Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Những Món Súp Ngon Giàu Chất Dinh Dưỡng Cho Bé Trong Mùa Đông được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, không mất quá nhiều thời gian là mẹ có thể chế biến cho bé những món súp thơm ngon bổ dưỡng rồi đấy ạ!
1 Súp gà nấm
Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.
Cách chế biến: Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.
2 Súp gà ngô ngọt
Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.
3 Súp thịt bò khoai tây
Nguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.
Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
4 Súp tôm cua
Nguyên liệu:
– 1,7 lít nước dùng từ xương lợn hoặc gà, muối, hạt nêm
– 1 bát tôm bóc nõn cắt nhỏ, 1 bát thịt cua, 1 bát thịt giả cua xé nhỏ, 1 bát ngô hạt, 1 bát hạt đậu hà lan
– 2 quả trứng đánh tan, 6 thìa canh bột đao (bột năng) hòa tan với 6 thìa canh nước
– Hạt tiêu, rau mùi thái nhỏ
Cách làm:
Bước 1: Bắc nồi nước dùng lên bếp đun sôi với lửa vừa, sau đó cho lần lượt tôm, cua, thịt giả cua, ngô hạt, đậu hà lan vào nấu chín, nêm muối và hạt nêm cho vừa ăn.
Bước 2: Khi các nguyên liệu đã chín thì cho bột đao hòa với nước vào hòa đều tạo độ sánh, đun sôi vài phút cho bột chín kỹ.
Bước 3: Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi súp, vừa rót vừa dùng đũa khuấy đều để tạo các vân trứng. Khi rót hết trứng thì đun sôi nhẹ thêm vài phút cho súp chín hẳn rồi tắt bếp. Múc súp ra bát, trên rắc hạt tiêu và ít rau mùi thái nhỏ, dùng nóng.
5 Súp bí đỏ hành tây
Nguyên liệu: Hành tây, bí đỏ, nước dùng gà, bơ, bột sắn hoặc bột ngô.
Cách chế biến: Hành tây xào qua với bơ cho đến khi hành có màu vàng. Trong khi nấu hành, cho bí đỏ vào nồi, thêm nước dùng gà nấu chừng 10 phút, cho hành tây đã xào. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho lên bếp đun lại, thêm chút bột sắn hoặc bột ngô cho sánh.
6 Súp cà rốt, gừng
Nguyên liệu: Cà rốt, gừng, tỏi, nước dùng gà, hành tím, dầu ô liu.
(Mẫu an toàn tiện dụng trong những ngày đông lạnh giá đã có tại chúng tôi )
Súp cà rốt gừng bổ sung vitamin A cho bé.Cách chế biến: Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ, hành tím, gừng, tỏi bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Cho 1 thìa dầu ô-liu vào chảo, đun nóng, cho hành tím, gừng, tỏi vào phi thơm. Để lửa nhỏ khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào, thêm nước dùng gà và khoảng 240ml nước, đun nhỏ lửa nhỏ đến khi thật nhừ. Vớt cà rốt ra xay nhuyễn hoặc dùng thìa tán cà rốt ra mịn, đun sôi trở lại là được.
7 Súp bông cải xanh
Nguyên liệu: Bông cải xanh, nước.
Cách chế biến: Bông cải rửa sạch, cắt vừa miếng, hấp hoặc luộc với một ít nước. Đun từ 3-5 phút cho mềm và vẫn giữ màu xanh sáng. Xay bông cải xanh đã nấu chín, thêm một chút nước, xay nhuyễn là được.
Cách Nấu Đồ Ăn Dặm Cho Bé Thơm Ngon Giàu Chất Dinh Dưỡng
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé phải đảm bảo các chất dinh dưỡng – Ảnh Internet
1. Những tiêu chí cần đảm bảo trong cách nấu đồ ăn dặm cho bé
Nhiều mẹ vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về đồ ăn dặm cho con, nên dù nấu nhiều cho con ăn nhiều, bé vẫn chậm lớn. Để nấu đồ ăn dặm cho bé đúng cách, đầu tiên mẹ phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
1.1 Cân bằng dinh dưỡng
Trong khi nấu đồ ăn dặm cho bé thì việc cân bằng dinh dưỡng hết sức quan trọng với cơ thể. Bởi vì, các cơ quan và các mô trong cơ thể rất cần dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả.
1.2 Khẩu phần ăn cho từng độ tuổi
Theo từng tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của các bé sẽ khác nhau nên mẹ cần linh động trong việc thay đổi khẩu phần thức ăn để bé phát triển đầy đủ hơn.
Trong độ tuổi này việc cung cấp chất béo, canxi, đạm, vitamin rất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của con. Thực phẩm phù hợp nhất trong giai đoạn này là sữa mẹ. Nhu cầu trung bình giai đoạn này là 500-1000ml sữa/ngày nhưng cũng chênh lệch ít nhiều với từng cơ địa của con.
Mỗi giai đoạn sẽ có một khẩu phần ăn khác nhau – Ảnh InternetTrẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi
Lúc này con đã lớn hơn rất nhiều vì vậy nên bổ sung chất đạm, chất sắt, vitamin giúp não và hệ xương của con được phát triển ổn định. Sữa mẹ luôn là thực phẩm chính trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung 2-3 bữa thức ăn đặc từ bột, cá, rau… để tăng độ đạm trong cơ thể của con.
Và khi chế biến thức ăn dặm cho con mẹ cũng nên lưu ý một số chi tiết sau đây để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng trong khẩu phần ăn dặm của con.
2. Những lưu ý mẹ tránh mắc phải khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Nhiều mẹ thường băn khoăn không biết trong lúc chế biến thức ăn dặm cho con đã vô tình bỏ qua những chi tiết nào, lại khiến con không chịu ăn và chậm tăng cân. chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ thấy những điều mẹ cần lưu ý khi nấu đồ ăn dặm cho bé.
2.1 Bỏ qua bước thêm dầu ăn dành cho trẻ em
Nhiều mẹ cho rằng bước này là không cần thiết nên không cho dầu ăn trẻ em vào món ăn dặm của bé. Trên thực tế, dầu ăn trẻ em là nguồn cung cấp chất béo tốt và giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của con được ổn định hơn rất nhiều.
Mẹ nên cho bé ăn thêm dầu ăn để cung cấp dinh dưỡng – Ảnh Internet
2.2 Cho trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn
Để con phát triển toàn diện thì mẹ phải đa dạng hóa khẩu phần ăn của con bằng chất xơ, chất đạm, chất béo. Tuy nhiên trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể gây kích thích quá mức hoặc ứ đọng chất xơ trong ruột, gây nên tình trạng táo bón.
2.3 Thêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ
Hệ tiêu hóa của con dưới 12 tháng tuổi rất mong manh và dễ bị kích ứng. Do đó, mẹ tuyệt đối không thêm muối (vị mặn của muối sẽ gây hại đến sự bài tiết thận của con) hay bất kì một loại gia vị nào trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé. Chất ngọt từ các loại thực phẩm chính là “gia vị” tốt nhất cho món ăn dặm dinh dưỡng.
3. Các cách nấu món ăn dặm thơm ngon cho con
3.1 Rau củ hấp trứng
Bé nào cũng thích món ăn dặm này – Ảnh InternetNguyên liệu để nấu món này mẹ chuẩn bị 1/2 quả bí đỏ cắt lát móng, 1 củ khoai tây. Sau khi làm sạch những thực phẩm này thì đem vào hấp chín và xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà, rồi bỏ nồi hấp 10 phút.
Món ăn này nhìn chung dễ nấu, nguyên liệu khá dễ kiếm và phù hợp cho những mẹ nào có quỹ thời gian hạn hẹp. Để món ăn hấp dẫn thì trong quá trình hấp thì mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để bát không bị lật khi sôi.
3.2 Cháo thịt gà và đào chín
Cháo thịt gà đào chín cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé – Ảnh InternetĐến tháng thứ 7 mẹ nên cho con bổ sung các loại thịt nhiều hơn như thịt gà, thịt bò, thịt lợn… để xương trở nên cứng cáp, ổn định. Đào là trái cây có các dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, cung cấp vitamin A, C và các loại chất khoáng rất tốt.
Trước tiên, bạn lấy thịt gà xé nhỏ rồi xay nhuyễn, tương tự đào rửa sạch rồi làm nhuyễn ra. Khi cháo chín, mẹ cho hỗn hợp gà và đào vào đun khoảng 4 đến 5 phút đến khi sánh mịn. Để nguội và cho bé ăn. Vị ngọt của đào và thơm của gà khiến trẻ nào cũng ăn sạch chén đó các mẹ.
3.3 Hỗn hợp khoai, táo, cá và ớt chuông
Mẹ lấy 1/2 củ khoai lang, 1 khoanh cà rốt nhỏ, 1 khoanh ớt chuông, 30 g cá, 1/2 trái táo đỏ ngọt. Cho tất cả các thực phẩm này vào nồi nấu chín đến khi sệt lại thì bật nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể sử dụng được. Khi chín bỏ vào rây nghiền nhuyễn.
Món này rất bổ dưỡng, có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho bé. Mẹ cũng có thể linh hoạt thay khoai lang bằng khoai tây, cháo, gạo, bánh mì hoặc thay cá bằng thịt lợn, gà, bò đều được…
3.4 Cháo cà rốt khoai tây
Cháo cà rốt khoai tây rất ngon và hấp dẫn – Ảnh InternetRửa sạch cà rốt và khoai tây, đem hấp chín rồi nghiền hoặc xay nhuyễn. Sau khi cháo chín thì mẹ cho hỗn hợp này vào khuấy đều và đun thêm trong khoảng 3 đến 5 phút. Món này dễ ăn, thơm và béo, làm kích thích vị giác của bé rất tốt.
Tuyết Nguyễn tổng hợp
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé phải được lên kế hoạch cụ thể, dựa trên những tiêu chí nhất định, kết hợp đa dạng thực phẩm,…Có như thế, mẹ mới bảo đảm luôn có những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, giúp bé dung nạp đủ lượng chất bột, đạm…cần thiết và phù hợp cho cơ thể của con. Thêm vào đó, cách nấu đồ ăn dặm khoa học của mẹ sẽ luôn làm con hào hứng với thức ăn và không bị chán mà bỏ bữa.
Gợi Ý 5 Món Súp Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng
Khoai tây là loại thực phẩm có hầu hết vào các thời điểm trong năm. Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng và là món ăn được nhiều người yêu thích. Đây là loại củ chứa ít calo, không có chất béo và hàm lượng vitamin cao.
– Khoai tây cung cấp protein: Thành phần protein trong khoai tây có giá trị gần tương đương với trứng, sữa. Ngoài ra, trong khoai tây chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin… các cid amin này có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
– Cung cấp năng lượng: Năng lượng mà khoai tây cung cấp cho cơ thể thấp hơn nhiều so với gạo, ngô hay bột mì. Tuy nhiên, kho khoai tây để nguội thì đường huyết giảm thấp, điều này rất tốt cho những người ăn kiêng.
– Cung cấp vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong khoai tây khá cao, thông thường trẻ nhỏ 1-3 tuổi cần khoảng 15g vitamin C mỗi ngày tương đương bé dùng khoảng 100g khoai tây. Vitamin C trong khoai tây giúp cơ thể bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng cho cơ thể của bé.
– Cung cấp Kali: Khoai tây chứa nhiều kali, đây là chất giúp cơ thể điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch ở trẻ, giảm nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành. Hơn nữa, việc bổ sung kali còn hỗ trợ xương phát triển, phòng chống nguy cơ loãng xương của trẻ nhỏ.
– Cung cấp magie: Trong khoai tây chứa hàm lượng magie khá cao, khoảng 32g trong 100g khoai tây. Đây là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ. Nếu cơ thể thiếu magie sẽ gây ra tình trạng chậm lớn, các hiện tượng kèm theo như chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi…
Theo khuyến cáo của Viện dưỡng Quốc Gia nhu cầu của magie trong mỗi ngày (mg/ ngày) của trẻ nhỏ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 36mg, trẻ 6-12 tháng tuổi: 54mg, Trẻ 1-3 tuổi: 65mg, trẻ 4-6 tuổi 76mg, trẻ 7-9 tuổi: 100mg.
Ngoài cơm thì khoai tây cũng được biết đến là thực phẩm giúp trẻ tăng cân nhanh chóng bởi trong khoai tây chứa rất nhiều tinh bột, Carbonhydrat, v.v… Là một trong những thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên trong quá trình chế biến các món ăn dặm cho bé, các mẹ cần kết hợp khoai tây với nhiều thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhất để bé phát triển một cách toàn diện.
Các món súp khoai tây cho bé ăn dặm
1. Súp khoai tây sữa
Nguyên liệu các mẹ cần chuẩn bị cho món súp khoai tây cho bé là:
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1/8 củ
Sữa công thức: 60ml
Bây giờ, mẹ cùng bắt tay vào thực hiện món súp khoai tây sữa cho bé ngay thôi nào.
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ gọt khoai tây, rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín. Với sữa, mẹ pha theo đúng tỷ lệ pha sữa bột cho bé sau đó cho vào khoai. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho khoai chín nhừ hơn.
Bước 2: Tắt bếp, đỏ khoai và sữa vào máy xay để xay nhuyễn rồi cho bé dùng. Vậy là bé đã có một món súp ăn dặm thơm ngon mà mẹ không thể bỏ qua trong những ngày đầu ăn dặm của bé.
2. Súp khoai tây thịt bò
Để nấu món súp khoai tây thịt bò cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1 củ
Cà rốt: 1 củ
Thịt bò: 50g
Hành, tỏi, ngò, mùi
Bây giờ, mẹ cùng bắt tay vào thực hiện món súp khoai tây thịt bò cho bé ngay thôi nào.
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch, đem luộc hoặc hấp chín sau đó dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu nhỏ.
Bước 3: Thịt bò rửa sạch sau đó đem bằm nhỏ.
Bước 4: Mẹ phi tỏi cho thơm sau đó cho thịt bò, cà rốt vào xào chung. Cho thêm một bát nước vào rồi ninh nhừ. Khi thịt bò và cà rốt đã chín nhừ, mẹ cho phần khoai tấy đã tán nhuyễn vào đảo đều rồi tắt bếp. Vậy là mẹ đã có món súp khoai tây thịt bò vô cùng thơm ngon cho bé rồi.
3. Súp khoai tây thịt gà
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị cho món súp khoai tây thịt gà là:
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt ức gà: 30g
Ngô ngọt non: ¼ bắp
Hành củ, hành tây
Bơ
Bây giờ, mẹ cùng bắt tay vào thực hiện món súp khoai tây thịt gà cho bé ngay thôi nào.
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Ngô mẹ tách lấy hạt.
Bước 2: Mẹ phi hành tỏi cho thơm rồi đỏ nước vào để luộc gà. Khi gà đã chín nhừ, mẹ vớt gà ra và để ráo nước, khoai tây vào hầm đến khi chín nhừ có thể dùng thìa tán nhuyễn.
Bước 3: Tùy theo độ ăn mịn hay thô của bé, mẹ có thể xé sợi, có thể băm hoặc xay nhỏ rồi cho vào nồi đun cùng cho tới khi chín mềm. Mẹ tắt bếp, đổ súp ra bát và có thể thêm hành, ngò nếu bé thích.
4. Súp khoai tây phô mai
Để làm món cháo phô mai cho bé ăn dặm này. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị cho món súp khoai tây phô mai là:
Nguyên liệu:
Khoai tây: 1 củ nhỏ
Thịt lợn: 30g
Phô mai: 1 viên
Bây giờ, mẹ cùng bắt tay vào thực hiện món súp khoai tây phô mai cho bé ngay thôi nào.
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây, cà rốt mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.
Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn. Cho thịt lợn ra nồi đun sôi với một chút nước, rồi mẹ cho khoai tây, cà rốt vào nấu chung. Khi súp đã chín, mẹ tắt bếp và cho thêm phô mai vào trộn đều cho bé dùng.
5. Súp cá hồi khoai tây cho bé ăn dặm
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng nên được nhiều mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm với các món súp, cháo cá hồi. Một trong số đó là món súp cá hồi khoai tây với công thức chế biến như sau:
Nguyên liệu:
Khoai tây
Cá hồi
Hành tây
Hành lá
Hành tím
Thì là
Dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
Bước 1:
Hành tây: Bỏ vỏ, cắt khoanh tròn mỏng rồi chia thành 2 phần.
Hành tím: Bóc vỏ rồi băm nhỏ
Hành lá & thì là: nhặt rồi rửa sạch đem cắt nhỏ.
Bước 2: Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu rồi cho vào nồi cùng với nước, nấu cho mềm. Tiếp đến cho 1/2 hành tây vào và nấu cùng.
Bước 3: Cá hồi đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho vào chảo cùng dầu oliu chiên sơ qua cho vàng đều cả 2 mặt.
Bước 4: Cá hồi đã chiên cho vào nồi súp khoai tây, nấu trên ngọn lửa nhỏ cho mềm. Hành tím phi thơm rồi cho hành tím, hành tây vào nồi rồi đảo đều. Nấu thêm 3 phút. Tắt bếp, để nguội, cho bé sử dụng khi còn ấm.
Như vậy, chỉ với các bước làm đơn giản, mẹ đã có ngay 3 món súp khoai tây thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Ngoài các món súp khoai tây, mẹ có thể tham khảo các món cháo khoai tây cho bé ăn dặm để đa dạng thực đơn ăn dặm của bé. Chúc các mẹ thành công.
Cách Nấu Súp Tôm Bí Đỏ Dinh Dưỡng Cho Bé
Mô tả
Mô tả khóa học
Nguyên liệu
Tôm sú tươi: 300gr
Bí đỏ: 400gr
Sữa tươi không đường: 250ml
1 muỗng bơ lạt
1 bộ xương gà
1 củ hành tây
Kem tươi
1 ít ngò rí
Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, tiêu xay
Các bước nấu súp tôm bí đỏ ngon cho trẻ
Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch xương gà sau đó cho vào nồi nước hầm trong 2 tiếng để lấy nước dùng nấu súp.
Tôm sú cắt bỏ râu, đuôi rồi bóc vỏ, bạn lưu ý lấy phần dây sống trên lưng tôm sau đó rửa sạch lại. Để riêng 3 con còn nguyên, phần còn lại lại cắt nhỏ, đập dập hoặc băm nhỏ rồi ướp với một nửa muỗng cà phê hạt nêm cùng một ít tiêu. Để 15 phút cho tôm ngấm gia vị.
Bí đỏ bạn gọt vỏ, khoét ruột, rửa sạch để ráo rồi cắt thành miếng nhỏ. Bỏ rễ ngò rí, rửa sạch và cắt khúc. Củ hành tây bóc vỏ, đem rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Nấu súp tôm bí đỏ
Bắc chảo lên bếp, cho thêm một chút dầu, đợi dầu nóng thì cho 2 muỗng hành tây vào xào sơ. Tiếp tục cho bí đỏ vào đảo cùng khoảng 3 phút thì đổ thêm một ít nước để đun cho bí đỏ chín mềm.
Cho 3 con tôm vào bí đỏ đang hầm luộc cho chín rồi vớt ra dĩa. Bí chín, bạn dùng rây cùng muỗng tán bí sao cho thật mịn rồi cho riêng ra bát.
Phi hành tây trong chảo cho thơm, sau đó cho phần tôm băm nhuyễn đã ướp vào xào sơ và cho ra dĩa. Tiếp đến, bạn đổ thêm vào nồi 300ml nước dùng, cho phần bí đỏ đã tán mịn vào.
Đun đến khi nước dùng sôi thì cho tôm băm nhuyễn cùng 2 muỗng cà phê hạt nêm + 1 muỗng bơ lạt + sữa tươi không đường và chút kem tươi vào. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng thì tắt bếp.
Thưởng thức món ăn
Múc súp ra bát, thêm một con tôm lên trên bát, trang trí thêm chút ngò rí lên và thưởng thức nóng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Những Món Súp Ngon Giàu Chất Dinh Dưỡng Cho Bé Trong Mùa Đông trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!