Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Khoai Mì được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khoai mì vốn xưa giờ được xem là món chống đối và trở thành người bạn gắn bó với bà con nông dân từ cái thời gian khó ngày xưa, để rồi bây giờ nó đi vào nếp sống nhà quê một phần bởi sự thân quen khó bỏ, và hơn hết nhờ vào vị ngon của những món ăn từ củ khoai mì nhà nghèo này: tô canh khoai mì, nêm lá gừng ăn vừa thơm vừa bùi dữ lắm; rồi còn khoai mì hấp nước cốt dừa; hay bánh tằm mì; bánh phồng khoai mì; bánh khoai mì nướng; rồi khoai mì còn được đem đi nấu thành món chè khoai mì ngũ sắc nữa chứ. Ôi thôi là đủ thứ món, mà món nào cũng ngon và khiến người ta phải lưu luyến.
Chuẩn bị cho nồi chè khoai
Khoai mì đào lên thì phải khéo léo lột vỏ ngoài đi, để lộ ra cái màu khoai trắng tươi, nhưng nhớ chú ý khoai phải được ngâm nước một đêm, rồi rửa sạch, thì mới đem nấu chè được.
Chè khoai mì để nấu thì kể ra thì cũng tốn công dữ lắm chứ hổng chơi đâu. Trước khi bắt tay vô nấu chúng ta phải đi kiếm màu sắc cho món ăn quê hương nữa chứ:
Đó là trái gấc nở gai, dậy màu cam sáng rỡ;
Là bụi lá dứa mọc tươi tốt ở góc sân, đem đâm ra, vắt lấy nước màu xanh mát mắt;
Hay mớ lá cẩm hái lẹ ở ngoài vườn, đem nấu trên bếp một hồi, sẽ động lại cái màu tím thương thương nhớ nhớ;
Rồi cái màu trắng nguyên sơ của khoai mì
Và màu vàng cam của đường cát hay đường thốt nốt thắng sôi
Chè khoai vo viên
Xong xuôi thì ra vườn kiếm trái dừa khô, đem nạo rồi vắt nước cốt dừa để riêng, vắt nước dão để riêng. Củ khoai đem rửa sạch lại phải hì hụi ngồi mài ra cho nhuyễn, hoặc mài thành sợi nhỏ nhỏ. Sau đó lại vắt phần khoai này cho thiệt hết nước, thêm một chút bột năng vừa đủ, đem nhồi cho đều, cho kĩ. Lấy xác khoai đã ráo, đem chia phần, trộn chung nước màu đã nấu sẵn, thì sẽ tới phần mà tụi con gái thích nhất đây, đó là vo từng viên khoai mì cho tròn, cho đẹp, rồi xếp vô mâm.
Cách nấu chè khoai mì dẻo thơm
Kế đó mới đem vô xửng mà hấp chính, cho viên khoai định dạng thì lại đem ra, lúc này từng viên khoai chính đều trông bóng lên và dậy màu sắc rất là rực rỡ và bắt mắt luôn đó.
Khoai hấp gần xong thì ở bếp bên kia, mẹ đã bắt nồi dão cốt dừa lên rồi, quấn thêm nắm lá dứa cho thơm, thêm chút đường cho ngọt lịm nữa, đợi sôi, mới nhẹ nhàng thả từng viên khoai mì đã hấp chính vô nấu chung, khi nồi nước sôi lên, từng viên khoai mì nổi bồng bềnh trong nồi nước, thì mới cho nước cốt dừa vô sau cùng, sôi lại là tắt bếp.
Nấu chè khoai mì dẻo thơm
Múc chè ra chén, và rắt thêm nhúm mè rang vàng nữa là hoàn thành món chè vừa ngon, lại vừa đẹp rồi.
Chè khoai mì ngũ sắc
Chè khoai mì ngũ sắc đúng với cái tên của nó, khi dọn ra chén nhỏ những viên chè có đủ 5 màu tươi mát cùng sát cánh bên nhau rạng rỡ khoe mình. Thêm vô đó là màu nước chè nấu bằng nước cốt dừa trắng tươi, điểm mấy hạt mè rang và hơn hết là một mùi thơm đặc biệt, đó là mùi thơm từ củ khoai mì của đồng ruộng quê hương, lại thêm mùi nước cốt dừa béo béo nữa.
Chè khoai mì ngũ sắc
Chè nấu xong là mẹ sẽ múc ra chén, dọn lên mâm, cúng ông bà về hưởng chút vị ngọt quê hương và chứng cho lòng thành kính của con cháu. Xong xuôi thì mới dọn ra để mọi người cùng thưởng thức.
Chè khoai mì dẻo thơm
Chè vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo, lại dẻo dẻo, dai dai, cắn viên nào là thấy ngon lành viên đó liền. Ngoài ra nó còn mang một hương vị ngon khác nữa, đó là cái hương vị của sự gắn kết, chia sẽ trong gia đình. Tía thì lụi hụi đi nhổ khoai, đi thọc dừa khô, má thì lui cui nào dừa và khoai mì, nấu nướng, còn tụi nhỏ thì đi hái lá cẩm, rồi vo viên chè cho đều, đẹp. Vậy đó, nồi chè nhỏ nhỏ, nhưng cả nhà cùng góp công, nên cũng đỡ phần cực nhọc. Mà hình như cũng nhờ vậy khi ăn chè cảm thấy ngon hơn rất nhiều so với đi mua ngoài hàng, ngoài chợ.
Chè củ sắn (chè khoai mì)
Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy người nông dân mình sao mà nhiều tài hoa quá đi hà, từ mấy thứ trái, thứ củ quanh nhà vậy chứ mà làm nên biết bao nhiêu món chè ngon ngọt. Giống như cái củ khoai mì bình dân hết mức vậy đó nha, mà làm nên món chè khoai mì ngũ sắc với màu sắc thật là đẹp đẽ, cái hương vị ngon ngọt, rồi vừa béo, vừa dẻo nữa.
Cách Nấu Chè Khoai Mì Viên 3 Màu Đơn Giản
Cách nấu chè khoai mì viên 3 màu đơn giản
Cách nấu chè khoai mì viên 3 màu đơn giản
Món chè khoai mì là một trong những món ăn của người miền nam với vị thơm béo của nước cốt dừa và sự dẻo dai của khoai mì; nay món ăn được điểm tô thêm phần bắt mắt bởi những viên khoai mì đã được nhuộm thêm màu sắc hấp dẫn từ những loại bột tạo màu từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.
Nguyên liệu
500g khoai mì( củ sắn)
200ml nước cốt dừa
200g đường
Bột năng
Bột lá cẩm tím
, bột lá nếp (lá dứa)
1 ống vani
Vừng rang hoặc lạc rang
Cách chế biến
Khoai mì tách bỏ vỏ, cắt khúc ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 giờ, vớt ra để ráo nước đem mài thành bột, bỏ phần lõi bên trong và những sợi khoai sơ. Dùng tay vắt kiệt nước. Đem cơm khoai mì trộn đều với 4 muỗng bột năng và 1 chút đường, đảo đều tay cho bột năng tan đều.
Bào lấy cơm khoai mì
Bột lá cẩm hòa cùng nước nóng già để ngâm 30 phút rồi lọc qua rây lấy phần nước cốt màu tím. Bột lá nếp hòa cùng nước lọc lấy phần nước cốt màu xanh.
Chia đều hỗn hợp cơm khoa mì thành 3 phần đều nhau, 1 phần trộn với nước bột lá cẩm tím, 1 phần trộn với nước bột lá nếp (lá dứa), 1 phần để nguyên. Trộn từng màu riêng biệt và để vào từng tô riêng
Đem vo viên phần hỗn hợp cơm khoai mì thành những viên nhỏ đều nhau tầm khoảng như viên trứng cút. Làm lần lượt cho đến khi hết.
Cho nước cốt dừa lên bếp nấu cùng với đường và nước lọc, khuấy đều tay cho đường tan. Nấu sôi nước cốt dừa thì thả từng viên cơm khoai mì vào nấu, nấu để khi thấy khoai mì nổi lên trên và hơi trong lại là đã chín.
Nấu chè khoai mì 3 màu
Hòa bột năng với nước khuấy cho tan bột rồi rót từ từ vào trong nồi chè đang nấu, khuấy đều tay đến khi nồi nước sôi lại, cho thêm hương vani vào nồi khuấy đều rồi tắt bếp.
Múc khoai mì ra bát, chan thêm nước cốt, rồi rắc thêm chút vừng rang hoặc lạc rang giã hơi dập lên phía trên rồi đem thưởng thức.
Lưu ý
Nên viên những viên khoai mì màu trắng trước để viên khoai mì màu trắng không bị lẫn màu, rồi mới viên đến khoai mì lá dứa và khoai mì lá cẩm.
Nếu bạn yêu thích hương vị của nhân đậu xanh thì nấu chín jđậu xanh đem xay nhuyễn cùng chút nước cốt dừa và chút đường, đem xào nhân đậu xanh cho dẻo lại thì vo viên tròn làm nhân bánh khoai mì.
Món chè khoai mì không nên ăn quá ngọt, lượng đường bạn nên gia giảm theo khẩu vị của gia đình
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM
11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội
Ms.Lan: 0963.274.216
Ms.Thúy: 0915.434.189
243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM
385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM
Ms.Phương: 0915.731.468
Ms.Hằng: 0984.845.724
, , , , ,
Cách Làm Chè Chuối Khoai Mì Ngon Nhất 2022
Hình dung về một vị ngọt thật Việt Nam, thật khác cái vị bơ sữa kem tươi ngọt ngọt béo ngậy của những chiếc bánh hay thức uống phương Tây, thì hẳn đó là vị ngọt lịm của mật chuối quyện hòa với nước cốt dừa béo ngậy, thấp thoáng mùi thơm duyên dáng của lá nếp.
Sự kết hợp dừa và chuối là nền tảng của cực kì nhiều món ngon, từ bánh tét chuối ngày Tết, chuối bọc nếp nướng ngày đông, đến kem chuối, bánh chuối hấp ngày hè.
Hôm nay, Thật là ngon xin giới thiệu công thức chè chuối dân dã mà vô cùng hấp dẫn, ai đã ăn một lần là không thể nào quên hương vị ngọt say như cái nắng miền Tây của nó.
Cách Làm Chè ChuốiChi tiết cách làm chè chuối
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các thao tác nấu chè chuối rất đơn giản, nhưng để có một nồi chè thật ngon, chúng mình cần lưu ý một chút khi lựa chọn và sơ chế nguyên liệu.
Trước hết, chúng mình nên sơ chế 400 g sắn (khoai mì) trước khi nấu chè vài tiếng. Bạn gọt vỏ, rửa sạch, ngâm củ trong nước lạnh tối thiểu 30 phút.
Bước này có tác dụng loại bỏ một phần độc tố có trong củ sắn, thủ phạm gây ra tình trạng “say sắn” – ngộ độc sắn.
Bạn cắt sắn thành từng khối cỡ 3 phân.
Sắn không phải thành phần bắt buộc, bạn có thể thay thế bằng khoai lang hoặc bỏ qua. Sắn nấu chè nên chọn loại dẻo, khi chín sắn chuyển màu trong, ăn sẽ bùi dẻo.
Tiếp đến 20 g bột báng và 20 g bột khoai chúng mình cũng ngâm nước lạnh ít nhất 30 phút cho tới vài tiếng. Ngâm bột trước để tẹo nữa đun bột nhanh chín hơn nha.
6 quả chuối, chúng mình chỉ cần gọt vỏ, tước chỉ, ngâm nước muối loãng 5 phút. Bước này giúp loại bỏ vị chát còn dư trên mặt chuối.
Chúng mình để chuối nguyên quả hoặc cắt đôi, cắt ba tùy thích. Món chè này được gọi là chuối chưng vì chuối cần có thời gian om nhỏ lửa để chuối thêm dẻo, vị chuối dừa hòa quyện. Nếu bạn cắt lát mỏng thì tuy thời gian đun được rút ngắn nhưng lại làm mất đi đặc trưng của món ăn.
Chúng mình nên chọn chuối sứ (chuối tây, chuối xiêm) chín tới vì nó có độ dẻo, ngọt thơm. Chuối chín quá nhanh rục, còn chuối xanh thì chát. Để có được miếng chuối vàng ươm đẹp mắt, chọn được chuối ngon là khâu quyết định.
Nếu muốn chuối lên màu hồng đẹp, chúng mình ngâm muối xong có thể đem chuối ướp đường+1 thìa canh rượu (gạo, nếp, rum) qua đêm, sên sơ trước khi nấu chè.
30 g lạc chúng mình rang chín, xát vỏ, giã dập.
5 cái lá nếp (lá dứa) chỉ cần rửa sạch, bó lại cho gọn là xong.
Bước 2: Cách Làm Chè Chuối – Nấu chè
Chúng mình đun một nồi nước. Khi nước sôi, mình thả bột báng và bột khoai vào, tới khi chúng nổi lên thì vớt ra. Phần nước còn lại đổ đi.
Nấu thẳng bột trong nồi chè mà không chần, chè của chúng mình sẽ có hậu chua.
Công thức chè chuối Thật là ngon giới thiệu sử dụng kết hợp nước dảo dừa và nước cốt dừa. Cùi dừa sau khi xay, ép lấy nước cốt nguyên chất gọi là nước cốt. Bã dừa hòa với nước, vắt lần hai, ba thu được nước dảo.
Bạn đun 900 ml nước dảo dừa tới khi ấm nóng thì thả sắn, chuối, bó lá nếp và một nhúm muối vào đun sôi, hạ lửa liu riu.
Sau khoảng 20 phút, chúng mình kiểm tra xem sắn đã chín chưa bằng cách lấy đũa xiên thử. Sắn chín, chúng mình cho bột khoai, bột báng, 150 g đường vào đun tới khi bột chín. Lượng đường có thể gia giảm tùy thuộc khẩu vị của bạn.
Bạn chú ý thao tác chần bột chỉ giúp loại bỏ vị hậu chua thôi. Hai loại bột này cần được đun 10-20 phút (tùy thuộc thời gian ngâm bột) mới chín dai dẻo không sượng, bột báng không còn lõi trắng. Bột năng phôi ra trong quá trình nấu bột khoai, bột báng tạo ra độ sánh ngon của chè chuối nữa đó.
Bột chín trong hoàn toàn, chúng mình vớt lá nếp bỏ đi.
Chúng mình nâng lửa lớn, cho nước cốt dừa vào đun tới khi vừa sôi lại thì tắt bếp để bát chè thật mướt, không bị tách béo nha.
Nếu không có lá nếp, đến bước này chúng mình cho va-ni vào thay thế nha (1 ống va-ni bột hoặc 1 thìa cà phê va ni nước hoặc 1 gói 8 g đường va-ni).
Nếu cảm thấy chè chưa đủ độ sánh, bạn pha 1 thìa canh bột năng (hoặc bột sắn dây, bột ngô (bắp), bột khoai tây) với 1 thìa canh nước, nhẹ nhàng xuống bột tới khi đạt độ sánh như ý nha. Chè chuối khi nguội sẽ càng đặc hơn lúc nóng đó.
Bước 3: Cách Làm Chè Chuối – Hoàn thành
Thơm nức hết cả mũi rồi, thưởng thức thôi!
Chè chuối đạt chuẩn phải có độ sánh vừa ăn, chuối dẻo, ngọt thơm, vàng ươm, sắn chín ngon không sượng, đượm vị cốt dừa. Bột khoai, bột báng chín dẻo dai. Nước chan thơm ngậy, mướt mát không bị tách béo. Vị ngọt vừa trơn tuột vào miệng, ăn mãi không chán, không có hậu chua, hậu chát.
Cách làm chè chuối dân dã mà siêu ngon, ăn mùa nào cũng hợp. Nó là món quà vặt, món tráng miệng chiều lòng thực khách đủ mọi lứa tuổi, cả khách Tây lẫn khách ta.
*Ảnh: Nguồn Internet
Cách Nấu Chè Chuối Khoai Lang
Món chè này còn được người dân Nam Bộ yêu mến đặt cho cái tên dân dã chè chuối chưng khoai lang. Nguyên liệu đơn giản, mộc mạc chỉ là những quả chuối sau vườn, trái dừa khô nơi góc bên và những củ khoai lang mới thu hoạch… nhưng lại mang đến một món chè ngọt ngào, béo ngậy. Ng Chè chuối khoai là món tráng miệng rất ngon và bổ dưỡng. Sự kết hợp giữa khoai lang ngọt bùi và chuối thơm lừng mang đến một món chè mới lạ, hấp dẫn.
Nguyên liệu nấu chè chuối khoai lang
– Chuối chín vàng: 4 quả. Lưu ý: để nấu chè ngon nhất thì bạn nên dùng chuối sứ.
– Nước cốt dừa: 400 – 500 ml
– Bột báng: 100 gr
– Khoai lang: 1 củ
– Đường vàng: ½ chén
– Đậu phộng rang: 100 gr
– Vani: 1 ống
– Một chút muối
Cách nấu chè chuối khoai lang
Bước 1: Cách mua chuối nấu chè
Bạn có thể mua chuối tây hoặc chuối ngự, chuối sứ để nấu chè nhưng chuối tây là thích hợp nhất, hơn nữa cũng dễ mua vì bán ở khắp mọi nơi. Khi mua chuối nấu chè, bạn chọn chuối vừa chín tới để món chè ngọt thơm. Nếu mua chuối chín kỹ khi nấu dễ bị nát, chuối chưa chín hẳn sẽ có vị hơi chát, khi nấu ăn không ngon. Chọn những trái có kích thước vừa phải.
Chuối hiện nay bán trên thị trường hầu hết đều là chuối ép chín, bạn nên mua chuối trong siêu thị hoặc những vựa trái cây uy tín để đảm bảo chất lượng. Nếu được thì hãy mua chuối chín vườn là ngon nhất.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
– Chuối sau khi mua về thì bạn để nguyên vỏ, bỏ vào nồi luộc với chút xíu muối, rồi mới vớt ra, lột vỏm, cắt miếng xéo cho đẹp mắt. Như vậy sẽ giúp giữ được hương vị và màu trắng đặc trưng của chuối. Bạn cho chuối vào tô và ướp với 2 muỗng canh đường trong khoảng 20 phút.
Hoặc nếu mua chuối đã chín nhiều, mềm ngọt thì bạn đem bóc vỏ, nếu chuối to thì thái miếng vừa ăn, chuối nhỏ có thể để cả quả. Ướp chuối với đường trong khoảng 15 phút.
– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, ngâm nước cho sạch phần nhựa bên ngoài, để ráo và cắt thành những miếng vuông vừa ăn, đem đi hấp chín. Tùy theo sở thích mà bạn có thể hấp cho khoai thiệt mềm hoặc vừa đủ để giữ lại độ giòn.
– Nước cốt dừa: Bạn có thể mua nước cốt dừa tại các cửa hàng tạp hóa, đại lý và siêu thị nhưng nếu có sẵn dừa tươi trong nhà hoặc muốn đảm bảo hơn thì có thể tự làm nước cốt dừa.
Bước 3. Nấu chè chuối khoai lang
– Cho khoảng 300 ml phần nước cốt dừa vào nồi với lượng nước tương đương, thêm chút xíu muối và nấu cho sôi lên. Nếu bạn muốn ăn ngọt, bạn có thể cho 1,5 muỗng đường vào. Khi nồi nước sôi, bạn cho chuối vào từ từ, đảo nhẹ rồi hạ lửa nhỏ nấu đến khi chuối chín mềm. Thời gian nấu khoảng 10 – 15 phút.
– Nước chè ngon nhất là không quá đặc cũng không quá loãng, có độ sánh vừa phải.
– Chuối chín đều, có độ dai nhẹ và không bị mềm bở. Nếu bạn không sử dụng chuối sứ thì trong công đoạn sơ chế, bạn nên ngâm chuối hơi lâu một chút trong nước muối để khử hoàn toàn vị chát.
– Với khoai lang: bạn có thể dùng cả khoai lang ruột vàng, khoai lang tím và khoai lang trắng để tạo nên màu sắc bắt mắt cho món chè.
– Khi luộc khoai, bạn có thể cho lá nếp vào để làm tăng hương thơm cho món chè
– Bạn có thể cho một ít bột năng khuấy với nước vào cùng công đoạn với cho chuối vào nồi để tạo độ sệt cho nước chè.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Khoai Mì trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!