Xu Hướng 3/2023 # Cách Nấu Bánh Đa Cua Tại Nhà Đậm Đà, Ngon Đúng Điệu # Top 11 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nấu Bánh Đa Cua Tại Nhà Đậm Đà, Ngon Đúng Điệu # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Bánh Đa Cua Tại Nhà Đậm Đà, Ngon Đúng Điệu được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bánh đa cua là món ăn đặc trưng và nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Một bát bánh đa cua ngon, thường mang những màu sắc rất hấp dẫn của gạch cua đồng, màu nâu của bánh đa, màu xanh thẫm của chả lá lốt, xanh tươi của hành lá.

Nguyên liệu nấu bánh đa cua:

– 500 gr cua đồng

– 200 gram sườn

– 200 gram thịt nạc

– Bánh đa đỏ: 300gr

– 3 quả cà chua

– Lá lốt

– Mộc nhĩ: 2-3 tai

– Hành tím: 2 củ

– Me: 3 quả

– Hành lá

– Rau mùi: 1 mớ

– Rau cần, rau muống, rau rút: mỗi loại một mớ

– Rau sống ăn kèm: giá đõ, xà lách, húng quế, rau mùi, hung quế, rau chuối

– Các loại gai vị thông thường: muối, nước mắm, đường, bột ngọt, dầu ăn,…

Cách làm bánh đa cua:

Bước 1: Sơ chế cua và sườn

– Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm.

– Dùng tăm đề khều gạch cua vào một bát nhỏ để riêng.

– Giã cua và lọc lấy nước.

Bước 2: Nấu nước dùng

– Đun phần phần nước đã lọc với cua. Chú ý: khi đun nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay để thịt cua nổi lên trên và không bị vỡ, vớt phần thịt cua nổi lên ra một cái bát, để riêng. Đổ phần nước cua với phần nước xương hầm.

– Cà chua thái nhỏ phi lên với một chút dầu ăn rồi cho toàn bộ số cà chua này vào nồi nước dùng. Việc này sẽ tạo hương vị chua nhẹ cho nước dùng cùng màu sắc bắt bắt mắt cho món ăn.

– Hành tím bóc vỏ, thái nhỏ cho ½ vào chảo phi thơm, thêm phần gạch đã được khều ra vào phi cùng. Đổ phần gạch cua phi hành vào nồi nước dùng.

– Nêm nếm sao cho nước dùng vừa ăn là được

Bước 3: Làm chả lá lốt

– Các bạn cần ngâm mộc nhĩ với nước ấm cho cho nở ra, rửa sạch cắt bỏ phần bẩn, rửa sạch băm nhỏ.

– Cho mộc nhĩ với thị xay, chỗ hành tím còn lại và ½ thìa café muối vào trộn đều.

– Rửa sạch lá lốt, để ráo.

– Sau đó, các Bạn gói chả, khi gói nên lưu ý để mặt lá có màu xanh thẫm làm mặt ngoài của miếng chả. Gói xong, đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho dầu nóng rồi thả chả vào gián, chả chín thì gắp ra đĩa.

– Bánh đa rửa sạch với nước, để ráo. Khi ăn thì các bạn nhúng qua nước nóng để làm mềm bánh đa.

– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, tráng bằng nước lọc.

– Rau muống, rau cần, rau rút nhặt, rửa sạch, để ráo cắt khúc.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

– Khi ăn, các bạn cho bánh đa vào bát, thêm chả lá lốt, trần rau cho lên trên, rắc hành mùi thái nhỏ, thêm một chút thịt cua vào bát, múc nước dùng vào bát và … thưởng thức thôi.

Một bát bánh đa cua đúng điệu sẽ khiến bạn thích mê ngay khi thử lần đầu tiên với cái dai dai của bánh đa, vị chua nhẹ của nước dùng và đặc biệt là mùi thơm ngậy của gạch cua đã được phi với hành. Hương vị này sẽ khiến các thành viên trong gia đình thích thú ngay.

Ngay tại Hà Nội không hề khó khăn để có tìm được một địa điểm thưởng thức bánh đa cua ngon. Bạn có thể ghé qua Nhà hàng Ngọc Mai Vàng – Lê Ngọc Hân để thưởng thức món ăn này cùng với rất nhiều món ăn đặc sắc khác.

Đến với Nhà hàng Ngọc Mai Vàng Bạn sẽ cảm thấy từ hương vị món ăn cho đến cách sắp đặt không gian thưởng thức món ăn đều rất hòa hợp, đúng chất.

Địa chỉ: Nhà hàng Ngọc Mai Vàng – Tầng 17 Ruby Plaza, 44 Lê Ngọc Hân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sương mai tổng hợp – PasGo.vn

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: huongtnonepas

Cách Nấu Bánh Đa Cua Hải Phòng Tại Nhà Ngon Chuẩn Vị

Bánh đa cua là món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố Hải Phòng, được làm từ sợi bánh đa, cua đồng và các nguyên liệu bình dân khác. Thế nhưng, hương vị đặc biệt của món ăn này đã làm thổn thức biết bao thế hệ các thực khách gần xa.

Có thể nói, bánh đa cua là một bản hòa tấu độc đáo của cả màu sắc và hương vị. Chỉ với cái nhìn đầu tiên, thực khách sẽ bị hút hồn ngay bởi thành phần nguyên liệu đa dạng với màu sắc vô cùng hấp dẫn, đó là bánh đa đỏ, gạch cua, sườn heo, chả cá, chả lá lốt, rau xanh, rau thơm…

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dai dai của sợi bánh đa hòa quyện với vị ngọt đậm đà của nước dùng được nấu từ cua và xương, ăn với chả lá lốt và các nguyên liệu khác ngon tuyệt, một hương vị rất riêng không thể lẫn.

Ngày nay, bánh đa cua đã có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Chỉ với 30.000 – 50.000đ bạn có thể thưởng thức ngay tô bánh đa nóng hổi, thơm lừng. Thế nhưng, ở mỗi nơi lại có sự biến đổi một chút so với hương vị gốc, vậy nên muốn thưởng thức bánh đa cua đúng vị cũng không hề dễ dàng.

Để đáp lại sự kỳ vọng của các bạn, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu bánh đa cua Hải Phòng đúng vị thơm ngon nhất. Với cách làm này, bạn có thể tự tay vào bếp để nấu bánh đa cua bất cứ lúc nào!

Sơ chế nguyên liệu

Sườn heo mua về đem rửa sạch với nước, nếu cần thiết có thể rửa thêm với nước muối cho sạch. Chặt sườn thành các miếng nhỏ vừa ăn. Bạn đun sôi một nồi nước rồi cho sườn vào luộc khoảng 1 – 2 phút, làm như vậy để loại bỏ các bọt bẩn trong sườn tiết ra. Tiếp đó, bạn vớt sườn ra rổ rồi rửa lại với nước lạnh.

Cua mua về cho vào nồi, đậy vung rồi xóc thật sạch. Để làm cua, bạn tách bỏ phần yếm và mai cua, chỉ lấy phần thân. Khều gạch cua ở mai ra một cái chén nhỏ, đổ vào nồi.

Bánh đa rửa sạch, ngâm nước lạnh khoảng 5 phút cho mềm rồi vớt ra rổ, để ráo nước.

Mỡ heo rửa sạch, thái hạt lựu.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau vừa.

Lá rốt rửa sạch, để thật ráo nước.

Rau muống nhặt sạch, bỏ bớt lá, ngắt khúc vừa ăn, đem rửa sạch rồi để ráo.

Rau nhút nhặt các cọng non, rửa sạch, để ráo.

Nấm mèo ngâm nước cho nở ra, cắt gốc, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.

Hành lá, rau ngò nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Chả cá cắt miếng vừa ăn sao cho thật đẹp mắt.

Nấu nước dùng bánh đa cua

Sườn heo sau khi luộc sơ và rửa sạch bạn cho vào nồi cùng với chút hạt nêm, nước nắm, bột ngọt, đổ thêm nước rồi bắc lên bếp hầm khoảng 1,5 tiếng để làm nước dùng bánh đa cua.

Lưu ý, bạn căn chỉnh lượng nước sao cho phù hợp với số người ăn trong gia đình. Khi hầm sườn heo, nếu thấy có bọt thì bạn hớt tiếp cho sạch, như vậy nước dùng mới trong và ngọt.

Lưu ý: Bạn nên sơ chế xương và bắc nồi nước dùng lên bếp nấu trước, trong khi nấu thì tiến hành chế biến các nguyên liệu còn lại để tiết kiệm thời gian.

Xay cua

Thân cua bạn cho vào máy xay, thêm chút muối tinh rồi bấm máy xay nhuyễn. Nếu không có máy xay, bạn có thể cho cua vào cối giã cũng được, tuy nhiên bước này sẽ hơi tốn thời gian.

Cho từng chút nước vào thịt cua xay rồi dùng tay bóp nhẹ, đợi một lát cho thịt cua nổi lên trên rồi lọc lấy nước cua bên trên, đổ vào một cái nồi khác.

Làm chả lá lốt ăn kèm

Bạn cho thịt heo xay, nấm mèo thái nhỏ, một ít hành lá thái nhỏ, ½ muỗng hạt nêm, bột ngọt và hạt tiêu xay vào tô, trộn đều để tạo thành hỗn hợp hòa quyện. Xúc từng chút hỗn hợp trên vào chiếc lá lốt, cuộn tròn lại để tạo thành những miếng chả nhỏ, dài. Dùng 1 cây tăm xiên ngang qua miếng chả để cố định lá lốt. Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu.

Sau khi làm xong chả lá lốt, bạn bắc chảo lên bếp rồi chiên chín chả.

Xào gạch cua

Cho mỡ heo thái nhỏ vào chảo, chiên đến khi nước mỡ tiết ra và tóp mỡ khô lại. Lúc đó, bạn cho hành tím thái mỏng vào phi thơm, đổ chén gạch cua vào xào để tạo màu rồi múc ra chén, để riêng.

Chần rau ăn kèm

Đun sôi một nồi nước, cho rau muống và rau rút vào nồi luộc chín tới, vớt rau ra và thả nhanh vào thau nước đá lạnh. Ngâm khoảng 10 phút để rau giòn và giữ được màu xanh đẹp mắt, sau đó vở ra rổ, để ráo.

Hoàn thiện nồi nước dùng

Bạn chắt lấy phần nước dùng nấu từ sườn heo sang một cái nồi khác, để riêng. Nếu thích ăn sườn heo thì vớt sườn vào cùng.

Bắc nồi nước lọc cua lên bếp, đun sôi liu riu với lửa nhỏ, khuấy nhẹ nhàng để gạch cua không bị cháy khét dưới đáy nồi. Khi gạch cua nổi lên mặt nước, bạn vớt gạch cua ra chén để tránh bị vỡ, nát, sau đó trút nước hầm xương và cà chua vào nồi. Đun sôi lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho gạch cua vào rồi tắt bếp.

Thành phẩm và thưởng thức

Trụng bánh đa vào nước sôi cho mềm, đổ ra tô. Bạn xếp sườn heo, chả cá, chả lá lốt lên trên, múc thêm chút nước gạch cua xào để tạo màu đẹp mắt, thêm hành, ngò, ớt tươi (nếu thích ăn cay) vào tô, chan nước dùng vào rồi ăn nóng.

Ăn kèm với các loại rau sống, chanh tươi, chuẩn bị thêm chén nước mắm ăn kèm.

Chắc hẳn với hương vị tuyệt vời của món bánh đa cua, bạn sẽ thưởng thức một lần rồi nhớ mãi. Học cách nấu bánh đa cua Hải Phòng, bạn sẽ có thêm một món ăn đặc sản để bổ sung vào thực đơn gia đình hay trổ tài vào các dịp cần thiết.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Cách chọn cua đồng ngon.

Bên cạnh việc mua cua tươi, còn sống thì có rất nhiều yếu tố quyết định đến độ thơm ngon của cua đồng. Bạn hãy tham khảo các mẹo sau đây để chọn được những con cua thơm ngon nhất:

+Lựa chọn thời điểm mua cua: Đầu tháng và cuối tháng là thời điểm cua ngon nhất, lúc này cua béo, chắc thịt, thịt thơm ngon. Giữa tháng cua lột vỏ nên gầy và ít thịt.

+ Mẹo chọn chua: Cua đồng thường có màu sáng đục (mai cua có màu sáng hơn một chút). Khi mua, bạn nên chọn những con cua di chuyển nhanh, càng khỏe và luôn chĩa lên trên, quan sát thấy mình cua mập, chân càng còn nguyên vẹn. Dùng tay ấn vào vỏ yếm thấy có bọt khí nổi lên là cua khỏe, còn tươi. Nếu phần yếm chắc, không bị lún là cua chắc thịt và ngược lại, phần yếm lún thì đó là cua ốp, ít thịt, thường bị khai và ăn không ngon.

Cách chọn sườn heo.

Sườn heo là nguyên liệu nấu nước dùng, đồng thời cũng được múc ăn kèm với bánh đa cua nên cần lựa chọn kỹ lưỡng.

Chọn miếng sườn có cả nạc lẫn mỡ, khi ăn thịt sẽ mềm và thơm, béo. Miếng sườn có xương dẹp và nhỏ sẽ ít xương, nhiều thịt. Chọn những miếng sườn tươi màu hồng nhạt, khi ấn tay vào thấy mặt sườn khô, độ đàn hồi tốt. Không nên mua sườn để lâu hoặc có mùi ôi, thiu, màu sắc lạ.

Mua bánh đa đỏ.

Bánh đa đỏ là nguyên liệu đặc trưng của Hải Phòng, được làm từ gạo theo công thức gia truyền của người Hải Phòng nên phải mua đúng gốc thì mới ngon. Bạn nên nhờ người quen mua ở Hải Phòng hoặc các địa chỉ uy tín để đảm bảo các yếu tố hấp dẫn về hương vị.

Cách Nấu Súp Cua Thơm Ngon Tại Nhà – Đậm Đà Hương Vị

 1. Lợi ích của việc ăn cua, ghẹ

Ăn các loại thịt này đã nhiều – Không biết bạn đã biết hết lợi ích của nó chưa?

Trong cua, ghẹ có thành phần dinh dưỡng rất cao, phù hợp với mọi người. Chúng có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, đa dạng: Protein, chất béo, chất khoáng cùng nhiều lại Vitamin khác đi cùng. Thế nhưng lượng protein có trong nó lại cao hơn một lượng lớn so với thịt heo hay cá. Tuy có lượng protein cao nhưng lại dễ tiêu hóa. Cụ thể, cứ 100g thịt cua sẽ bao gồm: 12,3 protid, 3,3g pipid, 5.040g canxi, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt. Trong cua ghẹ còn chứa một lượng lớn sắt, photpho, magie tốt cho sức khỏe.

Có một điều đặc biệt là hàm lượng thủy ngân có sẵn trong loại thịt này rất ít. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của người lớn và còn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nên các mẹ có thể nấu cho cả bé ăn mà không ngại ngần gì.

Có thể kể đến những lợi của chúng như:

Phòng và điều trị bệnh thiếu máu

Giảm lượng mỡ trong máu

Phát triển của não bộ và tim mạch

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý cân bằng lượng thịt khi ăn. Không ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn 1-2 con là đủ. Nếu ăn vượt mức cho phép sẽ gây ngộ độc, nhiễm khuẩn, khó tiêu,… Ngoài ra, những ai bị bệnh Gout, mẫn cảm với hải sản, bệnh về gan, về thận thì chắc chắn không được ăn, dù là một lượng nhỏ vì nó có thể để lại những hậu quả khó lường.

2. Cách nấu súp cua bổ dưỡng cho gia đình

2.1. Súp cua thẩm cẩm

Chuẩn bị nguyên liệu

Bao gồm 2 con cua tươi và có trọng lượng nấu đủ cho gia đình. Thêm 1kg xương ống, 10 quả trứng cứt, 200gram đậu Hà Lan và ngô tách hạt, tôm 100gram, nấm đông cô, ngò rí, 10 gram bột năng 2 quả trứng gà, 10gram bột năng, hành lá, cuối cùng là gia vị: hạt nêm, muối, dầu mè, hạt tiêu.

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương lợn phải được rửa sạch với nước lạnh và muối, giúp cho xương không tanh. Sau đó, luộc qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi. Tiếp đến là ninh xương để lấy nước dùng. Ở quá trình này, phải để lửa nhỏ, liu riu và phải thường xuyên hớt bọt nổi lên để giữ cho nước dùng trong nhất có thể. Vì nếu nước dùng trong thì súp mới đẹp mắt và hấp dẫn.

Đối với việc mua cua, bạn nên mua loại cua thịt ở phần mai và yếm cua. Sau đó, bạn hãy mang đi luộc chín. Khi cua đã hết nóng, bóc lấy thịt rồi cho ra một bát riêng. Trong trường hợp bạn quá bận, không có thời gian sơ chế thì hãy mua thịt cua lột sẵn có bán ở các siêu thị và khu chợ lớn. Hãy nhớ kiểm tra hạn sử dụng thật kĩ trước khi mua để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bước 2: Thực hiện nấu súp

Sau khoàng 45 phút hầm xương, bạn vớt ra, gạt lấy nước trong để nước súp có vị ngọt thanh chứ không quá đậm vị thịt. Bạn đun sôi lại nồi nước ninh xương một lần nữa rồi cho ngô, đậu hà lan vào. Nấu đến khi chúng mềm vừa phải. Động tác cuối cùng của bước này là cho thịt cua, tôm, nấm đông cô, trứng cút vào nồi rồi cho gia vị sao cho vựa vặn, đủ vị và hợp với khâu vị của gia đình mình. Bạn khấy đều rồi đậy nắp. Nhớ đợi cho súp sôi lần nữa thì hẵng vặn nhỏ lửa đi.

Bước 3: Kết thúc

Khi còn khoảng 7-10 phút cuối, đổ nước pha bột năng vào nồi một cách nhẹ nhàng, quậy đều cho đến khi bột năng chín. Sau đó, bạn đổ trứng vào và làm tương tự như trên để trứng chín và xuất hiện các sợi trứng nhỏ đẹp mắt. Đun nhỏ lửa một chút rồi tắt bếp.

Một tip nho nhỏ là hãy ăn súp khi còn nóng để không bị tanh nha.

2.2. Cách nấu súp cua cho bé

2.3. Dành cho các bé ăn dặm

Nguyên liệu

Các thao tác cần thực hiện

Chắc chắn việc chuẩn bị sơ chế cua là quan trọng nhất vì đó là thành phần chính của món ăn. Mua cua về hãy làm sạch như cách thông thường là bỏ phần thân và phần đầu. Tiếp đó, trần tôm qua nước sôi và nhớ cho 1 thìa muối nhỏ. Tiếp đó, khi đã luộc chín, gỡ lấy phần thịt cua và xay nhỏ để bé ăn cho dễ. Đặc biệt, khi đi chợ, mẹ nên chọn những con còn sống, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh trường hợp con bị ngộ độc.

Chuyển tiếp sang chế biến cà rốt – một loại rau rủ mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Đương nhiên sẽ phải làm sạch rồi đi xắt sợi, thái nhỏ vì chúng ta đang làm súp ăn dặm.

Chỉ cần bỏ thêm một chút thời gian rảnh rỗi của mình, các mẹ đã có ngay tô súp cua nóng hổi cho các bé thưởng thức. Bé sẽ cảm thấy cực thích thú và tò mò khi bắt đầu làm quen với một món ăn hoàn toàn mới mà trước kia chưa từng thử. Những món ăn tự nấu cũng chính là cách các mẹ thể hiện tình yêu thương vô bờ bến, sự quan tâm của mình đên các con.

Cách Nấu Bánh Canh Cua Ngon, Nước Dùng Đậm Đà Đổi Vị Cuối Tuần

Cách nấu bánh canh cua thật ra không tốn quá nhiều thời gian nếu bạn nắm rõ nguyên liệu cần mua và công thức chế biến. Đây là món ăn ngon giàu dinh dưỡng thế nên rất thích hợp để thay đổi khẩu phần bữa ăn trong gia đình bạn. Vị nước dùng đậm đà, thịt cua tươi ngon cùng sợi bánh canh dai dai sẽ khiến bạn càng ăn càng ngon miệng hơn

1. Hướng dẫn cách nấu bánh canh cua đồng

1.1. Nguyên liệu

1 kg bánh canh bột gạo

500 gram xương ống

200 gram tôm

2 con cua đồng loại lớn

Vài tép tỏi, hành tím

3 quả cà chua

Rau ngò, hùng quế, hành lá

Gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, đường, nước mắm

1.2. Hướng dẫn cách nấu bánh canh cua đồng

Bước 1: Sơ chế cua đồng và các nguyên liệu

Cua đồng chọn những con còn sống, mua về rửa sạch với nước, bẻ càng cua để riêng, còn mai bóc vỏ.

Kế đến dùng tăm khều phần gạch ở mai (nếu có) và cắt cua thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Tôm cắt đầu, đuôi, bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng, rửa sạch và để ráo nước.

Bánh canh luộc qua nước nóng, sau đó đem xả lại nước lạnh và để ráo.

Hành tím, tỏi thì bóc vỏ và băm nhuyễn.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Bước 2: Xào chín tôm, cua đồng và nấu nước dùng ăn với bánh canh

Đặt chảo dầu lên bếp, phi hành tím và tỏi thật thơm, sau đó cho cua và tôm vào xào chín. Cho một ít nước mắm, bột ngọt và đường để thịt tôm đậm đà hơn. Tiếp đến cho cà chua vào xào chín cùng tôm cua.

Xương ống chặt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, sau đó rửa sạch với nước và trần qua nước sôi cho bớt mùi hôi. Đặt nồi lên bếp, cho vào 2,5 lít nước cùng xương, vặn lửa nhỏ và hầm khoảng 2 giờ. Trong thời gian hầm, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt nổi lên trên.

Khi đã qua 2 giờ hầm và xương bắt đầu mềm thì bạn cho hỗn hợp tôm cua vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cho bánh canh vào tô, chan nước dùng lên, sau đó rắc ít tiêu, hành lá cắt nhuyễn và hùng quế. Như vậy, bạn đã có được tô bánh canh cua đậm đà hương vị.

2. Cách nấu bánh canh cua giò heo

2.1. Nguyên liệu

400 gram giò heo

500 gram cua đồng

1 kg bánh canh bột gạo

2 quả cà chua

1 muỗng canh dầu hạt điều

Hành lá, rau mùi, rau sống ăn kèm

Hành khô

Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn

2.2. Hướng dẫn cách nấu bánh canh cua giò heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua đồng sau khi mua về, rửa sạch, xốc với muối để cua nhả bớt bùn. Sau đó xả sạch lại với nước. Tiếp đến, bạn tách mai cua ra, dùng tăm khều hết phần gạch ra chén nhỏ. Còn phần thân đem đi giã nhuyễn, lọc qua rây nhiều lần để lấy hết thịt.

Giò heo mua về cạo sạch lông, chặt khúc, rửa sạch sau đó trần sơ qua nước sôi để loại bỏ bớt mùi hôi.

Kế đến bạn đặt một nồi mới lên bếp, khoảng 500 ml nước, cho giò heo vào và hầm khoảng 30 phút.

Cà chua rửa sạch, để ráo nước, bổ múi cau.

Hành lá cắt nhuyễn. Rau sống rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Nấu nước lèo bánh canh cua giò heo

Bắc chảo lên bếp, cho hành tím băm nhuyễn vào và phi thật thơm, cho cà chua cùng với 1 muỗng canh dầu hạt điều vào.

Kế đến bạn cho phần nước lọc thịt cua lên bếp, đun khoảng 2 đến 3 phút. Nhớ khuấy đều tay để phần thịt cua nổi lên trên. Sau đó bạn vớt thịt cua đã đóng thành từng bánh nhỏ ra đĩa riêng.

Cũng trong nồi nước lọc thịt cua, bạn đổ nước hầm giò heo và hỗn hợp cà chua xào vào. Nếu thấy nước dùng ít bạn có thể châm thêm nước sôi để nguội, nêm nếm gia vị vừa ăn, đợi nước dùng sôi lại thì tắt bếp.

Cho bánh canh ra tô, xếp giò heo, gạch cua vào. Sau đó chan nước dùng vừa đủ, rắc thêm chút tiêu, hành lá, rau mùi lên trên. Nếu bạn ăn cay có thể thêm chút ớt để món ăn ngon miệng hơn.

3. Hướng dẫn cách nấu bánh canh cua biển

3.1. Nguyên liệu

2 con cua biển

200 gram nấm rơm

Thịt chân giò

1 kg bánh canh bột gạo

Xương lợn

Trứng cút

Hành lá, rau thơm

Gia vị: muối, hành, tiêu, mắm, dầu ăn, dầu điều

3.2. Hướng dẫn cách nấu bánh canh cua biển

Bước 1: Sơ chế cua biển và các nguyên liệu

Cua biển mua về, rửa sạch, cho vào nồi hấp chín, để nguội là tách lấy phần gạch, thịt cua.

Thịt chân giò luộc chín, sau đó thái thành những khoanh tròn vừa ăn.

Xương lợn rửa sạch, chặt khúc và đem trần qua nước sôi.

Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

Nấm rơm rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo và bổ đôi.

Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.

Bước 2: Cách nấu nước dùng bánh canh cua và thưởng thức

Đặt chảo dầu lên bếp, phi hành thật thơm và cho thịt cua cùng một ít gia vị vào xào chín.

Chuẩn bị một nồi nước sôi để nguội khoảng 2 lít, cho xương vào và ninh khoảng 2 giờ. Sau đó cho nấm rơm và dầu điều vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đợi nước dùng sôi lại thì tắt bếp.

Cho bánh canh vào tô, xếp thịt chân giò, thịt cua, trứng cút lên trên. Chan nước dùng về thêm thắt chút hành lá, rau mùi, hạt tiêu để món ăn thơm và hấp dẫn hơn.

4. Cách nấu bánh canh cua chay

4.1. Nguyên liệu

1,5 kg bột bánh canh làm sẵn

200 gram cà rốt

500 gram củ sắn

1 củ cải mặn

200 gram chả quế, chả lụa chay

500 gram nấm bào ngư

200 gram nấm rơm

200 gram cua chay chế biến sẵn hoặc tàu hủ ki

30 gram nấm đông cô

Bột năng

Ngò rí, ngò gai

Gia vị: muối, bột ngọt, hạt tiêu, dầu hạt điều

4.2. Hướng dẫn cách nấu bánh cua chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cà rốt mang đi gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc tỉa hoa.

Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước và bổ đôi. Nấm bào ngư dùng tay xé thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Củ sắn và củ cải mặn đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

Chả quế, chả lụa cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Tàu hủ ky non cũng cắt theo kiểu hình vuông nhỏ.

Bánh canh trụng qua với nước sôi, xả lại nước lạnh và để ráo.

Bước 2: Rán chín nguyên liệu và nấu nước dùng

Tất cả các nguyên liệu vừa được sơ chế: cà rốt, nấm rơm, nấm bào ngư, chả quế, chả lụa, tàu hủ ky bạn đều đem đi rán chín. Lưu ý rán riêng từng loại.

Chuẩn bị một nồi nước sôi để nguội khoảng 2 lít. Cho củ sắn và củ đậu vào hầm để nước dùng ngọt hơn.

Sau đó vớt phần xác củ ra ngoài, cho nấm đông cô, nấm rơm, dầu hạt điều, một ít bột năng vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cho một lượng bánh canh vừa phải vào tô, sau đó xếp tất cả các nguyên liệu đã sơ chế chín vào, chan nước dùng ngập bánh canh. Thêm thắt chút ngò gai và tiêu xay nhuyễn. Mặc dù là món chay ngon nhưng màu sắc và hương vị lại chẳng hề kém cạnh như nhiều loại bánh canh thịt khác.

5. Cách làm bánh canh cua bột lọc

5.1. Nguyên liệu

500 gram bột lọc hoặc bột năng khô

400 gram sườn non

500 gram cua

Huyết lợn

Hành lá, hành khô, rau mùi, dầu điều

Gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm

5.2. Hướng dẫn cách làm bánh canh cua bột lọc

Bước 1: Cách làm sợi bánh canh bột lọc

Đổ bột ra mâm, khoét một lỗ trũng ở giữa và cho nước nóng vào, dùng muỗng xúc bột ở rìa mép vào lỗ trũng.

Chờ bột đỡ nóng thì bắt đầu dùng tay nhồi thật đều. Nếu khô thì châm thêm miếng nước nóng, ngược lại quá nhão thì cho thêm bột. Nhồi đều tay đên khi bột trở thành một khối mịn, đập nhẹ không còn dính tay.

Tiếp đến, bạn cán mỏng và cắt chúng thành từng sợi nhỏ vừa có đội dài tùy thích. Mẹo để những sợi bánh canh không dính vào nhau là khi cắt bạn rắc thêm ít bột năng hoặc bột lọc khô.

Bắc một nồi nước lạnh lên bếp, đợi sôi thì cho bánh canh vào. Bạn dùng đũa đảo nhẹ, khi sợi bánh chuyển sang màu trong thì tắt bếp, cho bánh canh ra rổ, xả lại nước lạnh và để ráo.

Bước 2: Sơ chế cua và nguyên liệu khác

Cua mua về, rửa sạch, hấp chín, tách vỏ và lấy thịt, gạch cua ra để riêng.

Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu điều vào, đợi nóng thì trút thịt cua và gạch cua vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp, cho ra đĩa sạch.

Huyết rửa sạch, luộc sơ với nước sôi, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 3: Nấu nước dùng bánh canh cua và trình bày món ăn

Sườn non rửa sạch, ngâm với nước muỗi loãng để loại bỏ bớt mùi hôi. Sau đó cho vào nồi nước sôi để nguội khoảng 2 lít và hầm khoảng 1 đến 1,5 giờ.

Phi hành thật thơm và cho vào nồi nước dùng cùng với huyết, một ít bột năng, sau đó nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

6. Hướng dẫn cách nấu bánh canh chả cua

6.1. Nguyên liệu

2 con cua

500 gram xương heo

100 gram giò sống (Xem cách làm giò sống dai ngon tại nhà)

500 gram bánh canh

Trứng gà

Ngò rí, ớt, hành tím, hành lá

Gia vị: muối, tiêu, đường, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt

6.2. Hướng dẫn cách nấu bánh canh chả cua

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cua làm sạch, hấp chín sau đó tách lấy phần thịt và gạch.

Xương chặt nhỏ, rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng cho bớt mùi hôi. Sau đó vớt ra để ráo.

Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.

Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhuyễn.

Bước 2: Làm chả cua

Chuẩn bị một tô lớn, cho thịt cua và giò sống vào, thêm chút dầu ăn, hành tím, hành lá, tiêu, đường, nước mắm trộn đều. Sau đó vo thành những viên nhỏ tròn.

Trứng gà tách lấy lòng đỏ, đánh tan sau đó cho viên cua vào nhúng sơ.

Bước 3: Nấu nước dùng

Cho xương vào nồi nước lạnh và bắt đầu hầm trong khoảng 2 giờ.

Đem gạch cua xào qua dầu ăn rồi trút vào nồi nước hầm xương. Sau đó thả viên chả cua vào. Nêm nêm gia vị vừa ăn, đợi nước dùng sôi lại thì tắt bếp.

Cho bánh canh ra tô, chan nước dùng, thêm ít tiêu, hành lá và ngò cắt nhuyễn vào.

7. Hướng dẫn cách làm bánh canh cua tôm

7.1. Nguyên liệu

1 kg bánh canh

300 gram xương

150 gram thịt lợn xay

100 gram cua đã gỡ thịt

200 gram tôm

2 củ hành tím

Bột năng

Hành lá, ngò

Gia vị: hạt nêm, ớt, tiêu, nước màu điều, viên gia vị bánh canh

7.2. Hướng dẫn cách nấu bánh canh tôm cua

Bước 1: Đem thịt xay và thịt cua vào tẩm ướp gia vị khoảng 10 phút. Tôm thì cắt đầu, đuôi, rút chỉ đen trên lưng và rửa sạch.

Bước 2: Xương lợn chặt khúc, rửa sạch và trần sơ qua nước nóng. Sau đó cho vào nồi ninh cùng 2 củ hành tím đập dập. Trong thời gian ninh, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt nổi. Nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm khoảng 1,5 giờ để xương nhừ. Thời gian nước dùng sôi, bạn đem nhúng tôm vào, vừa chín thì vớt ra. Để nước dùng đặc biệt hơn, bạn có thể thêm vào một muỗng cà phê bột năng.

Bước 3: Phi hành tím, sau đó cho thịt và cua vào xào chín, thêm một muỗng dầu điều cho thịt có màu đẹp hơn.

Bước 4: Cho bánh canh vào tô, xếp thịt bằm, cua, tôm và hành ngò, chan nước dùng vào. Như vậy bạn đã có được một tô bánh canh cua tôm thật ngon miệng.

8. Ăn cua có tốt cho sức khỏe không?

Cua được biết đến là một trong những loài hải sản được nhiều người yêu thích. Không chỉ có nhiều cách chế biến khiến món ăn đa dạng mà thịt cua còn có rất nhiều giá trị dinh dưỡng.

Nguồn axit béo omega 3 tự nhiên có trong cua giúp giảm chứng lo âu, trầm cảm và rất tốt cho não bộ.

Thịt cua chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B cùng các loại khoáng chất như sắt, kali, canxi,…Nhờ đó, giúp ích cho sự phát triển toàn diện hệ thống miễn dịch của bé.

Theo Đông Y, cua biển còn có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới bởi thịt cua mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ư, giảm đau, bổ xương tủy,…

Mỹ Lệ tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Bánh Đa Cua Tại Nhà Đậm Đà, Ngon Đúng Điệu trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!