Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Tại Nhà Ngon Hơn Ngoài Hàng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần được thưởng thức món lẩu thái với nhiều cách nấu lẩu thái khác nhau. Đảm bảo khi đã thưởng thức bạn sẽ nhớ mãi không quên từng hương vị cùng sự hấp dẫn đến nức lòng của chúng. Đặc biệt là vào những ngày trời đông se lạnh, cả gia đình, bạn bè túm tụm với với nhau quanh nồi lẩu thái chua cay nóng hổi, vừa thưởng thức, vừa hít hà hơi ấm nồng đượm thì thật tuyệt biết mấy.
Việc tự học cách nấu các món lẩu thái khác nhau sẽ giúp bạn có thể tự tay chế biến món ăn này tại nhà để chiêu đãi gia đình, bạn bè và cảm nhận không khí ấm áp, điều mà bạn không thể có được khi ăn ngoài hàng.
Đổi món: Món lẩu dê nhúng mẻ
Cách làm lẩu thái chua cay Gia vị lẩu thái cầnĐể chế biến được nước lẩu thái ngon đúng vị, bạn cần sử dụng đến một số loại gia vị lẩu thái cần đặc trưng như sau:
– Gia vị cần thiết để nấu nước dùng: Tương ớt, tương cà, sa tế, muối, mì chính, đường, chanh, ớt, hành, tỏi.
– Gia vị cần thiết để làm nước chấm: 3 thìa cà phê đường; 1/2 thìa cà phê mì chính, 3 thìa cà phê muối, wasabi. Ngoài ra còn có 1 quả chanh, ớt xiêm và lá cải xanh nữa.
Gói gia vị nấu lẩu tháiNgày nay, dưới sự phát triển của ngành công nghiệp ẩm thực, có rất nhiều các sản phẩm “thông minh” có thể thay thế và giúp con người tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc rút ngắn các công đoạn nấu nướng. Gói gia vị nấu lẩu thái là một trong số những sản phẩm như thế.
– Gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g: Sản phẩm giúp mang lại hương vị đậm đà cho một nồi lẩu thái với vị ngọt ngọt, chua chua hòa quyện một cách thú vị.
– Gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g: Nhắc đến các loại gói gia vị lẩu thái thì không thể nào không nói đến sản phẩm này bởi nó có thể mang lại cho bạn hương vị lẩu thái thơm ngon khó cưỡng.
– Sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g: Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như hành, sả, ớt khô, đậu nành, lá chanh, me, đường thốt nốt, tôm khô cũng các chất điều chỉnh độ Acid…, sản phẩm này tạo nên hương vị lẩu thái chua cay rất đặc trưng và hoàn toàn khác biệt với các gói gia vị lẩu thái khác.
– Nguyên liệu làm nước lẩu: 1kg xương ống, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, 2 quả ớt tươi, 10 lá chanh, 2 củ riềng, quế, ngô ngọt.
– Nguyên liệu nhúng lẩu thái: 1kg thịt bò, 1 kg tôm, 1,5 kg mực, 1 kg bạch tuộc, 1 kg ngao, mì hoặc bún, miến.
Cách nấu nước lẩu thái chua cay Bước 1: Sơ chế nguyên liệu– Bạn rửa sạch xương ống rồi chặt ra thành những miếng to, đồng thời đập dập chỗ khớp xương để ninh nước được ngọt vị hơn.
– Với ngô ngọt, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi thái khúc, mỗi khúc dài chừng 4 cm là được.
– Bạn cho xương ống vào nồi 3,5 lít nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa lớp đến khi sôi. Sau đó, bạn hạ nhỏ lửa một chút rồi ninh xương khoản 20 – 30 phút.
– Khi nồi nước ninh xương đã được, bạn thêm vào đó 2 thìa cà phê muối, 3 thìa con nước mắm, 2 thìa cà phê đường nhưng vẫn tiếp tục ninh trên bếp ở mức lửa nhỏ nhất.
– Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, thêm vào đó 2 thìa con dầu ăn rồi cho hành tím và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm hành tây, cà chua đã thái múi cau vào xào sơ qua rồi đổ tất cả vào nồi nước dùng đang sôi.
– Cuối cùng, bạn thêm vào nồi nước dùng khoảng 2 thìa gia vị lẩu thái, một ít sa tế để tăng thêm hương vị đậm đà và độ cay của nước dùng (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Sau đó, bạn tiếp tục ninh nước thêm khoảng 30 phút nữa rồi tắt bếp.
Công đoạn làm lẩu thái– Công đoạn 1: Chuẩn bị các nguyên liệu và gia vị cần thiết, bao gồm nguyên liệu và gia vị làm nước dùng; nguyên liệu nhúng lẩu; gia vị làm nước chấm.
– Công đoạn 2: Sơ chế tất cả các nguyên liệu làm nước lẩu và tiến hành nấu nước dùng lẩu thái.
– Công đoạn 3: Nhặt rửa rau và sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu.
– Công đoạn 4: Pha chế nước chấm ngon.
Cuối cùng là chỉ việc bày biện để thưởng thức mà thôi!
Rau ăn lẩu thái cầnNhư tất cả chúng ta đều biết, lẩu là một món ăn có sự pha trộn đa dạng giữa rất nhiều các nguyên liệu, các loại rau, đồ nhúng lẩu khác nhau. Chính vì vậy, rau ăn lẩu thái cần cũng rất phong phú và bạn có thể ăn bất cứ loại rau nào mình thích.
Tuy nhiên, để cảm nhận được hương vị lẩu thái chuẩn nhất, bạn nên sử dụng một số loại rau như sau:
– Rau: rau muống, rau cải thảo, hoa chuối, hoa súng, rau mồng tơi, rau cần…
– Nấm: Nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…
Tùy thuộc vào sở thích và cách nấu lẩu thái khác nhau của mỗi người mà thành phẩm nồi lẩu thái cũng sẽ không giống nhau. Trên thực tế, có người thích ăn chua nhưng có người lại không, có người thích ăn thật cay nhưng không phải ai cũng ăn cay được…
Tuy nhiên, với một nồi lẩu thái chuẩn vị thì yêu cầu thành phẩm của nó cũng rất rõ ràng: Nước lẩu trong, có màu đỏ của cà chua, màu đỏ sánh vàng của sa tế. Nước có vị hơi chua chua của chanh, của me và vị ngọt thanh đậm đà của nước hầm xương. Vị cay cũng rất vừa phải, đủ để người ăn cảm thấy ấm nồng.
Cách nấu lẩu thái hải sản chua cayĐể có thể thực hiện cách nấu lẩu thái này, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:
– Nguyên liệu nấu nước dùng: 1 kg xương ống; 10 lá chanh, 5 củ sả, 1 củ hành tây, 1 nhánh quế, 2 quả ớt tươi, 2 củ riềng, 5 tép tỏi, 3 quả cà chua, các loại gia vị như tương ớt, tương cà, muối, mì chính, đường, sa tế, nước mắm và 1 – 2 gói gia vị lẩu thái tùy thích.
– Nguyên liệu nhúng lẩu: Thịt bò, tôm, bạch tuộc, mực, ngao… (tùy thuộc vào sở thích của mỗi người). Cùng với đó là các loại rau như rau muống, rau cần, cải thảo, cải bó xôi, hoa chuối, bông bí… (cùng tùy thuộc vào sở thích mỗi người); các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm… ; bún tươi, miến hoặc mì tôm; ngô, đậu phụ.
– Nguyên liệu làm nước chấm: Wasabi, 1 quả chanh, ớt xiêm, lá cải xanh cùng các loại gia vị như 3 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê mì chính.
Để nấu nước dùng lẩu thái hải sản chua cay, bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng gói gia vị nấu lẩu hải sản. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên sử dụng 1 – 2 gói gia vị với loại tùy thích để tăng thêm hương vị lẩu thái chua cay đậm đà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gia vị nấu lẩu hải sản khác nhau như gia vị lẩu thái Aji Quick gói 55g; gia vị lẩu thái Tom Yum Regal Thai 235g; gia vị lẩu Thái Nang Fah 454g; gói gia vị lẩu Thái chua cay Lobo hay sốt lẩu Thái Lan Tom Yum Maepranom Eufood Gói 50g. Tùy thuộc vào cách nấu lẩu thái và sở thích mà bạn có thể lựa chọn một loại gia vị phù hợp.
Cách làm nước lẩu thái hải sảnBước 1: Xương ống bạn rửa sạch, chặt khúc to và đập dập phần khớp xương rồi cho tất cả vào nồi, thêm nước vào đun sôi trên bếp ở mức lửa to. Sau đó, bạn gạn bỏ phần nước bẩn này đi, tiếp tục thêm nước mới vào và ninh xương ống trong khoảng 1 tiếng cho ra nước ngọt.
Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi cho hành tây và tỏi băm nhỏ vào phi thơm lên. Sau đó, bạn thêm sả cây đập đập, lá chanh vò hơi nát vào chảo xào cùng. Tiếp đến, thêm cà chua thái múi cau và ớt vào đảo tiếp đến khi cà chua chín sơ.
Bước 3: Khi nồi nước ninh xương đã xong, bạn đổ chảo nguyên liệu ở bước 2 vào nồi nước dùng, đun sôi trở lại thì vớt bỏ sả và lá chanh đi. Sau đó, bạn thêm gói gia vị lẩu thái vào cùng.
Lẩu thái hải sản ăn rau gì?Cũng tương tự với lẩu thái chua cay, khi ăn lẩu thái hải sản, bạn có thể tùy chọn rất nhiều các loại rau nấm khác nhau như rau cần nước, hoa chuối, rau muống, rau cải thảo, cải bó xôi, rau mồng tơi, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…
Tuy nhiên, nhiều người muốn ăn lẩu thái hải sản đúng điệu nhất nên vẫn thắc mắc lẩu thái hải sản ăn rau gì?
Trên thực tế, để có một nồi lẩu thái hải sản chuẩn vị nhất thì bên cạnh nước dùng, rau nấm ăn kèm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên ăn một số loại rau nấm sau đây:
– Rau: rau muống, rau cải thảo, rau mồng tơi.
– Nấm: Nấm kim châm và nấm đùi gà.
Cách làm lẩu thái thập cẩm Nguyên liệu lẩu thái thập cẩm– Xương heo: 0,5kg
– Thịt gà ta, tôm sú, mực, bạch tuộc, bề bề, ốc móng tay, thịt bò, ba chỉ bò, ngao… (tùy theo sở thích)
– Đậu phụ: 5 – 10 miếng
– Rau củ ăn kèm: rau muống, cải thảo, cải mơ, ngô ngọt, cà rốt, khoai môn, nấm hương khô, cà chua, các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm…
– Sả: 3 – 4 cây
– Riềng: 1 củ
– Chanh tươi: 2 quả
– Lá chanh: 5 – 10 lá
– Hành khô, ớt tươi
– Các loại gia vị: bột canh, mì chính, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, gói gia vị lẩu thái…
Bước 1: Sơ chế phần thịt và các loại hải sản– Với gà ta đã được làm sạch sẵn, bạn rửa lại rồi chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.
– Với mực: bạn rửa sạch, loại bỏ phần túi mực, đường sống lưng và miệng của nó đi. Sau đó, bạn thái mực thành những miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý đừng thái nhỏ quá vì mực sẽ bị co lại khi nhúng vào nước sôi.
– Với thịt bò: Bạn rửa sạch, để khô ráo hoặc dùng khăn sạch thấm hết nước, sau đó thải mỏng theo thớ thành những miếng vừa ăn.
– Với đậu phụ: bạn rửa sạch rồi thái thành những miếng vuông để khi nhúng lẩu sẽ không bị nát.
Tất cả các nguyên liệu trên sau khi sơ chế sạch sẽ thì bày biện ra đĩa sao cho đẹp mắt là được.
– Riêng với xương heo dùng để nấu nước lẩu: Bạn rửa sạch rồi cho vào nồi áp suất để hầm nhừ lấy phần nước dùng trong và ngọt.
– Các loại rau bạn đem nhặt rồi rửa thật sạch với 2 – 3 lần nước. Sau đó, bạn ngâm rau với nước muối loãng chừng 15 phút.
– Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
– Cà chua: Rửa sạch, bỏ núm, thái dạng múi cau.
– Ngô ngọt: Bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành những khoanh tròn vừa ăn.
– Nấm hương khô: Bạn ngâm nước ấm cho nở rồi rửa sạch và để ráo.
– Sả: Rửa sạch, cắt bỏ phần lá rồi đập dập.
– Riềng: Cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
– Lá chanh: rửa sạch rồi vò cho hơi nát.
Bước 3: Nấu nước dùng lẩu thái thập cẩmCách nấu nước dùng lẩu thái thập cẩm cũng không khác gì so với cách nấu nước dùng trong các cách nấu lẩu thái khác như lẩu thái chua cay hay lẩu thái hải sản chua cay mà NGON vừa giới thiệu ở phần trên.
Bạn chỉ cần bắc chảo lên bếp, phi thơm hành băm nhỏ rồi cho cà chua vào xào sơ qua. Sau đó, bạn thêm sả, riềng, nấm hương, ớt tươi vào chảo đảo đều rồi nêm nếm gia vị với 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, nửa thìa tiêu, lá chanh và 2 thìa gia vị lẩu thái.
Tiếp đó, bạn đổ chảo hỗn hợp nguyên liệu trên vào nồi nước ninh xương rồi đun sôi lên, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là được.
Cách nấu lẩu thái cá diêu hồngCá diêu hồng là loại cá ngon, béo nhưng đặc biệt là rất ít xương. Thịt cá này phù hợp với chế biến món canh chua hoặc chiên xù. Tuy nhiên, lẩu thái cá diêu hồng chua cay là món mới vô cùng hấp dẫn được nhiều người ưa thích. Cách làm lẩu lái cá diêu hồng này hương vị cay thơm đặc trưng của món ăn sẽ đánh thức vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Là sự lựa chọn chế biến để chiêu đãi cả gia đình vào dịp cuối tuần.
Nguyên liệu cần chuẩn bị– Cá diêu hồng: 1 con khoảng 1 kg
– Xương ống heo: 500g
– Mực ống: 450g
– Tôm to: 400g
– Đậu phụ: 5 miếng
– Ớt tươi: 4 – 5 quả
– Riềng: 100g
– Tỏi, hành tím băm nhỏ: 100g
– Gừng: 100g
– Ớt bột: 50g
– Sả: 4 cây
– Cà chua: 3 quả
– Sốt me, hành lá, ngò gai, hành tây
– Rau: cải xanh, cải cúc, mồng tơi, dọc mùng…
– Gia vị: đường, nước mắm, muối, mì chính, chanh, tiêu…
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu– Cá diêu hồng bạn làm sạch rồi sát muối để khử tanh. Sau đó, bạn rửa cá lại bằng nước sạch và cắt khúc vừa ăn, vớt ra rổ cho ráo nước.
– Tôm và mực thì bạn làm sạch rồi rửa và vớt ra cho ráo nước là được.
– Với đậu phụ, bạn cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Nếu sợ bụi bẩn thì bạn có thể rửa đậu với nước sạch trước khi cắt.
– Với các loại rau ăn lẩu, bạn nhặt rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Nếu rau dài quá, bạn có thể cắt khúc sao cho vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước lẩuBạn bắc một cái chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành, tỏi băm nhỏ vào phi thật thơm. Tiếp đến, bạn cho gừng, riềng, sả và cà chua vào chảo xào tới khi cà chua hơi chín mềm thì tắt bếp.
Sau đó, bạn đổ chảo hỗn hợp trên vào nồi nước hầm xương sau khi đã hầm được 2 tiếng. Bạn đun nước dùng đến khi sôi trở lại thì thả dọc mùng, đậu phụ cùng ớt tươi thái lát vào.
Cuối cùng, bạn nêm nếm gia vị nồi nước lẩu với bột canh, đường, mì chính, sốt me, ớt bột… sao cho vừa miệng là được.
Bước 3: Thưởng thức món lẩu thái cá diêu hồngBạn thấy đấy, cách làm lẩu thái thập cẩm với cá diêu hồng, tôm, mực này thật quá đơn giản phải không nào! Trong cách nấu lẩu thái thập cẩm, chỉ cần thay đổi một chút nguyên liệu thôi là bạn đã có được một nồi lẩu thái chua cay cực kỳ lạ miệng rồi đấy.
Tạm kếtCách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Ngon Như Ở Nhà Hàng
Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon như ở nhà hàng: Hôm nay chuyên mục món ngon mỗi ngày của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách nấu lẩu thái đúng chuẩn với vị chua cay đặc trưng. Xem video hướng dẫn cách chế biến và chuẩn bị nguyên liệu khi nấu lẩu chua cay theo phong cách của người Thái. 1. Giới thiệu về món Lẩu Thái Lẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu (tiếng Thái phát âm là suki)…
Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon như ở nhà hàng: Hôm nay chuyên mục món ngon mỗi ngày của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách nấu lẩu thái đúng chuẩn với vị chua cay đặc trưng. Xem video hướng dẫn cách chế biến và chuẩn bị nguyên liệu khi nấu lẩu chua cay theo phong cách của người Thái.
1. Giới thiệu về món Lẩu TháiLẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu (tiếng Thái phát âm là suki) ở Thái Lan, là một biến thể của món lẩu ở Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản và là món ăn truyền thống của xứ này. Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau (hợp vị là rau rút) vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn và nhúng nó một hỗn hợp trước trước khi ăn. Hương vị chủ đạo của lẩu Thái là chua và cay. Đây là hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái ít bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh Thái, nhất là độ cay nồng của ớt.
Lẩu thái với hương vị chua cay đặc biệt từ lâu đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu, vào mỗi dịp bạn cùng bạn bè hay gia đình muốn thưởng thức lẩu. Với vị chua cay đặc trưng, hương vị Thái dường như khiến người thưởng thức xuýt xoa với vị cay, say mê với vị ngon đặc biệt này.
Nếu hương vị thơm ngon của món lẩu thái đã trót làm bạn mê đắm không thể quên, thì tại sao không tự mình nấu một nồi lẩu nóng nghi ngút và thơm phức cho cả gia đình mình thưởng thức nhỉ? Lẩu thái là một trong những món ăn quen thuộc của người Thái. Lẩu thái có hương vị rất đặc trưng, không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác nhờ hương thơm của riềng, vị chua của chanh và nhất là vị cay xé lưỡi của ớt…Cùng xem cách nấu lẩu thái ngon và hấp dẫn nhất trong ngày đông lạnh.
2. Cách nấu Lẩu Thái chua cayChuẩn bị nguyên liệu cho món Lẩu Thái:
1kg xương ống 200g, mực lá 200g, tôm sú 500g, nghêu 500g, bún 300g, rau muống và bắp chuối bào sợi, 20g ngò gai thái khúc, 50g hành tím đập dập.
1 củ riềng gọt vỏ thái mỏng, 2 quả cà chua thái múi cau, 20g, ngò rí thái nhỏ, 4 cây sả thái mỏng, 20g lá chanh, 2 quả chanh vắt nước cốt, 5 quả ớt hiểm.
1 muỗng ăn súp mè trắng (rang vàng), 2 muỗng tương ớt, 1 muỗng cà phê bột ớ,t 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng súp nước mắm,
1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu điều, 1 muỗng súp dầu ăn.
Bước 1: Hầm Xương. Cho 1,5 lít nước vào hầm với xương trong khoảng 1 tiếng. Sau đó vớt xương ra, lọc lấy nước dùng. Đặc biệt để nước lẩu ngon nhất bạn nên luộc bỏ nước xương rồi chắt bỏ để nước xương được ngon nhất.
Bước 2: Xào cà chua và tạo mùi đặc trưng cho lẩu thái. Bạn đun nóng dầu, cho cà chua vào xào tạo màu. Sau đó, cho riềng, sả, hành tím, tương ớt, ngũ vị hương và mè rang vào xào dậy mùi thơm đặc trưng của lẩu Thái.
Bước 3: Tạo nước dùng trong khi chế biến món Lẩu Thái. Ở bước này bạn chỉ cần cho nước dùng vào hỗn hợp gia vị vừa xào, đun sôi thêm 5 phút. Nêm hạt nêm từ thịt, nước mắm, muối, đường, bột ớt, cho lá chấp vào, đun vừa sôi lại, nhắc xuống lược lại lần thứ hai để lấy nước trong
Bước 4: Đun sôi nước dùng và nêm nếm cho vừa ăn.Đun sôi nước lẩu, nêm lại gia vị vừa ăn, cho dầu điều, ớt hiểm, nước cốt chanh và sữa vào đun vừa sôi với lửa nhỏ.
Bước 5: Trình bày món lẩu thái thành phẩm sao cho đẹp mắt
Thái mực xếp ra đĩa cùng với tôm và nghêu đã làm sạch.
Bạn hãy cho tôm, mực, nghêu vào nước lẩu đun sôi. Khi nào bạn dùng hãy cho rau muống, bắp chuối và ngò gai vào lẩu, gắp ra chén ăn kèm với bún tươi và chấm với nước mắm ngon với ớt.
Bạn hãy cho tôm, mực, nghêu vào nước lẩu đun sôi. Khi nào bạn dùng hãy cho rau muống, bắp chuối và ngò gai vào lẩu, gắp ra chén ăn kèm với bún tươi và chấm với nước mắm ngon với ớt.
Cách Nấu Lẩu Thái Chua Chua Cay Cay Ngon Miệng
Nếu các chị em biết được cách nấu lẩu Thái ngon thì vào những buổi họp mặt gia đình, liên hoan tụ tập bạn bè hoặc những ngày trời se lạnh thì món lẩu thái này chính là sự lựa chọn số 1 và thích hợp nhất phải không nào.
Cách nấu lẩu Thái mang một hương vị đặc trưng, khác biệt không lẫn với bất kỳ món lẩu nào. Lẩu Thái mê hoặc người thưởng thức bởi vị nước lẩu chua chua cay cay vừa phải, hòa với hương thơm của riềng, xả ăn kèm với các loại rau và hải sản tươi sống nhúng vào.
Để có một nồi lẩu Thái ngon thì các nguyên liệu cần có như: rau các loại, hải sản đều phải tươi sống và cần được sơ chế thật kỹ để nguyên liệu sạch sẽ mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Nguyên liệu để thực hiện cách nấu lẩu Thái gồm có:
Cho xương ống vào nồi + một chút muối vào nồi đun sôi. Dùng muôi hớt bỏ các bọt đen nổi lên, tiếp tục nấu với lửa nhỏ.
Bước 2: Sơ chế các loại rau nhúng lẩu
Rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá rồi rửa sạch.
Nấm rơm rửa sạch sau đó bổ đôi nấm.
Riềng cắt lát mỏng.
Rau muống nhặt bỏ lá úa rồi rửa sạch. Cắt khúc vừa ăn.
Sả bỏ vỏ ngoài, đập dập đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu.
Bắp chuối cắt mỏng, ngâm vào nước pha với chút nước cốt chanh.
Tôm cắt bỏ chân, đầu, rửa sạch.
Ngao rửa nhiều lần với nước rồi vớt ra.
Mực rửa sạch cắt khoanh tròn hoặc thành miếng nhỏ vừa ăn rồi xếp ra đĩa.
Nước xương sau khi nấu xong cho riềng thái mỏng, vài củ sả đập rập và lá chanh vò nát vào để nồi nước dùng thơm hơn. Nêm nếm thêm gia vị gồm: 1 gói gia vị lẩu Thái, hạt nêm, nước mắm, nước cốt chanh vào nồi nước nêm nếm cho vừa ăn.
Cho thêm cà chua xào nhuyễn vào nếu nồi nước chưa đủ màu để tạo màu đẹp hơn.
Bước 5: Nồi nước lẩu đã xong, khi ăn thì bày các nguyên liệu ra bàn thôi. Bày dĩa rau, hải sản, bún, mì, nước chấm xếp xung quanh, đặt nồi nước lẩu ở giữa. Khi ăn thì cho thêm ít sa tế và cho lần lượt các loại ngao, tôm, mực vào nồi nước lẩu đang sôi và nhúng kèm các loại rau.
Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Ngon Tuyệt Đơn Giản Tại Nhà
Nếu bạn biết cách nấu lẩu thái ngon thì vào những buổi liên hoan tụ tập bạn bè hay những ngày trời se lạnh món lẩu thái này chính là sự lựa chọn số 1 và tuyệt vời nhất phải không nào. Và khi nhắc đến Lẩu chắc hẳn đây là món quen thuộc ai cũng đã từng thưởng thức, lẩu chính là món dễ ăn và được nhiều người yêu thích nhất là lẩu Thái.
Lẩu thái mang một hương vị khác biệt không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi vị nước lẩu chua chua cay cay, với hương thơm của riềng, xả nhúng kèm với các loại rau và hải sản tươi sống.
Cách nấu lẩu cũng không khó hay cầu kì và các chị em nội trợ nào cũng có thể nấu ngon, hãy xuống bếp để trổ tài với món lẩu thái hải sản nào.
Nguyên liệu nấu lẩu thái gồm có:
Xương ống: khoảng 1kg
Ngao: 1kg
Tôm: 1kg
Mực: 1kg
Nấm, bắp chuối, rau cần
Rau muống, rau cải
Sả: 6 cây
Riềng: 1 củ
Chanh: 2 quả
Lá chanh, đường, hạt nêm, gia vị lẩu thái, sa tế
Mì, bún
Cách nấu lẩu thái ngon như sau:Để có một nồi lẩu thái ngon thì các nguyên liệu rau nhúng, hải sản đều là loại thược phẩm tươi sống và phải được sơ chế thật kỹ để thức ăn sạch sẽ mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Bước 1: Ninh xương làm nước lẩuXương ống đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi rồi đem rửa lại với nước 1 lần nữa cho sạch để xương hết bẩn và mùi hôi. Sau đó cho xương ống và nước mới thêm chút muối vào nồi đun sôi nổi các bọt đen thì dùng muôi hớt bỏ rồi tiếp tục ninh ở lửa nhỏ, nước lẩu sẽ được trong hơn.
Bước 2: Sơ chế các loại rau nhúng lẩuRau muống nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch.
Rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá rửa sạch.
Bắp chuối thái mỏng rồi ngâm vào nước pha với chút dấm.
Nấm rơm rửa sạch rồi bổ đôi nấm.
Riềng thái lát mỏng.
Sả bóc lớp vỏ ngoài, đập dập phần đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu cho đẹp
Rau cải nhặt bỏ lá hư rồi cũng rửa sạch
Bước 3: Sơ chế hải sảnTôm cắt bỏ chân, đầu, bóc vỏ, rửa sạch rồi chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen cho bớt mùi tanh.
Ngao rửa qua nước rồi ngâm trong nước cho muối pha loãng cho thêm vài lát ớt trong khoảng 1 tiếng để ngao nhả hết đất cát bên trong, sau đó rửa lại nhiều lần rồi vớt ra.
Mực rửa sạch thái khoanh tròn hoặc thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.
Bước 4: Nêm nếm gia vị vào nước lẩuLẩu ngon hay không phần quan trọng nhất chính là nồi nước lẩu được nêm nếm gia vị sao cho đậm đà, đúng vị.
Nước xương sau khi ninh xong cho vài củ sả đập rập, riềng thái mỏng và lá chanh vò nát vào để nồi nước dùng thơm hơn. Nêm nếm thêm gia vị, nước mắm,hạt nêm, nước cốt chanh và 1 gói gia vị lẩu thái vào nồi nước dùng cho vừa ăn, nếu nồi nước chưa đủ màu thì bạn cho thêm cà chua xào nhuyễn vào để tạo màu đẹp hơn.
Bước 5: Bày các món ăn lên bàn cùng nồi lẩuNồi nước lẩu đã xong, giờ chỉ còn việc bày ra bàn thôi. Bày rau, hải sản, mì, bún, nước chấm xếp xung quanh, ở giữa đặt nồi nước lẩu. Khi ăn thì cho thêm ít sa tế và bắt đầu cho các loại tôm, mực, ngao vào nồi nước lẩu đang sôi và nhúng kèm các loại rau.
Nồi lẩu sôi sùng sục thơm phức mùi sả, ớt vị chua cay, đậm đà khi ăn hải sản sẽ không thấy bị tanh vì đã được át bởi mùi thơm của nước lẩu, với thời tiết se lạnh này ngồi ăn lẩu thái hải sản thì thật là tuyệt. Nếu bạn lo ngại về vấn đề thực phẩm kém chất lượng, không an toàn thì ăn ở nhà là sự lựa chọn đúng đắn vừa ngon lại còn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nữa.
Cách Nấu Lẩu Thái Ngon Vị Chua Cay Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu làm nước lẩu
– Xương ống 1kg
– 2 quả ớt tươi, 10 lá chanh, 2 củ riềng
– 5 củ sả, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, quế
– Thịt bò: 1kg
– Tôm: 1kg
– Mực: 1,5kg
– Bạch tuộc: 1kg
– Ngao: 1kg
– Mì ăn liền hoặc bún, miến
– Rau: Rau cần, hoa chuối, tía tô, rau cải thảo, hoa súng, rau mồng tơi,…
– Nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim
– Tương ớt, chanh, muối, đường, 1 lọ sa tế, 2 gói gia vị lẩu thái, ớt, hành tím, tỏi.
Phần 2: Cách nấu lẩu Thái ngon đơn giản tại nhà Sơ chế nguyên liệu làm nước lẩu– Xương ống rửa sạch chặt miếng to, đập dập các khớp ống để khi ninh ra nước ngọt.
– Sả cắt khúc đập dập, riềng cạo vỏ thái miếng nhỏ, lá chanh rửa sạch, vò qua. Cà chua, hành tây thái múi cau miếng to.
– Ngô rửa sạch cắt khúc, mỗi khúc 4cm.
– Thịt bò thái càng mỏng càng tốt để cho nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.
– Tôm, mực, bạch tuộc sơ chế làm sạch xếp ra đĩa. Mực và bạch tuộc nếu to thì cắt thành từng khoanh vừa ăn.
– Ngao rửa sạch phần vỏ, ngâm nước 30 phút cho vài lát ớt cho nhả hết sạn. Vớt ra để ráo.
– Sơ chế cải thảo rửa sạch và cắt thành miếng dài khoảng 5cm.
– Rau cải các loại, nấm rơm rửa sạch để ráo nước.
– Đậu phụ cắt thành từng miếng vừa ăn.
Rau các loại được làm sạch để nhúng lẩu
– Cho xương ống vào nồi cùng 3.5 lít nước đun sôi khoảng 20 phút thì cho thêm quế, lá chanh vò qua, riềng thái lát, sả đập dập, ngô vào đun sôi tiếp thì vặn nhỏ lửa cho nhừ. Thêm vào nồi 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 3 thìa con nước mắm, trong quá trình đun nếu thấy sủi bọt thì ta lấy thìa vớt bỏ ra.
– Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa con dầu ăn vào phi thơm hành tím, tỏi băm rồi cho cà chua, hành tây vào xào qua sau đó đổ vào nồi nước dùng đang sôi.
– Cho thêm 2 muỗng gia vị lẩu Thái, sa tế giúp cho nồi lẩu có vị cay cay ngon hơn bao giờ hết. Việc cho nhiều hay ít thì tùy vào khẩu vị của mỗi người có ăn được cay hay không. Đun tiếp nồi nước dùng trong 30 phút thì tắt bếp.
Nước dùng lẩu Thái đã xong
Lẩu thái thơm ngon chua cay không thể thiếu nước chấm chuẩn vị. Bạn tham khảo pha theo công thức sau: 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, 3 thìa cà phê đường, ½ thì cà phê bột ngọt, 3 thìa cà phê muối, ớt sim xanh băm nhuyễn, lá cải xanh bỏ cuống, wasabi, lá chanh thái nhỏ. Tất cả cho vào bát con trộn đều để chấm cùng đồ nhúng lẩu Thái.
Nước chấm lẩu Thái ngon không thể thiếu
Cách 2: Muối, đường, bột ngọt, ớt sừng, ớt hiểm tất cả cho vào cối giã nhuyễn múc ra bát, vắt thêm nước cốt chanh rồi khuấy đều.
Phần 3: Thưởng thức lẩu TháiNước lẩu đã xong, chút ⅔ ra bếp từ hoặc bếp ga mini để ăn lẩu. Phần nước còn lại để chế thêm khi nước nhúng lẩu cạn bớt.
Bật bếp, cho nước lẩu sôi, dùng thìa thủng nhúng ngao vào trước, tiếp đó thì nhúng các loại tôm, mực, bạch tuộc, thịt bò… đến khi sôi thì nhúng các loại rau nấm ăn kèm.
Chế nước dùng lẩu Thái ra bếp lẩu rồi thưởng thức
Lưu ý khi ăn lẩu Thái– Lẩu Thái có vị đặc trưng là chua và cay sẽ không thích hợp với những người đang bị bệnh dạ dày. Những người bị dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu có quá nhiều chất đạm, hải sản.
– Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hay bị mỡ máu cao nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu có nhiều đạm mỡ.
– Phụ nữ đang mang thai hạn chế ăn lẩu vì trong lẩu chứa nhiều những gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
– Ngao không nên nhúng quá lâu trong nồi nước lẩu vì phần vỏ ngao ngâm lâu không tốt. Khi ăn lẩu thái, đồ nhúng chủ yếu là hải sản (đặc biệt là tôm) nên không ăn kèm với hoa quả giàu vitamin C để tránh bị ngộ độc, không nên uống bia để tránh bị gút.
Nguồn: http://khampha.vn/bep/cach-nau-lau-thai-chua-cay-don-gian-tai-nha-c39a710375.html
Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Tại Nhà, Đơn Giản Mà Ngon Đúng Điệu
Lẩu là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích nhất, bởi đây là sự kết hợp độc đáo của rất nhiều nguyên liệu. Từ thịt, cá, hải sản, rau củ quả… tất cả đều có thể kết hợp với nhau để tạo nên các món lẩu đa dạng.
Không chỉ được dùng trong bữa ăn hàng ngày, lẩu luôn là lựa chọn số một cho bữa ăn cuối tuần hoặc các mâm cỗ, tiệc. Hương vị thơm ngon cùng cách thưởng thức độc đáo của lẩu đem đến cho người ăn một cảm giác thú vị, là sợi dây vô hình kết nối các thành viên, tạo nên bầu không khí vui vẻ, đầm ấm cho bữa ăn đông người.
Nhắc đến lẩu Thái, hẳn ai cũng nghĩ đến nồi lẩu nóng hổi với vị chua cay đậm đà – đó chính là hương vị đặc trưng của ẩm thực Thái Lan. Lẩu Thái đặc biệt nhất ở nồi nước dùng, nước dùng được ninh từ xương, nêm nếm với các loại gia vị mạnh, đặc biệt là gia vị lẩu đặc trưng của Thái nên hương vị rất đậm đà, không thể nhầm lẫn với các loại lẩu khác. Thông thường, món lẩu này được ăn kèm với tôm, thịt bò, đậu hũ, nấm và các loại rau củ… tuy nhiên bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác tùy sở thích của mình.
Không để các bạn phải chờ lâu, ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu Thái đơn giản, vị chua chua cay cay siêu ngon tại nhà, đảm bảo ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Nguyên liệu nấu lẩu TháiNguyên liệu nhúng lẩu
Thịt bò: 1kg
Tôm sú: 1kg
Cá viên: 800g
Đậu hũ: 4 miếng
Bắp tươi: 2 trái, đã lột sạch vỏ
Cải thảo: khoảng 1kg
Rau cải các loại: bạn chuẩn bị số lượng vừa ăn theo nhu cầu của gia đình
Nấm rơm: 500g, hoặc các loại nấm khác như: nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư…
Bún tươi: 1kg, hoặc bạn có thể thay thế bằng vài gói mì ăn liền
Nguyên liệu nấu nước dùng
Nước dùng gà hoặc heo: khoảng 3 lít
Ớt tươi: 10 – 12 trái
Riềng: 1 củ
Sả: 4 củ
Hành tây: 1 củ
Lá chanh: 12 lá
Cà chua chín: 2 trái
Gia vị sốt Tom Yum: 2 muỗng cà phê, hoặc sử dụng gia vị nấu lẩu Thái cũng được
Chanh tươi: 1 trái, vắt lấy nước cốt
Nước mắm ngon: 4 – 6 muỗng
Nguyên liệu làm nước chấm
Nước tương: 2 muỗng canh
Đường: 2 muỗng cà phê
Dầu mè: 1 muỗng cà phê
Gia vị sốt Tom Yum: 1 muỗng cà phê (dùng để tăng hương vị, có thể dùng hoặc không cũng được)
Ớt tươi: 2 trái
Mè rang: 20g
Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu
Định lượng nguyên liệu trên dành cho 8 người ăn, bạn có thể thêm bớt nguyên liệu tùy ý cho phù hợp với nhu cầu.
Mẹo mua thịt bò nhúng lẩu:
Thịt bò nhúng lẩu bạn có thể chuẩn bị tùy sở thích:
+ Nếu thích ăn thịt bò mềm, bạn nên chọn phần thịt thăn, vai hoặc bắp bò. Các phần thịt này khá mềm, thơm và ngọt, rất thích hợp để nhúng lẩu.
+ Nếu thích ăn gân bò, bạn có thể chọn nguyên gân hoặc phần thịt nhiều gân. Gân bò khi nhúng lẩu sẽ có vị dai, giòn đặc trưng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, lưu ý là phải chọn đoạn gân mềm để nhúng lẩu, gân dễ thái và nhanh chín hơn, không nên chọn các phần gân dai (thích hợp chế biến các món hầm).
Dù mua thịt bò mềm hay gân, thịt nhiều gân thì bạn cũng phải mua được phần thịt tươi thì nhúng lẩu mới ngon. Thịt bò tươi sẽ có màu đỏ tươi chứ không phải đỏ sậm, thớ thịt nhỏ mịn, mỡ bò màu trắng (là thịt bò non), khi ấn tay vào thịt có độ đàn hồi, sờ không dính tay, không lạnh hay có mùi khác thường. Nếu mua được thịt bò mới mổ, thịt còn nóng hổi là tốt nhất.
Mẹo nấu nước dùng
Nước dùng nấu nước lẩu bạn có thể tự nấu hoặc mua sẵn ngoài quán ăn, siêu thị. Bận thì nên mua sẵn về nấu cho nhanh, nếu rảnh thì có thể tự nấu tại nhà.
Thông thường, khi nấu nước dùng lẩu hoặc canh, bún, người ta thường dùng xương ống heo hoặc xương gà, chủ yếu là dùng xương ống heo (nếu dùng xương gà nước dùng sẽ trong hơn). Bạn cho phần xương đã rửa sạch vào trần qua nước sôi, đem rửa lại với nước rồi chặt miếng vừa ăn, sau đó cho vào nồi ninh 2 – 3 tiếng. Trong quá trình ninh, kể từ khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt, làm như vậy sẽ giúp nước dùng trong và ngọt hơn.
Mẹo chọn tôm
Ăn lẩu có thể dùng nhiều loại tôm khác nhau nhưng phổ biến nhất là tôm sú, vì đây là loại tôm nuôi nên chắc thịt, kích thước lớn và giá thành tương đối rẻ. Mua tôm phải chọn con còn sống, khỏe, vỏ trơn bóng, sống giữa thân tôm tươi và trong. Đó là những con tôm ngon, chắc thịt.
Gia vị sốt Tom Yum
Gia vị sốt Tom Yum là loại gia vị nổi tiếng ở Thái Lan và các nước lân cận. Sử dụng loại gia vị này, bạn sẽ có một nồi lẩu chính hiệu Thái – chua chua, cay cay mà không phải nêm nếm nhiều.
Gia vị sốt Tom Yum hiện nay được bán phổ biến tại Việt Nam với nhiều nhãn hàng khác nhau, bạn có thể mua tại các siêu thị hoặc mua Online cũng có rất nhiều. Ví dụ:
https://www.adayroi.com/sot-lau-thai-tom-yum-paste-chai-114g-p-PRI977882
Các bước nấu lẩu Thái Sơ chế các nguyên liệu nhúngBắp tươi rửa sạch, cắt khúc nhỏ cỡ 3cm.
Cải thảo cắt khúc 4 – 5 cm, rửa sạch, để ráo nước.
Rau cải nhặt gốc, cắt khúc vừa ăn, rửa sạch.
Nấm cắt gốc, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn (tùy loại nấm và kích thước nấm).
Đậu hũ cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn, để riêng ra đĩa.
Thịt bò rửa sạch, để ráo nước, dùng dao sắc thái thịt thành những lát mỏng vừa ăn. Thái càng mỏng thịt càng nhanh chín, khi ăn mềm và thơm. Thái xong cho thịt vào đĩa.
Tôm rửa sạch, cắt bỏ đầu, đuôi, chân càng rồi xếp ra đĩa. Nếu thích ăn cả đầu tôm, bạn chỉ cần rửa sạch và cắt bớt râu, chân càng là được.
Làm nước chấmỚt rửa sạch, bỏ đầu, bỏ hạt rồi thái nhỏ.
Bạn cho 1 muỗng cà phê gia vị sốt Tom Yum vào chén, thêm 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu mè, ớt thái nhỏ và mè rang vào chén trộn đều, như vậy là đã có chén nước chấm.
Lưu ý: Nếu không muốn dùng sốt Tom Yum, bạn thực hiện các bước còn lại tương tự.
Sơ chế các nguyên liệu nấu nước lẩuRiềng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Sả bóc lớp vỏ ngoài, cắt bỏ phần gốc và lá già bên trên, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Ớt rửa sạch, bỏ đầu, bỏ hạt, thái lát nhỏ.
Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ vừa.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ.
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Cách nấu nước lẩu TháiBắc nồi lẩu lên bếp, đổ nước dùng heo hoặc gà vào nấu. Khi nước sôi, bạn chuyển nồi lẩu qua bếp điện (hoặc sử dụng nồi lẩu điện cho tiện), cho thêm riềng, sả, ớt, lá chanh, hành tây và cà chua vào nồi.
Tiếp đó, bạn nêm thêm 2 muỗng cà phê sốt gia vị Tom Yum, 4 – 6 muỗng canh nước mắm và nước cốt chanh vào cùng. Khuấy đều rồi nêm nếm thêm gia vị nếu cần thiết (nêm vớt bột nêm, muối).
Trình bày và thưởng thứcBạn xếp tôm, thịt bò, đậu hũ, cá viên và các loại rau ăn kèm xung quanh nồi lẩu. Cho bún ra đĩa, bày quanh nồi lẩu cùng với chén nước chấm.
Khi nước lẩu đã hoàn thiện và chuẩn bị ăn, bạn cho bắp vào trước để nước dùng thêm ngọt, sau đó nhúng các nguyên liệu khác rồi thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩmThành phẩm món lẩu Thái đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, nước lẩu phải có độ trong hấp dẫn, pha chút đỏ của cà chua và chút sánh vàng của sa tế. Nước lẩu có vị chua cay đậm đà của các gia vị và vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương. Tôm, thịt, rau củ… đều tươi ngon và được trình bày một cách đẹp mắt.
Lưu ý khi nấu lẩu TháiHương vị đặc trưng của lẩu Thái là chua cay nên thường sử dụng nhiều ớt, do đó món ăn này không thích hợp với đa số trẻ em. Nếu bạn không ăn được cay thì có thể giảm lượng ớt lại, tuy nhiên ít nhiều vẫn phải có.
Cách nấu lẩu Thái tại nhà như vậy là đã hoàn thành xong, không quá cầu kì hay phức tạp. Bước quan trọng khi nấu lẩu chính là nấu nước dùng, tuy nhiên nước dùng lẩu Thái lại khá đơn giản vì đã có gia vị Thái đặc biệt, vì vậy không tốn nhiều thời gian hay công sức.
Giờ đây, chỉ cần có thời gian rảnh, bạn có thể áp dụng ngay công thức trên để chế biến lẩu Thái cho cả nhà. Nồi lẩu Thái nóng hổi, sôi sùng sục với vị chua cay đậm đà mà thưởng thức vào ngày mưa hay tiết trời lành lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn?
>> Cách làm bò nhúng dấm ngon và đơn giản tại nhà cho gia đình ngày cuối tuần
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Thái Chua Cay Tại Nhà Ngon Hơn Ngoài Hàng trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!