Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Ngon Đến Mức “Ngẩn Ngơ” được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bánh tét lá cẩm thơm ngon nổi tiếng đất Cần Thơ (Ảnh: Internet)Để có được những đòn bánh tét chắc tay, ngon chuẩn hương vị của người miền Nam, bạn cần biết cách lựa chọn nguyên liệu và có được bí quyết làm bánh đặc biệt. Gạo nếp phải chọn loại gạo ngon, từng hạt nếp đều, căng tròn, thơm nức, lá cẩm phải tươi không được héo để màu bánh thêm đẹp, trứng muối phải biết cách sơ chế sao cho bớt mùi nồng… Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) xem cách làm bánh tét lá cẩm trong bài viết này, từng công đoạn được hướng dẫn tỉ mỉ sẽ giúp bạn có món bánh ngon để chiêu đãi cả nhà.
Nguyên liệu làm bánh
250g đậu xanh
250g dừa nạo
500g lá dứa
250g thịt ba chỉ
500g lá cẩm
1kg lá chuối hột
Dây buộc
Hành lá, hành tím
Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
1kg gạo nếp ngỗng
Trứng muối: 5 quả hoặc tùy theo sở thích
Cách gói bánh tét lá cẩm hột vịt muối Cần Thơ
Lá cẩm rửa sạch, nấu với nước thật kỹ cho ra màu tím đẹp. Phần này bạn cho khoảng 1 chén nước là đủ để tạo màu (có thể gia giảm lượng lá để có được màu sắc như ý).
Nạo dừa rồi cho một chút nước ấm vào, vắt lấy phần nước cốt khoảng 1 chén. Sau đó cho thêm nước rồi lấy 2 chén nước dão dừa nữa.
Vắt nước cốt và nước dão dừa (Ảnh: Internet)
Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá cẩm ngâm trong 6 tiếng rồi vớt gạo ra để ráo nước, cho thêm 1 muỗng muối vào trộn lên cho thật đều.
Cho nước lá cẩm và nước dão dừa vào chảo đun lên cho sôi, cho phần gạo nếp vào đảo đều, cho thêm 2 muỗng muối và 2 muỗng đường vào xào cho đến khi nước rút gần hết. Khi đó phần gạo nếp sẽ nở và dẻo hơn một chút. Chia gạo thành 5 phần, nếu muốn ăn béo hơn thì cho thêm nước cốt dừa và nước lá cẩm để xâm xấp gạo nếp.
Ngâm gạo nếp với nước lá cẩm (Ảnh: Internet)
Nhân đậu: Đậu xanh cho vào ngâm nở qua đêm, nấu cùng với nước dão dừa và chút muối cho đến khi mềm và không còn dính tay. Bỏ ra xào cùng với hành phi, sau đó giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Nhân thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay, ướp cùng hành tím bằm, hạt nêm, tiêu rồi để trong khoảng 3 – 4 giờ cho thấm đều.
Làm nhân bánh tét (Ảnh: Internet)
Nhân trứng muối: Chuẩn bị thêm trứng muối nếu bạn muốn. Đập trứng lấy lòng đỏ, cho vào ngâm cùng với rượu trắng để bớt mùi tanh. Căng miếng màng bọc thực phẩm, cho lòng trắng trứng muối vào se thành thanh hình trụ dài nhỏ.
Công đoạn gói bánh
Lấy đậu xanh bọc phần thịt cho kín thành hình trụ dài. Trải màng bọc thực phẩm lên mặt phẳng, cho một lớp nhân đậu, xếp thêm thit, thêm trướng muối, cuộn lại thành một vòng trụ dài. Xoắn hai đầu màng bọc lại cho nhân chắc thêm. Làm 5 phần nhân.
Lá chuối rửa sạch, phơi qua nắng cho hơi héo hoặc trụng qua nước sôi cho mềm rồi lau sạch. Xé thành miếng khoảng 30x40cm để gói bánh. Mỗi bánh khoảng 3 tấm lá như vậy, quay mặt ngoài ra cho đẹp, phần lá chuối ngang nhỏ kích thước khoảng 6x20cm đặt vào bên trong.
Trải lá chuối ra, đặt một lớp gạo mỏng vào giữa lá, đặt nhân dọc theo lớp lá rồi gấp 2 mí lại với nhau, cuộn tròn rồi nén chặt thân bánh lại. Cắt bớt phần lá thừa rồi gập đầu bánh lại. Lấy một miếng lá nhỏ gấp thành hình vuông sao cho vừa phần đầu bánh. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh rồi cột cố định đầu bánh lại.
Xoay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý các cạnh bánh sao cho thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt theo hình chữ thập dọc đòn bánh để cố định lá. Tháo bỏ sợi dây ngang, cột 6 vòng dây quanh bánh rồi xoắn dây thật chặt. Đến phần dây cuối cùng thì gom lần lượt dây dư lại thắt hoặc cuốn gọn các đoạn dây thừa.
Cột dây quanh bánh
Chuẩn bị nồi gang lớn, lót một ít lá chuối xuống đáy nồi, đổ thêm 2/3 nồi nước rồi cho lá dứa vào đun sôi. Xếp bánh tét vào nồi rồi nấu thêm khoảng 4- 5 tiếng nữa để bánh chín mềm. Canh nước sôi cạn thì châm thêm nước nóng, đảm bảo cho bánh ngập mặt nước.
Bánh chín thì vớt ra, cho vào chậu nước lạnh rồi vớt lên treo cho ráo nước là hoàn thành.
Bánh Tét Lá Cẩm
Gia Tộc Đã Phát Minh Ra Bánh Tét Lá Cẩm???
Được biết, gia đình bà Huỳnh Thị Trọng (hay còn gọi thân mật là bà Sáu Trọng) là những người phát minh ra món bánh tét lá cẩm nổi danh đất Tây Đô vào những năm 60 của thế kỷ trước. Về sau lan truyền khắp vùng Cần Thơ, rồi tiếp tục lan khắp Miền Tây.
Hình ảnh Bà 6 Trọng người phát minh ra bánh tét lá cẩm
Khi còn tuổi đôi mươi, cô gái Huỳnh Thị Trọng theo nghiệp gia đình tiếp tục gắn bó nghề làm bánh. Chưa hài lòng với cách làm bánh truyền thống, cô Sáu Trọng học hỏi được từ người chồng chuyên nghề làm bánh Tây, trong một lần tình cờ, đã dùng nước lá cẩm để pha nếp thay thế màu xanh quen thuộc của loại bánh này. Thế là bánh tét lá cẩm ra đời.
Giống như bánh tét thông thường, bánh tét lá cẩm có hình trụ dài.
Thành phần chính cho một chiếc bánh thường là nếp ngon không được lẫn gạo, lá cẩm tươi rửa sạch, đậu xanh, thịt mỡ, chuối (để làm bánh tét chuối), trứng muối, lá chuối để gói bánh. Nếp ngon phải là nếp trắng loại một, ngâm qua 6 tiếng sau đó để ráo, trộn với nước lá cẩm rồi xào lên để màu của lá cẩm ngấm đều trong từng hạt nếp. Trứng muối ngon phải là trứng sạch được lựa chọn và đặt mua từ đầu mối ở Đồng Tháp hay các tỉnh miền Tây.
Đây là một trong những công đoạn làm ra bánh tét lá cẩm
Bánh được gói trong lá chuối tươi, sau khi gói xong thì luộc 4-5 tiếng trong nồi gang có lót một lớp lá chuối dưới đáy nồi.
Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch có chút thịt chín trong và trứng muối vàng ươm…sự hài hòa màu sắc làm tăng độ hấp dẫn của bánh. Khi thưởng thức từng miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi…khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của nó.
Để có miếng bánh ngon, khi gói bánh phải thật khéo tay, không nên siết chặt dây, nhưng cũng không buộc quá lỏng.Bánh tét lá cẩm khi cắt ra bày lên dĩa là một “bảng màu” hấp dẫn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu
Bánh tét lá cẩm về cơ bản được chia thành 4 loại tùy vào nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, bánh chay nhân chuối hoặc đậu xanh.
Món bánh tét mang đậm phong vị của quê hương miền Tây mà chỉ nhìn thấy những khoanh bánh nhiều màu sắc là những người con xa quê lại dâng lên nỗi nhớ nhà khôn nguôi.
https://d-annamtravel.com/vi/tour/mt-thoang-tay-do-147
Hướng Dẫn Làm Món Bánh Tét Lá Cẩm Tại Nhà
Hướng Dẫn Làm Món Bánh Tét Lá Cẩm Tại Nhà
Bánh tét lá cẩm là món bánh truyền thống của người Việt mình nhân dịp Tết Nguyên Đán, ngoài ra còn là đặc sản của nhiều vùng Nam Bộ nữa.
Đánh Giá:
Mức độ: dễ
Số lượng người ăn: 5 người
Thời gian làm: 300 phút
Chuẩn Bị Nguyên Liệu:
– Gạo nếp ngỗng: 1kg
– Đậu xanh: 250g
– Thịt ba chỉ: 250g
– Dừa nạo: 250g
– Lá cẩm: 500g
– Lá dứa: 500g
– Lá chuối hột: 1kg
– Hành lá, hành tím băm
– Mối, đường, dầu ăn
– Dây lát
Hạt nêm Aji-ngon® Heo
Hướng Dẫn Chế Biến:
– Làm vỏ bánh: Lá cẩm rửa sạch, nấu kĩ rồi lọc lấy 1 chén nước màu tím.
– Gạo nếp ngâm bằng nước lá cẩm 6 giờ, vớt ra để ráo.
– Dừa nạo nhồi kỹ vắt lấy 1 chén nước cốt và 2 chén nước dão.
– Cho 2 chén nước dão dừa và 1 chén nước lá cẩm vào chảo đun sôi, cho gạo nếp vào đảo đều, nêm 2m muối và 2M đường, xào đến khi nếp ráo nước, lấy ra chia làm 5 phần.
– Làm nhân: đậu xanh ngâm nở, cho vào nồi nấu với nước dão dừa, nêm 1m muối, nấu đến khi đậu mềm lấy ra xào với ít hành lá phi thơm rồi đánh nhuyễn.
– Thịt ba chỉ cắt sợi cỡ ngón tay cái, ướp với 1M hành tím băm, 1m Hạt nêm Aji-ngon®, để thấm 3-4 giờ.
– Lấy đậu xanh bọc thịt cho kín thành hình trụ.
– Gói bánh: Xé lá chuối theo khổ khoảng 30cm, đặt lá dọc ở ngoài, bề láng ra ngoài, lá ngang đặt trong, trải một lớp mỏng gạo nếp ở giữa lá, đặt nhân theo chiều dọc, gấp 2 mí lá vào, cuộn tròn lại, nén chặt nhân, gấp 2 đầu lá chuối vào tạo hình vuông. Dùng 2 miếng lá chuối đặt vuông góc, túm đầu đòn bánh tét lại. Cột dây lát ở giữa và dọc theo đòn bánh, sau đó chia đòn bánh thành khoảng đều nhau, dùng dây lát cột 5-6 vòng quanh bánh, siết chặt, phần dây thừa quấn lại cột dính với nhau
– Nấu bánh: Lót lá chuối dưới đáy nồi, đổ nước khoảng 2/3 nồi, thêm lá dứa vào, đun sôi rồi thả bánh vào nấu khoảng 4-5 giờ là bánh chín, vớt ra nhúng vào nước rồi treo lên để ráo nước.
Cách Dùng:
Bóc vỏ bánh tét, dung dây lát xắn bánh thành từng khoanh, xếp lên dĩa.
Độc Giả Lưu Ý:
– Muốn làm nhân ngọt thì chỉ dùng đậu xanh nấu chín, xay rồi sên đường.
– Muốn làm nhân chuối thì chọn chuối sứ chín mùi, ướp đường, muối cho thấm rồi sên.
– Xào nếp trước để rút ngắn thời gian nấu bánh.
Video Hướng Dẫn:
Với những thông tin hướng dẫn ở trên, Nakala Mua Sắm Tại Nhà hi vọng sẽ giúp bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng, vui vẻ, hạnh phúc và ấm áp.
Các bạn có thể tham khảo học làm thêm các món khác nhau, để tăng thêm tính đa dạng cho bữa ăn hàng ngày, giúp gia đình bạn ăn ngon miệng hơn.
Kết:
Cách Làm Xôi Lá Cẩm Tím Đơn Giản Thơm Ngon Tại Nhà
Xôi lá cẩm tím là món ăn dân dã của người Việt Nam, với những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên an toàn cho sức khỏe, món xôi là 1 gợi ý tuyệt vời cho những ngày lễ tết hoặc chỉ đơn giản là đổi món cho cả gia đình.
Nguyên liệu
1kg gạo nếp
20g bột lá cẩm tím
50g đậu xanh tách vỏ
Nước cốt dừa, đường
Cách nấu xôi lá cẩm tím
Bột lá cẩm hòa cùng nước sôi để khoảng 30 phút thì đem lọc qua rây loại bỏ cặn bã
Gạo nếp vo sạch rồi đem ngâm gạo với nước bột lá cẩm tím từ 6 – 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
Hấp xôi lá cẩm Ngâm nở gạo với nước bột lá cẩm
Đậu xanh đem vo rồi ngâm ngập nước từ 2 – 3 tiếng cho nở.
Gạo nếp ngâm nở đem vớt ra rổ, tráng lại thêm 1 lần nước. Đem để nghiêng rổ cho ráo nước rồi đem xóc cùng 1 chút muối
Đặt nồi hấp lên bếp, cho nước vào 1/2 nồi hấp rồi đạy kín nắp; đun sôi già nước thì cho gạo vào hấp. Hấp xôi được khoảng 15 phút thì trộn xôi với 1 chút nước cốt dừa và đường rồi đảo đều cho ngấm rồi tiếp tục đạy kín nắp để hấp, sau 10 phút thì lại tiếp túc đảo xôi cùng nước cốt dừa với đường thêm lần nữa. Dạy kín nắp lại và hấp xôi đến khi xôi chín mềm thì đem tắt bếp.
Đậu xanh ngâm nở đem vo sạch cho trong nước thêm lần nữa. Cho đậu vào nồi nấu xâm xấp mặt nước cùng 1 chút xíu muối, đậu chín thì dùng muôi tán đậu cho nhuyễn, cho thêm vào đậu chút nước cốt dừa, 1 chút đường khuấy đều, đun nhỏ lửa đến khi đậu chín nhuyễn mền đặc vừa thì tắt bếp.
Xôi chín xới xôi ra đĩa, ăn kèm cùng với đậu xanh và muối vừng
Lưu ý
Khi trộn xôi với nước cốt dừa và đường nên đảo đều tay cho xôi ngấm đều nước cốt dừa và tránh bị bết xôi
Thử xôi chín hay chưa bằng cách dùng tay thử xôi, thấy hạt xôi dẻo không còn nhân cứng bên trong là chín.
Lượng đường có thể gia giảm theo khẩu vị của gia đình sao cho hợp lí
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Tét Lá Cẩm Cần Thơ Ngon Đến Mức “Ngẩn Ngơ” trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!