, thiền là sự suy tư sâu sắc trong thinh lặng để cho tâm của người thực hành được thanh tịnh, an nhiên.
Trong Kinh điển phật giáo nguyên thủy, thiền (bhavana) là những phương pháp giúp con người thực hành rèn luyện tâm. Có hai pháp thực hành thiền chính thức là Thiền định (Samatha Bhavana) và Thiền quán (Vipassana Bhavana).
Bất kỳ ai ngắm mặt trời lúc hoàng hôn hay chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp làm cho chính mình cảm thấy lòng thanh thản, nội tâm thanh thoát thì đó chính là một phần trong thiền định.
2. Thiền yoga là gì
Trong Yoga, thiền còn được gọi là “Dhyana” có nghĩa là “dòng chảy của tâm trí.”, là một trạng thái mà các Yogi đạt được sự nhập thể giữa ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ ở trạng thái samadhi (định). Thiền Yoga là loại hình thiền truyền thống và cổ xưa nhất, và cũng là một trong những loại được thực hành đa dạng nhất.
Theo Ông J. Krishnamurti (tác giả và nhà diễn thuyết nổi tiếng người Ấn Độ): “Thiền không phải là phương tiện. Nó là cả hai: phương tiện và cứu cánh. Thiền là một điều phi thường. Nếu có bất cứ một sự bắt buộc, cố gắng bắt tư tưởng phải tuân thủ, bắt chước, thì thiền sẽ là một gánh nặng”.
3. Ngồi thiền có tác dụng gì
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn và những điều không như ý. Bởi vậy ngày càng nhiều người tìm đến thiền định như là một phương thuốc về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Thiền giúp kiểm soát căng thẳng, giảm stress
Thiền giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung
Thiền giúp cải thiện hệ miễn dịch
4. Ngồi thiền vào thời gian nào tốt nhất
Trong nhiều tài liệu cổ của các vị thiền sư đều nói rằng thiền buổi sáng là tốt nhất. Khi đó, tâm hồn chúng ta còn tươi mới, chưa vướng bận những việc của đời thường. Bên cạnh đó, ngồi thiền trước lúc đi ngủ giúp chúng ta tĩnh tâm lại sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Trong cuốn “Các bài học Phật” của tác giả Phúc Trung Huỳnh Ái Tông, ông còn đưa ra thêm gợi ý về những thời điểm khác trong ngày như: “Người ta ngồi thiền vào các giờ Tý (12 giờ đêm), Ngọ (12 giờ trưa), Mão (6 giờ sáng), Dậu (6 giờ chiều). Giờ giấc như vậy theo Đông phương có Âm, Dương. 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là giao thời trong ngày, không khí hòa bình, 12 giờ trưa cực dương, 12 giờ đêm cực âm, thường người ta hay ngồi thiền vào 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, thuận tiện cho giờ giấc đi làm việc”.
II. Hướng dẫn cách ngồi thiền Yoga
1. Tư thế Yoga ngồi xếp bằng
Đây là tư thế cơ bản và cũng là tư thế dễ nhất trong các tư thế ngồi Thiền, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, thẳng lưng, nhắm mắt và tay thả lỏng để trên hai đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội.
Tư thế Thiền định này thường chỉ dành cho những người mới bắt đầu học thiền, chưa thể ngồi thiền theo những kiểu dáng và tư thế phức tạp hơn. Hoặc nó chỉ dành cho những người cao tuổi, khi mà xương khớp không còn độ dẻo dai, khó uốn để thiền. Vì thế mà phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho họ.
Lưu ý: giữ tư thế ngồi Thiền đúng cách, giữ lưng thẳng để cột sống không bị chùng xuống và ngã người về phía trước.
2. Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose)
Tư thế Yoga Miến Điện là một tư thế tốt cho người mới bắt đầu vì nó rất dễ dàng thực hiện và dễ dàng hơn cho việc khoanh chân. Ở tư thế Thiền Định này, hai chân của bạn xếp chéo nhau đặt thảm Yoga.
Phương pháp này đơn giản và hiệu quả giúp việc ngồi Thiền được lâu hơn. Bạn có thể chọn lựa tư thế này hoặc tư thế Xếp Bằng khi mới tập Ngồi Thiền để tạo sự ổn định; bạn có thể để cho cẳng chân nằm phẳng trên mặt đất. Điều này tạo ra một chân trụ rất ổn định, dễ dàng, tự nhiên.
Đầu gối được để tự nhiên trên thảm, bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, bàn tay bạn đặt trên đùi (không phải là đầu gối), hai cánh tay thư giãn. Tư thế này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng thảm Yoga đều được
3. Tư thế ngồi thiền Yoga Bán Liên Hoa (Half Lotus Pose)
Gọi là ngồi bán liên hoa là bởi vì tư thế này có độ khó nằm ở giữa tư thế ngồi thiền đơn giản và tư thế ngồi thiền phức tạp. Bạn chỉ cần ngồi xuống và gác một chân lên bắp chân kia. Thiền với tư thế này có thể giúp cho bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay gù lưng trong khi bạn Thiền sâu.
4. Tư thế Yoga Kiết Già (Full Lotus Pose)
Tư thế ngồi thiền Kiết Già (hay còn gọi là tư thế Hoa Sen) là tư thế tốt nhất cho việc Ngồi Thiền. Để ngồi được Kiết Già, đầu tiên bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân phải lên đùi trái, cố gắng ép gót chân sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Đây là tư thế rất khó, nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu.
Nhưng bù lại, đây chính là phương pháp Thiền Định rất tốt cho sức khỏe của bạn, giúp bạn nhanh chóng đạt đến cánh cửa mà bạn mong muốn nhất trong Thiền.
5. Tư thế Ngồi Kiểu Nhật Bản (Seiza Pose)
Tư thế ngồi này được ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó:
Kiểu ngồi Seiza được bắt nguồn từ việc kết hợp của các tư thế: Ngồi Thiền của Phật giáo và kiểu ngồi chầu trước Shogun. Seiza là cách ngồi chuẩn trong lễ nghi của người Nhật.
Ở tư thế ngồi này, hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, khép miệng, mắt nhìn về phía trước.
6. Tư thế Ngồi Thiền Trên Ghế (Chair Pose)
Ngồi Thiền trên ghế cũng mang lại nhiều lợi ích và tiện lợi khi bạn có thể ngồi thiền bất cứ đâu; như khi đang làm việc, khi đang ngồi chờ đợi ai đó hay đơn giản khi đang ngồi. Với phương pháp Thiền Định này bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh hoặc có thể là giờ nghỉ trưa; tốt nhất là nên tìm một nơi yên tĩnh ít người qua lại. Không nhất thiết là phải ngồi trên bàn làm việc, chúng ta cũng không phải ngồi khoanh chân hay ngồi kiết già mà chỉ cần ngồi đâu đó là được.
Trường hợp gặp vấn đề với lưng bạn thì hãy nên sử dụng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Cả hai bàn chân đặt trên sàn ngay bên dưới đầu gối của bạn khoảng một góc 90 độ, có thể sử dụng một tấm đệm để nâng cao chân của bạn.
III. Kinh nghiệm thực hành ngồi thiền Yoga
Chọn môi trường yên tĩnh, vị trí bạn chọn không được lộn xộn hoặc quá ồn ào. Bạn nên cảm thấy thoải mái trước khi bắt đầu thiền Yoga. Địa điểm quá ồn ào, người luyện tập sẽ khó tập trung được.
Chọn môi trường có nhiệt độ mát, không khí trong lành, tránh thiền ở nhiệt độ ngoài trời nắng nóng, nên chọn những nơi có làn gió tự nhiên mát lành.
Kết hợp thiền định cùng với một bản nhạc nhẹ sẽ nhanh chóng đưa bạn vào cảm giác thư thái và điềm tĩnh của thiền.
Cách Ngồi Thiền Yoga Đạt Hiệu Quả Tối Ưu Cho Người Mới Bắt Đầu
Ngồi thiền là gì? Những lợi ích mà thiền yoga mang lại
Được bắt nguồn từ nền triết học Ấn Độ, thiền là phương pháp giúp con người rèn luyện tâm trí, tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn. Dưới góc độ yoga thì thiền là một trong những bước quan trọng giúp người tập luyện yoga có thể hòa nhập được ý thức cá nhân với ý thức của vũ trụ. Có nghĩa là khi tiến hành ngồi thiền yoga con người gạt bỏ suy nghĩ của mình và sẽ đắm chìm hoàn toàn vào ý thức vũ trụ.
Ngồi thiền là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà ngồi thiền yoga mang lại
Với nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại con người sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khiến tâm bất ổn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó mà nhiều người đã tìm đến thiền như một liều thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi,stress mang đến một tinh thần sảng khoái, luôn vui tươi và trở nên yêu đời.
Theo các nhà khoa học, thiền còn là một trong những “phương thuốc” hữu hiệu giúp cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Chưa dừng lại ở đó, luyện tập thiền thường xuyên hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh về xương khớp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Cách ngồi thiền yoga đúng chuẩn
Thiền bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như thiền hành (thực hiện thiền khi đi bộ), thiền định (thiền khi ngồi), thiền nằm (thực hiện thiền ở tư thế nằm ngửa)… Tuy nhiên, ngồi thiền (thiền định) là cách thức tập thiền được nhiều người lựa chọn hơn cả. Ngồi thiền là hoạt động chúng ta ngồi và loại bỏ tất cả những suy nghĩ trong tâm trí kết hợp với việc điều hòa nhịp thở chậm, đều. Để có thể ngồi thiền đạt hiệu quả cao bạn cần:
– Chuẩn bị trước khi luyện tập: Để có thể bắt đầu ngồi thiền trước hết bạn cần tìm kiếm cho mình một nơi nào đó thật yên tĩnh, ít người qua lại để không bị quấy rầy khi tập luyện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn và sắp xếp thời gian hợp lý để ngồi thiền. Theo các chuyên gia, thời gian ngồi thiền hợp lý nhất đó là vào sáng sớm khi ngủ dậy hoặc tối muộn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chuẩn bị đệm, thảm ngồi thiền và mặc quần áo thật thoải mái cũng là một trong những cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả cao.
Cách ngồi thiền yoga đạt hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua
– Lựa chọn tư thế ngồi: Hiện nay có rất nhiều tư thế ngồi thiền khác nhau nhưng đơn giản và phổ biến nhất là 3 tư thế: Ngồi xếp bằng, tư thế bán già, tư thế kiết già. Tuy nhiên, nếu bắt đầu luyện tập bạn nên lựa chọn tư thế ngồi xếp bằng, sau một thời gian tập luyện bạn có thể chuyển sang tư thế bán già, kiết già phức tạp hơn.
– Tiến hành ngồi thiền: Cùng với việc thực hiện các tư thế bạn cần kiểm soát tâm trí của mình, gạt bỏ hoàn toàn mọi suy nghĩ ra khỏi đầu và cảm nhận luồng hơi thở. Bạn có thể tiến hành ngồi thiền trong vòng vài phút hoặc lâu hơn trong mỗi buổi tập nhưng phải ngồi làm sao để đạt được bình an trong tâm hồn. Để làm được điều này không hề dễ dàng, do đó bạn cần luyện tập thật nghiêm túc và kiên trì để cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời mà ngồi thiền yoga mang lại.
Một số lưu ý trong cách ngồi thiền Yoga
Yoga thiền mang lại công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, giúp người tập giữ được sự tập trung, tỉnh táo, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim vô cùng hiệu quả. Với yoga thiền còn giúp bạn học được sự kiên nhẫn, nhẫn nại, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Các động tác của thiền không đòi hỏi những kĩ năng quá cao nhưng yêu cầu người tập phải tuyệt đối tập trung và thực sự nghiêm túc để đảm bảo thiền đúng cách và hiệu quả nhất. Khi thực hiện bộ môn yoga thiền, bạn cần chú ý một số điểm như sau:
– Duy trì các tư thế thẳng lưng tuyệt đối để cơ thể được giải phóng những năng lượng nhiều hơn.
– Trong quá trình tập phải thả lỏng cơ thể, đặc biệt là các cơ ở tay, chân và khuôn mặt.
– Giữ thẳng cột sống, tập trung trí não.
– Chọn một bộ quần áo rộng rãi, thoáng khí khi tập thiền. Không mặc váy ngắn hoặc những bộ quần áo bó sát trong quá trình tập.
– Không gian thiền yoga phải yên tĩnh, không ồn ào, tắt tiếng tivi và điện thoại trong quá trình tập luyện.
– Sử dụng đệm ngồi thiền không có tấm dựa lưng sẽ giúp bạn ké dài quá trình tập thiền yoga.
Nếu bạn là người muốn tìm hiểu và học Yoga một cách bài bản nhất, bạn đọc có thể tham khảo khóa học ” Yoga chuẩn gốc cho người mới bắt đầu ” được biên soạn và giảng dạy bởi Đại Sứ Yoga Nguyễn Hiếu có tại chúng tôi
Kết thúc khóa học, bạn sẽ học được những động tác Yoga vô cùng đơn giản nhưng mang lại lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi xuân, hạn chế bệnh tật và giúp cho tâm hồn luôn được thanh thản, thư thái.
Hướng Dẫn Tập Yoga Cho Người Mới Bắt Đầu
Nhắc tới yoga là nhắc tới một bộ môn luyện tập nâng cao sức khỏe và vóc dáng hiệu quả. Thêm vào đó, các động tác yoga phù hợp với hầu hết mọi người, đặc biệt là các bài yoga tại nhà cho người mới tập sau đây.
1. Những bài tập yoga cho người mới bắt đầu
1.1. Bài tập yoga cho người mới bắt đầu Cat – Cow
Bài tập yoga cho người mới bắt đầu từ tư thế Cat – Cow sẽ giúp bạn thư giãn phần lưng, cổ, vai, gáy.
Cách thực hiện bài yoga cơ bản cho người mới tập này như sau:
Chống hai bàn tay và cẳng chân xuống thảm tập yoga.
Hít vào và ngửa đầu nhìn lên. Đồng thời uốn lưng của bạn xuống phía dưới hết cỡ.
Thư giãn ở tư thế này vài nhịp thở.
Thở ra, cúi đầu xuống và uốn cong lưng lên trên.
Tiếp tục giữ tư thế này vài nhịp thở.
Lặp lại 3 lần.
1.2. Bài tập yoga Downward Facing Dog to Down Dog Split
Cách tập yoga cho người mới bắt đầu với tư thế này như sau:
Đưa người vào tư thế bắt đầu giống như bài tập Cat – Cow.
Từ từ duỗi thẳng chân và cánh tay để nâng mông lên cao cho tới khi người bạn tạo thành hình chữ V úp ngược là đúng tư thế (như hình).
Tiếp đến, bạn nâng chân trái lên cao cho tới khi lưng và chân tạo thành 1 đường thẳng. Chú ý: nhiều bạn sẽ có quán tính vặn hông sang trái. Tuy nhiên, bạn cần g ữ nguyên hông, chỉ nâng chân lên cao.
Giữ tư thế này 5 nhịp thở rồi hạ chân xuống.
Đổi sang thực hiện tương tự với chân phải.
Bài tập này sẽ giúp bạn đánh tan mỡ bụng đồng thời giúp vòng ba tròn trịa hơn.
Bài tập yoga Downward Facing Dog to Down Dog Split
1.3. Bài tập chiến binh Warrior I
Một trong các bài tập yoga cho người mới bắt đầu có thể tự thực hiện tại nhà chính là tư thế chiến binh I.
Hướng dẫn chi tiết cho tư thế chiến binh I như sau:
Đứng thẳng người với hai chân chụm vào nhau.
Bước chân phải về phía sau, duỗi thẳng. Bàn chân phải xoay 1 góc 90 độ so với thân người.
Đầu gối chân trái gập xuống sao cho đầu gối không vượt quá các ngón chân.
Hai cánh tay vươn thẳng lên cao và song song với nhau.
Cố gắng giữ hông thẳng về phía trước, không để hông xoay sang hai bên.
1.4. Bài tập chiến binh Warrior II
Nhắc tới các bài yoga dành cho người mới tập, không thể bỏ qua tư thế chiến binh II.
Từ tư thế chiến binh I, bạn xoay người sang trái (nếu chân phải đặt phía trước).
Hai cánh tay mở rộng sang hai bên sao cho hai cánh tay và vai cùng nằm trên một đường thẳng và song song với sàn nhà.
Giữ vài giây tại tư thế này trong khi hít thở đều đặn rồi trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế Chiến binh I và tư thế chiến binh II
1.5. Tư thế Reverse (or Peaceful) Warrior
Từ tư thế kết thúc của chiến binh II, bạn đặt ngửa lòng bàn tay trái lên đùi trái (nếu chân trái là chân phía trước). Bàn tay phải đặt úp lên đùi phải.
Từ từ vươn ngườn về phía sau hết cỡ có thể đồng thời nâng cao tay trái vươn về phía sau.
Mắt nhìn theo các ngón tay trái.
Hít thở đều đặn và cảm nhận toàn bộ cổ, lưng, đùi được kéo giãn.
Tư thế Reverse (or Peaceful) Warrior
2. Những bài yoga cho người mới bắt đầu muốn giảm mỡ bụng
Không chỉ tốt cho sức khỏe, tim mạch và xương khớp, rất nhiều bài yoga giảm mỡ bụng cho người mới tập còn giúp bạn sở hữu vóc dáng như ý.
2.1. Bài yoga giảm cân cho người mới tập plank
Nhắc tới các bài bài yoga giảm cân cho người mới tập không thể không nhắc tới tư thế plank huyền thoại. Khi bạn gồng cứng cơ bụng và dùng cơ bụng để giữ người trên cao không chạm đất, mỡ bụng sẽ bị đốt cháy vô cùng nhanh chóng.
Tư thế plank
2.2. Đánh tan mỡ bụng với bài tập Low Lunge
Hướng dẫn tập yoga cho người mới tập với bài tập Low Lunge:
Đứng thẳng người với hai chân chụm vào nhau.
Bước chân trái lên phía trước một bước thật lớn rồi hạ người xuống cho tới khi đầu gối, cẳng chân và bàn chân phải chạm xuống thảm tập.
Vươn hai tay thẳng đứng lên cao và về phía sau.
Ưỡn người về phía sau và giữ tư thế này vài giây.
Tư thế Low Lunges
2.3. Tư thế Rắn hổ mang
Hướng dẫn tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu cùng tư thế Rắn hổ mang như sau:
Nằm sấp trên thảm với hai tay chống hai bên ngực.
Từ từ nâng đầu, cổ, ngực, bụng lên và ưỡn ra phía sau để kéo giãn hết cỡ.
Giữ tư thế này 5 nhịp thở.
Một số lưu ý:
Thời gian tập tối thiểu mỗi buổi là 10 – 30 phút.
Đừng quên dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể (như xoay các khớp xương, kéo giãn cơ thể) 5 – 10 phút trước khi tập.
Không ai có thể phủ nhận rằng ”sức khỏe vẽ nên thành công” chúng ta không thể làm bất cứ việc gì nếu không có sức khỏe. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Ngoài các bài tập yoga, nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay may chay bo Elipsport, thành viên trong gia đình có người thích đạp xe hãy chọn chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giản, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Cách Ngồi Thiền Đúng Dành Cho Người Mới Tập
Con người chia làm 2 phần thể xác và tinh thần, và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tinh thần khỏe mạnh sẽ đem đến một cơ thể khỏe mạnh và ngược lại. Nếu như Chạy bộ, tập Gym…được coi là những môn thể thao rèn luyện cho cơ thể thì Thiền định chính là môn thể thao của não bộ, rèn luyện về tinh thần của các bạn; chỉ khi các bạn ngồi thiền đúng cách, mới giúp cho tâm tĩnh lặng, để từ đó giúp giảm căng thẳng, stress, đem lại một cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc . Trong bài viết ngày hôm nay Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt sẽ hướng dẫn các bạn “cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập”
Trước khi hướng dẫn cách ngồi thiền đúng dành cho người mới tập, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một số câu hỏi sau:
Ngồi thiền là việc các bạn ngồi ở 1 tư thế liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thả lỏng cơ thể và hướng suy nghĩ đến một đối tượng cụ thể nào đó để giúp cho tâm tĩnh lặng.
Các bạn thân mến, thiền không hề gây nguy hiểm nếu bạn thực hành theo một phương pháp Thiền có hệ thống lý thuyết đầy đủ và khoa học, được hướng dẫn bởi những người hiểu biết tường tận về phương pháp này. Nếu các bạn thực hành thiền mà không hiểu về phương pháp mình đang luyện tập thì rất dễ bị tổn hại sức khỏe, thậm chí mất kiểm soát đối với cơ thể và tâm trí của mình.
Có thể bạn đã nghe thấy rất nhiều từ thiền trong cuộc sống, nhưng chắc hẳn bạn chưa biết thiền có rất nhiều tác dụng thực sự tuyệt vời dành cho con người không thể bỏ qua như: thiền giúp thanh lọc tinh thần và cơ thể, giảm sự đau đớn trên cơ thể, giúp tâm thanh tịnh, giảm stress, vượt qua khủng hoảng, tăng cường khả năng làm việc sáng tạo…
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều các trường phái Thiền khác nhau, mỗi trường phái đều có 1 hệ thống lý thuyết riêng biệt, đều hướng con người ta đến những điều thiện, đem lại sức khỏe ổn định cả về thân và tâm. Tuy nhiên mỗi trường phái có những mục đích khác nhau thì hệ thống lý thuyết khác nhau, và cách luyện tập cũng khác nhau. Ở bài viết này, tác giả chỉ phân tích về mục đích Thiền để dưỡng sinh, đem lại 1 cơ thể khỏe mạnh, thân tâm an lạc.
Vậy học cách ngồi thiền nào là đúng nhất, cách thiền hiệu quả nhất đối với người mới tập?
Hầu hết các trường phái Thiền đều quy định 1 tư thế ngồi cho việc hành thiền, đây chính là sự khác biệt so với phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Việt.
Để đạt được sự tĩnh tâm, học viên cần phải thoải mái, thư giãn tối đa trong quá trình thực hành thiền định. Đối với người mới tập thiền, điều quan trọng đầu tiên là sự tĩnh tâm trong quá trình hành thiền, tư thế ngồi chỉ là sự hỗ trợ để giúp người tập định tâm nhanh hơn, người mới tập thiền thường không quen ngồi lâu, do đó 1 tư thế cố định sẽ cản trở sự thoải mái của cơ thể, khiến tâm của chúng ta khó tĩnh hơn, và khi tâm bị phân tán do sự không thoải mái của tư thế ngồi thì sẽ khó đạt được sự tĩnh tâm. Do đó Thiền Việt không quy định về tư thế ngồi, các bạn có thể ngồi ở bất cứ tư thế nào khiến bạn thấy thoải mãi, chú ý giữ lưng thẳng là được. Để chọn được cách ngồi thiền đúng nhất với cơ thể của bạn, thì bạn chỉ cần hiểu rằng, khi ngồi ở tư thế đó, bạn cảm thấy thư giãn nhất, thoải mái nhất, dễ chịu nhất thì đó là cách ngồi thiền đúng nhất với bạn.
Thiền Việt sẽ hướng dẫn ngồi thiền như sau, có 5 cách ngồi thiền phổ biến là:
Tư thế kiết già: hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn.
Tư thế bán già: chân trái đặt trên đùi phải, chân phải đặt dưới hoặc ngược lại, chân phải đặt trên đùi trái, chân trái đặt dưới.
Tư thế ngồi xếp bằng: 2 chân khoanh vào nhau
Tư thế ngồi Miến Điện: cả 2 chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm
Tư thế ngồi trên ghế: nên để độ cao của ghế đủ để phần mông ngang với đầu gối hoặc mông cao trên đầu gối
Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản: ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.
Lưu ý: Trong tất cả các tư thế trên các bạn đều phải giữ lưng thẳng, điều đó sẽ giúp năng lượng luân chuyển tốt nhất trong cơ thể. Tay phải đặt lên tay trái, 2 ngón cái chạm nhau đặt sát vào bụng. Hít thở bằng mũi, hơi thở đều đặn, điều hòa. Thả lỏng cơ thể, thư giãn, thoải mái.
Đăng ký tư vấn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ngồi Thiền Yoga: Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt Đầu trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!