Bạn đang xem bài viết Cách Làm Gà Roti Ngon Đơn Giản Cho Cả Gia Đình được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà roti có nhiều cách thức chế biến khác nhau, từ vị mật ong, nước dừa cho đến ngũ vị hương. Tất cả nguyên liệu hòa quyện sẽ giúp món gà trở nên thơm ngon vô cùng hấp dẫn. Bếp Eva sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách làm gà roti đơn giản và ngon miệng nhất.
1. Cách làm gà roti nước dừa, mật ong ngon ngất ngâyNguyên liệu làm gà rô ti
– Thịt gà: 600g (phần đùi)
– Nước dừa tươi: 500ml
– Mật ong: 10ml
– Tỏi: 4-5 tép băm nhuyễn
– Hành tím: 2-3 củ băm nhuyễn
– Gia vị: Nước tương, hạt nêm, ớt bột, dầu hào, dầu ăn, muối, đường,…
Một số nguyên liệu cần cho món gà rô ti
Cách làm gà roti nước dừa, mật ong ngon
Bước 1: Sơ chế và tẩm ướp thịt gà
– Đùi gà mua về đem xát muối và gừng để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch với nước và để cho ráo.
– Dùng dao khía vài đường trên đùi gà rồi tiến hành tẩm ướp cùng với các gia vị theo tỷ lệ: 5 thìa nước tương, tỏi băm, hành tím băm, 2 thìa đường, ½ thìa muối, 1 thìa mì chính, 1 thìa ớt bột.
– Để thịt gà trong vòng 20 phút cho ngấm hết các gia vị cần thiết.
Đem thịt gà đi tẩm ướp gia vị
Bước 2: Làm Roti gà nước dừa, mật ong
– Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và để lửa vừa. Khi dầu nóng bạn cho thịt gà vào áp chảo khoảng 10-15 phút. Chú ý trở các mặt cho thịt chín đều và không bị cháy.
Thịt gà được áp chảo để chín vàng các mặt
– Khi thịt gà vàng đều và hơi xém, tiến hành đổ nước dừa tươi vào cho xâm xấp mặt thịt. Kế đến cho mật ong vào thịt rồi đậy vung lại đun sôi cho cạn nước.
– Đến khi nước bắt đầu sệt lại, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cho nước dừa vào thịt gà để đun sôi
Bước 3: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức
– Gắp các miếng đùi gà ra bát hoặc đĩa, trang trí thêm các loại rau ăn kèm ở xung quanh rồi đổ phần nước sốt đặc sệt ở trong chảo lên thịt gà.
Món thịt gà roti nước dừa mật ong sau khi hoàn thành
2. Cách làm gà rôti ngũ vị hương thơm ngon khó cưỡngNguyên liệu làm gà rô ti ngũ vị hương
– Đùi gà: 1kg
– Nước dừa: 500ml
– Ngũ vị hương: 1 gói
– Tỏi: vài tép
– Gừng: 1 củ
– Hành tím: 4-5 củ
– Các gia vị: Muối, tiêu, đường, nước tương, dầu hào, dầu ăn, hạt nêm,…
Các Nguyên liệu làm gà rô ti ngũ vị hương
Cách làm gà roti ngũ vị hương
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Xát muối và gừng vào đùi gà để làm sạch và khử mùi tanh. Sau đó rửa sạch với nước rồi để cho ráo.
– Tỏi, hành tím bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
– Ướp đùi gà cùng với 1 thìa ngũ vị hương, 2 thìa tỏi hành băm, ½ thìa muối, 2 thìa đường, 4 thìa nước tương. Trộn đều và để gà trong khoảng 20 phút cho ngấm hết gia vị.
Tẩm ướp thịt gà với các gia vị cần thiết
– Pha nước sốt vào một cái bát theo tỷ lệ: 1 muỗng canh dầu hào, 2 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 muỗng canh nước tương. Khuấy đều để hòa tan các gia vị làm nước sốt.
Công đoạn pha nước sốt gà roti
Bước 3: Chế biến gà roti ngũ vị hương
– Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn và tiến hành áp chảo gà để cho các mặt được chín vàng đều và không bị cháy. Sau khi đùi gà vàng đều thì gắp ra.
Áp chảo đùi gà để các mặt được vàng đều
– Vẫn cái chảo đó, bạn cho hành tỏi băm còn lại vào phi lên cho thơm rồi sau đó đổ phần nước sốt đã pha ở trên vào đảo đều.
– Cho đùi gà vào chảo trở lại và đảo đều cho ngấm đều nước sốt gia vị. Kế đến cho nước dừa vào rồi đun gà với lửa nhỏ trong vòng 30 phút.
– Thường xuyên lật gà cho chín đều, đến khi nước trong chảo sệt lại thì tắt bếp.
– Vớt đùi gà ra đĩa, trang trí thêm ít rau vào cho đẹp mắt rồi sau đó tưới từ từ phần nước sốt trong chảo lên đùi gà để khiến gà có màu vàng đẹp mắt và hương thơm hấp dẫn.
– Với món gà roti ngũ vị hương, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc với bánh mì tùy chọn.
Món gà roti ngũ vị hương trông thật hấp dẫn sau khi hoàn thành
Lưu ý khi làm món gà roti– Đùi gà mua về cần có màu sắc hồng, tươi sáng, có độ đàn hồi tốt khi dùng tay ấn vào.
– Da của thịt gà cần căng mịn, có màu vàng nhạt đều xung quanh. Không chọn những loại đùi có da màu trắng hoặc hơi sạm đen, trên da có vết bầm tím hoặc các vết rách khác.
– Thịt gà roti chuẩn là phải có màu vàng nâu bóng bẩy đẹp mắt.
– Nên cắt phần đùi gà ra thành nhiều miếng nhỏ để cho thịt chín đều, tránh những chỗ thịt gần xương chưa kịp chín.
Nguồn: http://khampha.vn/bep/cach-nau-ga-ro-ti-mem-thom-c39a250169.html
2 Cách Nấu Miến Gà Đơn Giản, Ngon Cho Bữa Sáng Gia Đình
Món miến gà bắt mắt không dầu mỡ ăn thanh nhẹ và ngon miệng luôn là ưu tiên hàng đầu khi các mẹ suy nghĩ món ăn cho cả nhà.
Cách 1 Nguyên liệu nấu miến gà
Miến dong: 200 gram.
Gà ta: 500 gram.
Măng khô: 100 gram.
Rau răm: 1 mớ nhỏ
Rau gia vị khác: hành lá, hành củ, hành tây
Gia vị cần có: mì chính, nước mắm, hạt nêm, rượu trắng (1 chén nhỏ)
Cách nấu miến gà ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt gà: Rửa sạch thịt gà với một chút rượu trắng sau đó rửa sạch lại bằng nước. Tiếp đến, bạn cho gà vào nồi luộc cùng với khoảng 1,5 lít nước. Trong quá trình luộc, vớt bọt để nước luộc gà được trong.
Gà luộc chín, bạn vớt thịt gà ra và nhúng vào tô nước lọc lạnh cho thịt gà săn và trắng. Thịt nguội, bạn lọc lấy thịt và cho xương vào tiếp tục ninh trong nồi nước luộc gà. Phần thịt gà đã lọc, bạn xé sợi hoặc thái nhỏ.
Măng khô: Rửa sạch bẹ măng để loại bỏ phấn trắng, bụi bẩn. Tiếp theo, bạn cho măng vào ngâm khoảng 1 tiếng với nước vo gạo cho sạch. Hết thời gian ngâm, bạn đem măng đi rửa thêm một lần nữa cho sạch hơn.
Cho phần măng đã rửa vào nồi và đổ nước ngập măng. Luộc măng trong khoảng 15 phút cho măng mềm rồi vớt ra rửa lại với nước lạnh lần nữa. Xé nhỏ sợi măng.
Hành, răm: Nhặt và rửa sạch sau đó thái nhỏ.
Hành tây: Rửa sạch, bóc vỏ và bổ múi cau nhỏ.
Miến dong: Cho vào ngâm trong nước ấm tới khi mềm thì cắt đoạn vừa ăn. Rửa sạch và để miến ráo nước.
Bước 2: Nấu miến gà
Phi thơm hành mỡ sau đó đổ măng vào xào săn. Nêm gia vị vào măng khô cho vừa rồi trút phần nước luộc gà vào nồi măng. Ninh măng trong khoảng 15 phút cho măng mềm. Cuối cùng, bạn thả phần hành tây đã bổ rồi đun sôi trở lại.
Trong quá trình đợi ninh măng, bạn xếp miến vào bát rồi xếp lần lượt thịt gà, hành tươi, rau răm lên trên. Măng ninh xong, bạn vớt tiếp măng xếp lên trên cùng rồi chế nước dùng vào. Trộn đều và thưởng thức.
Cách 2: Nguyên liệu:
– 1 con gà ta loại ngon
– 1 củ gừng
– 2-3 củ hành hương (hành khô)
– Rau thơm: hành lá, rau mùi ta, rau răm
– Chanh tươi, ớt tươi, tương ớt, dấm
– Nước mắm, muối hoặc bột gia vị
– Miến dong
+ Hành, mùi, rau răm rửa sạch, hành thái khoanh tròn phần màu xanh, phần màu trắng chẻ sợi nhỏ. Mùi, rau răm thái nhỏ.
+ Ngâm miến trong nước ấm cho mềm, hoặc luộc theo chỉ dẫn trên bao gói. Cắt sợi miến cho vừa ăn.
+ Rau mùi, gừng, hành tây rửa sạch để ráo.
1. Gà làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa ngập. Vặn lửa to đun sôi. Sau khi nước sôi thì hạ lửa vừa và hớt sạch bọt trong nồi. Đậy vung luộc khoảng 15-20 phút, tùy độ dày của thịt gà. Đến khi dùng đũa hay nĩa xiên thử thấy có nước màu hơi hồng chảy ra thì tắt bếp. Đậy vung để cho thịt gà chín hẳn.
2. Lọc lấy thịt gà, rồi thái thành các miếng vừa ăn (lưu ý thái sao cho miếng thịt có cả da lẫn thịt, khi bày lên bát sẽ đẹp hơn).
3. Thịt gà có thể trộn với ít muối hoặc bột nêm & lá chanh thái nhỏ. Phần xương gà cho lại vào nồi. Các phần cổ cánh, chân cũng cho vào nồi luôn.
4. Hành, gừng và hành tây nướng trên bếp đến khi chín thơm. Nên nướng ở lửa vừa để hành gừng chín bên trong mà vỏ không bị cháy bên ngoài. Cạo sạch vỏ rồi rửa lại cho sạch. Thả vào nồi.
5. Thêm nước vừa ăn. Đợi nước sôi thì hớt sạch bọt nếu có. Nêm nếm gia vị (dùng muối hoặc bột nêm, không dùng nước mắm vì có thể sẽ làm chua nước). Ninh thêm 30-40 phút đến khi nước ngọt (không nên ninh lâu quá, sẽ làm xương gà bị bở ra).
6. Tráng bát ăn miến qua nước sôi. Trần lại miến trong nước dùng (đang sôi) rồi xếp vào bát cùng thịt gà, hành, mùi, răm. Chan nước dùng (đang sôi sùng sục trong nồi). Dùng nóng với chanh tươi (hoặc dấm) và ớt.
Cách Làm 3 Loại Bánh Mì Kẹp Đơn Giản Tại Nhà Cho Cả Gia Đình
Chuẩn bị nguyên liệu
Sốt cho bánh mì:
➣ 1 thìa canh =1 tablespoon (viết tắt là tbsp hay tbs.)= 15ml
➣ 1 thìa cà phê= 1 teaspoon (tsp.) = 5ml
Bước 1 : Thịt bò và thịt heo xay trộn đều ướp 1/5 tsp tiêu, 1 tsp sả băm, tỏi ớt băm, 1 tsp nước tương, 1 tsp dầu hào, 1tsp dầu ăn, 1 tbsp đường thốt nốt, 1 tsp bột bắp, 1/4 tsp ngũ vị hương… trong ít nhất 30 phút để thịt thấm gia vị. Viên thịt thành các viên tròn dẹt đường kính cỡ 4cm.
Bước 2 :
Làm đồ chua: củ cải và cà rốt bào sợi, thêm 2 tbsp đường cát trộn đều 20ph cho ra nước, vắt ráo và thêm 1 tbsp dấm ăn cùng xíu muối trộn đều cho thấm chua ngọt.
Phết dầu ăn lên chảo nướng chống dính có rãnh. Chảo nóng già cho các viên thịt lên nướng mỗi mặt vàng đều hơi xém. Cho ra đĩa. Nước thịt này tận dụng làm sốt cho bánh mì luôn.
Bước 3 : Làm sốt gồm nước chảy ra khi nướng thịt, tương đen, dầu hào, đường, bơ đậu phộng, ớt xay, tỏi phi. Nếu cầu kỳ hơn xào cà chua băm nhuyễn. Vị chua đến từ đồ chua nên ko cần thêm dấm. Nêm nếm thấy sốt mặn ngọt vừa ăn là được.
Bước 4 : Dùng dao xẻ đôi bánh mì theo chiều dọc. Cho vào vài lá rau xà lách, vài viên thịt nướng, thêm ít đồ chua, rau thơm, vài cọng ngò, rưới sốt và tương ớt vào. Dùng nóng rất ngon.
Bánh mì kẹp pate Nguyên liệu cần chuẩn bịGan thái miếng ngâm sữa tươi ko đường khoảng 20 phút
Bánh mì loại ko ngọt ngâm sữa tươi ko đường cho mềm rồi dằm nát
Thịt ba chỉ băm nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, khoảng 1 lạng thịt mỡ và 1 ít bì băm nhỏ để riêng
Bước 1 : Gan cho vào chảo rán xơ qua rồi cho vào máy xay cho thêm 1 tí sữa cho dễ xay
Bước 2 : Cho ra xoong trộn đều hỗn hợp + thịt ba chỉ + thịt mỡ ,bì đã băn nhỏ + bánh mì sữa đã nát + ít dầu hào + đường + tiêu + bột canh
Làm pate vô cùng đơn giản và dễ làm
Bước 3 : Hành tỏi thật nhiều băm nhỏ phi thơm rồi đổ hỗn hợp đã trộn vào xào sơ ( hành tỏi càng nhiều càng thơm ) nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Bước 4 : Thịt mỡ miếng to thái mỏng lót đáy khuôn cho khi chín dễ đổ ra rồi cho hỗn hợp đã xào vào khuôn ( nhà mình ko có khuôn mình cho vào cặp lồng inox ) chèn chặt rồi cho vào nồi cơm điện hấp khoảng 2-3 tiếng
Bánh mì kẹp xúc xích Nguyên liệu cần chuẩn bịBước 1: Sơ chế rau củ quả
– Xà lách chọn những cây còn tươi, màu xanh, loại bỏ lá già và sâu rồi mang rửa sạch để ráo nước rồi cắt thành từng sợi mỏng. – Cà chua, dưa leo rửa sạch, để ráo nước, cắt lát mỏng. – Cà rốt, hành tây, ớt chuông đỏ, cần tây và ngò rí bạn cắt nhỏ rồi sau đó bằm nhuyễn.
Bước 2: Chế biến xúc xích
Bước 3: Làm bánh mì kẹp xúc xích
– Hỗn hợp rau sau khi đã bằm nhuyễn thì các bạn trộn 4 muỗng sốt Mayonnaise với 1 muỗng rau bằm, 1 muỗng tương cà, tất cả trộn đều. – Bánh mì cắt đôi theo chiều dọc, rạch đôi và phết nước sốt lên. Tiếp theo đó là bạn cho cà chua, dưa leo, xà lách, xúc xích và thêm một chút tương ớt nếu như bạn thích ăn cay lên trên bề mặt. Chỉ với 3 bước thực hiện đơn giản là những chiếc bánh mì kẹp xúc xích ngon, bổ dưỡng cho bữa sáng đã được chuẩn bị xong rồi. Hãy vào bếp và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà với món ăn ngon, bổ dưỡng và lại đơn giản này cho cả nhà thôi. Thật nhanh và đơn giản đúng không nào?
Vậy là chỉ với vài bước cơ bản là bạn đã hoàn thành chiếc bánh mì xúc xích ngon mắt, đã miệng
Bạn cũng muốn học cách làm:
Cách Nấu Gà Giả Cầy Ngon Chuẩn Vị Hấp Dẫn Cho Cả Gia Đình
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm món gà giả cầy
Để nấu gà giả cầy thơm ngon chuẩn vị và lên màu chuẩn đẹp, bạn cần áp dụng cách kết hợp các nguyên liệu như sau:
1 con gà đá khoảng 2,5 kg
Sả, củ gừng, riềng, nghệ, lá chanh
1 trái chanh
200 gram đậu phộng tươi
1 gói ngũ vị hương
1 gói sa tế
Mắm tôm
100 gram củ hành, tỏi
Gia vị: muối, nước mắm, đường, hạt nêm,…
2. Hướng dẫn cách nấu thịt gà giả cầy ngon, lên màu đẹp 2.1. Sơ chế các nguyên liệu
Củ gừng, riềng và nghệ các bạn rửa sạch, cạo sạch vỏ. Đập giập và băm nhuyễn.
Hành củ, tỏi bóc vỏ cũng băm nhuyễn.
Lá chanh rửa sạch, cắt sợi nhỏ để tạo mùi thơm. Cắt đôi trái chanh, vắt lấy nước cốt chanh lọc ra rây để bỏ hạt.
Đậu phộng các bạn rửa sạch đất. Để đảm bảo hơn các bjan có thể ngâm đậu qua nước muối loãng khoảng 6 – 8 tiếng trước khi luộc.
Cho đậu phộng vào nồi, đổ ngập nước. Luộc đậu với lửa lớn, đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ luộc đậu thêm 15 – 20 phút nữa cho đậu chín.
Sả rửa sạch, chia đôi một nửa băm nhuyễn. Nửa còn lại cắt thành từng khúc ngắn vừa, đập dập.
Lưu ý khi luộc đậu:
Khi luộc các bạn không nên đổ nước quá nhiều. Chỉ đổ một lượng nước vừa đủ ngập ngan mặt hạt đậu hoặc lấp lửng mặt hạt đậu là vừa. Bởi nếu đổ nước quá nhiều sẽ làm đậu bị ngấm nước, bị nhão và không ngon.
Để hạt đậu được đậm đà hơn, khi luộc các bạn cho vào nước một ít muối và phèn chua. Phèn chua có tác dụng giúp cho hạt đậu giữ được màu sắc hồng hồng của nó và không bị thâm đen khi luộc chín.
Bạn cũng có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn thời gian luộc đậu được nhanh hơn và đậu sẽ ngon hơn.
2.2. Cách sơ chế và thui gà nấu thịt giả cầyGà sau khi làm sạch, các bạn có thể đem thui qua rơm, hoặc bếp ga và nếu có đồ khò thì tiện lợi hơn. Công đoạn thui gà với mục đích để làm sạch lông và giúp cho da gà săn dày hơn.
Sau đó chặt gà thành từng khúc vừa ăn, rửa sạch lại 1 lần nữa rồi cho vào 1 cái thau. Ướp gà với 1 nửa hành tím, tỏi và sả băm nhuyễn.
Mang bao tay vào, trộn đều để các chúng xen lẫn vào nhau. Tiếp đó, cho thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu. Đối với sa tế và gói ngũ vị hương, tùy vào lượng dùng của bạn có thể cho nhiều hoặc ít.
Đảo thật đều để gia vị thấm vào gà. Ướp gà khoảng 25 – 30 phút.
Lưu ý khi thui gà:
Đây là công đoạn bắt buộc nếu bạn muốn có món hầm giả cầy ngon, đúng điệu. Thui gà giúp cho lớp mỡ và da gà săn lại và dày lên. Khi thui gà, sẽ làm cho thịt gà bên trong dai và ngon.
Sau khi thui đem gà vào rửa sạch lại với nước muối loãng và 1/2 nước cốt chanh. Sau đó để ráo nước, chặt gà thành từng khúc vừa ăn.
2.3. Tiến hành cách nấu món thịt gà giả cầy
Bắc một cái nồi lên bếp, cho nước dừa tươi và cả phần thịt dừa vào luôn nấu cho ngọt nước. Đập giẫn một vài tép sả, và phần gừng băm còn lại vào và đun sôi nước. Nước sôi thì tắt bếp và để nguội.
Phi thơm sả, củ riềng, nghệ tỏi và hành băm nhuyễn. Khi có mùi thơm, cho gà đã ướp gia vị vào xào. Đảo qua lại cho thịt gà săn lại.
Đổ từ từ nước dừa đã đun ở trên vào thịt gà, thêm đậu phộng luộc chín đã bóc vỏ. Tiếp tục đun sôi khoảng 45 – 60 phút cho gà chín. Trong thời gian nấu, bạn nên sử dụng lửa nhỏ để không bị cạn nước nhanh. Nếu gà chưa chín mà nước đã cạn, bạn có thể châm thêm nước khoáng hoặc nước lọc vào để đủ nước hầm cho gà mềm.
Khi gà chín và nước nấu gà dần sệt lại thì bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cho gà ra đĩa, bày trí cùng rau thơm, lá mơ, bắp chuối,…nhâm nhi một vài chén rượu chắc chắn sẽ rất ấm bụng.
Lưu ý khi hầm gà giả cầy:
Nên sử dụng nước dừa tươi hoặc nước khoáng để hầm gà mau mềm và ngon đúng vị. Trong trường hợp không có nước dừa có thể dùng nước lọc.
3. Yêu cầu thành phẩm món gà nấu giả cầyCách làm gà giả cầy thành công khi thịt gà thấm, mềm nhưng không bị bở. Khi ăn vẫn cảm nhận được độ mềm của thịt và độ dai dòng của da gà. Nước giả cầy hơi sền sệt lại, có vị thơm và bùi của các nguyên liệu. Một chút vị cay của ớt càng làm cho món ăn nồng ấm và thêm hấp dẫn hơn. Gà giả cầy ăn lúc còn nóng sẽ ngon hơn. Có thể tận dụng thịt nạc ở đùi để nấu món ngon mỗi ngày này, cắt lát cuốn với lá mơ sẽ rất tuyệt vời.
4. Mẹo nấu thịt gà giả cầy ngon và lên màu đẹp đúng cáchĐể có được món gà giả cầy như đúng tên gọi của nó, Bạn nên chọn loại gà đá thì thịt gà sẽ có sẵn độ dai, dày nhất định. Để khi thui da và thịt sẽ săn lại và không bị rời rạc, ngon hơn.
Nếu không mua được gà đá, có thể dùng gà ta để làm. Tuy nhiên, khi chọn gà ta, nên chọn những con gà có da vàng, vùng cánh, lưng và ức đậm màu hơn một chút. Gà thường có thân hình nhỏ gọn, săn chắc và ức hẹp.
Đối với gà còn sống, nên chọn những con gà có mào đỏ tươi, nhanh nhẹn. Lông bóng mượt, không bị rũ mà phải áp sát vào thân. Mắt gà linh hoạt, mỏ nhỏ và bén.
Đối với gà đã làm sẵn, không nên mua gà ương, da bị tụ máu bầm, nhăn nheo, thịt bị nhão.
Cách nấu gà giả cầy có vị săn ngọt của thịt gà mà còn có thêm những mùi thơm hấp dẫn từ các loại gia vị và nguyên liệu khiến ai cũng phải gật đầu khen ngon. Món gà hầm giả cầy có thể ăn kèm với cơm nóng, bún, bánh mì hoặc cuốn lá mơ là đúng điệu một món thịt cầy hấp dẫn.
Khánh Kim
4 Cách Nấu Thơm Ngon Cho Cả Gia Đình
Tổ yến sào được biết đến là thức ăn dinh dưỡng, “thực phẩm vàng” cho sức khỏe của mọi người. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ yến sào như chưng với đường phèn để giữ nguyên hương vị tanh đặc trưng của yến, cũng có người lại thích kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để bớt ngán và ngon miệng hơn. Khi chế biến tổ yến cần đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng ban đầu và hương vị ngon đậm đà. Thượng Yến sẽ giới thiệu đến các bạn 4 món súp yến vô cùng bổ dưỡng.
Khoa học đã chứng minh, trong thành phần của tổ yến có chứa hơn 18 loại acid amin, các chất dinh dưỡng như protein và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Ăn tổ yến thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi các tế bào trong cơ thể, bổ huyết, bổ phổi, cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, yến sào còn chứa các nguyên tố giúp giảm thiểu quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ, phòng ngừa bệnh tật, giúp giấc ngủ được sâu hơn, làm da trở nên mịn màng hơn… Bạn có thể chế biến được bao nhiêu món súp yến?
Các món súp yến phổ biến Súp yến thả gàMột chút dai dai của thịt gà xé nhỏ, vị giòn đặc trưng của yến sào hòa quyện cùng nước dùng thơm ngọt làm nên một món ăn cực kỳ hấp dẫn và bổ dưỡng, trở thành món khai vị tuyệt vời.
Món ăn súp yến thả gà trông khá đơn giản nhưng lại cầu kỳ, cần đến bí quyết ninh xương gà để lấy được vị ngọt nhiều nhất. Dù yến và gà khi để nguội dễ bị tanh, bạn hãy dùng gừng để “trị” khuyết điểm này để súp yến vẫn ngon ngay cả khi để lạnh.
Súp yến thả gà là món ăn quen thuộc song lại được nhiều người ưa thích nhưng cũng đồng nghĩa với việc khó nấu. Người dùng sành ăn luôn muốn mùi vị mới hơn, dư vị sâu hơn mà không làm mất đi hương vị thanh tao của yến và đây là lý do khiến một bát súp yến có thể chứa tới 20 hương vị từ các nguyên liệu gốc nhưng không vị nào được lấn át vị yến.
Súp yến sào hầm bồ câu nonĐể nấu món này, bạn hãy cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi, đổ nước sôi vào, đậy nắp và hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó, bạn cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa rồi nêm muối cho vừa ăn. Súp yến sào hầm bồ câu nên được dùng nóng để giữ trọn hương vị thơm ngon của nó.
Súp nấm tổ yếnNguyên liệu nấu súp nấm tổ yến bao gồm:
10gr – 20gr tổ yến tinh chế (bạn có thể điều chỉnh tùy theo số lượng người ăn)
50gr nấm bào ngư.
50gr nấm linh chi.
1 quả trứng gà ta.
1 củ hành tây.
Nước dùng gà.
Bột bắp, ngò rí, gia vị.
Trước khi nấu súp yến, bạn hãy ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 phút, vớt ra để ráo nước, sau đó cho tổ yến vào thố chưng cách thủy 30 phút cho chín.
Nấm bào ngư ngâm mềm xé nhỏ để ráo, ngò và hành tây làm sạch băm nhỏ.
Để nấu cháo nấm tổ yến, bạn cần:
Xào nấm bào ngư, kim châm, hành tây với gia vị vừa ăn.
Nấu sôi nước dùng gà, cho toàn bộ nấm vào nồi và nêm nếm vừa ăn.
Hòa tan 1 muỗng bột bắp với 1 ít nước, đổ từ từ vào nồi nước dùng và khuấy đều. Khi nồi súp đã sánh thì đập trứng gà vào và khuấy đều.
Cuối cùng, bạn cho yến đã chưng vào nồi súp và đun một lúc rồi tắt bếp. Khi ăn, bạn múc súp ra chén, rắc ngò và tiêu lên là có thể sử dụng ngay.
Súp yến sào càng cuaNguyên liệu nấu súp yến sào càng cua bao gồm:
10g tổ yến
3 càng cua tươi
50g dăm bông
1 trái bắp Mỹ
10g nấm đông cô
Cách làm súp yến sào càng cua:
Bước 1: Làm sạch tổ yến. Luộc càng cua chín để nguội, bóc vỏ, ngâm phần chân xé tơi, phần càng để nguyên.
Bước 2: Dăm bông cắt thành sợi nhỏ. Bắp Mỹ cắt thành 1/2 hạt. Nấm đông cô ngâm nở, mềm, cắt thành 1/3.
Bước 3: Chưng cách thủy tổ yến trong 20 phút.
Bước 4: Cho 2 chén nước dùng vào nồi đun sôi, cho bắp Mỹ vào đun tiếp 3 phút rồi cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 5: Khi hỗn hợp sôi đều pha 2 muỗng bột bắp vào cùng với 1/2 chén nước, đổ vào nồi khuấy đều đến khi súp sánh lại thì tắt bếp.
Khi thưởng thức, bạn hãy múc súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt rồi cho tổ yến đã hấp chín lên vào, rắc ngò và tiêu lên là có thể sử dụng ngay.
Tổ yến sào Thượng YếnĐể tiết kiệm thời gian xử lý tổ yến, ngày nay nhiều người đã lựa chọn sản phẩm yến sào tinh chế thay cho yến thô. Tổ yến làm sạch (yến sào tinh chế) Thượng Yến là loại yến đã sạch lông và tạp chất, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian chế biến tối đa cho người dùng.
12 năm trong nghề sản xuất và chế biến tổ yến, Thượng Yến tự hào là công ty nghiên cứu, nuôi yến bằng công nghệ cao đạt chuẩn tự nhiên gần như duy nhất tại Việt Nam. Tổ yến (yến sào) 100% nguyên liệu nguyên chất được thu hoạch từ hệ thống nhà Yến, trải qua quá trình kiểm định gắt gao theo tỉ lệ kim cương cam kết sẽ làm khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng và nguồn gốc.
Cách Làm Sung Muối Đơn Giản, Ngon Miệng Cho Bữa Cơm Gia Đình
Quả sung muối, món ăn kèm cơm, giúp bữa cơm thêm hấp dẫn.
1/ Sung muối xổi
Sung muối xổi
Nguyên liệu: – Quả sung tươi( chọn sung nếp là ngon nhất, bổ ra bên trong ruột sung có màu tím hồng) khoảng 500gr– Muối, chanh, dấm.– Tỏi, ớt, lá chanh, riềng, rau mùi ta, sả (tỏi: 3-4 nhánh,ớt tuỳ độ cay 2-3 quả, lá chanh khoảng 4-5 lá, riềng một mẩu nhỏ, sả: 3-4 nhánh, rau mùi ta: một mớ)– Bột canh,đường.– Nước mắm
Cách làm: Hoà một bát nước có pha chút dấm và muối tinh. Sung thái mỏng nhưng không nên mỏng quá để khi ăn sung vẫn còn độ giòn. Sung thái xong để ngay vào bát nước pha dấm và muối để sung ra bớt nhựa và đỡ thâm.
Rửa sạch sung khoảng 2-3 nước cho hết nhựa, vớt ra cho 2 thìa canh đường, 2 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa canh ăn phở nước cốt chanh nêm nếm cho vừa miệng để sung ngấm trong 15p.
Lá chanh thái sợi, rau mùi thái nhỏ, tỏi và ớt băm nhỏ, riềng thái mỏng, gừng, xả băm nhỏ. Tất cả trộn chung vào bát sung có gia vị, trộn đều và thưởng thức.
Sung muối
Nguyên liệu: – 500gr sung nếp, muối tinh, dấm, ớt: 4-5 quả tuỳ độ cay, tỏi: 1-2 củ. riềng: một nửa củ khoảng 20gr, đường: 20gr, hũ thuỷ tinh để muối sung.
Cách làm: Sung bỏ cuống ngâm vào nước muối pha loãng cho hết nhựa và bớt thâm. Có thể để cả quả hoặc bổ đôi đều được nhưng để cả quả sung sẽ đươc giòn hơn là bổ đôi.
Ngâm sung trong nước muối và dấm pha loãng khoảng 20-30p cho tiết hết nhựa ra. Rửa lại 2-3 nước cho thật sạch và để thật ráo nước. Tỏi thái lá hoặc đập dập. Ớt thái lát mỏng. Riềng thái lát mỏng
Đun sôi khoảng 600ml nước với 20gr muối hạt và 15gr đường nếm vị hơi mặn mặn ngọt ngọt theo khẩu vị là được (lưu ý đừng để nhạt muối quá sung nhanh chua và nổi váng).Đun sôi rồi để thật nguội.
Xếp sung vào hũ, xen kẽ tỏi, ớt riềng. Đổ ngập phần nước muối đường đun sôi để nguội, nếu sung nổi lên dùng vật nặng chèn xuống. Sau 1-2 ngày để bên ngoài thì cất sung vào tủ lạnh ăn dần. Sung muối ăn được là khi chuyển sang màu vàng úa.
Diệu Bình (ghi)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Gà Roti Ngon Đơn Giản Cho Cả Gia Đình trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!