Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà # Top 9 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu không khéo tay thì khi nấu lẩu sẽ khá tanh. Do đó, để khắc phục thì công đoạn nấu nước lèo cần chú ý nhiều hơn. Để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, hãy chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, tươi mới như gợi ý sau đây.

Nguyên liệu nấu lẩu trứng vịt lộn Một số nguyên liệu nấu món lẩu trứng vịt lộn

Hột vịt lộn: Số lượng trái trứng tùy thuộc vào sở thích cũng như khẩu phần ăn của gia đình.

Trái dừa tươi.

Bún hoặc mì.

Các loại rau xanh để ăn lẩu: Cải xanh, rau muống, cải thảo, cần tây,…

Nấm các loại theo sở thích: Nấm bào ngư, nấm kim chi, nấm đùi gà, nấm mối,…

Tỏi, hành khô, đậu phụ, táo tàu.

Thịt bò, xương heo.

Các gia vị thông thường: Mắm, muối, hạt nêm, đường, chanh, dầu ăn, tiêu,…

Với các nguyên liệu nêu trên, chị em nội trợ hoàn toàn có thể tìm mua được tại các khu chợ, siêu thị. Chỉ cần đảm bảo nguồn hàng tươi mới, hợp vệ sinh cũng như chất lượng thì sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon nhất.

Món lẩu có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau, nếu muốn, mỗi người sẽ dễ dàng thêm bớt nguyên liệu cho hợp với khẩu vị của gia đình.

Công đoạn sơ chế

Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon nhất

Trước khi bắt tay vào thực hiện các bước trong cách làm món lẩu trứng vịt lộn thì công đoạn sơ chế cũng khá quan trọng. Cần chắc chắn rằng các nguyên liệu đều rửa sạch sẽ, không bị giập nát và trông tươi nhất. Do vậy, sau khi mua ở chợ về thì cần tiến hành sơ chế ngay.

Cách nấu nước lẩu hột vịt lộn

Nấu nước lẩu hột vịt lộn đơn giản nhưng đậm đà

Đối với các loại rau xanh, nấm thì cần loại bỏ phần hư hại, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Tỏi, hành khô lột vỏ rồi băm nhuyễn. Dừa tươi lọc lấy nước. Thịt bò rửa sạch cắt thớ. Xương heo rửa sạch chặt miếng vừa phải. Mỗi nguyên liệu đều để riêng sẽ dễ dàng hơn trong khâu chế biến.

Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất và được đánh giá là “linh hồn” của món ăn. Bởi nước lẩu có đảm bảo hương vị đậm đà thì khi hòa chung với các nguyên liệu khác sẽ vẫn tạo nên độ hấp dẫn của nó.

Cho xương heo vào nồi nước đun sôi cùng với hành củ. Bước này sẽ giúp lấy được độ ngọt tự nhiên của nước lèo. Ninh khoảng 1-2 giờ đồng hồ trên ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình nấu nên vớt bỏ lớp bọt nổi phía trên để nồi nước lèo trong hơn. Sau đó lọc bỏ xương heo, nêm nếm các gia vị cho vừa ăn.

Tiếp tục cho táo tàu, hành tỏi phi thơm, nước dừa vào đun riu riu lửa. Thử lại vị và thêm bớt gia vị cho vừa miệng.

Khi nồi nước lẩu đã hoàn thành thì tới đây, món lẩu hột vịt lộn sẽ chỉ cần lên bàn ăn của gia đình.

Món lẩu hột vịt lộn vừa ăn vừa nấu cực ngon Thành phẩm món lẩu trứng vịt lộn

Thông thường, ăn lẩu sẽ nên ăn khi nóng như vậy độ thơm ngon sẽ tuyệt nhất. Do vậy, sau khi nấu nước lèo, chị em hãy đặt sẵn các loại rau, bún, hột vịt lộn lên bàn. Cùng với nồi nước lẩu trên bếp lửa vừa nấu vừa ăn thì còn gì bằng.

Nếu muốn giảm bớt độ tanh, có thể luộc chín trứng vịt lộn trước, bỏ vỏ rồi hâm lại khi ăn. Hoặc cách khác đó là ăn đến đâu thì đập trứng vào nấu chín tới đó. Khi ăn, cho lần lượt thịt bò, nấm, đậu hũ kèm với rau vào. Ăn khi vừa chín tới thì vị thơm ngon của món lẩu này sẽ khiến cả gia đình thêm yêu thích.

Món lẩu thực hiện thành công khi nước lẩu đậm vị, ngọt tự nhiên, khi cho nguyên liệu vào nấu sẽ không làm món ăn bị nhạt đi.

Ngoài công thức đơn giản này, chị em có thể biến tấu với cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay hay cách làm lẩu hột vịt lộn thuốc bắc khác nhau. Mỗi dịp cuối tuần, dịp tụ họp bạn bè hãy dùng món lẩu bình dân này thiết đãi. Đảm bảo ai cũng sẽ yêu thích hương vị lạ miệng của món lẩu trứng vịt lộn này.

Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Thơm Ngon, Hấp Dẫn Và Bổ Dưỡng

Trứng vịt lộn luộc từ xưa đã quen thuộc với mỗi chúng ta dùng để bồi bổ hàng ngày vì nó có dinh dưỡng rất cao. Chúng ta có thể dễ dàng mua trứng vịt lộn tại các cửa hàng để về chế biến. Nếu là các bà nội trợ khéo léo thì sẽ không thể bỏ qua với món lẩu hột vịt lộn để thay đổi khẩu vị cho cả nhà rồi.

Cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hột vịt lộn: 10 quả

Thịt bò: 500 gam

Nước cốt dừa

Me tươi: 200 gam

Xương ống: 300 gam

Rau: Ngải cứu, cải cúc

Nấm: Nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư

Gia vị: Hành, tỏi, sa tế, mắm, muối

Cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay ngon Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hột vịt lộn sau khi mua về bạn rửa sạch bụi bẩn, phân vịt.

Thịt bò rửa sạch với nước muối rồi thái lát mỏng, bày ra đĩa.

Xương ống chặt đôi rồi đun qua một lần nước để khử mùi hôi.

Các loại nấm bạn cắt bỏ rễ, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra rửa lại với nước sạch. Sau đó, bạn đem cắt nhỏ thành miếng vừa ăn với những loại nấm to và dày bạn nên chẻ đôi để tiện thưởng thức.

Rau cải cúc, ngải cứu bỏ rễ rồi rửa sạch, để đảm bảo hơn bạn có thể ngâm với nước muối.

Hành, tỏi: Bóc vỏ, băm nhuyễn.

Bước 2: Cách làm lẩu hột vịt lộn chua cay

Bắc một cái nồi lên bếp phi hành thơm rồi cho xương ống vào xào sau đó đổ nước rồi hầm trong 30 – 45 phút. Trong khi hầm xương, bạn nhớ vớt bọt nổi lên để nước lẩu được trong và ngon hơn.

Cho hột vịt lộn vào nồi rồi luộc tầm 20 phút rồi đập vào một cái bát lớn.

Sau đó, bắc chảo lên bếp cho hành, tỏi và sa tế vào xào thơm. Tiếp đó cho hột vịt lộn vào xào cùng thêm gia vị cho vừa miệng

Tiếp theo, đổ nước cốt dừa và me tươi vào đảo đều tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Cuối cùng, cho nước hầm xương vào đun với lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp.

Bước 3: Thưởng thức

Bạn bày thịt bò, nấm và các loại rau ra đĩa.

Chuẩn bị bếp lẩu và đổ phần nước lẩu đã chuẩn bị vào nồi lẩu rồi bắt đầu nhúng các nguyên liệu.

Nước lẩu đậm đà cùng với hột vịt lộn thơm ngon chua chua cay cay hào quyện lại đã tạo nên lẩu vịt lộn tuyệt vời.

CÁCH LÀM LẨU HỘT VỊT LỘN THUỐC BẮC Nguyên liệu cần chuẩn bị

Trứng vịt lộn: 10 quả

Thịt gà ta: 500 gam

Thuốc bắc: 2 bịch

Mì tươi: 1 bịch

Gia vị: Muối, hạt nêm, mì chính

Cách nấu lẩu hột vịt lộn thuốc bắc ngon

Chỉ cần những bước đơn giản, dễ làm là bạn sẽ thực hiện ngay với món lẩu hột vịt lộn thuốc bắc cho gia đình rồi.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thuốc bắc đem ngâm nước và rửa sạch, để ráo.

Thịt gà làm sạch chặt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Hột vịt lộn rửa sạch bụi bẩn, phân vịt và để ráo.

Bước 2: Cách làm lẩu trứng vịt lộn thuốc bắc

Đầu tiên, bắc chảo lên bếp cho thuốc bắc và thịt gà vào xào săn lại, tiếp đó nêm gia vị vừa miệng.

Sau đó, đổ nước sôi vào phần thịt gà xào thuốc bắc rồi hầm với lửa nhỏ tầm 30 – 45 phút.

Hột vịt lộn luộc chín rồi bóc vỏ cho vào bát tô. Khi nước hầm gà đã sôi, bạn cho trứng vào rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp.

Cuối cùng, chần qua mì tươi với nước sôi tránh để lâu không mì sẽ bị nở, không ngon. Bạn nên cho vài giọt dầu ăn để sợi mì tươi không dính với nhau.

Bước 3: Thưởng thức

Bạn chuẩn bị bếp lẩu ra vừa đun lẩu vịt lộn thuốc bắc vừa thưởng thức.

Cho mì tươi ra bát và ăn cùng với lẩu sẽ rất ngon. Ngoài mì tươi bạn có thể sử dụng mì tôm.

Hương vị của lẩu vịt lộn thuốc bắc đậm đà, hột vịt lộn thì ngọt cùng với vị đắng của thuốc bắc. Đây đúng là món ăn bổ dưỡng có thể tẩm bổ cho cả nhà bạn rồi.

Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon Mê Ly

Lẩu hột vịt lộn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh internet

1. Chuẩn bị nấu lẩu hột vịt lộn

Muốn hoàn thành nồi lẩu hột vịt lộn ăn là ghiền, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu:

Trứng vịt lộn: Mua loại còn sống, chưa qua sơ chế. Nên chọn loại mà vịt chưa mọc lông – nhau chỉ mới chớm hình thành. Như vậy nước dùng sẽ ngon, béo và bổ dưỡng hơn.

Xương heo: Mục đích nấu để lấy nước ngọt nên mọi người chọn phần xương ống hoặc xương đùi là tốt nhất.

Thịt bò: Ưu tiên thịt thăn

Lựa chọn thịt bò nên ưu tiên thịt thăn vị sẽ ngon, ngọt nước hơn. Ảnh internet

Rau ăn kèm: Tùy sở thích của mỗi người. Bình thường rau ngải cứu, cải thảo, bắp cải, rau dền, rau muống… là những loại được người ăn lẩu ưa chuộng nhất.

Bún/ miến hoặc mì sợi

Tàu hũ trắng, tàu hũ vàng

Gia vị nêm nếm: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, sa tế…

Về liều lượng của nguyên liệu. Điều này phụ thuộc vào khẩu phần ăn. Nhà bạn có số lượng đông người hay ít người thì cứ mạnh dạn điều chỉnh tỷ lệ phù hợp.

2. Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon tuyệt cú mèo 2.1 Sơ chế, làm sạch nguyên liệu

Trước khi nấu, tất cả các nguyên liệu cần phải được sơ chế. Để tiết kiệm, rút gọn thời gian, bạn hãy lần lượt làm theo thứ tự sau:

Đối với thịt thăn cẩn thận rửa sạch dưới vòi nước. Cách nấu lẩu hột vịt lộn của các mẹ thông thường đều khử tanh bằng giấm. Thế nhưng nếu không có giấm thì thay thế bằng muối vẫn được. Sau đó cắt từng lát mỏng rồi mang ướp gia vị. Bao gồm: nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm. Thời gian ướp khoảng 15 phút là gia vị sẽ ngắm hoàn toàn vào thịt.

Chuẩn bị rau ăn lẩu. Ảnh internet

Về phần rau, cứ nhặt sạch rồi rửa qua với nước muối pha loãng. Nếu kỹ lưỡng, mọi người nên ngâm thêm với nước muối khoảng 5 phút – 10 phút để phòng ngừa các tác hại của phân thuốc (nếu có). Còn đối với những loại rau chắc chắn original thì chỉ cần 1 bước rửa qua nước là đủ.

Riêng nấm, cần cắt bỏ phần gốc. Rửa qua 4 – 5 lần nước sạch. Trường hợp dùng nấm khô, bạn nên cho vào nước ấm ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo.

2.2 Nấu nước lèo

Nước lèo hay còn gọi là nước dùng xương, chúng quyết định đến 90% kết quả của món ăn. Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon nhất là tái sử dụng nước luộc xương heo. Vì phần này có vị ngọt thanh tự nhiên từ xương ống, nên chỉ cần nêm nếm thêm 1 chút gia vị nữa thôi là chúng ta sẽ có một “kết tinh” đậm đà, chuẩn đầu bếp nhất.

Tận dụng nước luộc xương sẽ giúp nước lèo ngọt hơn. Ảnh internet

Một mẹo nhỏ khuyến khích các chị em nội trợ là nên dùng dừa tươi để luộc xương heo. Tổng hợp của quả ngọt tự nhiên và xương ống sẽ cho bạn một nồi nước lèo vô cùng xuất sắc.

2.3 Thưởng thức

Sau khi đã có nước lèo, nguyên liệu cũng đã rửa sạch đâu vào đấy. Việc cuối cùng chỉ là bắt lên bếp, chờ sôi và ăn trực tiếp bên bếp lửa.

Đầu tiên bạn cho nước lèo vào một chiếc nồi nhỏ gọn hơn, vừa vặn với bàn ăn. Bật bếp ga mini đợi sôi. Lần lượt đập trứng vịt lộn, đậu phụ, thịt bò, nấm thả vào lẩu. Đậy nắp và đợi nước sôi lần 2. Sau khi trứng vịt chín thì cho thêm rau vào. Xếp sẵn trong chén là bún. Và rồi chỉ việc múc nước lèo vào chén và thưởng thức.

Cho trứng vịt lộn vào nổi lẩu sôi và thưởng thức. Ảnh internet

Để rau không bị gục (chín héo) thì bạn cần vừa ăn, vừa quan tâm điều chỉnh mức độ lớn – nhỏ. Mỗi lần chỉ nên bỏ 1 nắm rau nhỏ. Sau khi ăn hết thì hãy cho thêm. Tránh việc bỏ quá nhiều một lúc làm tràn nồi mà rau không ăn kịp cũng dễ bị gục.

3. Lợi ích sức khỏe mà lẩu trứng vịt lộn mang lại

Một quả trứng vịt lộn bao gồm rất nhiều dưỡng chất như: lipit, photpho, calo, cholesterol, protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin C… Đây là cách nạp năng lượng nhanh, gọn, hiệu quả nhất. Chỉ cần biết cách nấu lẩu hột vịt lộn chiêu đãi, người đang mệt mỏi chỉ cần được trải nghiệm dù chỉ 1 quả cúng có thể nhanh chóng trở nên khỏe khoắn hơn.

Trong Đông y, trứng vịt lộn có thể giúp cơ thể dưỡng huyết, tu âm, ích trí.

Như vậy, có thể thấy trứng vịt lộn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe tốt.

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn. Ảnh internet

Khuyến khích ăn lẩu hột vịt lộn kèm với rau răm để tránh tình trạng đầy hơi, trướng bụng.

Không nên thưởng thức món này vào buổi tối.

Trẻ em và bà bầu không nên ăn nhiều, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cụ thể em bé từ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn ½ trứng/ ngày là đủ. Tần suất 1 tuần/ 1 lần. Các bé lớn hơn, từ 12 tuổi trở lên thì có thể ăn 1 – 2 trứng/ ngày. Đặc biệt bé dưới 5 tuổi không nên cho ăn món này.

Sau khi ăn hột vịt lộn không nên uống trà. Axit tannic nếu vô ý kết hợp với protein của trứng sẽ gây biến chứng khó tiêu dài ngày.

4. Lưu ý cần biết khi ăn lẩu hột vịt lộn

Sau khi đã thành thạo cách nấu lẩu hột vịt lộn, chị em nội trợ cần tìm hiểu thêm các lưu ý sau để kiến thức có thể bao quát.

Cách Nấu Cháo Hột Vịt Bắc Thảo Ngon Và Bổ Dưỡng

Với sự lạ miệng của món cháo hột vịt bắc thảo, một khi đã thưởng thức chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên mùi vị tuyệt vời mà món ăn này mang lại.

Cháo hột vịt bắc thảo bùi béo, thơm ngon, bổ dưỡng tuyệt vời. Cùng chế biến món ăn này cho cả gia đình thưởng thức trong những ngày mưa lạnh.

Món cháo hột vịt bắc thảo là món ăn khá phổ biến của người Trung Hoa, chất cháo tơi mịn kết hợp với mùi béo ngậy thơm ngon tuyệt vời của trứng bắc thảo sẽ mang đến một món ăn vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn cho gia đình bạn. Không tốn quá nhiều thời gian cho món ăn đơn giản này, bạn đã có thể mang đến cho người thân của mình tô cháo nóng hổi thơm ngon.

– 2 quả hột vịt bắc thảo (bạn có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng tạp hóa, chợ hay siêu thị)

– 150 gram gạo ngon, dẻo

– 2 lít nước

– 1,5 lít nước xương gà

– 80 gram thịt nạc: bạn có thể dùng thịt heo hoặc thịt bò, nhưng nếu sử dụng thịt bò cháo sẽ ngon, ngọt và thơm hơn

– Một ít ngò rí, hành lá, gừng

– Xì dầu, dầu ăn, dầu hào và các gia vị cần thiết khi chế biến

Các bước làm món cháo hột vịt bắc thảo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo các bạn mua về, ngâm trong khoảng 10 phút rồi đãi sạch, để ráo, sau đó trộn với một ít dầu ăn và 2 muỗng cà phê dầu hào.

– Hột vịt bắc thảo các bạn lột vỏ, sau đó dùng dao bổ muối cau

– Thịt nạc các bạn rửa sạch, cắt nhỏ rồi ướp với 1 muỗng cà phê xì dầu, 1/2 muỗng hạt nêm. Ướp trong khoảng 15 phút.

– Hành lá, ngò rí các bạn rửa sạch, thái nhỏ.

– Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái sợi.

Bước 2: Các bạn nấu 2 lít nước đến khi sôi thì cho gạo vào nấu với ngọn lửa vừa. Trong lúc nấu, các bạn chú ý dùng muôi khuấy đều lên cho gạo không bị dính đáy nồi. Khi gạo nở và cháo hơi đặc bạn cho 1,5 lít nước xương gà vào khuấy đều lên. Nếu muốn cháo hột vịt bắc thảo lỏng hơn bạn có thể cho thêm nước xương gà.

Chao hot vit bac thao bo duong, la mieng

Bước 3: Khi cháo sôi trở lại, bạn cho thịt heo vào, nấu cho chín.

Bước 4: Khi thịt heo chín mềm, bạn cho hột vịt bắc thảo vào khuấy đều, lúc này bạn cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi chờ sôi lại thì bạn tắt bếp.

Bước 5: Múc cháo ra tô, cho ngò rí và hành lá vào, rắc thêm vài sợi gừng thái sợi và tiêu lên trên.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món ăn thơm ngon bổ dưỡng này. Với món cháo hột vịt bắc thảo, bạn có thể ăn kèm với giá trụng, quẩy chiên… Tùy vào khẩu vị của người ăn mà có thể thêm kèm một chén nước mắm bên cạnh.

Lưu ý để nấu cháo trứng bắc thảo ngon hơn

– Không nên cho trứng bắc thảo vào quá sớm, vì sẽ làm mất màu và mất đi vị ngậy của trứng.

– Nên cho thịt tươi vào cháo sẽ ngon hơn, nếu không bạn có thể xào sơ thịt với một chút hành rồi cho vào cháo cũng không sao.

– Nước mắm nên cho vào nồi cháo khi chuẩn bị tắt bếp như vậy cháo sẽ có mùi thơm hơn.

Món cháo hột vịt bắc thảo này khá dễ nấu, lại có nhiều chất dinh dưỡng mà ăn lạ miệng. Khi ăn cháo, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi béo béo của trứng bắc thảo, vị ngọt của thịt bằm hòa quyện với vị cay thơm của gừng và tiêu nên cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể thưởng thức món cháo này.

Bạn hãy bổ sung món cháo hột vịt bắc thảo này vào thực đơn hàng ngày của gia đình để làm cho bữa ăn nhà bạn thêm phần phong phú, đa dạng và dinh dưỡng, hấp dẫn hơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu đơn giản, dễ nấu mà giá trị mang lại rất cao. Không tốn quá nhiều thời gian, chỉ cần những bước đơn giản là bạn đã có thể chế biến xong món cháo dinh dưỡng hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Cùng Danh Mục : Comments

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Lẩu Hột Vịt Lộn Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!